Tiết 15 : THỰC HÀNH
ĐỌC BẢN ĐỒ SỰ PHÂN HOÁ CÁC ĐỚI VÀ CÁC KIỂU KHÍ HẬU TRÊN TRÁI ĐẤT. PHÂN TÍCH BIỂU ĐỒ MỘT SỐ KIỂU KHÍ HẬU
ĐỌC BẢN ĐỒ SỰ PHÂN HOÁ CÁC ĐỚI VÀ CÁC KIỂU KHÍ HẬU TRÊN TRÁI ĐẤT. PHÂN TÍCH BIỂU ĐỒ MỘT SỐ KIỂU KHÍ HẬU
I. MỤC TIÊU.
1. Kiến thức:
- Hiểu rõ sự phân hoá các đới khí hậu trên Trái Đất.
- Nhận xét sự phân hoá các kiểu khí hậu ở đới khí hậu nhiệt đới chủ yếu theo vĩ độ, ở đới khí hậu chủ yếu theo kinh độ.
- Hiểu rõ các nội dung khi nhận xét biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa.
2. Kĩ năng:
- Đọc bản đồ: xác định ranh giới của các đới, sự phân hoá các kiểu khí hậu ở nhiệt đới và ôn đới.
- Phân tích biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa để thấy được đặc điểm chủ yếu của từng kiểu khí hậu.
3. Thái độ: Có nhận thức đúng đắn hơn về sự phân hóa các đới và các kiểu khí hậu trên Trái Đất.
4. Định hướng năng lực được hình thành:
- Năng lực chung: Năng lực hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo, tự học, tính toán.
- Năng lực chuyên biệt: Năng lực tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, sử dụng bản đồ, sử dụng số liệu thống kê, sử dụng tranh ảnh.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Đối với giáo viên
- Hình 14.1: Các đới khí hậu trên Trái Đất.
- Hình 14.2: Biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa của một số địa điểm.
2. Đối với học sinh
Thực hiện các dự án đã được phân công và chuẩn bị báo cáo.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1. Ổn định lớp……………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
2. Kiểm tra bài cũ
? Hãy trình bày những những nhân tố ảnh hưởng đến lượng mưa.
? Trình bày và giải thích tình hình lượng mưa phân bố theo vĩ độ.
Các hoạt động học tập
Hoạt động 1: Đặt vấn đề
a) GV yêu cầu học sinh thảo luận và trả lời câu hỏi: Dựa vào hiểu biết của mình em hãy kể tên một vài kiểu khí hậu mà em biết?
b) HS thực hiện và ghi ra giấy nháp, chuẩn bị báo cáo trước lớp.
c) GV gọi một HS báo cáo, các HS khác trao đổi và bổ sung thêm.
d) GV sử dụng nội dung HS trả lời để tạo ra tình huống có vấn đề dẫn dắt HS vào nội dung bài học.
: Khí hậu trên Trái Đất phân hoá ra các đới và các kiểu khác nhau. Hôm nay chúng ta sẽ tiến hành đọc, phân tích các bản đồ, biểu đồ khí hậu của một số địa điểm tiêu biểu cho các kiểu khí hậu trên Trái Đất.
Hoạt động 2. Đọc bản đồ các đới khí hậu trên Trái Đất.
1. Mục tiêu
- Kể tên được các đới khí hậu trên bản đồ.
- Kể tên được các kiểu khí hậu trong các đới.
- Nhận xét sự phân hoá các kiểu khí hậu ở đới khí hậu nhiệt đới chủ yếu theo vĩ độ, ở đới khí hậu chủ yếu theo kinh độ.
- Kĩ năng đọc bản đồ: Xác định ranh giới của các đới, sự phân hoá các kiểu khí hậu ở nhiệt đới và ôn đới.
2. Phương thức
- Phương pháp nêu vấn đề.
- Thảo luận cặp đôi.
3. Tổ chức hoạt động
Hoạt động của giáo viên và học sinh | Nội dung chính |
a) GV giao nhiệm vụ cho HS: GV yêu cầu HS xem hình 14.1 SGK hay bản đồ khí hậu thế giới để trả lời các câu hỏi: - Đọc tên và xác định các đới khí hậu trên bản đồ. - Đới khí hậu ôn đới, cận nhiệt và nhiệt đới phân hoá thành những kiểu khí hậu nào? HS thực hiện theo nhóm, thời gian 10 phút. GV có thể giải thích và hướng dẫn thêm, liên hệ kiến thức đã học. b) HS thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện cá nhân, sau đó trao đổi nhóm. Các nhóm tiến hành thảo luận và cử đại diện trình bày kết quả. Trong quá trình thực hiện GV quan sát và điều chỉnh nhiệm vụ học tập cho phù hợp với đối tượng HS. c) GV tổ chức cho HS báo cáo kết quả và thảo luận chung cả lớp. Gọi một nhóm đại diện báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ; các HS khác lắng nghe và nhận xét, bổ sung. d) GV chốt kiến thức; nhận xét đánh giá kết quả thực hiện. GV phát vấn gợi mở đối với HS - Kể tên được các đới khí hậu trên bản đồ. - Kể tên được các kiểu khí hậu trong các đới. - Nhận xét sự phân hoá các kiểu khí hậu ở đới khí hậu nhiệt đới chủ yếu theo vĩ độ, ở đới khí hậu chủ yếu theo kinh độ. | 1. Đọc bản đồ các đới khí hậu trên Trái Đất a) Các đới khí hậu. + Mỗi bán cầu có 7 đới khí hậu: cực, cận cực, ôn đới, cận nhiệt, nhiệt đới, cận xích đạo, xích đạo. b) Sự phân hoá khí hậu ở các đới. + Đới khí hậu ôn đới chia ra hai kiểu: lục địa, đại dương. + Đới khí hậu cận nhiệt chia ra 3 kiểu: lục địa, gió mùa, Địa Trung Hải. + Đới khí hậu nhiệt đới chia ra hai kiểu: lục địa, gió mùa. c) Sự khác biệt trong phân hoá khí hậu ở ôn đới và nhiệt đới. + Ở ôn đới, các kiểu khí hậu phân hoá chủ yếu theo kinh độ. + Ở nhiệt đới, các kiểu khí hậu phân hoá chủ yếu theo vĩ độ. |
Hoạt động 3: Phân tích biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa của các kiểu khí hậu
1. Mục tiêu
- Hiểu rõ các nội dung khi nhận xét biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa của một số địa điểm.
- Kĩ năng nhận xét biểu đồ.
2. Phương thức
- Phương pháp nêu vấn đề.
- Thảo luận nhóm.
3. Tổ chức hoạt động
Hoạt động của giáo viên và học sinh | Nội dung chính |
a) GV giao nhiệm vụ cho HS: GV chia lớp ra làm 4 nhóm và giao nhiệm vụ: - Nhóm 1: Tìm hiểu kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa Hà Nội (Việt Nam) * Nằm ở đới khí hậu nào trên bản đồ? * Phân tích yếu tố nhiệt độ: +Nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất, nhiệt độ trung bình tháng cao nhất khoảng bao nhiêu độ 0C? + Biên độ nhiệt độ năm là bao nhiêu 0C? * Phân tích yếu tố lượng mưa: + Tổng lượng mưa cả năm. + Phân bố mưa, thể hiện qua các tháng trong năm. - Nhóm 2: tìm hiểu kiểu khí hậu ôn đới lục địa U- pha (Liên Bang Nga) * Nằm ở đới khí hậu nào trên bản đồ? * Phân tích yếu tố nhiệt độ: +Nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất, nhiệt độ trung bình tháng cao nhất khoảng bao nhiêu độ 0C? + Biên độ nhiệt độ năm là bao nhiêu 0C? * Phân tích yếu tố lượng mưa: + Tổng lượng mưa cả năm. + Phân bố mưa, thể hiện qua các tháng trong năm. - Nhóm 3: Tìm hiểu kiểu khí hậu ôn đới hải dương Va-len-xi-a (Ai-len) * Nằm ở đới khí hậu nào trên bản đồ? * Phân tích yếu tố nhiệt độ: +Nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất, nhiệt độ trung bình tháng cao nhất khoảng bao nhiêu độ 0C? + Biên độ nhiệt độ năm là bao nhiêu 0C? * Phân tích yếu tố lượng mưa: + Tổng lượng mưa cả năm. + Phân bố mưa, thể hiện qua các tháng trong năm. - Nhóm 4: Tìm hiểu kiểu khí hậu cận nhiệt địa trung hải (I-ta-li-a) * Nằm ở đới khí hậu nào trên bản đồ? * Phân tích yếu tố nhiệt độ: +Nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất, nhiệt độ trung bình tháng cao nhất khoảng bao nhiêu độ 0C? + Biên độ nhiệt độ năm là bao nhiêu 0C? * Phân tích yếu tố lượng mưa: + Tổng lượng mưa cả năm. + Phân bố mưa, thể hiện qua các tháng trong năm. HS thực hiện theo nhóm, thời gian 15 phút. GV có thể giải thích và hướng dẫn thêm, liên hệ kiến thức đã học. b) HS thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện cá nhân, sau đó trao đổi nhóm. Các nhóm tiến hành thảo luận và cử đại diện trình bày kết quả. Trong quá trình thực hiện GV quan sát và điều chỉnh nhiệm vụ học tập cho phù hợp với đối tượng HS. c) GV tổ chức cho HS báo cáo kết quả và thảo luận chung cả lớp. Gọi một nhóm đại diện báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ; các HS khác lắng nghe và nhận xét, bổ sung. d) GV chốt kiến thức; nhận xét đánh giá kết quả thực hiện. GV phát vấn gợi mở đối với HS - Nhận xét biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa của một số địa điểm. | 2. Phân tích biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa - Kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa Hà Nội (Việt Nam) * Nằm ở đới khí hậu nhiệt đới. * Phân tích yếu tố nhiệt độ: + Nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất khoảng 170C, nhiệt độ trung bình tháng cao nhất khoảng 30 0C? + Biên độ nhiệt độ năm khoảng là 130C? * Phân tích yếu tố lượng mưa: + Tổng lượng mưa cả năm: 1694 mm. + Phân bố mưa, thể hiện qua các tháng trong năm: mùa mưa (5-10), mùa khô (11-4 năm sau). - Tìm hiểu kiểu khí hậu ôn đới lục địa U- pha (Liên Bang Nga) * Nằm ở đới khí hậu ôn đới. * Phân tích yếu tố nhiệt độ: +Nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất khoảng -70C, nhiệt độ trung bình tháng cao nhất khoảng 20 0C? + Biên độ nhiệt độ năm khoảng là 270C? * Phân tích yếu tố lượng mưa: + Tổng lượng mưa cả năm: 584 mm. + Phân bố mưa đều thấp trong năm. - Tìm hiểu kiểu khí hậu ôn đới hải dương Va-len-xi-a (Ai-len) * Nằm ở đới khí hậu ôn đới. * Phân tích yếu tố nhiệt độ: +Nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất khoảng 80C, nhiệt độ trung bình tháng cao nhất khoảng 15 0C? + Biên độ nhiệt độ năm khoảng là 70C? * Phân tích yếu tố lượng mưa: + Tổng lượng mưa cả năm: 1416 mm. + Phân bố mưa: t10->2 mưa nhiều hơn. - Tìm hiểu kiểu khí hậu cận nhiệt địa trung hải (I-ta-li-a) * Nằm ở đới khí hậu cận nhiệt. * Phân tích yếu tố nhiệt độ: + Nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất khoảng 110C, nhiệt độ trung bình tháng cao nhất khoảng 22 0C? + Biên độ nhiệt độ năm khoảng là 110C? * Phân tích yếu tố lượng mưa: + Tổng lượng mưa cả năm: 692 mm. |
Hoạt động 4. Luyện tập
1. Mục tiêu
Nhằm củng cố lại kiến thức đã học; rèn luyện kĩ năng bài học góp phần hình thành.
2. Phương thức: Hoạt động cá nhân.
3. Tổ chức hoạt động
a) Giao nhiệm vụ cho HS
HS vẽ sơ đồ tư duy về nội dung kiến thức bài học.
b) HS thực hiện nhiệm vụ tại lớp. Trường hợp hết thời gian GV hướng dẫn học sinh học ở nhà.
c) GV kiểm tra kết quả thực hiện của HS. Điều chỉnh kịp thời những vướng mắc của HS trong quá trình thực hiện.
Hoạt động 5. Vận dụng.
1. Mục tiêu: Giúp HS vận dụng hoặc liên hệ kiến thức đã học được vào một vấn đề cụ thể của thực tiễn về khí hậu Việt Nam.
2. Nội dung: GV hướng dẫn HS tự đặt vấn đề để liên hệ hoặc vận dụng, GV có thể yêu cầu HS chọn 1 trong 2 nhiệm vụ sau:
- Tìm hiểu chế độ mưa và chế độ nhiệt ở địa phương.
- Tìm hiểu chế độ mưa và chế độ nhiệt ở Việt Nam.
3. Đánh giá: GV khuyến khích, động viên các HS làm bài và nhận xét bài của HS.