Giáo án môn Địa lí lớp 10, tiết 19: Sóng. Thủy triều. Dòng biển

Văn Học

Cộng tác viên
Điểm
1,506
TIẾT 19 - BÀI 16: SÓNG. THỦY TRIỀU. DÒNG BIỂN



I.MỤC TIÊU

1. Kiến thức


-Trình bày khái niệm và giải thích được nguyên nhân sinh ra hiện tượng sóng biển, thủy triều; phân bố và chuyển động các dòng biển nóng và lạnh trong đại dương thế giới.

- Trình bày và phân tích được vai trò của biển và đại dương trong đời sống.

- Tích hợp với thực hành năng lượng tiết kiệm: Thủy triều có thể tạo ra điện, việc sử dụng thủy triều để tạo ra điện là vấn đề cần thiết.

2. Kĩ năng: Rèn luyện kỹ năng sử dụng sơ đồ về hoạt động của sóng biển, thủy triều; bản đồ các dòng biển trong đại dương thế giới để trình bày về các dòng biển lớn.

3. Thái độ: Có nhận thức đúng đắn về các hiện tượng xảy ra trong tự nhiên.

4. Định hướng các năng lực được hình thành

-
Năng lực giải quyết vấn đề; năng lực hợp tác; năng lực ứng dụng CNTT.

- Năng lực tư duy tổng hợp theo lãnh thổ; sử dụng số liệu thống kê; sử dụng lược đồ.

II.CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

1. Đối với giáo viên:


- Bản đồ các dòng biển trong đại dương.

- Hình 16.2; 16.2; 16.3 trong sách giáo khoa phóng to.

- Sơ đồ hoạt động của sóng biển.

- Hình ảnh về hệ quả của sóng biển và thủy triều, dòng biển.

- Máy chiếu và các phương tiện khác.

2. Đối với học sinh

Thực hiện các dự án đã được phân công và chuẩn bị báo cáo.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

1. Ổn định lớp .............................................................................................................

......................................................................................................................................

......................................................................................................................................

2. Kiểm tra bài cũ


? Hãy chứng minh rằng: nước trên Trái Đất tham gia vào nhiều vòng tuần hoàn, cuối cùng trờ thành một vòng khép kín.

? Hãy trình bày các nhân tố ảnh hưởng tới chế độ nước sông.

3. Các hoạt động học tập

Hoạt động 1: Đặt vấn đề

a, GV yêu cầu HS thảo luận và trả lời câu hỏi: Tại sao nước trên mặt biển lại không đứng yên? Có những hình thức dao động nào của nước trên bề mặt biển và đại dương

Hoặc bằng kiến thức đã học, hãy nêu hiểu biết của bản thân về hiện tượng ngập lụt vào mùa khô ở thành phố HCM của Việt Nam?

b, HS thực hiện và ghi ra giấy nháp, chuẩn bị để báo cáo trước lớp.

c, GV gọi 01 HS báo cáo, các HS khác trao đổi và bổ sung thêm.

d, GV sử dụng nội dung HS trả lời để tạo ra tình huống có vấn đề và dắt dẫn vào nội dung bài học.

Hoạt động 2: Tìm hiểu về sóng biển

1. Mục tiêu

- Trình bày được khái niệm sóng biển, giải thích được nguyên nhân hình thành nên sóng biển.

- Phân tích được ảnh hưởng của sóng biển đến các hiện tượng tự nhiên khác và đời sống con người.

- Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng nhận xét, phân tích sơ đồ về hoạt động của sóng biển.

2. Phương thức

- Phương pháp nêu vấn đề; sử dụng sơ đồ.

- Thảo luận nhóm

3. Tổ chức hoạt động

Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung chính
GV có thể tách ra thành 2 HĐ nhỏ: 2.1 Tìm hiểu khái niệm sóng biển; 2.2 Nguyên nhân hình thành sóng biển
a, GV giao nhiệm vụ cho HS

Đọc nội dung SGK trang 59, kết hợp vớ i kiến thức đã học, trả lời các câu hỏi sau:
- Sóng biển là gì? Đề hiểu khái niệm về sóng biển bạn lưu ý đến cụm từ nào nhất?
- Đọc một đoạn trong bài thơ” Sóng” – Xuân Quỳnh, liên hệ tìm ra nguyên nhân hình thành sóng biển?

Học sinh thực hiện theo nhóm, thời gian 7 phút.
GV có thể giải thích và hướng dẫn thêm, nếu thấy cần thiết
b, HS thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện cá nhân, sau đó trao đổi nhóm và chuẩn bị báo cáo GV, trao đổi với cả lớp về kết quả thực hiện.
Trong quá trình thực hiện GV quan sát và điều chỉnh nhiệm vụ học tập cho phù hợp với đối tượng HS.
c, GV tổ chức cho HS báo cáo kết quả và thảo luận chung cả lớp. Gọi một nhóm đại diện báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ; các HS khác lắng nghe và bổ sung, thảo luận thêm.
d, GV chốt kiến thức; nhận xét đánh giá kết quả thực hiện của HS
GV phát vấn gợi mở đối với HS:
-
Sóng lừng, sóng vỗ bờ, sóng bạc đầu, sóng nhọn đầu có sự khác nhau như thế nào?
- Sóng thần là gì ? Khác với sóng thường như thế nào ? Hậu quả ?
I. Sóng biển
1.Khái niệm:
sóng biển là hình thức dao động của nước biển theo chiều thẳng đứng nhưng lại cho cảm giác sóng di chuyển theo chiều ngang.
2. Nguyên nhân: chủ yếu do gió.
3. Các loại sóng đặc biệt:
+
Sóng bạc đầu: do gió to…
+Sóng thần: do động đất, núi lửa phun ngầm dưới đáy đại dương hoặc do bão
























Hoạt động 3: Tìm hiểu về thủy triều

1. Mục tiêu

- Trình bày được khái niệm thủy triều, giải thích được nguyên nhân hình thành nên thủy triều.

- Trình bày và phân tích được đặc điểm của thủy triều.

- Tác động của thủy triều đến đời sống và hoạt động sản xuất của con người.

- Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng nhận xét, phân tích sơ đồ về hoạt động của thủy triều

2. Phương thức

- Phương pháp nêu vấn đề; sử dụng sơ đồ.

- Thảo luận nhóm

3. Tổ chức hoạt động



Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung chính
GV có thể tách ra thành 2 HĐ nhỏ: 3.1 Tìm hiểu khái niệm và nguyên nhân hình thành thủy triều; 3.2. Đặc điểm của thủy triều.
a, GV giao nhiệm vụ cho HS

Đọc nội dung SGK trang 59 và 60, phân tích các sơ đồ hình 16.1; 16.2;16.3 trả lời các câu hỏi sau:
- Thủy triều là gì? Tại sao các khối nước trong các biển và đại dương không đứng yên?
- Trình bày đặc điểm của thủy triều?
- Sự dao động của các khối nước trong các biển và đại dương có tác động như thế nào đến hoạt động sản xuất và đời sống của con người

Học sinh thực hiện theo nhóm, thời gian 10 phút.
GV có thể giải thích và hướng dẫn thêm, nếu thấy cần thiết.
b, HS thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện cá nhân, sau đó trao đổi nhóm và chuẩn bị báo cáo GV, trao đổi với cả lớp về kết quả thực hiện.
Trong quá trình thực hiện GV quan sát và điều chỉnh nhiệm vụ học tập cho phù hợp với đối tượng HS.
c, GV tổ chức cho HS báo cáo kết quả và thảo luận chung cả lớp. Gọi một nhóm đại diện báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ; các HS khác lắng nghe và bổ sung, thảo luận thêm.
d, GV chốt kiến thức; nhận xét đánh giá kết quả thực hiện của HS.
II. Thủy triều
1.Khái niệm:
Thủy triều là hiện tượng dao động thường xuyên, có chu kì của các khối nước trong các biển và đại dương
* Nguyên nhân: do ảnh hưởng sức hút của mặt trăng và mặt trời
2. Đặc điểm:
- Khi Mặt Trăng, Trái Đất, Mặt Trời nằm thẳng hàng( lực hút kết hợp)→ thủy triều lớn nhất( triều cường, ngày 1 và 15: không trăng, trăng tròn).
- Khi Mặt Trăng, Trái Đất, Mặt Trời ở vị trí vuông góc(lực hút đối nghịch)→ thủy triều kém nhất( triều kém, ngày 8 và 23: trăng khuyết).
3. Ảnh hưởng:
- Tích cực:
- Tiêu cực:
Hoạt động 4: Tìm hiểu về sóng biển

1. Mục tiêu

- Trình bày được khái niệm dòng biển, giải thích được nguyên nhân hình thành nên dòng biển.

- Trình bày và phân tích được đặc điểm của dòng biển.

- Tác động của dòng biển đến đời sống và hoạt động sản xuất của con người.

- Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng nhận xét, phân tích bản đồ các dòng biển lớn trên thế giới.

2. Phương thức

- Phương pháp nêu vấn đề; sử dụng bản đồ.

- Hình thức cặp đôi hoặc nhóm.

3. Tổ chức hoạt động

Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung chính
a, GV giao nhiệm vụ cho HS
Đọc nội dung SGK trang 61, phân tích các sơ đồ hình 16.4, bản đồ các dòng biển lớn trên thế giới trả lời các câu hỏi sau:
- Dòng biển là gì?
- Sự khác nhau giữa dòng biển nóng và dòng biển lạnh.
- Sự phân bố các dòng biển nóng và dòng biển lạnh trên thế giới?
- Các dòng biển ảnh hưởng gì đến nơi chúng đi qua?
- Dòng biển có ảnh hưởng gì đến sự phân bố một số loài sinh vật trên thế giới?

HS thực hiện theo cặp đôi
b, HS thực hiện và chuẩn bị báo cáo GV. Đồng thời, gọi 2 HS lên bảng ghi kết quả thực hiện trên bảng, các HS làm vào vở ghi bài.
c, GV tổ chức cho HS báo cáo kết quả bằng cách các HS nhận xét và bổ sung kết quả của 2 HS ghi trên bảng.
d, GV nhận xét và chuẩn hóa kiến thức, khắc sâu kiến thức.

III. Dòng biển
-Khái niệm: Là hiện tượng chuyển động của lớp nước biển trên mặt tạo thành các dòng chảy trong các biển và đại dương.
- Phân loại:dòng nóng, lạnh
- Phân bố:
- Dòng biển nóng: Thường phát sinh ở hai bên đường xích đạo chảy theo hướng tây, gặp LĐ chuyển hướng chảy về cực.
- Dòng biển lạnh: Xuất phát từ vĩ tuyến 30 - 400 gần bờ đông các đại dương chảy về xích đạo.
-Dòng biển nóng, lạnh hợp lại thành vòng hoàn lưu ở mỗi bán cầu; Ở vĩ độ thấp hướng chảy của các vòng hoàn lưu BBC cùng chiều kim đồng hồ, NBC ngược chiều.
- Ở BBC có dòng biển lạnh xuất phát từ cực men theo bờ Tây các đại dương chảy về XĐ
- Các dòng biển nóng, lạnh đối xứng nhau qua bờ đại dương.
- Vùng có gió mùa, dòng biển đổi chiều theo mùa.
Hoạt động 5: Luyện tập

1. Mục tiêu

Nhằm củng cố lại kiến thức đã học; rèn luyện kĩ năng bài học góp phần hình thành hệ thống kiến thức và kĩ năng chung cho học sinh.

2. Phương thức: Hoạt động cá nhân

3. Tổ chức hoạt động

a, GV giao nhiệm vụ cho HS:

- Vẽ sơ đồ về các loại sóng biển, nguyên nhân hình thành sóng biển.

- Trình bày đặc điểm của thủy triều thông qua sơ đồ

- Sự phân bố các dòng biển nóng và lạnh trên thế giới

b, HS thực hiện nhiệm vụ tại lớp, trường hợp hết thời gian GV hướng dẫn HS học ở nhà.

c, GV kiểm tra kết quả thực hiện của HS. Điều chỉnh kịp thời những vướng mắc của HS trong quá trình thực hiện.

Hoạt động 6: Vận dụng

1. Mục tiêu: giúp HS vận dụng hoặc liên hệ kiến thức đã học được vào một vấn đề cụ thể của thực tiễn, bản chất của các hiện tượng tự nhiên như sóng, thủy triều và dòng biển.

2. Nội dung: GV hướng dẫn HS tự đặt vấn đề để liên hệ hoặc vận dụng.

Trường hợp HS không tìm được vấn đề để liên hệ hoặc vận dụng, GV có thể yêu cầu HS chọn 1 trong hai nhiệm vụ sau:

- Tìm hiểu vấn đề tại sao đồng bằng sông Cửu Long có nhiều đất mặn ?

- Tại sao biển Đông có nhiều bãi tôm và bãi cá?

3. Đánh giá: GV khuyến khích, động viên các HS làm bài và nhận xét sản phẩm của HS.
 

Đính kèm

Xếp hạng chủ đề

Tạo
Văn Học,
Trả lời
0
Lượt xem
645

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng - GAC

Diễn đàn GAC - Giáo Án Chuẩn, nơi các Giáo viên, Phhs có thể tìm kiếm và chia sẻ những tài liệu giáo dục, những câu chuyện nghề nghiệp. Và cùng nhau thảo luận các chủ đề nuôi dạy con trẻ, chăm sóc sức khỏe, kinh doanh, du lịch, cuộc sống, tình yêu, hạnh phúc gia đình,...
Back
Top