TIẾT 22 - BÀI 19: SỰ PHÂN BỐ SINH VẬT VÀ ĐẤT TRÊN TRÁI ĐẤT
I.MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Hiểu được khái niệm thảm thực vật.
- Hiểu được quy luật phân bố của một số loại đất và thảm thực vật chính trên Trái Đất.
2. Kĩ năng
- Sử dụng sơ đồ, bản đồ để nhận biết và trình bày về sự phân bố các thảm thực vật và các loại đất chính trên Trái Đất; giải thích nguyên nhân của sự phân bố đó.
3. Thái độ
- Có ý thức bảo vệ tài nguyên thiên nhiên
4. Định hướng các năng lực được hình thành
- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực ứng dụng công nghệ thông tin.
- Năng lực tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, sử dụng lược đồ, hình ảnh, sơ đồ.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Đối với giáo viên
- Sơ đồ các vành đai thực vật và đất ở sườn tây dãy Cáp-ca.
- Lược đồ sự phân bố các kiểu thảm thực vật và các nhóm đất chính trên thế giới.
- Các hình ảnh về thảm thực vật đài nguyên, rừng lá kim, rừng lá rộng ôn đới, thảo nguyên ôn đới, rừng cận nhiệt ẩm, rừng và cây bụi lá cứng cận nhiệt, Xa van, rừng nhiệt đới ẩm.
- Máy chiếu và các phương tiện khác.
2. Đối với học sinh
- Thực hiện các nhiệm vụ được phân công và thảo luận, báo cáo.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
? Sinh quyển là gì? Sinh vật có phân bố đều trong toàn bộ chiều dày của sinh quyển không? Tại sao?
? Các nhân tố tự nhiên có ảnh hưởng như thế nào tới sự phát triển và phân bố sinh vật.
3. Các hoạt động học tập
Hoạt động 1: Đặt vấn đề
a) GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Sự phân bố sinh vật và đất như thế nào trên TĐ? Tại sao? Giữa hai nhóm yếu tố này có sự liên hệ về phân bố ra sao?
b) HS thực hiện và ghi ra giấy nháp, chuẩn bị để báo cáo trước lớp.
c) GV gọi 1 HS báo cáo, các HS khác trao đổi bổ sung thêm.
d) GV sử dụng nội dung HS trả lời để tạo ra tình huống có vấn đề và dẫn dắt vào nội dung bài học.
Hoạt động 2: Tìm hiểu về sự phân bố đất và thảm thực vật chính trên Trái Đất theo vĩ độ
1. Mục tiêu
- Hiểu được khái niệm thảm thực vật.
- Hiểu được quy luật phân bố của một số loại đất và thảm thực vật chính trên Trái Đất theo vĩ độ.
- Sử dụng bản đồ để nhận biết và trình bày về sự phân bố các thảm thực vật và các loại đất chính trên Trái Đất theo vĩ độ; giải thích nguyên nhân của sự phân bố đó.
2. Phương thức
- Phương pháp nêu vấn đề, sử dụng tranh ảnh.
- Làm việc theo nhóm.
3. Tổ chức hoạt động
Hoạt động của GV và HS | Nội dung chính | |||||||||||||||||||||||||
GV tách thành hai hoạt động nhỏ: 2.1. Tìm hiểu khái niệm thảm thực vật và sự phân bố của đất và thảm thực vật phụ thuộc vào yếu tố nào?; 2.2. Tìm hiểu phân bố của một số loại đất và thảm thực vật chính trên Trái Đất theo vĩ độ. a) GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho từng nhóm: - Nhóm 1: Tìm hiểu sự phân bố của thảm thực vật và nhóm đất của đới lạnh để trả lời câu hỏi: Thảm thực vật đài nguyên và đất đài nguyên phân bố trong phạm .vi những vĩ tuyến nào? Những châu lục nào có chúng? Tại sao? - Nhóm 2: Tìm hiểu sự phân bố của thảm thực vật và nhóm đất đới ôn hòa (khí hậu ôn đới) để trả lời câu hỏi: Thảm thực vật và nhóm đất thuộc kiểu khí hậu ôn đới phân bố những châu lục nào? Tại sao kiểu khí hậu này lại có những kiểu thảm thực vật và nhóm đất như vậy? - Nhóm 3: Tìm hiểu sự phân bố của thảm thực vật và nhóm đất của đới ôn hòa (khí hậu cận nhiệt) để trả lời câu hỏi: Thảm thực vật và nhóm đất thuộc kiểu khí hậu cận nhiệt phân bố những châu lục nào? Tại sao kiểu khí hậu này lại có những kiểu thảm thực vật và nhóm đất như vậy? - Nhóm 4: Tìm hiểu sự phân bố của thảm thực vật và nhóm đất của đới nóng, trả lời câu hỏi: Những kiểu thảm thực vật và nhóm đất môi trường đới nóng, chiếm ưu thế ở những châu lục nào? Những châu lục nào không có? Tại sao? b) HS thực hiện nhiệm vụ: HS làm việc theo nhóm, sau đó trao đổi với các thành viên trong nhóm và chuẩn bị báo cáo giáo viên, trao đổi với cả lớp về kết quả thực hiện. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ trên lớp GV quan sát và điều chỉnh nhiệm vụ học tập cho phù hợp với đối tượng HS. c) GV tổ chức cho HS báo cáo kết quả và thảo luận chung cả lớp. Gọi 1 HS đại diện báo cáo kết d) GV chốt kiến thức; nhận xét đánh giá kết quả của HS. | * Khái niệm thảm thực vật: Toàn bộ các loài thực vật khác nhau của một vùng rộng lớn cùng sinh sống gọi là thảm thực vật. - Sự phân bố của các thảm thực vật trên trái đất phụ thuộc khí hậu( nhiệt, ẩm..) - Đất phụ thuộc vào khí hậu và sinh vật, nên cũng thể hiện rõ các quy luật phân bố này. I. Sự phân bố của sinh vật và đất theo vĩ độ:
|
Hoạt động 3
Tìm hiểu về sự phân bố đất và thảm thực vật chính trên Trái Đất theo độ cao
Tìm hiểu về sự phân bố đất và thảm thực vật chính trên Trái Đất theo độ cao
1. Mục tiêu
- Hiểu được quy luật phân bố của một số loại đất và thảm thực vật chính trên Trái Đất theo độ cao.
- Sử dụng bản đồ để nhận biết và trình bày về sự phân bố các thảm thực vật và các loại đất chính trên Trái Đất theo độ cao; giải thích nguyên nhân của sự phân bố đó.
2. Phương thức
- Phương pháp nêu vấn đề, sử dụng tranh ảnh.
- Làm việc theo cặp.
3. Tổ chức hoạt động
Hoạt động của giáo viên và học sinh | Nội dung chính | |||||||||||||||||||||
GV tách thành hai hoạt động nhỏ: 2.1.Tìm hiểu sự phân bố đất theo độ cao; 2.2. Tìm hiểu sự phân bố sinh vật theo độ cao. a) GV giao nhiệm vụ cho HS nghiên cứu sách giáo khoa, trình bày sự phân bố đất và sinh vật theo độ cao. b) HS thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện theo cặp, sau đó chuẩn bị báo cáo GV, trao đổi với cả lớp về kết quả thực hiện. Trong quá trình thực hiện GV quan sát và điều chỉnh nhiệm vụ học tập cho phù hợp với đối tượng HS. c) GV tổ chức cho HS báo cáo kết quả và thảo luận chung cả lớp. Gọi 1 HS đại diện báo cáo kết quả. d) GV chốt kiến thức; nhận xét đánh giá kết quả của HS. GV pháp vấn gợi mở đối với HS: - Theo em nước ta có sự phân bố của các vành đai đất và sinh vật theo độ cao không? Tại sao? | II. Sự phân bố đất và sinh vật theo độ cao - Nguyên nhân: Do sự thay đổi nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa theo độ cao → sự thay đổi của đất và sinh vật Ví dụ: Sườn tây dãy Cápca
|
Hoạt động 4: Luyện tập
1. Mục tiêu
- Nhằm củng cố lại kiến thức đã học; rèn luyện kỹ năng bài học
2. Phương thức
- Làm việc cá nhân.
3. Tổ chức hoạt động
a) GV giao nhiệm vụ cho HS
- Dựa vào hình 19.1 và 19.2 hãy cho biết dọc kinh tuyến 800Đ từ bắc xuống nam có những thảm thực vật và nhóm đất nào? Chúng thuộc các đới khí hậu nào? Phân bố ở phạm vi những vĩ tuyến nào?
b) HS thực hiện nhiệm vụ tại lớp. Trường hợp hết thời gian GV hướng dẫn HS học ở nhà.
Hướng dẫn HS làm câu hỏi 3 trang 73
Thảm thực vật | Nhóm đất | Đới khí hậu | Phạm vi |
Đài nguyên | Đài nguyên | Cận cực LĐ | 650-800B |
Rừng lá kim | Pôtdôn | Ôn đới | 300-650B |
R lá rộng và hỗn hợp | Đất nâu, xám | ||
Thảo nguyên ôn đới | Đất đen, đất hạt dẻ | ||
Hoang mạc và bán hoang mạc | Đất xám | ||
Rừng nhiệt đới | Đất đỏ vàng | Nhiệt đới | 120-300B |
Hoạt động 5: Vận dụng
1. Mục tiêu
- Giúp HS vận dụng hoặc liên hệ kiến thức đã học vào một vấn đề cụ thể của thực tiễn về phân bố của đất và sinh vật của Việt Nam theo vĩ độ và theo độ cao.
2. Nội dung
Tìm hiểu về sự phân bố đất và sinh vật theo vĩ độ hoặc độ cao ở địa phương
3. Đánh giá: GV khuyến khích, động viên HS làm bài và nhận xét sản phẩm