Tiết 25 - Bài 22: Dân số và sự gia tăng dân số
I – Mục tiêu
1. Kiến thức
- Hiểu được dân số thế giới luôn biến động, nguyên nhân chính là sinh và tử.
- Phân biệt được các tỉ suất sinh, tử, gia tăng cơ học và gia tăng thực tế.
- Biết cách tính tỉ suất sinh, tỉ suất tử và tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên.
2. Kĩ năng
- Rèn luyện kĩ năng nhận xét, phân tích biểu đồ, lược đồ, bảng số liệu về tỉ suất sinh, tỉ suất tử và tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên.
- Nâng cao kĩ năng thảo luận, hợp tác theo nhóm.
3. Thái độ: có nhận thức đúng đắn về dân số, ủng hộ và tuyên truyền, vận động mọi người thực hiện các biện pháp, chính sách dân số của quốc gia và địa phương.
4. Định hướng các năng lực được hình thành
- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực ứn dụng CNTT.
- Năng lực tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, sử dụng số liệu thống kê, sử dụng biểu đồ, bản đồ.
II – Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Bản đồ treo tường Phân bố dân cư và các đô thị trên thế giới.
- Hình 22.3 trong SGK (phóng to).
- Biểu đồ tỉ suất sinh, tỉ suất tử thời kì 1950 – 2005.
- Máy chiếu và các phương tiện khác (nếu có).
2. Chuẩn bị của học sinh
- Thực hiện các dự án đã được phân công và chuẩn bị báo cáo.
III – Tiến trình dạy học
1. Ổn định lớp………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………….
2. Kiểm tra bài cũ
- Trình bày khái niệm, nguyên nhân, biểu hiện của quy luật địa đới và phi địa đới.
3. Bài mới
HOẠT ĐỘNG 1: ĐẶT VẤN ĐỀ
a. GV yêu cầu HS thảo luận và trả lời các câu hỏi:
- Số dân trên thế giới thay đổi như thế nào từ trước tới nay? Nguyên nhân nào dẫn đến sự thay đổi đó?
- Hiện nay số dân ở các châu lục có xu hướng thay đổi như thế nào? Nguyên nhân nào dẫn đến sự thay đổi đó?
b. GV gọi 02 HS báo cáo, các HS khác trao đổi và bổ sung thêm.
c. GV sử dụng nội dung HS trả lời để tạo ra tình huống có vấn đề và dẫn dắt vào nội dung bài học.
HOẠT ĐỘNG 2: TÌM HIỂU VỀ DÂN SỐ VÀ TÌNH HÌNH TĂNG DÂN SỐ THẾ GIỚI
1. Mục tiêu
- Trình bày được dân số trên thế giới hiện nay đã vượt qua 7 tỉ người (năm 2005 là khoảng gần 6,5 tỷ người – SGK), quy mô dân số giữa các nước rất khác nhau, tốc độ tăng dân số nhanh nhưng hiện nay đang có xu hướng chậm lại.
2. Phương thức
- Phương thức nêu vấn đề, sử dụng bảng số liệu thống kê.
- Hình thức cá nhân hoặc nhóm.
3. Tổ chức hoạt động
Hoạt động của GV – HS | Nội dung chính |
a. GV giao nhiệm vụ cho HS dựa vào SGK mục I.1 và bảng phụ lục trang 87, trả lời các câu hỏi sau: - Năm 2005, dân số thế giới là bao nhiêu? Hiện nay dân số thế giới khoảng bao nhiêu tỉ người? - Kể tên 5 quốc gia có dân số đông nhất, 5 quốc gia có dân số thấp nhất thế giới. - Từ đó rút ra nhận xét về quy mô dân số giữa các nước. - Dựa vào bảng SGK nhận xét tình hình dân số trên thế giới và xu hướng phát triển dân số thế giới trong tương lai. HS thảo luận theo nhóm nhỏ, thời gian 5 phút. GV có thể hướng dẫn và giải thích thêm (nếu cần thiết). b. HS thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện cá nhân, sau đó trao đổi nhóm và chuẩn bị báo cáo GV, trao đổi với cả lớp về kết quả thực hiện. Trong quá trình thực hiện GV quan sát và điều chỉnh nhiệm vụ học tập cho phù hợp với đối tượng HS. c. GV tổ chức cho HS báo cáo kết quả và thảo luận chung cho cả lớp. Gọi một nhóm đại diện báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ, các HS khác lắng nghe và bổ sung, thảo luận thêm. d. GV chốt kiến thức, nhận xét đánh giá kết quả thực hiện của HS. GV phát vấn gợi mở đối với HS: - Lấy ví dụ chứng minh quy mô dân số giữa các nước rất khác nhau. - Hiện nay tốc độ tăng dân nhanh hơn hay chậm hơn so với trước đây? | I. Dân số và tình hình phát triển dân số thế giới 1. Dân số thế giới - Dân số thế giới năm 2005 là 6477 triệu người. - Quy mô dân số giữa các nước trên thế giới rất khác nhau. 2. Tình hình phát triển dân số trên thế giới - Thời gian dân số tăng thêm 1 tỉ người và tăng lên gấp đôi ngày càng rút ngắn. - Hiện nay tốc độ tăng dân số có xu hướng giảm dần. |
HOẠT ĐỘNG 3: TÌM HIỂU VỀ TỈ SUẤT GIA TĂNG DÂN SỐ TỰ NHIÊN
1. Mục tiêu
- Hiểu được tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên là động lực phát triển dân số. Số dân ngày càng tăng chủ yếu do tỉ suất sinh cao hơn tỉ suất tử.
- Trình bày được khái niệm, công thức của tỉ suất sinh thô, tỉ suất tử thô; sự khác biệt lớn giữa sinh đẻ, tử vong và gia tăng dân số tự nhiên giữa 2 nhóm nước; hậu quả của gia tăng dân số quá nhanh, gia tăng dân số bằng không và âm; các biện pháp đặt ra.
2. Phương thức
- Phương thức nêu vấn đề, sử dụng bảng số liệu thống kê, sử dụng biểu đồ.
- Thảo luận nhóm.
3. Tổ chức hoạt động
Hoạt động GV - HS | Nội dung chính |
Nội dung 1: Tìm hiểu tỉ suất sinh thô, tỉ suất tử thô a. GV chia lớp làm 2 nhóm và giao nhiệm vụ cho từng nhóm. - Nhóm 1: Tìm hiểu tỉ suất sinh thô theo dàn ý sau: + Khái niệm, đơn vị, từ đó rút ra công thức tính. + Dựa vào hình 22.1, nhận xét tình hình tỉ suất sinh thô của thế giới, các nước phát triển và các nước đang phát triển thời kì 1950 – 2005. + Các nhân tố ảnh hưởng tới tỉ suất sinh thô trên thế giới. - Nhóm 2: Tìm hiểu tỉ suất tử thô theo dàn ý sau: + Khái niệm, đơn vị, từ đó rút ra công thức tính. + Dựa vào hình 22.2, nhận xét tình hình tỉ suất tử thô của thế giới, các nước phát triển và các nước đang phát triển thời kì 1950 – 2005. + Các nhân tố ảnh hưởng tới tỉ suất tử thô trên thế giới. + Tỉ suất tử thô ảnh hưởng như thế nào đến tuổi thọ TB thế giới. HS thảo luận theo nhóm, thời gian 10 phút. GV có thể hướng dẫn và giải thích thêm (nếu cần thiết). b. HS thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện cá nhân, sau đó trao đổi nhóm và chuẩn bị báo cáo GV, trao đổi với cả lớp về kết quả thực hiện. Trong quá trình thực hiện GV quan sát và điều chỉnh nhiệm vụ học tập cho phù hợp với đối tượng HS. c. GV tổ chức cho HS báo cáo kết quả và thảo luận chung cho cả lớp. Gọi đại diện từng nhóm báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ, các HS khác lắng nghe và bổ sung, thảo luận thêm. d. GV chốt kiến thức, nhận xét đánh giá kết quả thực hiện của HS. e. GV nhấn mạnh lại cho HS một số ý - Sinh đẻ và tử vong là nhân tố quyết định đến sự biến động dân số trên thế giới. Dân số thế giới tăng là do tỉ suất sinh thô và hơn tỉ suất tử thô. - Trong tỉ suất tử thô cần lưu ý đến tỉ lệ tử vong của trẻ sơ sinh (dưới 1 tuổi) vì ở mức độ nhất định, nó phản ánh trình độ nuôi dưỡng và tình hình sức khỏe của trẻ em. GV phát vấn gợi mở đối với HS: - Để tính tỉ suất sinh thô, tỉ suất tử thô ta làm thế nào? Lấy ví dụ. - Trình bày các nhân tố ảnh hưởng tới tỉ suất sinh thô và tỉ suất tử thô. Nội dung 2: Tìm hiểu về tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên và ảnh hưởng của tăng dân số đến sự phát triển KT – XH a. GV giao nhiệm vụ cho HS Đọc nội dung SGK mục II.1.c (trang 84), phân tích hình 22.3 và sơ đồ trang 85, tìm hiểu các nội dung sau: - Khái niệm, công thức tính, ý nghĩa của tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên. - Các nước được chia làm mấy nhóm có tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên khác nhau? Tên một vài quốc gia tiêu biểu trong từng nhóm. - Nhận xét tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên giữa các nhóm nước. Nêu biện pháp. - Nêu hậu quả của sự gia tăng dân số quá nhanh và sự phát triển dân số không hợp lí của các nước đang phát triển. HS thảo luận theo nhóm nhỏ, thời gian 10 phút. GV có thể hướng dẫn và giải thích thêm (nếu cần thiết). b. HS thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện cá nhân, sau đó trao đổi nhóm và chuẩn bị báo cáo GV, trao đổi với cả lớp về kết quả thực hiện. Trong quá trình thực hiện GV quan sát và điều chỉnh nhiệm vụ học tập cho phù hợp với đối tượng HS. c. GV tổ chức cho HS báo cáo kết quả và thảo luận chung cho cả lớp. Gọi một nhóm đại diện báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ, các HS khác lắng nghe và bổ sung, thảo luận thêm. d. GV chốt kiến thức, nhận xét đánh giá kết quả thực hiện của HS. GV phát vấn gợi mở đối với HS: - Để tính tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên ta làm thế nào? Lấy ví dụ. - Nêu hậu quả của gia tăng dân số quá nhanh, gia tăng dân số bằng không và âm; các biện pháp đặt ra. | II – Gia tăng dân số 1. Gia tăng tự nhiên a. Tỉ suất sinh thô - Khái niệm: SGK. - Công thực tính: S = (số trẻ em sinh ra ÷ dân số trung bình cùng thời điểm) × 1000 (‰) - Tỉ suất sinh thô ở các nước đang phát triển cao hơn các nước phát triển và cao hơn mức trung bình của thế giới, tỉ suất sinh thô của toàn thế giới đang có xu hướng giảm. - Các nhân tố ảnh hưởng tới tỉ suất sinh thô: + Yếu tố tự nhiên sinh học. + Phong tục tập quán và tâm lí xã hội. + Trình độ phát triển của kinh tế - xã hội. + Chính sách dân số. b. Tỉ suất tử thô - Khái niệm: SGK. - Công thức tính: T = (số người chết trong năm ÷ dân số trung bình cùng thời điểm) × 1000 (‰). - Tỉ suất tử thô của toàn thế giới có xu hướng giảm nhanh đặc biệt ở các nước đang phát triển, ít có sự chênh lệch về tỉ suất tử thô ở nhóm nước phát triển và đang phát triển. - Các nhân tố ảnh hưởng tới tỉ suất tử thô: + Mức sống dân cư. + Trình độ phát triển của y tế và khoa học kĩ thuật. + Thiên tai, chiến tranh và tệ nạn xã hội. c. Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên (Tg) - Khái niệm: là sự chênh lệch giữa tỉ suất sinh thô và tỉ suất tử thô, đơn vị %. - Công thức: Tg = (S – T) : 10 . - Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên là động lực phát triển dân số. - Các nước trên thế giới có Tg khác nhau: cao nhất là châu Phi, thấp nhất là châu Âu. d. Ảnh hưởng của tình hình tăng dân số đối với sự phát triển KT – XH. - Kinh tế: + Làm chậm tốc độ tăng trưởng kinh tế. + Chậm quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành và theo lãnh thổ. - Xã hội: + Chất lượng cuộc sống chậm cải thiện. + Thu nhập bình quân đầu người thấp. + Việc làm là một vấn đề xã hội lớn. + Vấn đề y tế, giáo dục gặp nhiều khó khăn. + Các tệ nạn xã hội nảy sinh. - Môi trường: + Cạn kiệt tài nguyên. + Ô nhiễm môi trường. |
HOẠT ĐỘNG 4: TÌM HIỂU VỀ GIA TĂNG CƠ HỌC VÀ GIA TĂNG DÂN SỐ
1. Mục tiêu
- Nắm được ý nghĩa của gia tăng cơ học và gia tăng dân số.
2. Phương thức
- Phương thức nêu vấn đề.
- Hình thức cá nhân hoặc nhóm.
3. Tổ chức hoạt động
Hoạt động GV – HS | Nội dung chính |
a. GV giao nhiệm vụ cho HS dựa vào SGK mục II.12 và II.3 trả lời các câu hỏi sau: - Gia tăng cơ học gồm các bộ phận nào? Nêu khái niệm gia tăng cơ học.. - Tại sao nói: Gia tăng cơ học không ảnh hưởng đến dân số thế giới nhưng đối với từng khu vực, từng quốc gia lại có ý nghĩa quan trọng? - Nêu khái niệm của gia tăng dân số từ đó rút ra công thức. HS thảo luận theo nhóm nhỏ, thời gian 5 phút. GV có thể hướng dẫn và giải thích thêm (nếu cần thiết). b. HS thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện cá nhân, sau đó trao đổi nhóm và chuẩn bị báo cáo GV, trao đổi với cả lớp về kết quả thực hiện. Trong quá trình thực hiện GV quan sát và điều chỉnh nhiệm vụ học tập cho phù hợp với đối tượng HS. c. GV tổ chức cho HS báo cáo kết quả và thảo luận chung cho cả lớp. Gọi một nhóm đại diện báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ, các HS khác lắng nghe và bổ sung, thảo luận thêm. d. GV chốt kiến thức, nhận xét đánh giá kết quả thực hiện của HS. GV phát vấn gợi mở đối với HS: - Để tính gia tăng cơ học và gia tăng dân số ta tính như thế nào? Lấy VD. | 2. Gia tăng cơ học (G) - Gồm 2 bộ phận: xuất cư và nhập cư. - Khái niệm: là sự chênh lệch giữa số người nhập cư và xuất cư. Đơn vị: %. 3. Gia tăng dân số Là tổng số của gia tăng dân số tự nhiên và gia tăng cơ học. Đơn vị: % |
HOẠT ĐỘNG 5: LUYỆN TẬP
1. Mục tiêu
Nhằm củng cố lại kiến thức đã học, rèn luyện kĩ năng bài học góp phần hình thành.
2. Phương thức
- Hoạt động cá nhân.
3. Tổ chức hoạt động
a. GV giao nhiệm vụ cho HS
Dân số Việt Nam năm 2005 là 83.300.000 người; số trẻ em sinh ra trong năm là 1.582.000 trẻ; số người chết trong năm: 499.800 người. Tính tỉ suất sinh thô, tỉ suất tử thô, tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên của Việt Nam năm 2005.
b. HS thực hiện nhiệm vụ tại lớp. Trường hợp hết thời gian GV hướng dẫn HS học ở nhà.
c. GV kiểm tra kết quả thực hiện của HS. Điều chỉnh kịp thời những vướng mắc của HS trong quá trình thực hiện.
HOẠT ĐỘNG 5: VẬN DỤNG
1. Mục tiêu: Giúp HS vận dụng hoặc liên hệ kiến thức đã học được vào một vấn đề cụ thể của thực tiễn về tình hình tỉ suất sinh, tỉ suất tử, tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên, gia tăng cơ học ở Việt Nam.
2. Nội dung: GV hướng dẫn HS tự đặt vấn đề để liên hệ hoặc vận dụng
- Tìm hiểu về tình hình sinh đẻ và tử vong ở địa phương.
- Tình hình xuất cư và nhập cư ở địa phương.
3. Đánh giá: GV khuyến khích, động viên các HS làm bài và nhận xét sản phẩm của HS.