Tiết 28 - Bài 25: THỰC HÀNH
PHÂN TÍCH BẢN ĐỒ PHÂN BỐ DÂN CƯ THẾ GIỚI
PHÂN TÍCH BẢN ĐỒ PHÂN BỐ DÂN CƯ THẾ GIỚI
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Củng cố kiến thức về phân bố dân cư, các hình thái quần cư và đô thị hóa.
2. Kĩ năng
- Rèn luyện kĩ năng đọc, phân tích và nhận xét lược đồ.
3. Thái độ
- Nghiêm túc, tự giác, tích cực học tập.
4. Định hướng các năng lực được hình thành
- Năng lực giải quyết vấn đề; năng lực hợp tác; năng lực ứng dụng CNTT.
- Năng lực tư duy tổng hợp theo lãnh thổ; sử dụng số liệu thống kê; sử dụng bản đồ.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Đối với giáo viên
- Bản đồ phân bố dân cư và các đô thị lớn trên thế giới
- Máy chiếu và các phương tiện khác.
2. Đối với học sinh
- Sách giáo khoa, vở ghi, dụng cụ học tập.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
Ổn định lớp ……………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
2. Kiểm tra bài cũ
? Hãy trình bày cơ cấu dân số theo độ tuổi và giới tính.
3. Các hoạt động học tập
Hoạt động 1: Đặt vấn đề
a) GV yêu cầu HS thảo luận và trả lời câu hỏi: Nếu được lựa chọn nơi để sinh sống, em sẽ chọn như thế nào? Theo em, bức tranh phân bố dân cư thế giới sẽ ra sao?
b) HS thực hiện và ghi ra giấy nháp, chuẩn bị để báo cáo trước lớp.
c) GV gọi một vài học sinh báo cáo, các HS khác trao đổi và bổ sung thêm.
d) GV sử dụng nội dung HS trả lời để tạo ra tình huống có vấn đề và dắt dẫn vào nội dung bài học
Hoạt động 2. Tìm hiểu nội dung bài thực hành.
1. Mục tiêu
- Hiểu được các yêu cầu của bài thực hành.
2. Phương thức
- Phương pháp đàm thoại gợi mở.
3. Tổ chức hoạt động
Hoạt động của giáo viên và học sinh | Nội dung chính |
a. GV giao nhiệm vụ cho HS Dựa vào SGK trang 98, hãy phân tích và làm rõ các yêu cầu của bài thực hành. b. HS thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện cá nhân. c. GV tổ chức cho HS báo cáo kết quả và thảo luận chung cả lớp: GV gọi 1 HS nêu nội dung bài thực hành. d. GV chốt kiến thức, nhận xét và đánh giá kết quả của HS. | I. Yêu cầu Dựa vào hình 25 (hoặc bản đồ Phân bố dân cư và các đô thị lớn trên thế giới) và bảng 22: a. Hãy xác định các khu vực thưa dân và các khu vực tập trung dân cư đông đúc. b. Tại sao lại có sự phân bố dân cư không đồng đều như vậy? |
Hoạt động 3: Đọc bản đồ, xác định các khu vực thưa dân
và các khu vực tập trung dân cư đông đúc.
và các khu vực tập trung dân cư đông đúc.
1. Mục tiêu
- Xác định được các cấp độ phân loại mật độ dân số.
- Xác định được tên gọi và giá trị định lượng của mỗi cấp độ phân loại mật độ dân số.
- Xác định được các khu vực phân bố dân cư theo các cấp độ phân loại mật độ dân số.
2. Phương thức
- Phương pháp dạy học giải quyết vấn đề; phân tích số liệu thống kê và lược đồ.
- Hình thức cá nhân hoặc nhóm.
3. Tổ chức hoạt động
Hoạt động của giáo viên và học sinh | Nội dung chính | ||||||||||||||||||||||||||||||
Nội dung 1: Tìm hiểu các cấp độ phân loại mật độ dân số. a. GV giao nhiệm vụ cho HS Dựa vào hình 25, hãy cho biết: - Có mấy cấp độ phân loại mật độ dân số? - Tên gọi và giá trị định lượng của mỗi cấp độ phân loại mật độ dân số? GV có thể giải thích và hướng dẫn thêm nếu thấy cần thiết. b. HS thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện cá nhân, sau đó trao đổi, kiểm tra kết quả và bổ sung cho nhau. c. GV tổ chức cho HS báo cáo kết quả và thảo luận chung cả lớp: GV gọi 1 vài HS đại diện báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ, các HS khác lắng nghe và bổ sung, thảo luận thêm. d. GV chốt kiến thức, nhận xét và đánh giá kết quả của HS. Nội dung 2: Xác định các khu vực phân bố dân cư trên thế giới. a. GV giao nhiệm vụ cho HS Dựa vào hình 25 để xác định các khu vực phân bố dân cư theo bảng phân loại sau:
b. HS thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện theo nhóm cặp đôi, sau đó trao đổi, kiểm tra kết quả và bổ sung cho nhau. c. GV tổ chức cho HS báo cáo kết quả và thảo luận chung cả lớp: GV gọi 1 vài HS đại diện báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ, các HS khác lắng nghe và bổ sung, thảo luận thêm. d. GV chốt kiến thức, nhận xét và đánh giá kết quả của HS | II. Nội dung thực hành 1. Đọc bản đồ, xác định các khu vực thưa dân và các khu vực tập trung dân cư đông đúc. a. Các cấp độ phân loại mật độ dân số
b. Xác định các khu vực phân bố dân cư.
+ Đại bộ phận dân cư cư trú ở bán cầu Bắc, khu vực trù mật nhất là xung quanh chí tuyến Bắc (trừ vùng sa mạc ở Tây Á và Bắc Phi) và xung quanh vĩ tuyến 500B (ở Tây Âu). + Đại bộ phận dân cư thế giới (86%) tập trung ở Cựu lục địa (Á – Âu – Phi) chỉ có 14% dân cư sinh sống ở Tân lục địa (Mĩ – Ô-trây-lia). |
Hoạt động 4: Giải thích sự phân bố dân cư
1. Mục tiêu
- Hiểu và giải thích được các nhân tố ảnh hưởng tới sự phân bố dân cư.
2. Phương thức
- Phương pháp dạy học giải quyết vấn đề.
- Hình thức cá nhân hoặc nhóm.
3. Tổ chức hoạt động
Hoạt động của giáo viên và học sinh | Nội dung chính | ||||||||||
a. GV giao nhiệm vụ cho HS Dựa vào kiến thức đã học và vốn hiểu biết của bản thân, trả lời câu hỏi sau: - Tại sao dân cư thế giới phân bố không đều? GV có thể giải thích và hướng dẫn thêm nếu thấy cần thiết. b. HS thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện cá nhân, sau đó trao đổi, kiểm tra kết quả và bổ sung cho nhau. c. GV tổ chức cho HS báo cáo kết quả và thảo luận chung cả lớp: GV gọi 1 vài HS đại diện báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ, các HS khác lắng nghe và bổ sung, thảo luận thêm. d. GV chốt kiến thức, nhận xét và đánh giá kết quả của HS. Nội dung 2: Xác định các khu vực phân bố dân cư trên thế giới. a. GV giao nhiệm vụ cho HS Dựa vào hình 25 để xác định các khu vực phân bố dân cư theo bảng phân loại sau:
b. HS thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện theo nhóm cặp đôi, sau đó trao đổi, kiểm tra kết quả và bổ sung cho nhau. c. GV tổ chức cho HS báo cáo kết quả và thảo luận chung cả lớp: GV gọi 1 vài HS đại diện báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ, các HS khác lắng nghe và bổ sung, thảo luận thêm. d. GV chốt kiến thức, nhận xét và đánh giá kết quả của HS | II. Nội dung thực hành 2. Giải thích sự phân bố dân cư * Sự phân bố dân cư không đều là do tác động của các nhân tố tự nhiên và kinh tế-xã hội. - Nhân tố tự nhiên : Những nơi có khí hậu phù hợp với sức khỏe của con người, điều kiện tự nhiên thuận lợi cho các hoạt động sản xuất => dân cư đông đúc (các vùng khí hậu ôn hòa, ấm áp; châu thổ các con sông; các vùng đồng bằng địa hình bằng phẳng, đất đai màu mở …). Những nơi có khí hậu khắc nghiệt (nóng lạnh hoặc mưa nhiều quá) các vùng núi cao =>dân cư thưa thớt. - Nhân tố kinh tế-xã hội: + Trình độ phát triển của lực lượng sản xuất => thay đổi phân bố dân cư . + Tính chất của nền kinh tế. Ví dụ: Hoạt động công nghiệp => dân cư đông đúc hơn nông nghiệp. + Lịch sử khai thác lãnh thổ: những khu vực khai thác lâu đời có dân cư đông đúc hơn những khu vực mới khai thác. |
Hoạt động 5. Luyện tập
1. Mục tiêu
Nhằm củng cố lại kiến thức đã học; rèn luyện kĩ năng bài học.
2. Phương thức: Hoạt động cá nhân
3. Tổ chức hoạt động
a) GV giao nhiệm vụ cho HS:
- Giải thích đặc điểm phân bố dân cư của Ô-xtrây-lia và Tây Âu.
b) HS thực hiện nhiệm vụ tại lớp. Trường hợp hết thời gian GV hướng dẫn HS học ở nhà.
c) GV kiểm tra kết quả thực hiện của HS. Điều chỉnh kịp thời những vướng mắc của HS trong quá trình thực hiện.
Hoạt động 6. Vận dụng
1. Mục tiêu: giúp HS vận dụng hoặc liên hệ kiến thức đã học được vào một vấn đề cụ thể của thực tiễn về phân bố dân cư.
2. Nội dung: GV hướng dẫn HS tự đặt vấn đề để liên hệ hoặc vận dụng.
Trường hợp HS không tìm được vấn đề để liên hệ hoặc vận dụng, GV có thể yêu cầu HS chọn 1 trong hai nhiệm vụ sau:
- Nhận xét đặc điểm phân bố dân cư ở địa phương em.
- Giải thích sự phân bố dân cư ở địa phương em.
3. Đánh giá: GV khuyến khích, động viên các HS làm bài và nhận xét sản phẩm của HS.