CHƯƠNG X: ĐỊA LÍ NÔNG NGHIỆP
Tiết 30 - Bài 27: VAI TRÒ, ĐẶC ĐIỂM, CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG
TỚI PHÂN BỐ NÔNG NGHIỆP, MỘT SỐ HÌNH THỨC TỔ
CHỨC LÃNH THỔ NÔNG NGHIỆP
Tiết 30 - Bài 27: VAI TRÒ, ĐẶC ĐIỂM, CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG
TỚI PHÂN BỐ NÔNG NGHIỆP, MỘT SỐ HÌNH THỨC TỔ
CHỨC LÃNH THỔ NÔNG NGHIỆP
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Hiểu và trình bày được vai trò, đặc điểm của nông nghiệp.
- Phân tích được ảnh hưởng của các nhân tố tự nhiên, kinh tế - xã hội tới sự phát triển và phân bố nông nghiệp.
- Biết được một số hình thức chủ yếu của tổ chức lãnh thổ nông nghiệp.
2. Kĩ năng
- Biết phân tích và nhận xét những đặc điểm phát triển, những thuận lợi và khó khăn của điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội ở một địa phương đối với sự phát triển và phân bố nông nghiệp.
- Nhận biết được những đặc điểm chính của các hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp
3. Thái độ
- Tham gia, ủng hộ tích cực vào việc thực hiện các chính sách phát triển nông nghiệp cụ thể ở địa phương.
4. Định hướng các năng lực được hình thành
- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực ứng dụng CNTT.
- Năng lực tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, sử dụng sơ đồ, số liệu thống kê.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Đối với giáo viên
- Giáo án, SGK, tài liệu tham khảo.
- Bản đồ nông nghiệp thế giới.
2. Chuẩn bị của học sinh:
- Vở ghi, SGK, đồ dùng học tập.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1. Ổn định lớp
LỚP | Ngày dạy | Sĩ số | Ghi chú |
10A3 | |||
10A7 | |||
10A8 | |||
10A11 |
? Phân biệt các loại nguồn lực và ý nghĩa của từng loại đối với sự phát triển kinh tế.
3. Các hoạt động học tập
Hoạt động 1: Đặt vấn đề
a) GV yêu cầu HS thảo luận và trả lời câu hỏi: Em hãy kể tên một số sản phẩm của ngành nông nghiệp. Theo em, những sản phẩm đó có vai trò như thế nào trong nền kinh tế và đời sống?
b) HS thực hiện và ghi ra nháp, chuẩn bị trả lời câu hỏi trước lớp.
c) GV gọi 01 HS trả lời, các HS khác trao đổi và bổ sung.
d) GV sử dụng nội dung HS trả lời dẫn dắt vào nội dung bài học.
Hoạt động 2: Tìm hiểu vai trò và đặc điểm của nông nghiệp
1. Mục tiêu
- Hiểu và trình bày được vai trò, đặc điểm của nông nghiệp
- Kĩ năng: Biết phân tích và nhận xét những đặc điểm phát triển của nông nghiệp.
2. Phương thức
- Phương pháp đàm thoại gợi mở.
- Hình thức cá nhân.
3. Tổ chức hoạt động
Hoạt động của giáo viên và học sinh | Nội dung chính |
a) GV giao nhiệm vụ cho HS - Nêu vai trò của ngành nông nghiệp. - Tại sao đối với nhiều nước đang phát triển, đông dân, đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là nhiệm vụ chiến lược hàng đầu? - Trình bày đặc điểm của sản xuất nông nghiệp. HS thực hiện cá nhân GV có thể giải thích và hướng dẫn thêm nếu thấy cần thiết. b) HS thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện cá nhân, chuẩn bị trả lời các câu hỏi. c) GV tổ chức cho HS trả lời và thảo luận chung cả lớp. Gọi HS trả lời, các HS khác lắng nghe và bổ sung, thảo luận thêm. d) GV chốt kiến thức; nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện của HS. | I. Vai trò và đặc điểm của nông nghiệp. 1. Vai trò - Vai trò quan trọng, không thay thế được. - Cung cấp lương thực thực phẩm. - Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp. - Nguồn hàng xuất khẩu, thu ngoại tệ. 2. Đặc điểm a. Đất trồng là tư liệu sản xuất chủ yếu và không thể thay thế - Không có đất, sản xuất NN không thể tiến hành, là điểm cơ bản để phân biệt sản xuất NN với CN. - Quy mô, cơ cấu cây trồng, tính chất chuyên môn hóa và tổ chức lãnh thổ NN phụ thuộc chặt chẽ vào đất đai, độ phì có ý nghĩa cực kì quan trọng trong sản xuất NN. b. Đối tượng sản xuất NN là cây trồng, vật nuôi Đối tượng sản xuất NN là các sinh vật, cơ thể sống. Chúng sinh trưởng, phát triển theo các quy luật sinh học và chịu tác động của quy luật tự nhiên. c. Sản xuất nông nghiệp có tính mùa vụ - Thời gian sản xuất bao giờ cũng dài hơn thời gian lao động cần thiết để tạo ra sản phẩm cây trồng hay vật nuôi. Sự không phù hợp nói trên là nguyên nhân tạo ra tính vụ mùa trong sản xuất NN. - Cần phải xây dựng cơ cấu cây trồng, vật nuôi hợp lí, đa dạng hóa sản phẩm NN và phát triển các DV ở nông thôn. d. Trong nền kinh tế hiện đại, nông nghiệp đang trở thành ngành sản xuất hàng hóa Biểu hiện cụ thể là việc hình thành các vùng chuyên môn hóa, phát triển CNCB nông sản thành hành hóa, nâng cao giá trị thương phẩm. |
Hoạt động 3: Tìm hiểu về các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển và phân bố nông nghiệp
1. Mục tiêu
- Phân tích được ảnh hưởng của các nhân tố tự nhiên, kinh tế - xã hội tới sự phát triển và phân bố nông nghiệp.
- Kĩ năng: Biết phân tích và nhận xét những thuận lợi và khó khăn của điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội ở một địa phương đối với sự phát triển và phân bố nông nghiệp
2. Phương thức
- Phương pháp đàm thoại gợi mở.
- Thảo luận nhóm.
3. Tổ chức hoạt động
Hoạt động của giáo viên và học sinh | Nội dung chính |
a) GV giao nhiệm vụ cho HS - Dựa vào sơ đồ SGK trang 105, nêu các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp. - GV giao nhiệm vụ cho HS tìm hiểu với các gói nhiệm vụ khác nhau + Gói 1: phân tích ảnh hưởng của các yếu tố tự nhiên đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp. + Gói 2: phân tích ảnh hưởng của các yếu tố kinh tế - xã hội đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp. b) HS thực hiện nhiệm vụ: HS trao đổi cặp đôi hoặc nhóm và chuẩn bị báo cáo, trao đổi với cả lớp về kết quả thực hiện c) GV tổ chức cho HS báo cáo kết quả và thảo luận chung cả lớp.. Gọi một nhóm đại diện báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ, các HS khác lắng nghe và thảo luận, bổ sung thêm. d) GV chốt kiến thức; nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện của HS. | II. Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố nông nghiệp. 1. Nhân tố tự nhiên - Đất: Ảnh hưởng đến quy mô sản xuất, cơ cấu và phân bố cây trồng, vật nuôi, năng suất. - Khí hậu - nước: Ảnh hưởng đến thời vụ, cơ cấu cây trồng vật nuôi, khả năng xen canh tăng vụ, tính ổn định hay bấp bênh của sản xuất nông nghiệp. - Sinh vật: Cơ sở tạo nên các giống cây trồng vật nuôi, cơ sở thức ăn cho gia súc, cơ cấu vật nuôi và sự phát triển chăn nuôi. 2. Nhân tố kinh tế - xã hội. - Dân cư – lao động: Ảnh hưởng đến cơ cấu và sự phân bố cây trồng, vật nuôi. - Sở hữu ruộng đất: Ảnh hưởng đến con đường phát triển nông nghiệp, các hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp. - Tiến bộ khoa học - kỹ thuật: Giúp chủ động trong sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng và sản lượng. - Thị trường tiêu thụ: Ảnh hưởng đến giá cả nông sản, điều tiết sản xuất và hướng chuyên môn hóa. |
Hoạt động 4: Tìm hiểu một số hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp
1. Mục tiêu
- Biết được một số hình thức chủ yếu của tổ chức lãnh thổ nông nghiệp.
- Kĩ năng: Nhận biết được những đặc điểm chính của các hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp
2. Phương thức
- Phương pháp đàm thoại gợi mở.
- Hình thức cá nhân.
3. Tổ chức hoạt động
Hoạt động của giáo viên và học sinh | Nội dung chính |
a) GV giao nhiệm vụ cho HS - Vai trò của hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp (TCLTNN) - Có mấy hình thức TCLTNN? - Nêu đặc điểm của các hình thức TCLTNN. HS thực hiện cá nhân GV có thể giải thích và hướng dẫn thêm nếu thấy cần thiết. b) HS thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện cá nhân, chuẩn bị trả lời các câu hỏi. c) GV tổ chức cho HS trả lời và thảo luận chung cả lớp. Gọi HS trả lời, các HS khác lắng nghe và bổ sung, thảo luận thêm. d) GV chốt kiến thức; nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện của HS. | III. Một số hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp - Hình thức TCLTNN cho phép sử dụng hợp lí các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của các nước, các vùng, từ đó nâng cao hiệu quả kinh tế trong quá trình sản xuất. - Các hình thức chủ yếu: Trang trại, vùng NN. 1. Trang trại - Trang trại là hình thức sản xuất cơ sở trong nông nghiệp, được hình thành trong thời kì CNH, nó thay thế cho kinh tế tiểu nông tự cung, tự cấp. - Mục đích: Sản xuất hàng hóa trên cơ sở thâm canh, chuyên môn hóa. 2. Vùng nông nghiệp - Vùng nông nghiệp là hình thức tổ chức cao nhất trong tổ chức lãnh thổ NN. - Được hình thành, phát triển trên cơ sở đồng nhất về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội nhằm tiến hành phân bố hợp lí cây trồng, vật nuôi và hình thành các vùng chuyên môn hóa NN. => Ngoài ra còn có các hình thức khác như: Nông trường, hợp tác xã… |
Hoạt động 5. Luyện tập
1. Mục tiêu
Nhằm củng cố lại kiến thức đã học; rèn luyện kĩ năng bài học góp phần hình thành
2. Phương thức: Hoạt động cá nhân
3. Tổ chức hoạt động
a) GV giao nhiệm vụ cho HS:
- Vẽ sơ đồ các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố nông nghiệp.
- Phân biệt những đặc điểm cơ bản của các hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp.
b) HS thực hiện nhiệm vụ tại lớp. Trường hợp hết thời gian GV hướng dẫn HS học ở nhà.
c) GV kiểm tra kết quả thực hiện của HS. Điều chỉnh kịp thời những vướng mắc của HS trong quá trình thực hành
Hoạt động 6. Vận dụng
1. Mục tiêu: Giúp HS vận dụng hoặc liên hệ kiến thức đã học được vào một vấn đề cụ thể của thực tiễn về vai trò và một số hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp.
2. Nội dung: GV hướng dẫn HS tự đặt vấn đề để liên hệ hoặc vận dụng.
Trường hợp HS không tìm được vấn đề để liên hệ hoặc vận dụng; GV có thể yêu cầu HS chọn 1 trong 2 nhiệm vụ sau:
- Tìm hiểu vai trò của nông nghiệp ở địa phương.
- Tìm hiểu các hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp của địa phương.
3. Đánh giá: GV khuyến khích, động viên các HS làm bài.