CHƯƠNG VIII: ĐỊA LÍ CÔNG NGHIỆP
Tiết 36 - Bài 31: VAI TRÒ VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA CÔNG NGHIỆP. CÁC NHÂN
TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ CÔNG NGHIỆP
Tiết 36 - Bài 31: VAI TRÒ VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA CÔNG NGHIỆP. CÁC NHÂN
TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ CÔNG NGHIỆP
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
-Trình bày được vai trò và đặc điểm của sản xuất công nghiệp.
- Phân tích được ảnh hưởng của các nhân tố tự nhiên và kinh tế - xã hội đến sự phát triển và phân bố công nghiệp.
2. Kĩ năng
- Biết phân tích và nhận xét sơ đồ về đặc điểm phát triển và ảnh hưởng của các điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội đối với sự phát triển và phân bố công nghiệp.
3. Thái độ
- HS nhận thức được công nghiệp nước ta chưa phát triển mạnh, trình độ khoa học và công nghệ còn thua kém nhiều nước trên thế giới và khu vực, đòi hỏi có sự nổ lực cố gắng của các em.
4. Định hướng các năng lực được hình thành
- Năng lực chung: năng lực tư duy, giải quyết vấn đề.
- Năng lực chuyên biệt: năng lực sử dụng bản đồ, phân tích sơ đồ, tư duy tổng hợp theo lãnh thổ.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Đối với giáo viên
- Bản đồ công nghiệp thế giới.
- Một số tranh ảnh về hoạt động công nghiệp.
- Sơ đồ về sản xuất công nghiệp trang 119 phóng to.
- Máy chiếu và các phương tiện khác (nếu có).
2. Đối với học sinh
- Đồ dùng học tập.
- Thực hiện các dự án đã được phân công và chuẩn bị báo cáo.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
Ổn định lớp ……………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
2. Kiểm tra bài cũ ( Chấm bài thực hành)
3. Các hoạt động học tập
Hoạt động 1: Đặt vấn đề
a) GV yêu cầu HS thảo luận và trả lời câu hỏi:
- Ngành CN có vai trò và đặc điểm như thế nào?
- Sự phát triển và phân bố của công nghiệp chịu tác động của các nhân tố nào?
Bằng kiến thức đã học, hãy nêu hiểu biết của bản thân về vai trò và đặc điểm của ngành CN. Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố công nghiệp.
b) HS thực hiện và ghi ra giấy nháp.
c) GV gọi 01 HS báo cáo, các HS khác trao đổi và bổ sung thêm.
d) GV sử dụng nội dung HS trả lời để tạo ra tình huống có vấn đề và dẫn dắt vào ND bài học.
Hoạt động 2: Tìm hiểu vai trò và đặc điểm của công nghiệp
1. Mục tiêu
- Trình bày được vai trò và đặc điểm của sản xuất công nghiệp.
- Kĩ năng phân tích sơ đồ về tính giai đoạn trong sản xuất CN.
2. Phương thức
- Phương pháp nêu vấn đề, đàm thoại gợi mở, sử dụng sơ đồ.
- Thảo luận cặp đôi.
3. Tổ chức hoạt động
Hoạt động của giáo viên và học sinh | Nội dung chính | ||||||
GV có thể tách ra thành 2 hoạt động nhỏ: 2.1. Tìm hiểu vai trò của công nghiệp; 2.2. Tìm hiểu đặc điểm của ngành công nghiệp. 2.1. Tìm hiểu vai trò của công nghiệp a) GV giao nhiệm vụ cho HS - GV yêu cầu HS dựa vào SGK và vốn hiểu biết của bản thân trả lời các câu hỏi sau: + Theo em, ngành công ghiệp có vai trò gì? + Lấy ví dụ về sp của ngành CN mà em và gia đình đang sử dụng. b) HS thực hiện nhiệm vụ: HS làm việc trao đổi theo cặp đôi chuẩn bị báo cáo GV, trao đổi với cả lớp về kết quả thực hiện. - GV quan sát và điều chỉnh nhiệm vụ học tập cho phù hợp với đối tượng HS. c) GV tổ chức cho HS báo cáo kết quả và thảo luận chung cả lớp. - Đại diện HS trả lời nội thảo luận, GV chuẩn kiến và mở rộng: CNH là quá trình chuyển từ kinh tế nông nghiệp sang kinh tế dựa vào cơ bản sản xuất công nghiệp. d) GV chuẩn kiến thức cho hs và đánh giá kq thực hiện của HS. - GV hướng dẫn thêm bằng các câu hỏi: + Tại sao tỉ trọng của công nghiệp trong cơ cấu GDP là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá trình độ phát triển kinh tế của một nước? (Gợi ý: Vì có nhiều vai trò to lớn....) + Nêu hiểu biết về quá trình công nghiệp hóa. + GV liên hệ Việt Nam. | I. Vai trò và đặc điểm của công nghiệp 1. Vai trò Đóng vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân vì: - Sản xuất ra một khối lượng của cải vật chất rất lớn. - Cung cấp hầu hết các tư liệu sản xuất, xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật cho tất cả các ngành kinh tế. - Tạo ra sản phẩm tiêu dùng nhằm nâng cao đời sống xã hội. - Thúc đẩy sự phát triển của nhiều ngành kinh tế khác. - Tạo điều kiện khai thác có hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên. - Tạo khả năng mở rộng sản xuất, thị trường lao động. - Tạo nhiều việc làm, tăng thu nhập. - Củng cố an ninh quốc phòng. - Chỉ tiêu để đánh giá trình độ phát triển của một nước. | ||||||
2.2. Tìm hiểu đặc điểm của ngành công nghiệp a) GV giao nhiệm vụ cho HS - GV Yêu cầu hs khai thác kênh chữ SGK-T119 và kiến thức của bản thân để trả lời các câu hỏi: + Dựa vào sơ đồ về sản xuất công nghiệp SGK - T119, hãy nêu rõ hai giai đoạn của sản xuất công nghiệp. Hai giai đoạn có đặc điểm nào giống nhau? Lấy ví dụ. + Hãy lấy ví dụ để chứng minh sản xuất công nghiệp có tính tập trung cao độ. Vì sao sản xuất công nghiệp có thể tập trung được như vậy? + Hãy lấy ví dụ để chứng minh sản xuất công nghiệp bao gồm nhiều ngành phức tạp, được phân công tỉ mỉ và có sự phối hợp giữa nhiều ngành để tạo ra sản phẩm. Các ngành công nghiệp được phân loại như thế nào? b) HS thực hiện nhiệm vụ: HS làm việc cá nhân, suy nghĩ; chuẩn bị báo cáo GV, trao đổi với cả lớp về kết quả thực hiện. c) GV tổ chức cho HS báo cáo kết quả và thảo luận chung cả lớp. - GV gọi hs trình bày, các hs khác lắng nghe, thảo luận và bổ sung thêm. d) GV chuẩn hóa kiến thức, nhận xét và đánh giá kết quả thực hiện của HS. GV phát vấn gợi mở - GV yêu cầu hs theo dõi kênh chữ SGK – T119 (đoạn cuối) nêu cách phân loại ngành CN hiện nay? - HS trả lời. Giáo viên chuẩn kiến thức. - GV liên hệ đến Việt Nam. - GV hướng dẫn hs trả lời phần câu hỏi màu xanh giữa bài, GSK – T120. *Điểm khác nhau giữa nông nghiệp và công nghiệp
| 2. Đặc điểm a. Sản xuất công nghiệp bao gồm hai giai đoạn Giai đoạn 1: Tác động vào đối tượng lao động để tạo ra nguyên liệu. Giai đoạn 2: Chế biến nguyên liệu thành tư liệu sản xuất, sản phẩm tiêu dùng. b. Sản xuất công nghiệp có tính tập trung cao độ -Tập trung tư liệu sản xuất, nhân công và sản phẩm. -Trên một diện tích nhất định có thê xay dựng nhiều xí nghiệp, tập trung nhiều lao động, tạo ra khối lượng sản phẩm lớn. c. Sản xuất công nghiệp bao gồm nhiều ngành phức tạp, được phân công tỉ mỉ và có sự phối hợp giữa nhiều ngành để tạo ra sản phẩm cuối cùng. * Phân loại ngành CN: - Dựa vào tính chất tác động đến đối tượng lao động: công nghiệp khai thác và công nghiệp chế biến. - Dựa vào công dụng kinh tế: công nghiệp nặng và công nghiệp nhẹ. |
Hoạt động 3: Tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển
và phân bố công nghiệp
1. Mục tiêu
- Phân tích được ảnh hưởng của các nhân tố tự nhiên và kinh tế - xã hội đến sự phát triển và phân bố công nghiệp.
- Biết phân tích và nhận xét sơ đồ về đặc điểm phát triển và ảnh hưởng của các điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội đối với sự phát triển và phân bố công nghiệp.
2. Phương thức
- Phương pháp nêu vấn đề, đàm thoại gợi mở, sử dụng sơ đồ.
- Thảo luận nhóm.
3. Tổ chức hoạt động
Hoạt động của giáo viên và học sinh | Nội dung chính |
a) GV giao nhiệm vụ cho HS GV chia lớp thành 5 nhóm, sau đó yêu cầu hs dựa vào sơ đồ các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố ngành CN SGK-T210 và vốn hiểu biết để giao nhiệm vụ: - Nhóm 1: Phân tích ảnh hưởng của vị trí. Lấy ví dụ thực tế ở địa phương để chứng minh. - Nhóm 2: Phân tích sự ảnh hưởng của khoáng sản, khí hậu và nước. Lấy ví dụ thức tế ở địa phương để chứng minh. - Nhóm 3: Phân tích sự ảnh hưởng của đất, rừng và biển. Lấy ví dụ thực tế ở địa phương để chứng minh. - Nhóm 4: Phân tích sự ảnh hưởng của dân cư - lao động và tiến bộ khoa học kĩ thuật. Lấy ví dụ thực tế ở địa phương để chứng minh. - Nhóm 5: Phân tích ảnh hưởng của thị trường, cơ sở vật chất –kĩ thuật và đường lối chính sách. Lấy ví dụ thực tế để chứng minh. b) HS thực hiện nhiệm vụ: - Các nhóm thực hiện nhiệm vụ (5 phút). Cùng thời gian, GV gọi 05 hs lên bảng ghi kết quả thực hiện lên bảng, các hs khác ghi vào vở. - Trong quá trình thực hiện, GV quan sát và điều chỉnh nhiệm vụ học tập cho phù hợp với đối tượng HS. c) GV tổ chức cho HS báo cáo kết quả bằng cách các HS nhận xét và bổ sung kết quả của 05 HS ghi lên bảng. d) GV chuẩn hóa kiến thức, nhận xét và đánh giá kết quả thực hiện của HS. - GV có thể mở rộng, liên hệ đến VN: Ngành CN khai thác và tuyển than nước ta tập trung ở Quảng Ninh – nơi chiếm 94% trữ lượng than cả nước; hay nhà máy xi măng lớn nươc ta đều được xây dựng ở nơi có nguồn đá vôi phong phú như Hoàng Thạch (Hải Dương), Bỉm Sơn (Thanh Hóa), Chinh Fong (Hải Phòng), Hà Tiên 1 (Kiên Giang),…. | II. Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát và phân bố công nghiệp 1.Vị trí địa lí Tác động rất lớn đến việc lựa chọn các nhà máy, các khu CN, khu chế xuất. 2. Tự nhiên - Khoáng sản: Chi phối tới quy mô, cơ cấu và tổ chức các xí nghiệp công nghiệp. - Khí hậu và nước: vừa tác động trực tiếp vừa tác động gián tiếp. - Đất, rừng, biển: + Đất tạo mặt bằng để xây dựng xí nghiệp. + Rừng, biển cung cấp nguyên liệu… 3. Nhân tố kinh –xã hội - Dân cư-lao động: trình độ lao động cho phép phát triển và phân các ngành công nghiệp phù hợp. - Tiến bộ khoa học-kĩ thuật: cho phép khai thác, sử dụng tài nguyên, phân bố các ngành công nghiệp hợp lí. Nâng cao năng suất, chất lượng. - Thị trường: tác động tới hướng chuyên môn hóa sản phẩm. - Cơ cở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật: tạo cơ sở cho sự phát triển công nghiệp - Đường lối chính sách: định hướng, chỉ đạo chiến lược phát triển. |
Hoạt động 4. Luyện tập
1. Mục tiêu
- Nhằm củng cố lại kiến thức đã học; rèn luyện kĩ năng được hình thành trong bài học.
2. Phương thức
- Hoạt động các nhân.
3. Tổ chức hoạt động
a) GV giao nhiệm vụ cho HS:
- Gạch dàn ý vai trò của ngành CN. (Tại sao nói ngành CN có vai tròtrò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân?)
- Trình bày đặc điểm ngành CN. Phân biệt tính chất hai giai đoạn trong sx CN.
- Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố CN.
b) HS thực hiện nhiệm vụ tại lớp. Trường hợp hết thời gian GV hướng dẫn hs học ở nhà.
c) GV kiểm tra kết quả thực hiện của HS. Điều chỉnh kịp thời vướng mắc của HS trong quá trình thực hiện.
Hoạt động 5. Vận dụng
1. Mục tiêu
- Giúp hs vận dụng hoặc liên hệ kiến thức đã học được vào một vấn đề cụ thể của thực tiễn về vai trò, đặc điểm ngành CN; các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố CN.
2. Nội dung
GV hướng dẫn HS tự đặt vấn đề hoặc liên hệ để vận dụng
- Trường hợp GV không tìm được vấn đề để liên hệ hoặc vận dụng, GV có thể yêu cầu HS chọn 1 trong 2 nhiệm vụ sau:
+ Tìm hiểu vai trò và đặc điểm của ngành CN ở địa phương.
+ Các nhà máy, xí nghiệp được xây dựng ở địa phương dựa trên các yếu tố (thế mạnh) nào?
3. Đánh giá
- GV khuyến khích, động viên HS làm bài và nhận xét sản phẩm của HS.