Tiết 8- BÀI 8
TÁC ĐỘNG CỦA NỘI LỰC ĐẾN ĐỊA HÌNH BỀ MẶT TRÁI ĐẤT
TÁC ĐỘNG CỦA NỘI LỰC ĐẾN ĐỊA HÌNH BỀ MẶT TRÁI ĐẤT
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Hiểu khái niệm nội lực và nguyên nhân sinh ra nội lực
- Phân tích các tác động của vận động theo phương thẳng đứng và phương nằm ngang đến địa hình bề mặt Trái Đất.
2. Kỹ năng
- Quan sát và nhận biết được kết quả của các vận động kiến tạo đến địa hình bề mặt Trái Đất qua tranh ảnh, hình vẽ.
3. Thái độ
- Hiểu rõ các hiện tượng địa lí tự nhiên.
- Có thái độ học tập nghiêm túc.
4. Định hướng các năng lực được hình thành
- Năng lực giải quyết vấn đề; năng lực hợp tác; năng lực ứng dụng CNTT.
- Năng lực tư duy tổng hợp theo lãnh thổ; sử dụng lược đồ.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Đối với giáo viên
- Hình ảnh về nếp uốn, địa hào, địa lũy..
- Bản đồ tự nhiên trên Trái Đất.
- Máy chiếu và các phương tiện khác.
2. Đối với học sinh
- Thực hiện các dự án được phân công và chuẩn bị báo cáo.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1.Ổn định lớp ..............................................................................................................
......................................................................................................................................
2. Kiểm tra bài cũ
? So sánh sự khác nhau giữa lớp vỏ lục địa và lớp vỏ đại dương.
? Trình bày những nội dung chính của thuyết kiến tạo mảng.
Các hoạt động học tập
Hoạt động 1: Đặt vấn đề
a) GV yêu cầu HS quan sát bản đồ tự nhiên thế giới và trả lời câu hỏi: Cho biết Biển Đỏ nằm ở đâu? Tại sao lại hình thành nên Biển Đỏ?
b) HS thực hiện và ghi ra giấy nháp, chuẩn bị để báo cáo trước lớp.
c) GV gọi 01 HS báo cáo, các HS khác trao đổi và bổ sung thêm.
d) GV sử dụng nội dung HS trả lời để tạo ra tình huống có vấn đè và dắt dẫn vào nội dung bài học.
Hoạt động 2: Tìm hiểu nội lực
1. Mục tiêu
- Trình bày được khái niệm nội lực, nguyên nhân sinh ra nội lực.
- Kĩ năng nhận biết
2. Phương thức
- Phương pháp nêu vấn đề.
- Thảo luận nhóm
3. Tổ chức hoạt động
Hoạt động của giáo viên và học sinh | Nội dung chính |
a) GV giao nhiệm vụ cho HS Đọc nội dung SGK trang 29 trả lời các câu hỏi sau: - Thế nào là nội lực? - Nguồn năng lượng sinh ra nội lục chủ yếu là các nguồn năng lượng nào? Học sinh thực hiện theo nhóm, thời gian 5 phút. b) HS thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện các nhân, sau đó trao đổi nhóm và chuẩn bị báo cáo GV, sau đó trao đổi với lớp về kết quả thực hiện. Trong quá trình thực hiện GV quan sát và điều chỉnh nhiệm vụ học tập cho phù hợp với đối tượng HS. c) GV tổ chức cho HS báo cáo kết quả và thảo luận chung cả lớp. Gọi một nhóm đại diện báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ; các HS khác lắng nghe và bổ sung, thảo luận thêm. d) GV chốt kiến thức; nhận xét đánh giá kết quả thực hiện của HS. - GV bổ sung thêm + Những vận động nội sinh chủ yếu là vận động dâng lên của vật chất nhẹ và lắng xuống của vật chất nặng. Những nơi vật chất nhẹ dâng lên thì mặt đất được nâng lên, những nơi vật chất nặng lắng xuống thì mặt đất hạ xuống. + Các vận động nâng lên và hạ xuống đã sinh ra lục địa và hải dương nên gọi là vận động tạo lục. | I. Nội lực - Là lực phát sinh từ bên trong Trái Đất - Nguồn năng lượng sinh ra nội lực chủ yếu là nguồn năng lượng trong lòng Trái Đất như năng lượng của sự phân hủy các chất phóng xạ, sự dịch chuyển của các dòng vật chất theo quy luật của trọng lực, năng lượng của các phản ứng hóa học... |
Hoạt động 3: Tìm hiểu tác động của nội lực
1. Mục tiêu
- Hiểu và trình bày tác động của nội lực đến địa hình bề mặt Trái Đất thông qua các vấn động kiến tạo; kết quả của nó đến địa hình bề mặt Trái Đất.
- Hiểu và trình bày vận động theo phương thẳng đứng và vận động theo phương nằm ngang.
- Kĩ năng nhận xét, phân tích lược đồ, tranh ảnh.
- Kĩ năng nhận biết
2. Phương thức
- Phương pháp giải quyết vấn đề, phân tích lược đồ.
- Thảo luận nhóm
3. Tổ chức hoạt động
Hoạt động của giáo viên và học sinh | Nội dung chính |
a) GV giao nhiệm vụ cho HS Đọc nội dung SGK trang 29 trả lời các câu hỏi sau: - Tác động của nội lực đến địa hình bề mặt Trái Đất thông qua các vận động nào? Kết quả là gì? Học sinh thực hiện theo nhóm, thời gian 5 phút. b) HS thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện các nhân, sau đó trao đổi nhóm và chuẩn bị báo cáo GV, sau đó trao đổi với lớp về kết quả thực hiện. Trong quá trình thực hiện GV quan sát và điều chỉnh nhiệm vụ học tập cho phù hợp với đối tượng HS. c) GV tổ chức cho HS báo cáo kết quả và thảo luận chung cả lớp. Gọi một nhóm đại diện báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ; các HS khác lắng nghe và bổ sung, thảo luận thêm. d) GV chốt kiến thức; nhận xét đánh giá kết quả thực hiện của HS. Nội dung 1: Vận động theo phương thẳng đứng a) GV giao nhiệm vụ cho HS Đọc nội dung SGK trang 29 trả lời các câu hỏi sau: - Thế nào là vận động theo phương thẳng đứng? Kết quả của vận động theo phương thẳng đứng? - Vận động theo phương thẳng đứng còn xảy ra hay không? Học sinh thực hiện theo nhóm, thời gian 10 phút. b) HS thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện các nhân, sau đó trao đổi nhóm và chuẩn bị báo cáo GV, sau đó trao đổi với lớp về kết quả thực hiện. Trong quá trình thực hiện GV quan sát và điều chỉnh nhiệm vụ học tập cho phù hợp với đối tượng HS. c) GV tổ chức cho HS báo cáo kết quả và thảo luận chung cả lớp. Gọi một nhóm đại diện báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ; các HS khác lắng nghe và bổ sung, thảo luận thêm. d) GV chốt kiến thức; nhận xét đánh giá kết quả thực hiện của HS. Nội dung 2: Vận động theo phương nằm ngang a) GV giao nhiệm vụ cho HS Đọc nội dung SGK trang 29 và 30; quan sát các hình vẽ 8.1; 8.2; 8.3; 8.4; 8.5 trả lời các câu hỏi sau: - Thế nào là vận động theo phương nằm ngang? Kết quả của vận động theo phương thẳng ngang? - So sánh hiện tượng uốn nếp và đứt gãy? Học sinh thực hiện theo nhóm, thời gian 20 phút. b) HS thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện các nhân, sau đó trao đổi nhóm và chuẩn bị báo cáo GV, sau đó trao đổi với lớp về kết quả thực hiện. Trong quá trình thực hiện GV quan sát và điều chỉnh nhiệm vụ học tập cho phù hợp với đối tượng HS. c) GV tổ chức cho HS báo cáo kết quả và thảo luận chung cả lớp. Gọi một nhóm đại diện báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ; các HS khác lắng nghe và bổ sung, thảo luận thêm. d) GV chốt kiến thức; nhận xét đánh giá kết quả thực hiện của HS. - GV: giải thích hiện tượng uốn nếp. Khi TĐ có quá trình hạ thấp, hình thành bồ trũng ngập nước, tích tụ sản phẩm phá huỷ từ KV cao hơn cùng với sản phẩm tại chỗ của nó, qua thời gian biển đổi thành đá trầm tích, lực ép theo phương nằm ngang làm các lớp đá bị xô ép hình thành nếp lồi hoặc nếp lõm. | II. Tác động của nội lực - Tác động của nội lực đến địa hình bề mặt Trái Đất thông qua các vận động kiến tạo. - Kết quả: làm cho các lục địa nâng lên hay hạ xuống, các lớp đất đá bị uốn nếp hay đứt gãy, gây ra hiện tượng động đất, núi lửa... 1. Vận động theo phương thẳng đứng - Vận động của vỏ Trái Đất theo phương thẳng đứng (còn gọi là vận động nâng lên và hạ xuống) xảy ra rất chậm và trên một diện tích lớn. - Kết quả: + Làm cho bộ phận này của lục địa được nâng lên, trong khi bộ phận khác lại bị hạ xuống, sinh ra hiện tượng biển tiến và biển thoái. + Vận động nâng lên và hạ xuống của vỏ Trái Đất hiện nay vấn tiếp tục xảy ra (dẫn chứng) 2. Vận động theo phương nằm ngang. - Là vận động làm cho vỏ Trái Đất bị nén ép ở khu vực này và tách dãn ở khu vực kia gây ra hiện tượng uốn nếp, đứt gãy. a) Hiện tượng uốn nếp: - Khái niệm: Các lớp đất đá uốn thành nếp nhưng không phá vỡ tính chất liên tục của chúng. - Nguyên nhân: Do các lực nén ép thep phương nằm ngang. - Kết quả : + Cường độ nén ép ban đầu còn yếu tạo thành các nếp uốn. + Về sau cường độ càng mạnh toàn bộ khu vực bị nén ép dâng cao. Sau đó dưới tác động của các quá trình ngoại lực tạo thành miền núi uốn nếp. b) Hiện tượng đứt gãy : - Khái niệm: Các lớp đá cứng bị gãy, đứt ra, dịch chuyển ngược hướng nhau theo phương gần thẳng đứng hoặc nằm ngang. - Kết quả : + Tạo ra hẻm vực, thung lũng (đứt gãy sông Hồng) + Sự dịch chuyển với biên độ lớn sẽ làm cho các lớp đá có bộ phận trồi lên, có bộ phận sụt xuống, sinh ra các địa lũy, địa hào (dẫn chứng) |
Hoạt động 4: Luyện tập
1. Mục tiêu
Nhằm củng cố lại kiến thức đã học, rèn luyện kĩ năng bài học góp phần hình thành.
2. Phương thức: Hoạt động cá nhân
3. Tổ chức hoạt động
a) GV giao nhiệm vụ cho HS:
- Dựa vào kiến thức đã học trong bài hoàn thành bảng theo mẫu sau:
Vận động kiến tạo | Khái niệm | Tác động của vận động đến địa hình |
b) HS thực hiện nhiệm vụ tại lớp.Trường hợp hết thời gian GV hướng dẫn HS học ở nhà.
c) GV kiểm tra kết quả thực hiện của HS. Điều chỉnh kịp thời những vướng mắc của HS trong quá trình thực hiện.
Hoạt động 5: Vận dụng
1. Mục tiêu: giúp HS vận dụng hoặc liên hệ kiến thức đã được học vào một vấn đề cụ thể của thực tiến về tác động của nội lực đến địa hình bề mặt Trái Đất thông qua các vận động kiến tạo.
2. Nội dung: GV hướng dẫn HS tự đặt vấn đề liên hệ hoặc vận dụng.
3. Đánh giá: GV khuyến khích, động viên các HS làm bài và nhận xét sản phẩm của HS.
Đính kèm
Sửa lần cuối: