Giáo án môn Địa lí lớp 10, tiết 9: Tác động của ngoại lực đến địa hình bề mặt Trái đất(tiết 1)

Văn Học

Cộng tác viên
Điểm
1,506
Tiết 9 – Bài 9: TÁC ĐỘNG CỦA NGOẠI LỰC ĐẾN ĐỊA HÌNH
BỀ MẶT TRÁI ĐẤT(tiết 1)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức


- Trình bày được khái niệm ngoại lực, nguyên nhân của ngoại lực.

- Phân tích được tác động của ngoại lực đến sự hình thành địa hình bề mặt Trái Đất.

- Biết một số thiên tai do tác động của ngoại lực gây ra.

2. Kĩ năng

Nhận xét tác động của ngoại lực qua tranh ảnh.

3. Thái độ


- Có cái nhìn khoa học về các hệ quả của tác động ngoại lực đến địa hình bề mặt Trái Đất.

4. Định hướng các năng lực được hình thành:

- Năng lực giải quyết vấn đề; năng lực hợp tác

- Năng lực tư duy tổng hợp theo lãnh thổ; sử bản đồ, lược đồ.

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

1. Đối với giáo viên


Tranh ảnh thể hiện sự tác động của các quá trình ngoại lực.

2. Đối với học sinh

- Đọc trước nội dùng bài học

III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

1. Ổn định lớp
..........................................................................................................

...................................................................................................................................

2. Kiểm tra bài cũ

Nội lực là gì? Nguyên nhân sinh ra nội lực?

(nội lực là lực phát sinh ở bên trong TĐ; Nguyên nhân sinh ra nội lực là nguồn năng lượng ở bên trong TĐ như: năng lượng của sự phân hủy các chất phóng xạ, sự dịch chuyển của các dòng vật chất theo trọng lực, năng lượng của các phản ứng hóa học)

3. Các hoạt động học tập

Hoạt động 1: Đặt vấn đề

Để tạo nên địa hình, ngoài tác động của nội lực còn có sự đóng góp của ngoại lực. Ngoại lực là gì và cơ chế hoạt động của ngoại lực thế nào? Vấn đề đó sẽ được đề cập đến trong bài "Tác động của ngoại lực đến địa hình bề mặt Trái Đất".

Hoạt động 2: Tìm hiểu về ngoại lực

1. Mục tiêu

- Trình bày được khái niệm ngoại lực, nguyên nhân của ngoại lực.

2. Phương thức:

-
Đàm thoại gợi mở, nêu và giải quyết vấn đề













3. Tổ chức hoạt động


Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung chính
a. Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh:
Yêu cầu HS quan sát tranh ảnh về sự tác động của gió, mưa, nước chảy...Kết hợp nội dung sgk hãy cho biết khái niệm ngoại lực và nguyên nhân sinh ra ngoại lực?
- Em hãy so sánh sự khác nhau giữa ngoại lực và nội lực?
b. Học sinh thực hiện nhiệm vụ:

c. GV tổ chức cho HS báo cáo kết quả và thảo luận chung cả lớp:
- Gọi 2 HS báo cáo kết quả, các học sinh khác nhận xét bổ sung.
d. Giáo viên chuẩn kiến thức, nhận xét đánh giá kết quả thực hiện của học sinh.
I. NGOẠI LỰC
- Khái niệm: Ngoại lực là lực có nguồn gốc từ bên trên bề mặt Trái Đất.
- Nguyên nhân: Nguồn năng lượng sinh ra ngoại lực là nguồn năng lượng của bức xạ Mặt Trời.





Hoạt động 3: Tìm hiểu về tác động của ngoại lực

1. Mục tiêu:

- Phân tích được tác động của quá trình phong hóa đến sự hình thành địa hình bề mặt Trái Đất.

2. Phương thức:

- Phương pháp đàm thoại gợi mở, nêu và giải quyết vấn đề

3. Tổ chức hoạt động

Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung chính
a. Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh
- GV: yêu cầu HS cho biết quá trình phong hóa là gì? Chia lớp thành 3 nhóm, làm việc theo bàn và giao nhiệm vụ cụ thể:
+ Nhóm 1: Về phong hóa lí học?
+ Nhóm 2: Về phong hóa hóa học?
+ Nhóm 3: về phong hóa sinh học?
(Yêu cầu trình bày đặc điểm chủ yếu: nguyên nhân, kết quả và trả lời các câu hỏi trong SGK)
b. Học sinh thực hiện nhiệm vụ:
- Học sinh thực hiện cá nhân sau đó trao đổi theo cặp và chuẩn bị báo cáo kết quả.
- Trong quá trình thực hiện GV quan sát và điều chỉnh nhiệm vụ học tập cho phù hợp với đối tượng học sinh
c. GV tổ chức cho HS báo cáo kết quả và thảo luận chung cả lớp:
- Gọi các nhóm báo cáo kết quả, các nhóm khác nhận xét bổ sung.
d. Giáo viên chuẩn kiến thức, nhận xét đánh giá kết quả thực hiện của học sinh.
* Vì bề mặt TĐ là nơi tập trung nhiều nhất các tác nhân phong hóa.

* Miền khô nóng dao động nhiệt độ lớn; miền lạnh diễn ra sự đóng băng, tan băng (tác nhân phong hóa lí học chủ yếu)
* Động Phong Nha (Q Bình)
Không khí, nước và những chất khoáng hoà tan trong nước.. tác dụng vào đá và khoáng vật xẩy ra các phản ứng khác nhau
* Vì sao rễ cây có thể làm cho đá bị phá hủy (nghiên cứu kĩ hình 9.3)
- Sự lớn lên của rễ cây, tạo sức ép vào vách khe nứt làm đá vỡ
- Sinh vật Tiết ra khí cacbonic, axit hữu cơ..
II. TÁC ĐỘNG CỦA NGOẠI LỰC
Tác động của ngoại lực đến địa hình bề mặt Trái Đất thông qua các quá trình ngoại lực đó là phá huỷ ở chỗ này bồi tụ ở chỗ kia do sự thay đổi nhiệt độ, nước chảy, sóng biển ……
1. Quá trình phong hóa
- Là quá trình phá hủy, làm biến đổi các loại đá và khoáng vật do tác động của sự thay đổi nhiệt độ, nước, ôxi, khí CO2, các loại axit có trong thiên nhiên và sinh vật.
- Xẩy ra mạnh nhất trên bề mặt Trái Đất.
a. Phong hóa lí học
- Khái niệm: Là sự phá hủy đá thành các khối vụn có kích thước khác nhau, không làm biến đổi màu sắc, thành phần hóa học của chúng.
- Nguyên nhân chủ yếu:
+ Sự thay đổi nhiệt độ.
+ Sự đóng băng của nước.
+ Tác động của con người
- Kết quả: đá nứt vỡ.. (Địa cực và hoang mạc)
b. Phong hóa hóa học
- Khái niệm: Là quá trình phá hủy, chủ yếu làm biến đổi thành phần, tính chất hóa học của đá và khoáng vật.
- Nguyên nhân: Tác động của chất khí, nước, các chất khoáng chất hòa tan trong nước...
- Kết quả: Đá và khoáng vật bị phá huỷ, biến đổi thành phần, tính chất hoá học
Diễn ra mạnh nhất ở miền khí hậu XĐ, gió mùa ẩm (dạng địa hình catxtơ ở miền đá vôi)
c. Phong hóa sinh học
- KN: Là sự phá hủy đá và khoáng vật dưới tác động của sinh vật: Vi khuẩn, nấm, rễ cây.
- Nguyên nhân: sự lớn lên của rễ cây, sự bài Tiết các chất.
- Kết quả:
+ Đá bị phá hủy về mặt cơ giới.
+ Bị phá hủy về mặt hóa học.
Hoạt động 4: Luyện tập

1. Mục tiêu

- Nhằm củng cố lại kiến thức đã học, rèn luyện kĩ năng bài học góp phần hình thành

2. Phương thức: hoạt động cá nhân.

3. Tổ chức hoạt động

a. Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh:

Lập bảng so sánh giữa phong hóa lí học, hóa học về các chỉ tiêu sau:

- Khái niệm.

- Nguyên nhân.

- Kết quả.

b. Học sinh thực hiện nhiệm vụ tại lớp.

c. Giáo viên kiểm tra kết quả thực hiện của học sinh.



Hoạt động 5: Vận dụng

1. Mục tiêu: giúp học sinh vận dụng, liên hệ kiến tức đã học vào thực tiễn.

2. Nội dung: GV hướng dẫn học sinh tự đặt vấn đề liên hệ hoặc vận dụng.

- Tìm hiểu tác động của quá trình phong hóa đến địa hình nước ta.

3. Đánh giá: GV khuyến khích, động viên học sinh làm bài và nhận xét sản phẩm của học sinh.
 

Đính kèm

Sửa lần cuối:

Xếp hạng chủ đề

Tạo
Văn Học,
Trả lời
0
Lượt xem
572

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng - GAC

Diễn đàn GAC - Giáo Án Chuẩn, nơi các Giáo viên, Phhs có thể tìm kiếm và chia sẻ những tài liệu giáo dục, những câu chuyện nghề nghiệp. Và cùng nhau thảo luận các chủ đề nuôi dạy con trẻ, chăm sóc sức khỏe, kinh doanh, du lịch, cuộc sống, tình yêu, hạnh phúc gia đình,...
Back
Top