Chủ đề 5: TƯỞNG TƯỢNG VỚI HÌNH TRÒN, HÌNH VUÔNG, HÌNH TAM GIÁC, HÌNH CHỮ NHẬT
(3 tiết)
(3 tiết)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: HS nhận ra được một số sự vật có dạng hình tròn, hình vuông, hình chữ nhật, hình tam giác.
2. Kĩ năng: HS biết tạo hình theo trí tưởng tượng từ các hình vuông, hình tròm, hình chữ nhật, hình tam giác.
3. Thái độ: HS giới thiệu, nhận xét và nêu được cảm nhận về sản phẩm của mình, nhóm mình.
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC
- Phương pháp: Sử dụng quy trình Tạo hình 3 chiều.
- Hình thức tổ chức: Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm.
III. ĐỒ DÙNG VÀ PHƯƠNG TIỆN
1. Giáo viên:
- Sách Học Mĩ thuật lớp 2.
- Hình ảnh hoặc đồ vật có dạng hình vuông, tròn, chữ nhật, tam giác.
- Một số sản phẩm được sáng tạo từ hình vuông, tròn, tam giác, chữ nhật.
2. Học sinh:
- Sách Học Mĩ thuật lớp 2.
- Các vật tìm được như đĩa CD hỏng, đĩa giấy…
- Giấy vẽ, màu, giấy màu, kéo, keo.
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
1. Ổn định tổ chức lớp:
2. Kiểm tra đồ dùng học tập:
3. Bài mới:
* Khởi động: Tổ chức cho HS cuộc thi vẽ nhanh các hình cơ bản.
NỘI DUNG | HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN | HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
TIẾT 1, 2 HĐ 1: Tìm hiểu HĐ 2: Thực hiện HĐ 3: Thực hành | - Yêu cầu HS đọc mục tiêu của em. - Tổ chức cho HS hoạt động nhóm. - Yêu cầu HS kể tên các đồ vật có dạng hình vuông, trong, tam giác, chữ nhật trong tự nhiên và trong cuộc sống. - Cho HS quan sát hình 5.1. - Câu hỏi gợi mở: + Em thích đồ vật nào? Đồ vật đó có dạng hình gì? Màu sắc như thế nào? + Em thích hình ảnh nào trong tự nhiên? Hình dạng và màu sắc của hình ảnh đó như thế nào? - GV tóm tắt. + Các sự vật trong thiên nhiên có rất nhiều hình dạng với màu sắc phong phú. Trong đó có nhiều sự vật có dạng hình vuông, trong, tam giác, chữ nhật… + Trong cuộc sống con người cũng tạo ra nhiều đồ vật có dạng hình vuông, tròn, tam giác, chữ nhật… + Từ các hình vuông, tròn, tam giác, chữ nhật… có thể liên tưởng tới các sự vật trong tự nhiên, trong cuộc sống. - Câu hỏi gợi mở: + Từ hình tròn, hình vuông, hình chữ nhật, hình tam giác, em có thể tưởng tượng ra những hình ảnh gì? + Em sẽ sáng tạo ra đồ vật, hình ảnh gì trong tự nhiên? + Em sẽ thực hiện như thế nào? - Yêu cầu HS quan sát hình 5.3 để HS hiểu rõ hơn cách thực hiện tạo hình đồ vật, sự vật. - Yêu cầu HS quan sát hình 5.4 để tham khảo thêm hình ảnh một số sản phẩm sáng tạo. - GV tổ chức cho HS thực hành. + Cho HS vẽ các hình cơ bản từ những hình đó vẽ thêm các chi tiết để tạo các hình ảnh khác. + Cho HS xé, cắt dán các hình cơ bản bằng giấy màu, thêm chi tiết để hình thành sản phẩm mới. + Lựa chọn các vật tìm được, kết hợp với các vật liệu khác để tạo hình sản phẩm mới. | - HS đọc mục tiêu. - HS hoạt động nhóm. - HS kể tên các đồ vật. - HS quan sát. - HS trả lời câu hỏi. - HS lắng nghe. - HS trả lời câu hỏi. - HS quan sát. - HS thực hành. |
TIẾT 3 HĐ 4: Trưng bày, giới thiệu, đánh giá sản phẩm. | - Hướng dẫn HS trưng bày SP. - Hướng dẫn HS thuyết trình SP. - Câu hỏi gợi mở: + Em có cảm nghĩ gì về sản phẩm của mình? Nhóm mình? + Em hãy chia sẽ về SP của mình. + Em thích SP của bạn nào nhất? Vì sao? Em học hỏi được gì từ SP của bạn? - GV chốt lại. - Nhận định kết quả học tập của học sinh, tuyên dương, rút kinh nghiệm… - Hướng dẫn học sinh đánh dấu tích vào vở sau khi nghe nhận xét của GV. - GV đánh dấu tích vào vở của học sinh. VẬN DỤNG SÁNG TẠO Gợi ý HS sử dụng SP vừa tạo được trang trí lớp học hoặc ngôi nhà của mình. | - HS trưng bày SP. - HS thuyết trình SP. - HS lắng nghe. - HS tích vào vở. - HS vận dụng sáng tạo. |
* Dặn dò: Chuẩn bị đồ dùng cho Chủ đề 6: KHU VƯỜN KÌ DIỆU.
Rút kinh nghiệm giờ dạy: ……………………………………………………......
…………………………………………………………………………………….
Nguồn: Tổng hợp.