Chủ đề 10: CỬA HÀNG GỐM SỨ
(3 tiết)
(3 tiết)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: HS nêu được đặc điểm, hình dáng, cách trang trí của một số đồ gốm, sứ như lọ hoa, chậu cảnh, ấm chén, bát đĩa…
2. Kĩ năng: HS nặn và tạo dáng được một số sản phẩm như lọ hoa, chậu cảnh, ấm chén, bát đĩa…
3. Thái độ: Giới thiệu, nhận xét và nêu được cảm nhận về sản phẩm của mình, của bạn.
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC
- Phương pháp: Sử dụng quy trình Tiếp cận theo chủ đề.
- Hình thức tổ chức: Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm.
III. ĐỒ DÙNG VÀ PHƯƠNG TIỆN
1. Giáo viên:
- Sách Học Mĩ thuật lớp 3.
- Hình ảnh về lọ hoa, chậu cảnh, bát đĩa…
- Bài nặn của HS cùng chủ đề.
2. Học sinh:
- Sách Học Mĩ thuật lớp 3.
- Đất nặn, bảng con, dao cắt đất nặn, giấy vẽ, màu…
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
1. Ổn định tổ chức lớp:
2. Kiểm tra đồ dùng học tập:
3. Bài mới:
* Khởi động: GV cho HS quan sát một số tranh về gốm sứ sau đó giới thiệu vào nội dung chủ đề.
NỘI DUNG | HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN | HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
TIẾT 1, 2: HĐ 1: Tìm hiểu | - Yêu cầu HS đọc mục tiêu. - GV chốt lại mục tiêu bài học. - Tổ chức cho HS hoạt động nhóm. - Yêu cầu HS quan sát hình 10.1 và hình ảnh GV chuẩn bị, thảo luận tìm hiểu đặc điểm, hình dáng, màu sắc, các bộ phận, cách trang trí của các đồ gốm, sứ. - Câu hỏi gợi mở: + Đây là đồ vật gì? Đồ vật có những bộ phận nào? Được trang trí bằng họa tiết gì? Màu sắc của nó như thế nào? + Các họa tiết được trang trí ở bộ phận nào của đồ vật? Họa tiết có hình gì? + Đồ vật này được làm bằng chất liệu gì? Nó có thể được nào bằng chất liệu khác không? + Em thích đồ vật bằng gốm, sứ nào nhất? Nó có hình dáng như thế nào? Được trang trí ra sao? - GV tóm tắt. | - HS đọc mục tiêu. - HS lắng nghe. - HS hoạt động nhóm. - HS quan sát, thảo luận. - HS trả lời. - HS lắng nghe. |
HĐ 2: Thực hiện | - Gợi ý HS nêu ý tưởng về cách nặn, tạo dáng và trang trí một đồ vật yêu thích. - Câu hỏi gợi mở: + Em thích nặn đồ vật gì? Nó có hình dáng như thế nào? + Em sẽ trang trí bằng họa tiết gì? Trang trí ở vị trí nào? Có cách nào khác nữa để trang trí đồ vật ấy? + Để nặn được đồ vật em làm như thế nào? - Yêu cầu HS quan sát hình 10.2 hoặc GV nặn minh họa các bước thực hiện để HS nhận biết rõ cách tạo hình đồ vật. - Câu hỏi gợi mở: + Em hãy nêu lại các bước thực hiện nặn và trang trí đồ vật? + Có cách nào khác nữa để trang trí cho đồ vật? Em hãy chọn một cách trang trí khác cho đồ vật đó? - GV tóm tắt cách thực hiện. - Yêu cầu HS quan sát hình 10.3 để có thêm ý tưởng. | - HS trả lời. - HS quan sát. - HS trả lời. - HS đọc ghi nhớ. - HS quán sát. |
HĐ 3: Thực hành | - Tổ chức cho HS hoạt động cá nhân. - Yêu cầu HS nặn tạo dáng và trang trí một số đồ vật. - Tổ chức cho HS hoạt động nhóm. - Hướng dẫn HS hợp tác nhóm trưng bày SP để chuẩn bị giới thiệu SP. | - HS hoạt động cá nhân. - HS nặn tạo dáng và trang trí một số đồ vật. - HS hoạt động nhóm. |
TIẾT 3 HĐ 4: Trưng bày, giới thiệu, đánh giá sản phẩm | - Tổ chức cho HS trưng bày SP. - Hướng dẫn HS thuyết trình SP. - Câu hỏi gợi mở: + Em hãy sắm vai là người bán hàng để thuyết phục khách mua hàng của mình thông qua việc giới thiệu cách làm và ý tưởng trang trí sản phẩm của mình. + Em cũng có thể sắm vai người giới thiệu sản phẩm mĩ nghệ với du khách để quảng bá hình ảnh quê hương mình. + Em có thể chơi trò mua bán để biết cách sử dụng tiền. - GV chốt lại. - Nhận định kết quả học tập của học sinh, tuyên dương, rút kinh nghiệm... - Hướng dẫn học sinh đánh dấu tích vào vở sau khi nghe nhận xét của GV. - GV đánh dấu tích vào vở của học sinh. * VẬN DỤNG SÁNG TẠO Gợi ý HS tạo dáng trang trí một số đồ vật theo ý thích từ các vật liệu tìm được. | - HS trưng bày SP. - HS thuyết trình SP. - HS lắng nghe. - HS tích vào vở. HS vận dụng sáng tạo. |
* Dặn dò: Chuẩn bị đồ dùng cho Chủ đề 11: Tìm hiểu tranh theo chủ đề “VẺ ĐẸP CUỘC SỐNG”.
Rút kinh nghiệm giờ dạy: …………………………………………………….....
……………………………………………………................................................……………………………………………………................................................
Nguồn: Tổng hợp.