Chủ đề 2: MẶT NẠ CON THÚ
(3 tiết)
(3 tiết)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Học sinh nêu được tên và phân biệt được một số mặt nạ con thú.
2. Kĩ năng: HS tạo hình được mặt nạ con thú theo ý thích.
3. Thái độ: Giới thiệu và nhận xét, và nêu cảm nhận về sản phẩm của nhóm mình, của bạn.
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC
- Phương pháp: Sử dụng quy trình xây dựng cốt truyện, tiếp cận theo chủ đề.
- Hình thức tổ chức: Hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân.
III. ĐỒ DÙNG VÀ PHƯƠNG TIỆN
1. Giáo viên
- Sách Học Mĩ thuật lớp 3.
- Một số hình ảnh mặt nạ.
- Hình minh họa cách thực hiện.
2. Học sinh
- Sách Học Mĩ thuật 3.
- Giấy vẽ, màu vẽ, hồ dán, bìa, kéo…
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
1. Ổn định tổ chức lớp: Cả lớp hát 1 bài
2. Kiểm tra đồ dùng học tập
3. Bài mới:
* Khởi động: Gợi ý HS liên tưởng đến tết Trung thu và các món đồ chơi dân gian trong dịp đó để dẫn dắt HS vào bài.
NỘI DUNG | HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN | HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
TIẾT 1, 2 HĐ 1: Tìm hiểu HĐ 2: Thực hiện HĐ 3: Thực hành | - Yêu cầu HS đọc mục tiêu của em. - Tổ chức cho HS hoạt động theo nhóm. - Yêu cầu HS quan sát hình 2.1 để hiểu về vẻ đẹp, hình dáng, chất liệu và sự phong phú, đa dạng của các loại mặt nạ con thú. - Câu hỏi gợi mở: + Trong hình có mặt nạ của những con vật gì? + Có sự đối xứng trong hình dáng của các mặt nạ không? + Màu sắc của các mặt nạ như thế nào? + Mặt nạ thường được làm bằng chất liệu gì? Chúng thường được sử dụng khi nào? + Em thường thấy trên mặt nạ có những nét biểu cảm gì? - GV tóm tắt: + Mặt nạ con thú rất phong phú đa dạng… + Mặt nạ thường được vẽ, tạo hình cân đối theo chiều dọc, màu sắc rực rỡ… + Mặt nạ con thú có thể sử dụng trong các trò chơi dân gian, ngày lễ, Tết… - Nêu câu hỏi gợi mở để HS thảo luận nhóm tìm hiểu cách thức thực hiện tạo hình mặt nạ con thú. - Câu hỏi gợi mở: + Để làm mặt nạ, mũ con thú, em cần chuẩn bị những vật liệu gì? + Em sẽ làm mặt nạ con thú nào? Con thú đó có đặc điểm gì? + Con thú mà em tạo hình có tính cách gì? Em sẽ vẽ như thế nào để thể hiện được nét tính cách đó? + Sau khi đã vẽ được mặt nạ, mũ, em sẽ làm thế nào để sử dụng được chiếc mặt nạ này? - Yêu cầu HS quan sát hình 2.2 để HS tìm hiểu cách làm mặt nạ. - GV tóm tắt cách làm: + Gấp đôi hoặc kẻ trục dọc tờ bìa hoặc tờ giấy a4, vẽ các bộ phận cho bằng nhau và cân đối… + Vẽ màu theo ý thích. + Cắt hình mặt nạ ra khỏi tờ giấy. Có thể làm đai vòng đội đầu hoặc dùng dây chun luồn 2 bên tai. - Yêu cầu HS quan sát hình 2.3 để có thêm ý tưởng sáng tạo về cách làm mặt nạ con thú. - Yêu cầu HS: + Vẽ và trang trí chiếc mặt nạ vào giấy vẽ. + Dán mặt nạ đã tạo hình vào giấy bìa để tạo độ cứng cho mặt nạ. + Cắt hình mặt nạ ra khỏi tờ giấy bìa. Làm dây đeo cho mặt nạ. | - HS đọc mục tiêu. - HS hoạt động nhóm. - HS quan sát. - HS trả lời. + Con thỏ, heo, hổ… + Có đối xứng. + Rực rỡ, tươi sáng… + Giấy bìa, nhựa… + Dịp lễ, Tết… + Vui, cười… - HS lắng nghe. - HS thảo luận câu hỏi. + Giấy, kéo, màu… + Thỏ, mèo… + Nhút nhát, thân thiện… + Dùng dây chun… - HS quan sát. - HS lắng nghe. - HS quan sát. - HS thực hành |
TIẾT 3 HĐ 4: Trung bày, giới thiệu, đánh giá sản phẩm | - Tổ chức cho HS trưng bày SP. - Hướng dẫn HS thuyết trình về SP của mình, nhóm mình. - Câu hỏi gợi mở: + Nhóm của em làm mặt nạ hình con thú nào? + Tính cách của các con thú trong mặt nạ đó là gì? + Em sẽ sử dụng mặt nạ vào những dịp nào? + Em có thể dựa vào những câu chuyện đã đọc về các con thú để xây dựng một vở kịch có lời thoại giữa các con thú không? Lời thoại đó như thế nào? + Em định kể câu chuyện gì về các con thú? + Nhóm em sẽ phân công nhiệm vụ sắm vai các nhân vật cho những bạn nào? Ai sẽ là người giới thiệu, thuyết minh? - GV chốt lại. - Nhận định kết quả học tập của học sinh, tuyên dương, rút kinh nghiệm… - Hướng dẫn học sinh đánh dấu tích vào vở sau khi nghe nhận xét của giáo viên. - GV đánh dấu tích vào vở của học sinh. * VẬN DỤNG SÁNG TẠO GV gợi ý HS làm mặt nạ con thú bằng những chiếc đĩa giấy. | - HS trưng bày SP. - HS thuyết trình SP. + Con thỏ, hổ… + Thỏ nhút nhát, nhanh nhẹn… + Tết Trung thu. - HS lắng nghe. - HS tích vào vở. - HS vận dụng sáng tạo. |
* Dặn dò: Chuẩn bị đồ dùng cho Chủ đề 6: BỐN MÙA
Rút kinh nghiệm giờ dạy: ……………………………………………………......
…………………………………………………………………………………….
Nguồn: Tổng hợp.