Chủ đề 7: LỄ HỘI QUÊ EM
(4 tiết)
(4 tiết)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: HS nhận ra sự đa dạng, phong phú của lễ hội ở các vùng miền khác nhau trên cả nước.
2. Kĩ năng: HS chọn được các hình ảnh tiêu biểu để thể hiện bức tranh chủ đề “Lễ hội quê em”.
3. Thái độ: Giới thiệu, nhận xét và nêu được cảm nhận về sản phẩm của nhóm mình, nhóm bạn.
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC
- Phương pháp: Vận dụng quy trình Vẽ cùng nhau, Tiếp cận theo chủ đề.
- Hình thức tổ chức: Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm.
III. ĐỒ DÙNG VÀ PHƯƠNG TIỆN
1. Giáo viên:
- Sách Học Mĩ thuật lớp 3.
- Một số hình ảnh minh họa phù hợp với nội dung chủ đề.
2. Học sinh:
- Sách Học Mĩ thuật lớp 3.
- Giấy vẽ, giấy màu, màu vẽ, keo, kéo...
- Tranh, ảnh về "Lễ hội".
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
1. Ổn định tổ chức lớp:
2. Kiểm tra đồ dùng học tập:
3. Bài mới:
* Khởi động: Cả lớp hát bài "Sắp đến Tết rồi" hoặc bài thơ, câu đố về ngày Tết, lễ hội và mùa xuân để dẫn dắt HS vào chủ đề.
NỘI DUNG | HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN | HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
TIẾT 1, 2 HĐ 1: Tìm hiểu | - Yêu cầu HS đọc mục tiêu của em. - GV chốt lại mục tiêu bài học. - Tổ chức cho HS hoạt động nhóm. - Gợi ý để HS nhớ lại những trải nghiệm và nêu hiểu biết của bản thân về lễ hội. - Câu hỏi gợi mở: + Kể tên những lễ hội mà em biết hoặc đã từng tham gia. Lễ hội đó diễn ra khi nào? Ở đâu? + Có những hoạt động gì ở lễ hội đó? Cảnh vật, màu sắc ở lễ hội đó như thế nào? + Trang phục của người tham gia lễ hội ra sao? + Em đã từng được tham gia lễ hội nào? Ở đâu? Em tham gia hoạt động gì trong lễ hội? - Yêu cầu HS quan sát hình 7.1 và 7.2. - Câu hỏi gợi mở: + Hãy mô tả các hoạt động của con người trong mỗi bức ảnh. + Nêu nhận xét về trang phục của các nhân vật trong ảnh. + Hãy gọi tên lễ hội thể hiện qua mỗi bức ảnh. + Các bức tranh thể hiện những hoạt động nào trong lễ hội? + Hình ảnh chính và hình ảnh phụ trong các bức tranh là gì? + Màu sắc và hình ảnh trong các bức tranh gợi cho em cảm xúc gì? + Em có nhận xét gì về màu sắc của mỗi bức tranh? Màu sắc và hình ảnh trong bức tranh gợi không khí gì? - Yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ. - GV tóm tắt: (SGV – T67). | - HS đọc mục tiêu. - HS lắng nghe. - HS hoạt động nhóm. - HS trả lời câu hỏi. + Trung thu, chọi gà… - HS quan sát và trả lời câu hỏi. - Hội Lim, chọi gà… + Tươi vui, nhộn nhịp, tưng bừng… - HS đọc ghi nhớ. - HS lắng nghe. |
HĐ 2: Thực hiện | - Câu hỏi gợi mở: + Nhóm em sẽ thực hiện nội dung gì? + Nội dung đó có các hình ảnh gì? + Hình ảnh nào là chính? Hình ảnh nào là phụ? + Nhóm em sẽ thể hiện bằng các chất liệu gì? + Nhóm em sẽ thể hiện bức tranh của nhóm như thế nào? - Yêu cầu HS quan sát hình 7.3 để nhận biết rõ hơn cách thực hiện vẽ dáng người. - GV tóm tắt cách vẽ tạo dáng người: + Quan sát và vẽ lại dáng người. + Nhớ lại và vẽ theo trí nhớ. - Yêu cầu HS quan sát hình 7.4 để nhận biết cách tạo sản phẩm tập thể. - Yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ. - GV tóm tắt cách thực hiện bức tranh tập thể với chủ đề “Lễ hội quê em”. + Vẽ các dáng hoạt động, tạo kho hình ảnh theo nội dung chủ đề. + Sắp xếp và vẽ lại các dáng người… + Vẽ thêm các chi tiết hình ảnh… | - HS trả lời câu hỏi. - HS quan sát. - HS lắng nghe. - HS quan sát. - HS đọc ghi nhớ. - HS lắng nghe. |
HĐ 3: Thực hành | - Tổ chức cho HS hoạt động cá nhân. - Cho HS lựa chọn 1 trong 2 cách: + Kí họa dáng người. + Tạo kho hình ảnh bằng cách vẽ, xé dán, nặn dáng người theo trí nhớ hoặc trí tưởng tượng. - Tổ chức cho HS hoạt động nhóm. | - HS hoạt động cá nhân. - HS hoạt động nhóm. + Lựa chọn hình ảnh trong kho hình ảnh. + Sắp xếp các hình ảnh để tạo thành bố cục hợp lí. + Thêm các chi tiết, hình ảnh khác và màu sắc để làm rõ nội dung chủ đề về lễ hội. |
TIẾT 3 HĐ 4: Trưng bày, giới thiệu, đánh giá sản phẩm | - Tổ chức cho HS trưng bày SP. - Hướng dẫn HS thuyết trình SP. - Câu hỏi gợi mở: + Bức tranh của nhóm em thể hiện hoạt động gì? Ở lễ hội nào? + Em đã được tham gia lễ hội đó hay nhìn thấy ở đâu? + Tại sao nhóm em lại thể hiện màu sắc như vậy trong bức tranh của mình. + Em và các bạn trong nhóm hãy kể lại câu chuyện trong bức tranh của mình. - GV chốt lại. - Nhận định kết quả học tập của học sinh, tuyên dương, rút kinh nghiệm... - Hướng dẫn học sinh đánh dấu tích vào vở sau khi nghe nhận xét của GV. - GV đánh dấu tích vào vở của học sinh. * VẬN DỤNG SÁNG TẠO Gợi ý HS lựa chọn 1 trong các cách sau để sáng tạo sản phẩm: - Tạo hình 3 chiều các nhân vật. - Sử dụng chất liệu đa dạng hơn để tạo hình SP. | - HS trưng bày SP. - HS thuyết trình SP. - HS lắng nghe. - HS tích vào vở. HS vận dụng sáng tạo. |
* Dặn dò: Chuẩn bị đồ dung cho Chủ đề 8: TRÁI CÂY BỐN MÙA
Rút kinh nghiệm giờ dạy: ……………………………………………………......
…………………………………………………………………………………….
Nguồn: Tổng hợp.