Chủ đề 12: TÌM HIỂU TRANH DÂN GIAN VIỆT NAM
(2 tiết)
(2 tiết)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: HS hiểu biết vài nét về nguồn gốc, nội dung vafv vẻ đẹp của tranh dân gian Việt Nam. Biết yêu quý, có ý thức giữ gìn và bảo tồn nghệ thuật dân tộc.
2. Kĩ năng: Trải nghiệm, liên kết tác phẩm bằng hình thức in mộc bản, bẽ màu vào hình tranh dân gian hoặc vẽ lại được một tranh dân gian.
3. Thái độ: Giới thiệu, nhận xét và nêu được cảm nhận về sản phẩm của mình, của bạn.
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC
- Phương pháp: Liên kết HS với tác phẩm.
- Hình thức tổ chức: Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm.
III. ĐỒ DÙNG VÀ PHƯƠNG TIỆN
1. Giáo viên:
- Sách học mĩ thuật lớp 4.
- Hình ảnh minh họa phù hợp với nội dung chủ đề.
2. Học sinh:
- Sách học mĩ thuật lớp 4.
- Giấy vẽ, màu, bút chì…
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
1. Ổn định tổ chức lớp:
2. Kiểm tra đồ dùng học tập:
3. Bài mới:
* Khởi động: Tổ chức cho HS chơi trò chơi dân gian kết hợp đọc đồng thanh một bài đồng dao. GV dẫn dắt HS vào nội dung chủ đề.
NỘI DUNG | HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN | HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
TIẾT 1 HĐ 1: Tìm hiểu sơ lược về tranh dân gian | - Yêu cầu HS đọc mục tiêu. - GV chốt lại mục tiêu.. - Yêu cầu HS quan sát hình 12.1 để tìm hiểu về tranh dân gian VN. - Câu hỏi gợi mở: + Kể tên những dòng tranh dân gian VN mà em biết. + Trong mỗi bức tranh có những hình ảnh gì? + Đường nét và màu sắc trong tranh được thể hiện như thế nào? + Em thích bức tranh dân gian nào? Em có nhận xét gì về nội dung và ý nghĩa bức tranh? - GV chốt lại. | - HS đọc mục tiêu. - HS lắng nghe. - HS quan sát. - HS trả lời câu hỏi. - HS lắng nghe. |
HĐ 2: Hướng dẫn xem tranh “Cá chép trông trăng” và “Cá chép” | - Yêu cầu HS xem tranh “Cá chép trông trăng” và “Cá chép”, thảo luận nhóm để tìm hiểu, phân tích tranh và nêu cảm nhận về hai dòng tranh dân gian nổi tiếng của VN. - Câu hỏi gợi mở: + Tranh “Cá chép trông trăng” có những hình ảnh gì? + Tranh “Cá chép” có những hình ảnh gì? + Hình ảnh cá chép ở hai bức tranh được thể hiện như thế nào? + Tranh “Cá chép trông trăng” và “Cá chép” có điểm gì giống và khác nhau? - GV tóm tắt. | - HS quan sát, thảo luận nhóm, trả lời câu hỏi. - HS lắng nghe. |
HĐ 3: Thực hành | - Tổ chức cho HS thực hành. - Yêu cầu HS quan sát một số bức tranh dân gian trong hình 12.5 và chọn bức tranh để vẽ lại theo ý thích. - Yêu cầu HS quan sát một số bài vẽ mô phỏng tranh dân gian trong hình 12.6 để có thểm ý tưởng. | - HS thực hành. |
TIẾT 2 HĐ 4: Trưng bày, giới thiệu, đánh giá sản phẩm | - Hướng dẫn HS trưng bày SP. - Hướng dẫn HS thuyết trình SP. - Câu hỏi gợi mở: + Em đã sưu tầm được những bức tranh dân gian nào? Chúng thuộc dòng tranh dân gian nào? + Em đã vẽ lại bức tranh dân gian nào? Em có nhận xét gì về hình vẽ, đường nét, màu sắc trong bức tranh của mình? + Em có cảm nhận gì sau khi được xem một số bức tranh dân gian VN? + Em thích bài vẽ của nhóm nào? Vì sao? - GV chốt lại. - Nhận định kết quả học tập của học sinh, tuyên dương, rút kinh nghiệm... - Hướng dẫn HS đánh dấu tích vào vở sau khi nghe nhận xét của GV. - GV đánh dấu tích vào vở của HS * VẬN DỤNG SÁNG TẠO Gợi ý HS sử dụng các hình ảnh trong tranh dân gian để trang trí sản phẩm ứng dụng. | - HS trưng bày SP. - HS thuyết trình về SP. - HS lắng nghe. - Đánh dấu tích vào vở của mình - Vận dụng sáng tạo |
* Dặn dò: Chuẩn bị đồ dùng cho chủ đề 10: TĨNH VẬT.
Rút kinh nghiệm giờ dạy: ……………………………………………………......
…………………………………………………………………………………….
Nguồn: Tổng hợp.