Văn Học

Cộng tác viên
Điểm
1,506
BÀI 23

TRÒ CHƠI “NHÓM BA, NHÓM BẢY”.

ÔN BÀI THỂ DỤC PHÁT TRIỂN CHUNG

I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức

- Học trò chơi “Nhóm ba, nhóm bảy”.
- Ôn bài thể dục phát triển chung.
- Đi thường theo nhịp 1 – 4 hàng dọc.
2. Kỹ năng
-Bước đầu thực hiện được đi thường theo nhịp (nhịp 1 bước chân trái, nhịp 2 bước chân phải).
- Thực hiện đúng các động tác của bài thể dục phát triển chung.
- Bước đầu biết cách chơi và tham gia chơi được.
3. Thái độ
- Giáo dục ý thức tổ chức kỷ luật, rèn luyện sức khoẻ, thể lực, kỹ năng khéo léo, nhanh nhẹn.
II. ĐỊA ĐIỂM - PHƯƠNG TIỆN
1. Địa điểm: Trên sân trường, dọn vệ sinh nơi tập.
2. Phương tiện: GV chuẩn bị 1 còi, giáo án, các dụng cụ cho trò chơi.
III. NỘI DUNG - PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC
NỘI DUNG
ĐỊNH LƯỢNG
PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC
I. Phần mở đầu
1. Ổn định tổ chức

- Gv nhận lớp, phổ biến nội dung yêu cầu giờ học:
+ Ôn bài thể dục phát triển chung.
+ Học trò chơi “Nhóm ba, nhóm bảy”.
+ Đi thường theo nhịp 1-4 hàng dọc.
- Kiểm tra trang phục, sức khỏe: Gv nhắc nhở HS trang phục theo đúng quy định của giờ thể dục: Quần áo gọn gàng, đi giầy hoặc dép có quai.
2. Khởi động
- Đứng vỗ tay, hát.
- Xoay các khớp.

- Kiểm tra bài cũ: Thực hiện điểm số 1-2, 1-2 theo đội hình hàng ngang.
6-8 phút
1-2 phút






2 phút





3-4 phút



2 phút

- Cán sự tập hợp lớp, dóng hàng, điểm số, báo cáo, chúc GV
"Khỏe!"




(Gv)
- HS chỉnh đốn trang phục.




( Gv)
- GV điều khiển HS khởi động.
- GV nêu nội dung kiểm tra, gọi một tổ lên thực hiện.
+ Gv cho HS xếp thành hàng ngang, hô khẩu lệnh.
+ GV cùng cả lớp quan sát, nhận xét.
II. Phần cơ bản
1. Ôn bài thể dục phát triển chung


2. Chơi trò chơi “Nhóm ba nhóm bảy”.

- Mục đích: Rèn luyện phản xạ, sức nhanh và kĩ năng chạy.
- Cách chơi: Cho HS chay nhẹ nhàng theo vòng tròn, vừa vỗ tay vừa đọc “Tung tăng múa ca, nhi đồng chúng ta, họp thành nhóm ba, hay là nhóm bảy”. Sau tiếng “bảy”, các em dừng lại và trật tự lắng nghe lệnh của chỉ huy. Nếu hô “Nhóm …ba!” thì lập tức chạy chụm lại với nhau thành từng nhóm ba người, nếu chỉ huy hô “Nhóm…bảy!”, các em nhanh chóng chụm lại thành nhóm bảy người. Những em không tạo được thành nhóm theo quy định thì sẽ bị phạt.
3. Đi thường theo nhịp 1-4 hàng dọc:
- Khẩu lệnh: "Đi thường...bước!"

- Động tác: Nhịp 1 bước chân trái, nhịp 2 bước chân phải, hai tay vung tự nhiên, mắt nhìn thẳng hướng phía trước.
18-22 P
2 Lần 2x8 nhịp
10-12 phút










- Từ đội hình khởi động, Gv dùng
khẩu lệnh cho HS tập hợp thành vòng tròn.
+ Lần 1: GV hô nhịp, tập mẫu. Hs thực hiện đồng loạt. Gv sửa động tác cho HS

(GV)
+ Lần 2: Cán sự hô nhịp, tập mẫu. Cả lớp tập đồng loạt. Gv quan sát, sửa sai cho HS.
- Từ đội hình vòng tròn đã có, GV dồn nhỏ lại để nêu tên trò chơi, mục đích của trò chơi. Hướng dẫn cách chơi, luật chơi sau đó cho HS chơi thử GV nhận xét thêm. Sau đó cho HS chơi chính thức GV quan sát, nhận xét.

(GV)
- Những HS không tạo được nhóm sẽ phải nhảy lò cò quanh lớp 1 vòng.

- Lần 1: GV làm mẫu, HS quan sát, thực hiện theo.
+ GV quan sát, nhận xét, sửa sai cho HS.
- Lần 2-3: GV hô khẩu lệnh cho HS thực hiện, đồng thời quan sát, nhận xét.




III. Phần kết thúc
1. Hồi tĩnh

- Đứng vỗ tay, hát.

2. Củng cố, nhận xét bài học
- GV cùng HS hệ thống bài học.
- Nhận xét giờ học.

3. BTVN: Ôn bài thể dục phát triển chung.
4, Xuống lớp
3-5 Phút

- Cán sự bắt nhịp , HS hát đồng thanh.
- HS chú ý lắng nghe.
- Gv nhận xét giờ học, giao bài tập về nhà.





- Kết thúc giờ học, Gv hô “Giải tán !” – HS đáp “Khoẻ !”.
Rút kinh nghiệm: …………………………………………………………………………………….
Nguồn: Sưu tầm.
 

Đính kèm

Xếp hạng chủ đề

Tạo
Văn Học,
Trả lời
0
Lượt xem
535

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng - GAC

Diễn đàn GAC - Giáo Án Chuẩn, nơi các Giáo viên, Phhs có thể tìm kiếm và chia sẻ những tài liệu giáo dục, những câu chuyện nghề nghiệp. Và cùng nhau thảo luận các chủ đề nuôi dạy con trẻ, chăm sóc sức khỏe, kinh doanh, du lịch, cuộc sống, tình yêu, hạnh phúc gia đình,...
Back
Top