Giáo án môn Tin học lớp 11, tiết 4: Cấu trúc chương trình

Văn Học

Cộng tác viên
Xu
0
Tiết 4: CẤU TRÚC CHƯƠNG TRÌNH
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức

- Biết được cấu trúc chung của một chương trình.

2. Kĩ năng

- Phân biệt được các phần của một chương trình.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Chuẩn bị của giáo viên

- Máy vi tính và máy chiếu projector dùng để chiếu các ví dụ.

- Tranh có chứa một số khai báo biến để học sinh chọn đúng-sai.

- Một số chương trình mẫu viết sẵn.

2. Chuẩn bị của học sinh

- Sách giáo khoa.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC
1. Ổn định tổ chức lớp

Lớp​
Ngày dạy​
Sĩ số​
Họ tên học sinh vắng​
Ghi chú​
2. Kiểm tra bài cũ

- Không

3. Dạy bài mới

Hoạt động 1: Tìm hiểu cấu trúc chung và các thành phần của chương trình.

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN​
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH​
1. Phát vấn gợi ý: Một bài tập làm văn em thường viết có mấy phần? Các phần có thứ tự không? Vì sao phải chia ra như vậy?
2. Yêu cầu học sinh nghiên cứu sách giáo khoa để trả lời các câu hỏi sau:
- Một chương trình có cấu trúc mấy phần?

- Trong phần khai báo, có những khai báo nào?


- Yêu cầu học sinh lấy ví dụ khai báo tên chương trình trong ngôn ngữ Pascal.
- Yêu cầu học sinh lấy ví dụ khai báo thư viện chương trình con trong ngôn ngữ Pascal.
- Yêu cầu học sinh lấy ví dụ khai báo hằng trong ngôn ngữ Pascal.
- Yêu cầu học sinh lấy ví dụ khai báo biến trong ngôn ngữ Pascal.
-Yêu cầu học sinh cho biết cấu trúc chung của phần thân chương trình trong ngôn ngữ lập trình Pascal.
3. Tìm hiểu một chương trình đơn giản.
- Chiếu lên bảng một chương trình đơn giản trong ngôn ngữ C++.
# Include <stdio.h>
void main()
{
Printf(“Xin chao cac ban”);
}
- Hỏi: Phần khai báo của chương trình?

- Hỏi: Phần thân của chương trình, lệnh printf có chức năng gì?
- Chiếu lên bảng một chương trình đơn giản trong ngôn ngữ Pascal.
Program VD1;
Var x,y:byte; t:word;
Begin
t:=x+y;
writeln(t);
readln;
End.
- Hỏi: Phần khai báo của chương trình?



- Hỏi: Phần thân của chương trình? Có lệnh nào trong thân chương trình?

4. Yêu cầu học sinh lấy một ví dụ về một chương trình Pascal không có phần tên và phần khai báo.
1. Lắng nghe và suy nghĩ trả lời:
- Có ba phần.
- Có thứ tự : Mở bài, thân bài, kết luận.
- Dễ viết, dễ đọc, dễ hiểu nội dung.
2. Nghiên cứu sách giáo khoa, thảo luận và trả lời
+ Hai phần:
[<phần khai báo>]
<phần thân chương trình>
- Khai báo tên chương trình, khai báo thư viện chương trình con, khai báo hằng, khai báo biến và khai báo chương trình con.
- Cấu trúc: Program ten_chuong_trinh;
- Ví dụ: Program tinh_tong;
- Cấu trúc: Uses tên_thư_viện;
- Ví dụ: Uses crt ;

- Cấu trúc: Const tên_hằng = giá_trị;
- Ví dụ: Const maxn=100;
- Cấu trúc: Var tên_biến=Kiểu_dữ_liệu;
- Ví dụ: Var a,b,c : integer;
Begin
Dãy các lệnh;
End.
3. Quan sát tranh và trả lời






- Phần khai báo chỉ có một khai báo thư viện stdio.h
- Phần thân {}
- Lệnh Printf dùng để đưa thông báo ra màn hình.









- Khai báo tên chương trình: Program VD1;
- Khai báo biến : Var x,y:byte; t:word;
Var x,y:byte; t:word;
- Còn lại là phần thân.
- Lệnh gán, lệnh đưa thông báo ra màn hình.
4. Thảo luận và trả lời
Begin
Writeln(‘Hello’);
readln;
End.
IV. ĐÁNH GIÁ CUỐI BÀI

1. Nội dung đã học


- Một chương trình gồm có 2 phần: Khai báo và thân chương trình.

- Các loại khai báo: tên chương trình, thư viện hàm sử dụng, hằng, biến.

2. Dặn dò

- Về nhà các em đọc trước hai bài: “Một số kiểu dữ liệu chuẩn” và “Khai báo biến”
 

Đính kèm

  • Tin học lớp 11, tiết 4.docx
    16.8 KB · Lượt xem: 0

Định hướng - GAC

Diễn đàn GAC - Giáo Án Chuẩn, nơi các Giáo viên, Phhs có thể tìm kiếm và chia sẻ những tài liệu giáo dục, những câu chuyện nghề nghiệp. Và cùng nhau thảo luận các chủ đề nuôi dạy con trẻ, chăm sóc sức khỏe, kinh doanh, du lịch, cuộc sống, tình yêu, hạnh phúc gia đình,...
Shoutbox
Hãy đăng nhập để bắt đầu trò chuyện
  1. No shouts have been posted yet.
Nơi bạn có thể chia sẻ, hỏi đáp nhanh với tất cả mọi người

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.
Top