TIẾT 51 + 52: ÔN TẬP HỌC KỲ 2
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Học sinh nắm được toàn bộ kiến thức đã học từ đầu năm học đến nay.
2. Kĩ năng
- Rèn luyên kĩ năng nhận xét, phân tích một bài toán.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Máy chiếu qua đầu, bìa trong, sách giáo khoa.
2. Chuẩn bị của học sinh
- Sách giáo khoa, một số chương trình bài tập.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC
1. Ổn định tổ chức
Lớp | Ngày dạy | Sĩ số | Họ tên học sinh vắng | Ghi chú |
| | | | |
| | | | |
| | | | |
| | | | |
| | | | |
| | | | |
| | | | |
| | | | |
| | | | |
3. Dạy bài mới
Hoạt động 1: Nhắc lại kiến thức cũ đã học.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN | HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH |
Đặt câu hỏi gợi ý để học sinh tự nhắc lại kiến thức đã học. - Em hiểu như thế nào về lập trình và ngôn ngữ lập trình? - Các loại chương trình dịch? - Các thành phần cơ bản của ngôn ngữ lập trình? - Các khái niệm trong ngôn ngữ lập trình? - Cấu trúc chung của chương trình TP? - Nêu tên các kiểu dữ liệu chuẩn? - Nêu các nhóm phép toán đã học? - Các loại biểu thức? - Chức năng và sự thực hiện của lệnh gán? - Nêu tên và chức năng của một số hàm số học? - Tổ chức vào/ra. - Tổ chức rẽ nhánh. - Tổ chức lặp. - Kiểu mảng. | Chú ý, theo dõi để trả lời các câu hỏi. - Lập trình là quá trình diễn đạt thuật toán bằng một ngôn ngữ lập trình. - Biên dịch và thông dịch. - Bảng chữ cái, cú pháp và ngữ nghĩa. - Khái niệm tên, hằng và biến, chú thích. - Gồm 2 phần: Phần khai báo và phần thân. - Số nguyên, số thực, ký tự, logic. - Phép toán số học, phép toán quan hệ, phép toán logic. - Biểu thức số học, biểu thức quan hệ và biểu thức logic. - Dùng để tính toán một biểu thức và gán giá trị cho một biến. - Hàm bình phương, hàm căn bậc hai, hàm giá trị tuyệt đối, hàm sin, hàm cos. - Lệnh Read()/readln(); - Lệnh write()/writeln(); - If <BTĐK> then <lệnh 1> else <lệnh 2>; For tiến. For lùi. While <> do. - Array ... |
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN | HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH |
1. Xác định bài toán. - Chiếu nội dung đề bài lên bảng. - Chia lớp làm hai nhóm. Nhóm 1: Nêu câu hỏi phân tích. Nhóm 2: Trả lời câu hỏi phân tích của nhóm 1. - Giáo viên góp ý bổ sung cho cả hai nhóm. 2 . Rèn luyện kỹ năng lập trình - Chia lớp thành 2 nhóm. - Yêu cầu: Viết chương trình hoàn thiện lên bìa trong. - Thu phiếu học tập, chiếu kết quả lên bảng. Gọi học sinh của nhóm khác nhận xét đánh giá và bổ sung. 3. Chuẩn hóa kiến thức bằng chương trình mẫu của giáo viên. Thực hiện chương trình, nhập dữ liệu để học sinh thấy kết quả của chương trình. | 1. Quan sát, theo dõi đề bài và định hướng của giáo viên để xác định bài toán - Nhóm 1: + Dữ liệu vào. + Dữ liệu ra. + Các nhiệm vụ chính phải thực hiện. toán. - Nhóm 2: + Số N và N số nguyên. + Số lượng số chẵn C và số lẽ L. + 1- Nhập dữ liệu. 2- Đếm số lượng số chẵn, số lẽ. 3- Đưa kết quả ra màn hình. 2. Làm việc theo nhóm. - Thảo luận theo nhóm để viết chương trình. - Báo cáo kết quả. - Nhận xét, đánh giá và bổ sung những thiếu sót của nhóm khác. 3. Theo dõi và ghi nhớ. |
1. Những nội dung đã học
- Giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại một số nội dung chính đã được ôn tập trong tiết học.
2. Câu hỏi và bài tập về nhà
- Chuẩn bị kiến thức cho tiết sau kiểm tra học kỳ 2: Xem lại toàn bộ các kiến thức đã được ôn tập, đặc biệt chú trọng cấu trúc lặp và rẽ nhánh, kiểu mảng.