Giáo án: Nước Văn Lang (Bài 12 - Lịch sử 6 - Cánh Diều)

Trần Ngọc

S.Moderator
Nước Văn Lang hình thành như thế nào? Vào thế kỉ VII TCN, thủ lĩnh bộ lạc Văn Lang đã thu phục các bộ lạc khác, tự xưng là Hùng Vương, thành lập nhà nước Vàn Lang, đóng đô ở Phong Châu (Việt Trì, Phú Thọ). Sự ra đời của nhà nước Văn Lang mở ra thời kì dựng nước đâu tiên trong lịch sử dân tộc.

Mời quý thầy cô cùng tham khảo giáo án bài Nước Văn Lang (Bài 12 – Lịch sử 6 – Cánh Diều).

Giáo án Nước Văn Lang (Bài 12 - Lịch sử 6 - Cánh Diều) - giaoanchuan.png


BÀI 12: NƯỚC VĂN LANG

I. MỤC TIÊU

1. Năng lực

- Năng lực tìm hiểu lịch sử: Nhận diện, phân biệt, khai thác và sử dụng được thông tin có trong các loại hình tư liệu cấu thành nên bài học (truyền thuyết, tư liệu hiện vật, tư liệu gốc, sơ đổ, lược đổ, ...).
- Năng lựcnhận thức và tư duy lịch sử:
+ Nêu được khoảng thời gian thành lập nước Văn Lang - mức độ biết.
+ Xác định được phạm vi không gian của nước Văn Lang - mức độ biết và vận dụng.
+ Trình bày được tổ chức nhà nước của Văn Lang- mức độ hiểu.
+ Xác định được phạm vi không gian của nước Văn Lang trên bản đồ hoặc lược đồ.

2. Phẩm chất:
+
Khơi dậy sự tò mò, hứng thú cho HS đối với môn Lịch sử.
+ Tôn trọng quá khứ. Có ý thức bảo vệ các dis ản của thế hệ đi trước để lại.
+ Tôn trọng kỉ vật của gia đình. Có thái độ đúng đắn khi tham quan di tích lịch sử, bảo tàng.
+ Liên hệ được những phong tục trong văn hoá Việt Nam hiện nay kế thừa từ thời Văn Lang.
+ Có ý thức trách nhiệm giữ gìn, bảo tổn và phát huy các giá trị văn hoá dân tộc.
+ Yêu nước, ghi nhớ công ơn xây dựng đất nước của tổ tiên.

II. CHUẨN BỊ TƯ LIỆU VÀ THIẾT BỊ

1. Giáo viên

- Phiếu học tập dùng cho nội dung luyện tập
- Máy tính, máy chiếu. - SGV, SGK, tranh ảnh, tài liệu

2. Học sinh
- Học sinh đọc trước sgk và trả lời các câu hỏi trong SGK.

III. TIÊN TRÌNH DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu:
Giúp học sinh nắm được các nội dung cơ bản bước đầu của bài học cần đạt được, đưa học sinh vào tìm hiểu nội dung bài học, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.
b. Nội dung: HS dưới sự hướng dẫn của GV xem tranh ảnh để trả lời các câu hỏi theo yêu cầu của giáo viên
c. Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức
d. Tổ chức thực hiện:
(GV giới thiệu bài mới)

HOẠT ĐỘNG 2: HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

1. Sự ra đời nhà nước Văn Lang
a. Mục tiêu:
Sự ra đời nhà nước Văn Lang
b. Nội dung:GV cho HS quan sát, vấn đáp..
c. Sản phẩm học tập:trả lời được các câu hỏi của giáo viên
d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HSDỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1:
+ GV cho HS quan sát các bức tranh mô tả những truyền thuyết của Việt Nam thời dựng nước, sắp xếp lại các truyền thuyết buổi đẩu dựng nước theo nội dung dựng nước, làm thuỷ lợi, chống ngoại xâm - giữ nước (Con Rồng cháu Tiên, Sơn Tinh -ThuỷTinh, Thánh Gióng).
+ Xác định những yếu tố cơ sở hình thành nhà nước Văn Lang trong thực tiễn: làm thuỷ lợi, chống ngoại xâm.
+ Phân biệt huyền thoại lịch sử và sự thật lịch sử về sự ra đời của nhà nước Văn Lang: Đánh dấu (X) vào ô tương ứng (bảng kèm dưới)
Nước Văn Lang - Âu Lạc tồn tại trong khoảng thời gian từthê' kỉVIITCN đến thế kỉ IITCN.
Bước 2: GV cho HS lên bảng khoanh vùng địa bàn cư trú trên bản đổ (lưu ý các em chỉ cẩn khoanh vùng chính xác tương đối khu vực gắn với ba dòng sông và bao góm những di tích cư trú chủ yếu của người Việt cổ), xác định kinh đô (lưu ý kí hiệu bản đổ).
Bước 3: để xác định khoảng thời gian ra đời của nước Văn Lang vào thế kỉ VIITCN. GV lưu ý niên đại trùng với niên đại khảo cổ học của văn hoá Đông Sơn.
Bước 4: GV có thể mở rộng kiến thức dựa trên nội dung phẩn Em có biết trang 73. Giải thích lại danh xưng Hồng Bàng, Lạc Hồng.
- Cách ngày nay khoảng 2000 năm, vào thời kì văn hoá Phùng Nguyên, những nhóm cư dân Việt cổ mở rộng địa bàn cư trú, di cư từ vùng núi, trung du xuống đồng bằng châu thổ các dòng sông lớn ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ ngày nay.
- Bộ lạc mạnh nhất là Văn Lang, cư trú trên vùng đất ven sông Hồng từ Việt Trì (Phú Thọ) đến chân núi Ba Vi (Hà Nội) ngày nay. Đây là nơi có nghề đúc đồng phát triển sớm, dân cư đòng đúc, sống ven những bãi sa bổi, trổng lúa, trổng dâu.

Trên đây là một phần trong bài soạn giáo án: Nước Văn Lang (Bài 11 - Lịch sử 6 - Cánh Diều). Phần tài liệu giáo án đầy đủ, chi tiết ở file bên dưới, thầy cô cùng tải về nhé! Hi vọng, bài soạn này sẽ là phần tài liệu hữu ích để thầy cô tham khảo. Mong rằng thầy cô thường xuyên ghé thăm giaoanchuan để cùng nhau trao đổi, chia sẻ những kiến thức hay.
 

Đính kèm

  • Bài 12 Nước Văn Lang (Lịch sử 6 - Cánh Diều).docx
    395.6 KB · Lượt xem: 3

Định hướng - GAC

Diễn đàn GAC - Giáo Án Chuẩn, nơi các Giáo viên, Phhs có thể tìm kiếm và chia sẻ những tài liệu giáo dục, những câu chuyện nghề nghiệp. Và cùng nhau thảo luận các chủ đề nuôi dạy con trẻ, chăm sóc sức khỏe, kinh doanh, du lịch, cuộc sống, tình yêu, hạnh phúc gia đình,...
Shoutbox
Hãy đăng nhập để bắt đầu trò chuyện
  1. No shouts have been posted yet.
Nơi bạn có thể chia sẻ, hỏi đáp nhanh với tất cả mọi người

Đang có mặt

Top