Giáo án toán 4 tuổi - Đếm đến 2 nhận biết chữ số 2 + HĐNT

Thần Đồng

Moderator
Điểm
31,484
LQVT

ĐẾM ĐẾN 2 NHẬN BIẾT CHỮ SỐ 2.

1. Mục tiêu:


- Kiến thức: Trẻ đếm đến 2. Nhận biết chữ số 2, hiểu được chữ số 2 dùng để biểu thị cho số lượng 2.

- Kỹ năng: Rèn kỹ năng đếm chính xác số lượng từng nhóm, đếm bằng mắt, đếm nhẫm. Sử dụng đúng số lượng và chữ số, phát triển khả năng tư duy, suy đoán.

- Thái độ: GD trẻ hứng thú học, lắng nghe lời cô.

2. Chuẩn bị:

- Máy tính, máy chiếu.

- Câu hỏi đàm thoại.

- Đàn nhạc bài “Tập đếm”

- Hình ảnh 2 bàn chân, 2 bàn tay.

- 2 ngôi nhà có gắn thẻ số 1,2.

- 28 rổ thẻ số 1,2.

3. Tổ chức hoạt động:

Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. HĐ1: Gây hứng thú+ Ôn số 1.
- Cô cho trẻ hát bài “Tập đếm” ôn số 1.
- Trò chuyện về bài hát, giới thiệu số mới.
2. HĐ2: Đếm đến 2 nhận biết chữ số 2.
Chia rổ thẻ số cho trẻ.
Cho trẻ quan sát hình ảnh bàn chân, bàn tay trên máy.
- Đây là gì?
- Có mấy bàn tay?
- 1 bàn tay tương ứng với số mấy?
- Một bàn tay thêm 1 bàn tay nữa là mấy?
- Cô khẳng định: Một bàn tay thêm một bàn tay là 2 bàn tay.
- 2 bàn tay tương ứng với số mấy?
- Cô gắn thẻ số tương ứng, yêu cầu trẻ tìm thẻ số 2 giơ lên và đọc.
- Dưới mỗi bàn tay cô gắn tương ứng với 1 bàn chân, vậy có mấy bàn chân?
- Cho trẻ đếm số bàn chân?

- Vậy 2 nhóm như thế nào với nhau?
- Đếu bằng mấy?
- Để biểu thị các nhóm có số lượng 2 ta dùng số mấy?
- Ai biết chữ số 2?
- Cô giới thiệu số 2 đọc cho lớp đọc.
- Giải thích số 2: số 2 có 2 nét, 1 nét cong tròn từ trái sang phải rồi kéo xuống và một nét gạch ngang ngắn.
- Cô giới thiệu chữ số 2 viết thường, tuy cách viết khác nhau nhưng đều là số 2.
- Cô mời một bạn lên gắn chữ số tương ứng.
- Cho trẻ tìm số 2 trong rổ và đọc theo các hình thức cả lớp, tổ, cá nhân.
* Luyện tập, củng cố:
- Cô cho trẻ tìm trên cơ thể mình bộ phận nào có số lượng là 2.
* Trò chơi: Về đúng nhà.
- Cách chơi: Cô chuẩn bị 2 ngôi nhà, mỗi ngôi nhà có gắn 1 thẻ số, cho trẻ tự chọn 1 thẻ số trong rổ của mình, trẻ vừa đi xung quanh lớp vừa hát. Khi có hiệu lệnh “Tìm nhà” thì trẻ phải chạy về đúng ngôi nhà có thẻ gắn thẻ số giống thẻ số trên tay
- Luật chơi: Bạn nào về sai nhà phải nhảy lò cò.
- Cô tổ chức cho trẻ chơi 2-3 lần.
- Sau mỗi lần chơi cô động viên khuyến khích trẻ.
3. HĐ3: Kết thúc: Cho trẻ hát bài hát “Mừng sinh nhật” và ra sân chơi.

- Trẻ hát.
- Trẻ trò chuyện.




- Bàn tay.
- Có một bàn tay.
- Số 1 ạ.
- Là 2 bàn tay.

- Trẻ quan sát.
- Số 2.


- Có 2 bàn chân.
- Trẻ đếm 1,2. Tất cả là 2 bàn chân.
- Bằng nhau ạ.
- Bằng 2.

- Số 2.


- Trẻ lắng nghe.




- Trẻ lên bảng.



- Trẻ tìm.

- Trẻ lắng nghe.






- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ chơi.



- Trẻ hát.
II. Hoạt động vui chơi ngoài trời:

- Hoạt động có chủ đích: Quan sát thời tiết mùa thu.

- Trò chơi vận động: Đuổi bóng + Nu na nu nống.

- Chơi tự do: Chơi với đồ chơi mang theo như bóng, vòng, phấn…và đồ chơi có ở ngoài trời như: đu quay, cầu trượt…

1. Mục tiêu:

- Kiến thức: Tạo điều kiện cho trẻ được tiếp xúc với thiên nhiên, giúp trẻ cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên. Biết quan sát, nhận xét thời tiết trong ngày.

- Kỹ năng: Trau rồi óc quan sát, khả năng dự đoán và đưa ra kết luận. Rèn cho trẻ phản ứng nhanh nhẹn, rèn ý thức kỷ luật cho trẻ.

- Thái độ: Trẻ chơi đoàn kết.

2. Chuẩn bị:

- Sân trường sạch sẽ, thoáng mát.

- Đồ dùng đồ chơi có sẵn và đồ chơi mang theo, bóng nhựa…

- Các trò chơi động, trò chơi tĩnh.

- Câu hỏi đàm thoại.

3. Tổ chức hoạt động:

* HĐ1: Gây hứng thú:


- Trước khi đi ra sân các con hãy xếp thành 2 hàng thật đẹp, khi ra sân các con nhớ phải đi theo hàng không được xô đẩy nhau và lắng nghe theo hiệu lệnh của cô.

- Cô cho trẻ hát bài hát “Ra vườn hoa em chơi ” và đi theo hàng ra sân.

* HĐ2: Quan sát thời tiết mùa thu.

- Cho trẻ hát bài “Trời nắng trời mưa”

- Hỏi trẻ bài hát nói về ai? (Bạn Thỏ trời mưa biết về nhà)

- Bạn nào có nhận xét gì về thời tiết ngày hôm nay? (Trẻ trả lời)

+ Con thấy trời mát ạ.

+ Con thấy ko nóng.

+ Con thấy có gió đung đưa.

+ Con thấy bầu trời màu xanh....

- Các con thấy thời tiết này có dễ chịu không? (Có ạ)

- Thời tiết này là của mùa nào? (Mùa thu ạ)

- - Mùa thu là mùa có sự kiện gì nổi bật? (Lá vàng rơi)

- Trong thời tiết mùa thu đến trường chúng mình phải mặc quần áo như thế nào? (Gọn gàng)

- Chúng mình sẽ ăn những thức ăn như thế nào? (Ăn chín)

- Uống nước gì? (Uống nước sôi)

=>GD trẻ bây giờ đang là thời tiết của mùa thu tiết trời mát mẻ, không nắng không mưa, khi đến trường các con hãy mặc quần áo gọn gàng, nhẹ nhàng phù hợp nhé!

* Trò chơi vận động: Đuổi bóng.

- Cách chơi: Cô sẽ cầm lọ nước thổi ra bong bóng các con sẽ đuổi theo vào bắt bóng.

- Tổ chức cho trẻ chơi 2-3 lần.

- Động viên khuyến khích trẻ chơi.

* Trò chơi tĩnh: Nu na nu nống:

- Cô giới thiệu cách chơi và luật chơi cho trẻ nghe.

- Cho trẻ chơi 4-5 lần.

- Chơi tự do: Cô giới thiệu về các đồ chơi ngoài trời: thuyền rồng, khu cầu trượt.

- Cô hướng dẫn trẻ cách chơi với đồ chơi ngoài trời, thường xuyên nhắc nhở trẻ, bao quát trẻ khi chơi.

3. HĐ3: Kết thúc: Gần hết giờ chơi, cô tập chung trẻ, cho các cháu đi rửa tay và xếp hàng vào lớp.



III. Hoạt động chiều:


- Hoạt động chính: Ôn lại truyện: “Gấu con bị đau răng”

- TC: Cho trẻ chơi trò chơi dân gian.

- Chơi tự do, cô bao quát trẻ.

- Nêu gương cuối ngày - kiểm tra vệ sinh - điểm danh - trả trẻ.

* Nhận xét cuối ngày:

....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
 

Đính kèm

- Hoạt động có chủ đích: Quan sát thời tiết mùa thu.

- Trò chơi vận động: Đuổi bóng + Nu na nu nống.

- Chơi tự do: Chơi với đồ chơi mang theo như bóng, vòng, phấn…và đồ chơi có ở ngoài trời như: đu quay, cầu trượt…

1. Mục tiêu:

- Kiến thức: Tạo điều kiện cho trẻ được tiếp xúc với thiên nhiên, giúp trẻ cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên. Biết quan sát, nhận xét thời tiết trong ngày.

- Kỹ năng: Trau rồi óc quan sát, khả năng dự đoán và đưa ra kết luận. Rèn cho trẻ phản ứng nhanh nhẹn, rèn ý thức kỷ luật cho trẻ.

- Thái độ: Trẻ chơi đoàn kết.

2. Chuẩn bị:

- Sân trường sạch sẽ, thoáng mát.

- Đồ dùng đồ chơi có sẵn và đồ chơi mang theo, bóng nhựa…

- Các trò chơi động, trò chơi tĩnh.

- Câu hỏi đàm thoại.

3. Tổ chức hoạt động:

* HĐ1: Gây hứng thú:

- Trước khi đi ra sân các con hãy xếp thành 2 hàng thật đẹp, khi ra sân các con nhớ phải đi theo hàng không được xô đẩy nhau và lắng nghe theo hiệu lệnh của cô.

- Cô cho trẻ hát bài hát “Ra vườn hoa em chơi ” và đi theo hàng ra sân.

* HĐ2: Quan sát thời tiết mùa thu.

- Cho trẻ hát bài “Trời nắng trời mưa”

- Hỏi trẻ bài hát nói về ai? (Bạn Thỏ trời mưa biết về nhà)

- Bạn nào có nhận xét gì về thời tiết ngày hôm nay? (Trẻ trả lời)

+ Con thấy trời mát ạ.

+ Con thấy ko nóng.

+ Con thấy có gió đung đưa.

+ Con thấy bầu trời màu xanh....

- Các con thấy thời tiết này có dễ chịu không? (Có ạ)

- Thời tiết này là của mùa nào? (Mùa thu ạ)

- - Mùa thu là mùa có sự kiện gì nổi bật? (Lá vàng rơi)

- Trong thời tiết mùa thu đến trường chúng mình phải mặc quần áo như thế nào? (Gọn gàng)

- Chúng mình sẽ ăn những thức ăn như thế nào? (Ăn chín)

- Uống nước gì? (Uống nước sôi)

=>GD trẻ bây giờ đang là thời tiết của mùa thu tiết trời mát mẻ, không nắng không mưa, khi đến trường các con hãy mặc quần áo gọn gàng, nhẹ nhàng phù hợp nhé!

* Trò chơi vận động: Đuổi bóng.

- Cách chơi: Cô sẽ cầm lọ nước thổi ra bong bóng các con sẽ đuổi theo vào bắt bóng.

- Tổ chức cho trẻ chơi 2-3 lần.

- Động viên khuyến khích trẻ chơi.

* Trò chơi tĩnh: Nu na nu nống:

- Cô giới thiệu cách chơi và luật chơi cho trẻ nghe.

- Cho trẻ chơi 4-5 lần.

- Chơi tự do: Cô giới thiệu về các đồ chơi ngoài trời: thuyền rồng, khu cầu trượt.

- Cô hướng dẫn trẻ cách chơi với đồ chơi ngoài trời, thường xuyên nhắc nhở trẻ, bao quát trẻ khi chơi.

3. HĐ3: Kết thúc: Gần hết giờ chơi, cô tập chung trẻ, cho các cháu đi rửa tay và xếp hàng vào lớp.



III. Hoạt động chiều:

- Hoạt động chính: Ôn lại truyện: “Gấu con bị đau răng”

- TC: Cho trẻ chơi trò chơi dân gian.

- Chơi tự do, cô bao quát trẻ.

- Nêu gương cuối ngày - kiểm tra vệ sinh - điểm danh - trả trẻ.

* Nhận xét cuối ngày:
 

Xếp hạng chủ đề

Tạo
Thần Đồng,
Trả lời lần cuối từ
Thần Đồng,
Trả lời
1
Lượt xem
571

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng - GAC

Diễn đàn GAC - Giáo Án Chuẩn, nơi các Giáo viên, Phhs có thể tìm kiếm và chia sẻ những tài liệu giáo dục, những câu chuyện nghề nghiệp. Và cùng nhau thảo luận các chủ đề nuôi dạy con trẻ, chăm sóc sức khỏe, kinh doanh, du lịch, cuộc sống, tình yêu, hạnh phúc gia đình,...
Back
Top