LQVT
GỘP 2 NHÓM ĐỐI TƯỢNG CÓ SỐ LƯỢNG 2 VÀ ĐẾM.
GỘP 2 NHÓM ĐỐI TƯỢNG CÓ SỐ LƯỢNG 2 VÀ ĐẾM.
1. Mục tiêu.
- Kiến thức: Trẻ biết gộp 2 nhóm và đếm trong phạm vi 2.
- Kỹ năng: Rèn kỹ năng đếm chính xác số lượng từng nhóm, sử dụng đúng số lượng và chữ số, kỹ năng gộp chính xác.
- Thái độ: GD trẻ hứng thú học, lắng nghe lời cô.
2. Chuẩn bị:
- 28 rổ đồ dùng: 1 lô tô tay phải, 1 lô tô tay trái, thẻ số 2.
- Đồ dùng của cô giống của trẻ nhưng to hơn.
- Tranh giày dép để trẻ nối.
3. Tổ chức hoạt động:
Hoạt động của cô | Dự kiến hoạt động của trẻ |
1. HĐ1: Gây hứng thú – Ôn tập - Trò chuyện về các bộ phận trên cơ thể. - Cô cho trẻ ôn đếm đến 2 và giơ số ngón tay tương ứng. 2. HĐ2: Gộp 2 nhóm đối tượng có số lượng 2 và đếm. - Chia rổ đồ dùng cho trẻ. - Trong rổ đồ dùng của các con có gì? - Cô và các con cùng xếp 1 lô tô bàn tay ra nào. - Cho trẻ đếm. - Trong rổ còn mấy lô tô bàn tay? - Để cầm bát cầm thìa ăn cơm thì chúng mình cần dùng mấy tay? - Vậy làm sao để có đủ 2 tay? - Các con hãy xếp nốt lô tô bàn tay trong rổ ra nào! - Cô cho trẻ đếm nhóm mới tạo thành của cô và của trẻ và đặt thẻ số tương ứng. => Cô chốt: 1 gộp 1 được 2. - Cho trẻ nhắc lại theo các hình thức cả lớp, tổ nhóm, cá nhân. * Trò chơi. + Trò chơi 1: Bé tài bé khéo. - Cách chơi: Cô chuẩn bị sẵn mỗi trẻ 1 bức tranh. Trong bức tranh có vẽ 1 đôi giày, một đôi dép (nhưng chúng không gần nhau) yêu cầu trẻ nối để tạo thành 1 đôi giày và 1 đôi dép. - Luật chơi: Bạn nào nối sai thì bị loại ra một lần chơi. - Cô tổ chức cho trẻ chơi. + Trò chơi 2: Kết bạn. - Cách chơi: Cô cho trẻ đi xung quanh lớp, vừa đi vừa hát 1 bài, khi cô hô “kết bạn” thì các con hãy kết thành nhóm có 2 bạn. - Luật chơi: Nếu nhóm nào kết quá 2 bạn thì nhóm đó thua cuộc và phải hát 1 bài. - Cô tổ chức cho trẻ chơi 2-3 lần. 3. HĐ3: KÕt thóc. - Cô cho trẻ hát bài: “Mời bạn ăn” và ra sân chơi. | - Cô và trẻ trò chuyện về chủ đề bản thân. - Trẻ đếm. - Trẻ trả lời. - Trẻ xếp. - Có 1 lô tô bàn tay. - Còn 1 lô tô bàn tay. - 2 tay ạ. - Trẻ trả lời. - Trẻ gộp. - Trẻ đếm và đặt thẻ số tương ứng. - Trẻ lắng nghe. - Trẻ nhắc lại theo các hình thức. - Trẻ lắng nghe. - Trẻ chơi trò chơi. - Trẻ lắng nghe. - Trẻ chơi trò chơi. - Trẻ hát và đi ra sân. |
- HĐCCĐ: Trò chuyện về các món ăn cần thiết cho cơ thể bé.
- Trò chơi vận động: Rồng rắn lên mây + Ném còn.
- Chơi tự do: Chơi tự do với đồ chơi ngoài trời như: đu quay, cầu trượt…
1. Mục tiêu:
- Kiến thức: Trẻ biết kể về một số món ăn cần thiết cho cơ thể bé..
- Kỹ năng: Rèn ngôn ngữ cho trẻ, chơi trò chơi đúng luật.
- Thái độ: Trẻ vui vẻ hứng thú.
2. Chuẩn bị:
- Chỗ chơi sạch sẽ an toàn cho trẻ.
- Hệ thống câu hỏi đàm thoại.
3. Tổ chức hoạt động:
1. HĐ1: Gây hứng thú.
- Cô cho trẻ xếp hàng.
- Cô kiểm tra sĩ số, quần áo của trẻ trước khi ra sân cho phù hợp với thời tiết trong ngày
- Cô dẫn trẻ ra sân chơi .
- Cho trẻ hát bài “Mời bạn ăn” sau đó xếp thành 2 hàng ngang.
2. HĐ2: Trò chuyện về các món ăn cần thiết cho cơ thể bé.
- Cơ thể chúng mình muốn mau lớn thì phải làm gì? (Ăn đủ chất)
- Những món ăn nào là món ăn có lợi cho sức khỏe của chúng ta? Giúp cơ thể khoẻ mạnh. (Trẻ kể)
- Bạn nào có thể nói lên tác dụng của những món ăn này không? Trẻ trả lời
- Trong thịt chứa chất gì? (Chất đạm)
- Trong cơm có chứa nhiều chất gì? (Tinh bột)
- Trong rau có chứa chất gì? (Vitamin a)
=> Trong cơm chứa rất nhiều tinh bột nhờ có tinh bột mà chúng ta mới no được lâu và không bị đói đấy!
- Trong các loại quả có chứa chất gì? (Vitamim C)
- Vitamin C có lợi đối với cơ thể các con như thế nào? Gíup cơ thể mạnh khoẻ ạ
- Ngoài những thức ăn mà các con vừa được tìm hiểu cùng cô còn có những loại thức ăn nào khác nữa? Trẻ kể.
* GD: Các con nhớ trong bữa ăn hàng ngày các con phải ăn đầy đủ các loại thức ăn để chúng mình lớn nhanh và khỏe mạnh.
* Trò chơi:
+ Trò chơi động: Ném còn.
- Cô giới thiệu cách chơi và luật chơi.
- Tổ chức cho trẻ chơi 2-3 lần. Động viên khuyến khích trẻ chơi.
* Trò chơi tĩnh: Rồng rắn lên mây.
- Cô giới thiệu cách chơi và luật chơi cho trẻ.
- Cho trẻ chơi 4-5 lần.
* Chơi tự do: Cô giới thiệu về các đồ chơi ngoài trời: thuyền rồng, khu cầu trượt.
- Cô hướng dẫn trẻ cách chơi với đồ chơi ngoài trời, thường xuyên nhắc nhở trẻ, bao quát trẻ khi chơi.
3. HĐ3: Kết thúc:
- Hết giờ chơi, cô tập chung trẻ, cho các cháu đi rửa tay và xếp hàng vào lớp.
II. Hoạt động chiều:
- Rèn kỹ năng lễ giáo cho trẻ.
- Cho trẻ chơi trò chơi dân gian, chơi theo ý thích.
- Nêu gương cuối ngày- kiểm tra vệ sinh- điểm danh- trả trẻ.
* Nhận xét trẻ cuối ngày:
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………