Giáo án toán 4 tuổi - Nhận biết phân biệt hình tròn, tam giác + HĐNT

Thần Đồng

Moderator
Điểm
31,391
.Hoạt động học:

Toán: NHẬN BIẾT, PHÂN BIỆT HÌNH TRÒN - HÌNH TAM GIÁC.

1.Mục tiêu:

- Kiến thức:Trẻ nhận biết và gọi đúng tên hình tròn, hình tam giác. Biết đặc điểm đặc trưng của hình tròn không có góc, đường bao xung quanh là một đường cong khép kín và lăn được; hình tam giác có góc, đường bao xung quanh là các cạnh và không lăn được.

- Kĩ năng: Phát triển kĩ năng ghi nhớ có chủ định.

- Thái độ: Có ý thức tham gia hoạt động chú ý học toán.

2. Chuẩn bị:

* Đồ dùng của cô:

- Chuẩn bị 1 hình tròn, 1 hình tam giác.

- Hình ảnh trường mầm non, máy tính.

* Đồ của trẻ:

- Giống đồ của cô nhưng nhỏ hơn.

3. Tổ chức hoạt động:

Hoạt động của cô
Dự kiến hoạt động của trẻ
1. HĐ1: Gây hứng thú.
- Cho trẻ quan sát hình ảnh về trường mầm non và đàm thoại về hình ảnh.
- Cho trẻ nhận biết các hình trong ảnh.
2. HĐ2: Nhận biết, phân biệt hình tròn – hình tam giác.
* Nhận biết, phân biệt.
+ Hình tròn:
- Cô cho trẻ chọn hình tròn trong rổ và giơ lên.
- Cho trẻ nói đặc điểm của hình tròn.
- Cho trẻ sờ đường bao quanh hình tròn và nhận xét.
- Cho trẻ lăn hình tròn.
- Hình tròn có lăn được không? Tại sao?

=> Cô chốt: Cô và các con đang cầm hình tròn, hình tròn không có góc, có đường bao quanh là đường cong tròn khép kín nên hình tròn có thể lăn được.
+ Hình tam giác.
- Cô cho trẻ chọn hình tam giác trong rổ và giơ lên.
- Cho trẻ nói đặc điểm của hình tam giác.
- Cho trẻ sờ đường bao quanh hình tam giác.

- Cho trẻ đếm số cạnh và số góc.
- Cho trẻ lăn hình tam giác.
- Hình tam giác có lăn được không? Tại sao?


=> Cô chốt: Cô và các con đang cầm hình tam giác, hình tam giác có 3 góc và 3 cạnh, đường bao xung quanh là các cạnh và các góc nên hình tam giác không thể lăn được.
* So sánh:
+ Khác nhau:




+ Giống nhau:
* Trò chơi:
+ Trò chơi 1: Tạo hình.
- Cách chơi: Cô phát cho mỗi trẻ một sợi dây, khi cô nói tạo hình gì thì các con tạo đúng hình đó. Bạn nào tạo hình sai thì phải tạo lại.
- Cô tổ chức cho trẻ tạo 2-3 lần.
+ Trò chơi 2: Kết bạn.
- Cách chơi: Cô phát cho mỗi bạn 1 hình (tròn hoặc tam giác). Các con cầm hình, đi xung quanh lớp vừa đi vừa hát bài “Vui đến trường”. Khi nghe hiệu lệnh “Kết bạn” thì tất cả những bạn có hình tam giác kết thành 1 nhóm, những bạn có hình tròn kết thành 1 nhóm. Bạn nào kết nhầm thì phải nhảy lò cò xunh quanh lớp.
- Cô tổ chức cho trẻ chơi 2-3 lần.
3. HĐ3: Kết thúc:
- Cô động viên khen trẻ và chuyển hoạt động.

- Trẻ quan sát và đàm thoại cùng cô

- Trẻ ôn lại các hình.




- Trẻ chọn hình tròn và giơ lên.
- Hình tròn màu đỏ.
- Đường bao là một đường cong khép kín.
- Trẻ lăn hình tròn.
- Có ạ. Vì đường bao xung quanh là một đường cong khép kín.
- Trẻ lắng nghe.




- Trẻ chọn hình tam giác và giơ lên.

- Hình tam giác màu xanh.
- Đường bao là các cạnh và các góc.
- Trẻ đếm (có 3 canh và 3 góc).
- Trẻ lăn.
- Không ạ. Vì đường bao xung quanh hình tam giác là các cạnh và các góc.
- Trẻ lắng nghe.




- Hình tròn: đường bao xung quanh là đường cong tròn khép kín nên hình tròn lăn được.
- Hình tam giác không lăn được vì đường bao là các cạnh và các góc.
- Chúng đều là hình học phẳng.


- Trẻ lắng nghe.


- Trẻ chơi trò chơi.

- Trẻ lắng nghe.






- Trẻ chơi trò chơi.

- Trẻ lắng nghe và chuyển hđ


II. Hoạt động vui chơi ngoài trời :


- Hoạt động có chủ đích: Quan sát đồ chơi ngoài trời.

- Trò chơi vận động: Kéo cưa lừa xẻ.

- Trò chơi tĩnh: Chi chi chành chành.

- Chơi tự do: Chơi với đồ chơi ngoài trời.

1. Mục tiêu :

- Kiến thức:Trẻ biết tên các đồ chơi ngoài trời, một số đặc điểm cơ bản và công dụng của chúng

- Kỹ năng: Rèn kỹ năng trả lời câu hỏi.

- Thái độ: Trẻ chơi đoàn kết.

2. Chuẩn bị:

- Sân trường sạch sẽ, thoáng mát.

- Hệ thống câu hỏi.

3. Tổ chức hoạt động:

* HĐ1: Gây hứng thú.


- Cô cho trẻ xếp hàng.

- Cô kiểm tra sĩ số, quần áo của trẻ trước khi ra sân cho phù hợp với thời tiết trong ngày

- Cô dẫn trẻ ra sân chơi .

- Cho trẻ hát bài “Vui đến trường”.

* HĐ2: Quan sát đồ chơi ngoài trời.

- Cô cho trẻ quan sát tất cả những đồ chơi có trong sân trường. (Trẻ quán sát)

- Các con vừa được quán sát gì? (Đồ chơi ngoài trời ạ.)

- Các con hãy kể tên những đồ chơi có trong sân trường mình? (Cầu trượt, bập bênh…)

- Nhưng đồ chơi đó có đặc điểm gì?

+ Cầu trượt màu đỏ, phía trên có mái che.

+ Có cầu trượt soắn và cầu trượt thẳng.

+ Trên mỗi cầu trượt đều có bậc thang để bước lên.

+ Còn bập bênh có màu vàng.

+ Bập bênh rất dài và có 2 đầu.

- Các con có thích được chơi những đồ chơi ngoài ngoài trời này không? (Có ạ)

- Các con thường chơi chúng khi nào? (Chơi trong giờ hoạt động ngoài trời)

- Khi chơi các con phải như thế nào? (Không được tranh giành xô đẩy nhau)

=> Cô chốt: Trong sân trường mình có rất nhiều đồ chơi: Cầu trượt, bập bênh…mỗi loại đều có công dụng và cách chơi khác nhau nhưng khi chơi các con đều phải nghe theo sự hướng dẫn của cô giáo.

* Trò chơi vận động: Kéo cưa lừa xẻ.

- Cô cho trẻ chơi 3-4 lần.

* Trò chơi tĩnh: Chi chi chành chành.

- Cho trẻ chơi 4-5 lần.

* Chơi tự do:

- Cô giới thiệu các đồ chơi ở ngoài trời. Trẻ lựa chọn và chơi.

- Cô quan sát để đảm bảo an toàn cho trẻ.

* HĐ3: Kết thúc.

- Hết giờ chơi, cô tập chung trẻ, kiểm tra sĩ số, cho các cháu đi rửa tay và xếp hàng vào lớp.

III. Hoạt động chiều.

-Ôn phân biệt hình tròn - hình tam giác.

- Chơi tự do.

- Nêu gương cuối ngày - kiểm tra vệ sinh - điểm danh - trả trẻ.

* Nhận xét trẻ cuối ngày:

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….…………………………………………................................................................
 

Đính kèm

Hoạt động vui chơi ngoài trời :

- Hoạt động có chủ đích: Quan sát đồ chơingoài trời.

- Trò chơi vận động: Kéo cưa lừa xẻ.

- Trò chơi tĩnh: Chi chi chành chành.

- Chơi tự do: Chơi với đồ chơi ngoài trời.

1. Mục tiêu :

- Kiến thức:Trẻ biết tên các đồ chơi ngoài trời, một số đặc điểm cơ bản và công dụng của chúng

- Kỹ năng: Rèn kỹ năng trả lời câu hỏi.

- Thái độ: Trẻ chơi đoàn kết.

2. Chuẩn bị:

- Sân trường sạch sẽ, thoáng mát.

- Hệ thống câu hỏi.

3. Tổ chức hoạt động:

* HĐ1: Gây hứng thú.

- Cô cho trẻ xếp hàng.

- Cô kiểm tra sĩ số, quần áo của trẻ trước khi ra sân cho phù hợp với thời tiết trong ngày

- Cô dẫn trẻ ra sân chơi .

- Cho trẻ hát bài “Vui đến trường”.

* HĐ2: Quan sát đồ chơi ngoài trời.

- Cô cho trẻ quan sát tất cả những đồ chơi có trong sân trường. (Trẻ quán sát)

- Các con vừa được quán sát gì? (Đồ chơi ngoài trời ạ.)

- Các con hãy kể tên những đồ chơi có trong sân trường mình? (Cầu trượt, bập bênh…)

- Nhưng đồ chơi đó có đặc điểm gì?

+ Cầu trượt màu đỏ, phía trên có mái che.

+ Có cầu trượt soắn và cầu trượt thẳng.

+ Trên mỗi cầu trượt đều có bậc thang để bước lên.

+ Còn bập bênh có màu vàng.

+ Bập bênh rất dài và có 2 đầu.

- Các con có thích được chơi những đồ chơi ngoài ngoài trời này không? (Có ạ)

- Các con thường chơi chúng khi nào? (Chơi trong giờ hoạt động ngoài trời)

- Khi chơi các con phải như thế nào? (Không được tranh giành xô đẩy nhau)

=> Cô chốt: Trong sân trường mình có rất nhiều đồ chơi: Cầu trượt, bập bênh…mỗi loại đều có công dụng và cách chơi khác nhau nhưng khi chơi các con đều phải nghe theo sự hướng dẫn của cô giáo.

* Trò chơi vận động: Kéo cưa lừa xẻ.

- Cô cho trẻ chơi 3-4 lần.

* Trò chơi tĩnh: Chi chi chành chành.

- Cho trẻ chơi 4-5 lần.

* Chơi tự do:

- Cô giới thiệu các đồ chơi ở ngoài trời. Trẻ lựa chọn và chơi.

- Cô quan sát để đảm bảo an toàn cho trẻ.

* HĐ3: Kết thúc.

- Hết giờ chơi, cô tập chung trẻ, kiểm tra sĩ số, cho các cháu đi rửa tay và xếp hàng vào lớp.

III. Hoạt động chiều.

-Ôn phân biệt hình tròn - hình tam giác.

- Chơi tự do.

- Nêu gương cuối ngày - kiểm tra vệ sinh - điểm danh - trả trẻ.

* Nhận xét trẻ cuối ngày:

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
 

Xếp hạng chủ đề

Tạo
Thần Đồng,
Trả lời lần cuối từ
Thần Đồng,
Trả lời
1
Lượt xem
813

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng - GAC

Diễn đàn GAC - Giáo Án Chuẩn, nơi các Giáo viên, Phhs có thể tìm kiếm và chia sẻ những tài liệu giáo dục, những câu chuyện nghề nghiệp. Và cùng nhau thảo luận các chủ đề nuôi dạy con trẻ, chăm sóc sức khỏe, kinh doanh, du lịch, cuộc sống, tình yêu, hạnh phúc gia đình,...
Back
Top