Bên hành lang Quốc hội tại Kỳ họp thứ 8, phóng viên đã ghi nhận một số ý kiến đại biểu Quốc hội về quy định này.
Đại biểu Tăng Thị Ngọc Mai - đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Trà Vinh nhấn mạnh, dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức quy định từ 1/7/2020, tất cả các trường hợp viên chức chưa thực hiện hợp đồng làm việc không xác định thời hạn phải ký kết hợp đồng xác định thời hạn (trừ viên chức đã thực hiện xong hợp đồng làm việc xác định thời hạn tại các đơn vị sự nghiệp công lập ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn).
“Đây cũng là đề xuất nhằm mục đích nâng cao chất lượng viên chức. Bởi bất cứ ngành nghề nào cứ bám lấy việc vào rồi là yên tâm không phải ra nữa, tạo nên sức ì rất lớn.
Đối với ngành giáo dục, hơn ai hết thì phải có sự sáng tạo, đổi mới.
Vấn đề bỏ biên chế không phải là vấn đề lớn, mà vấn đề lớn hiện nay là bỏ biên chế như thế nào, chế độ chính sách ra sao sau đó?. Khi bỏ biên chế thì những người có năng lực, chuyên môn có được đãi ngộ tốt hơn hay không?”, đại biểu nêu vấn đề.
Theo đại biểu, việc đề xuất bỏ biên chế, sẽ có nhiều giáo viên lo lắng.
Tuy nhiên, các thầy cô đừng nên quá lo lắng. Bởi vì còn học sinh thì còn cần giáo viên và không lo mất việc nếu chúng ta làm việc bằng lương tâm, trách nhiệm.
Nhưng có vấn đề cần chú trọng, đó là phải luôn luôn đổi mới mình, nâng cao tay nghề để nâng cao chất lượng giáo dục.
Đó là thể hiện trách nhiệm của mình với giáo dục và đối với tương lai của đất nước. Thông qua việc dạy dỗ của mỗi nhà giáo để hình thành nhân cách cho học sinh trong tương lai. Đó mới là việc quan trọng nhất.
“Rõ ràng, nếu quyền lợi của giáo viên không bị mất mà được tăng lên thì khi đó giáo viên sẽ không lo việc bỏ biên chế suốt đời”, đại biểu Mai chia sẻ.
Cũng bày tỏ quan điểm về vấn đề trên, đại biểu Quách Thế Tản – đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hòa Bình cho rằng, đề xuất bỏ chế độ hợp đồng không xác định thời hạn tiến tới “bỏ biên chế suốt đời” như trong dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức (sửa đổi) là phù hợp.
Bỏ chế độ viên chức suốt đời thì tôi đồng ý nhưng không thể thực hiện đồng loạt được, cần tính toán áp dụng từng đối tượng cho phù hợp.
Có ý kiến nói bỏ biên chế suốt đời nhằm tạo động lực cho giáo viên, nhưng tôi nghĩ phải có điều kiện cụ thể. Không cẩn thận đó lại là áp lực đối với giáo viên.
Tạo động lực cho đội ngũ giáo viên bằng nhiều cách chứ không phải bằng chính sách này thì tạo hiệu quả ngay.
Các chế độ chính sách, điều kiện, môi trường làm việc....đó mới là những thứ thiết thực để giáo viên có thêm động lực, tâm huyết với nghề”, đại biểu nói.
Đỗ Thơm - Biên soạn
Đại biểu Tăng Thị Ngọc Mai - đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Trà Vinh nhấn mạnh, dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức quy định từ 1/7/2020, tất cả các trường hợp viên chức chưa thực hiện hợp đồng làm việc không xác định thời hạn phải ký kết hợp đồng xác định thời hạn (trừ viên chức đã thực hiện xong hợp đồng làm việc xác định thời hạn tại các đơn vị sự nghiệp công lập ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn).
“Đây cũng là đề xuất nhằm mục đích nâng cao chất lượng viên chức. Bởi bất cứ ngành nghề nào cứ bám lấy việc vào rồi là yên tâm không phải ra nữa, tạo nên sức ì rất lớn.
Đối với ngành giáo dục, hơn ai hết thì phải có sự sáng tạo, đổi mới.
Vấn đề bỏ biên chế không phải là vấn đề lớn, mà vấn đề lớn hiện nay là bỏ biên chế như thế nào, chế độ chính sách ra sao sau đó?. Khi bỏ biên chế thì những người có năng lực, chuyên môn có được đãi ngộ tốt hơn hay không?”, đại biểu nêu vấn đề.
Theo đại biểu, việc đề xuất bỏ biên chế, sẽ có nhiều giáo viên lo lắng.
Tuy nhiên, các thầy cô đừng nên quá lo lắng. Bởi vì còn học sinh thì còn cần giáo viên và không lo mất việc nếu chúng ta làm việc bằng lương tâm, trách nhiệm.
Nhưng có vấn đề cần chú trọng, đó là phải luôn luôn đổi mới mình, nâng cao tay nghề để nâng cao chất lượng giáo dục.
Đó là thể hiện trách nhiệm của mình với giáo dục và đối với tương lai của đất nước. Thông qua việc dạy dỗ của mỗi nhà giáo để hình thành nhân cách cho học sinh trong tương lai. Đó mới là việc quan trọng nhất.
“Rõ ràng, nếu quyền lợi của giáo viên không bị mất mà được tăng lên thì khi đó giáo viên sẽ không lo việc bỏ biên chế suốt đời”, đại biểu Mai chia sẻ.
Cũng bày tỏ quan điểm về vấn đề trên, đại biểu Quách Thế Tản – đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hòa Bình cho rằng, đề xuất bỏ chế độ hợp đồng không xác định thời hạn tiến tới “bỏ biên chế suốt đời” như trong dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức (sửa đổi) là phù hợp.
Bỏ chế độ viên chức suốt đời thì tôi đồng ý nhưng không thể thực hiện đồng loạt được, cần tính toán áp dụng từng đối tượng cho phù hợp.
Có ý kiến nói bỏ biên chế suốt đời nhằm tạo động lực cho giáo viên, nhưng tôi nghĩ phải có điều kiện cụ thể. Không cẩn thận đó lại là áp lực đối với giáo viên.
Tạo động lực cho đội ngũ giáo viên bằng nhiều cách chứ không phải bằng chính sách này thì tạo hiệu quả ngay.
Các chế độ chính sách, điều kiện, môi trường làm việc....đó mới là những thứ thiết thực để giáo viên có thêm động lực, tâm huyết với nghề”, đại biểu nói.
Đỗ Thơm - Biên soạn