Sau khi những thông tin về “suất cơm của giáo viên mầm non 30.000 đồng nhưng chỉ có 2 miếng chả” lan truyền trên mạng xã hội, nhiều cô giáo tại trường này đã làm đơn gửi Chủ tịch huyện Châu Đức với mong muốn được đối thoại để nói lên những bức xúc, tâm tư của mình.
Trong cuộc gặp gỡ, nhiều giáo viên và nhân viên đã không khỏi xúc động, bật khóc và khẳng định hình ảnh khay cơm lan truyền trên mạng xã hội là chính xác. Theo họ, việc suất ăn ít ỏi đã diễn ra trong thời gian dài, từ khi trường có hiệu trưởng mới là cô P.T.H.H.
“Đến khoảng tháng 9/2023, trường bắt đầu tổ chức ăn tập thể, mỗi người đóng 30.000 đồng/suất ăn bán trú. Thời gian đầu, suất ăn còn tạm được nhưng càng về sau càng tệ khi ngoài cơm trắng chỉ có một món chính nhưng rất ít, đỉnh điểm là đầu tháng 9 vừa qua. Thực sự nhìn khay cơm, ai cũng nghẹn ngào" - một giáo viên chia sẻ.
Theo các giáo viên và nhân viên cấp dưỡng, sự việc kéo dài nhưng họ không dám lên tiếng vì sợ bị trù dập hay mất việc. Trong khi đó, một số giáo viên là tổ phó cho hay đã từng có ý kiến với hiệu trưởng, song không được chấp nhận.
“Từ việc lên thực đơn, đi chợ và nấu ăn đều phải tuân theo chỉ đạo của hiệu trưởng. Thực sự, có những món ăn mà chúng tôi không nghĩ tới nhưng buộc phải nấu theo, nếu không sẽ bị làm khó. Ai cũng vì miếng cơm manh áo, không làm khác được” - một nhân viên cấp dưỡng nói.
Nguồn #Vietnamnet #Giáodục
Trong cuộc gặp gỡ, nhiều giáo viên và nhân viên đã không khỏi xúc động, bật khóc và khẳng định hình ảnh khay cơm lan truyền trên mạng xã hội là chính xác. Theo họ, việc suất ăn ít ỏi đã diễn ra trong thời gian dài, từ khi trường có hiệu trưởng mới là cô P.T.H.H.
“Đến khoảng tháng 9/2023, trường bắt đầu tổ chức ăn tập thể, mỗi người đóng 30.000 đồng/suất ăn bán trú. Thời gian đầu, suất ăn còn tạm được nhưng càng về sau càng tệ khi ngoài cơm trắng chỉ có một món chính nhưng rất ít, đỉnh điểm là đầu tháng 9 vừa qua. Thực sự nhìn khay cơm, ai cũng nghẹn ngào" - một giáo viên chia sẻ.
Theo các giáo viên và nhân viên cấp dưỡng, sự việc kéo dài nhưng họ không dám lên tiếng vì sợ bị trù dập hay mất việc. Trong khi đó, một số giáo viên là tổ phó cho hay đã từng có ý kiến với hiệu trưởng, song không được chấp nhận.
“Từ việc lên thực đơn, đi chợ và nấu ăn đều phải tuân theo chỉ đạo của hiệu trưởng. Thực sự, có những món ăn mà chúng tôi không nghĩ tới nhưng buộc phải nấu theo, nếu không sẽ bị làm khó. Ai cũng vì miếng cơm manh áo, không làm khác được” - một nhân viên cấp dưỡng nói.
Nguồn #Vietnamnet #Giáodục