Để làm tốt bài thi THPT Quốc gia trên máy tính, thí sinh không chỉ phải có kiến thức tốt về môn học mà còn phải có điều kiện học tập và sử dụng được máy tính. Với những học sinh nghèo thì việc có một chiếc máy tính cá nhân để luyện tập là ước mơ xa xỉ.
Mới đây, bộ GD&ĐT đã trình Thủ tướng Chính phủ phương án tổ chức thi, xét công nhận tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, cao đẳng sau năm 2020.
Theo đó, sau năm 2020, ngoài tổ chức làm bài thi trên giấy như hiện nay sẽ có thi trên máy tính nhiều đợt trong năm. Cách này có nhiều điểm thuận lợi nhưng cũng còn nhiều bất lợi khó tránh khỏi.
Có thể nhận thấy tổ chức kỳ thi THPT quốc gia làm bài thi trên máy tính là một trong những bước tiến khi đưa công nghệ vào học tập, thi cử. Tuy vậy hình thức thi này hoàn toàn mới ở Việt Nam.
Để làm tốt bài thi, thí sinh không chỉ phải có kiến thức tốt về môn học mà còn phải có điều kiện học tập và sử dụng được máy tính. Làm bài thi trên máy tính đòi hỏi thí sinh phải có nhiều kỹ năng hơn, cách thức thi cũng khác so với hình thức thi viết nên cần nhiều thời gian để làm quen.
Là một người được lớn lên ở nơi có thể được coi là vùng sâu vùng xa, tôi cảm thấy mình vẫn may mắn vì vẫn được thi trên giấy.
Hồi tôi còn là học sinh với điều kiện tới trường đi học còn khó khăn thì việc tiếp xúc máy tính là một điều gì đó xa xỉ.
Nếu kỳ thi THPT quốc gia được áp dụng thi máy tính, có thể khiến nhiều học sinh quê tôi gặp bất lợi hơn các bạn nơi khác.
Chưa kể đến việc thi trên máy tính rất có thể xảy ra sự cố về kỹ thuật nào đó. Như ấn nút gửi bài bị lỗi, lỗi tải câu hỏi, ấn nhầm khiến mất sạch bài... Chỉ tưởng tượng thôi đã thấy nó có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến tương lai của thí sinh như thế nào.
Ngoài ra, việc tiếp xúc máy nhiều sẽ bị mỏi mắt, chất lượng bài thi giảm. Với hình thức thi trên giấy, thí sinh sẽ đỡ bị áp lực thời gian hiển thị trên máy tính, làm bài hiệu quả hơn. Một số bạn còn có tâm lý e ngại máy tính, chất lượng bài thi vì đó sẽ không hiệu quả bằng viết bài trên giấy.
Nguồn: Sưu tầm.
Mới đây, bộ GD&ĐT đã trình Thủ tướng Chính phủ phương án tổ chức thi, xét công nhận tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, cao đẳng sau năm 2020.
Theo đó, sau năm 2020, ngoài tổ chức làm bài thi trên giấy như hiện nay sẽ có thi trên máy tính nhiều đợt trong năm. Cách này có nhiều điểm thuận lợi nhưng cũng còn nhiều bất lợi khó tránh khỏi.
Có thể nhận thấy tổ chức kỳ thi THPT quốc gia làm bài thi trên máy tính là một trong những bước tiến khi đưa công nghệ vào học tập, thi cử. Tuy vậy hình thức thi này hoàn toàn mới ở Việt Nam.
Để làm tốt bài thi, thí sinh không chỉ phải có kiến thức tốt về môn học mà còn phải có điều kiện học tập và sử dụng được máy tính. Làm bài thi trên máy tính đòi hỏi thí sinh phải có nhiều kỹ năng hơn, cách thức thi cũng khác so với hình thức thi viết nên cần nhiều thời gian để làm quen.
Là một người được lớn lên ở nơi có thể được coi là vùng sâu vùng xa, tôi cảm thấy mình vẫn may mắn vì vẫn được thi trên giấy.
Hồi tôi còn là học sinh với điều kiện tới trường đi học còn khó khăn thì việc tiếp xúc máy tính là một điều gì đó xa xỉ.
Nếu kỳ thi THPT quốc gia được áp dụng thi máy tính, có thể khiến nhiều học sinh quê tôi gặp bất lợi hơn các bạn nơi khác.
Chưa kể đến việc thi trên máy tính rất có thể xảy ra sự cố về kỹ thuật nào đó. Như ấn nút gửi bài bị lỗi, lỗi tải câu hỏi, ấn nhầm khiến mất sạch bài... Chỉ tưởng tượng thôi đã thấy nó có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến tương lai của thí sinh như thế nào.
Ngoài ra, việc tiếp xúc máy nhiều sẽ bị mỏi mắt, chất lượng bài thi giảm. Với hình thức thi trên giấy, thí sinh sẽ đỡ bị áp lực thời gian hiển thị trên máy tính, làm bài hiệu quả hơn. Một số bạn còn có tâm lý e ngại máy tính, chất lượng bài thi vì đó sẽ không hiệu quả bằng viết bài trên giấy.
Nguồn: Sưu tầm.