Hội thoại (tiếp theo), ngữ văn 8

Văn Học

Cộng tác viên
Điểm
1,506
Tuần 29, Tiết 112

TV: HỘI THOẠI (Tiếp)

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1. Kiến thức:
- HS nắm được khái niệm lượt lời.

- Việc lựa chọn lượt lời góp phần thể hiện thái độ và phép lịch sự trong giao tiếp.

2. Kĩ năng: - Xác định được các lượt lời trong các cuộc thoại

- Sử dụng đúng lượt lời trong giao tiếp

3. Thái độ: ứng sử đúng đắn trong giao tiếp .

4. Năng lực: Tư duy sáng tạo, giải quyết vấn đề, giao tiếp bằng bằng Tiếng Việt.

B. CHUẨN BỊ.

1. GV: soạn theo bài chuẩn KTKN, Máy chiếu, bảng phụ.

2. HS - Học sinh soạn bài.

C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:

1. ổn định tổ chức
.

Lớp
Sĩ số
Ngày dạy
Điều chỉnh
8A1
8A2
8A3

2. Kiểm tra kiến thức cũ: 5

?
Hành động nói là gì?Vai xã hội là gì?

? Khi tham gia hội thoại, người tham gia cần lưu ý điều gì? Cho ví dụ>

3.Bài mới:

Hoạt động 1: Khởi động. Thời gian: 4phút

Gọi 2 hs thực hiện 1 cuộc hội thoại.

H: Chỉ ra vai xh trong cuộc hội thoại đó

H: Mỗi một người thực hiện hành động nói của mình nhằm mục đích gì?


GV: dẫn dắt vài bài: Mỗi hành động nói của từng n.vật được gọi là gì

Hoạt động 2: Hình thành kiến thức. Thời gian: 10 phút

Hoạt động của GV
HĐ của HS
Nội dung
? Trong cuộc hội thoại đó, mỗi nhân vật nói bao nhiêu lần?
- người cô: 6 - bé Hồng: 2
? Em hãy thống kê 5 lượt lời của người cô?
? Thống kê 2 lượt lời của bé Hồng?
? Qua đó em hiểu thế nào là lượt lời?
? Trong cuộc đối thoại người cô nói tới 6 lần nhưng H có lần nào cắt ngang lời cô không? Vì sao?
- Không vì H tôn trọng cô
? chúng ta cần phải lưu ý điều gì khi tham gia HT?
? Trong cuộc thoại bao nhiêu lần lẽ ra Hồng được nói nhưng Hồng không nói?Thay vào đó là cử chỉ nào
- 2 lần: lần 1: Sau lượt lời (1) của bà cô: Cúi đầu không đáp
Lần 2: Sau lượt lời (3) của bà cô: im lặng cúi đầu xuống đất
? Sự im lặng thể hiện thái độ của Hồng đối với những lời nói của người cô như thế nào?
- Bất bình trước những lời lẽ thiếu thiện chí và cay độc của bà cô.
? Qua đây em có nhận xét gì về sự im lặng khi đến lượt lời trong hội thoại.
HĐ chung



HĐ chung

Thảo luận cặp đôi (2p)

HĐ chung
HĐ chung


HĐ chung
I. Lượt lời trong hội thoại
1.Ví dụ
* Nhận xét
- người cô nói: 6 lần
- bé Hồng nói: 2 lần
2. Ghi nhớ:
- Lượt lời:
- Chú ý khi tham gia hội thoại
Hoạt động 3: Luyện tập. Thời gian: 20phút
Bài tập 1 : H/s đọc yêu cầu bài tập 1.
- Số “lượt lời” tham gia hội thoại của chị Dậu và cai lệ là nhiều nhất
- Số “lượt lời” của người nhà Lý trưởng ít hơn
- Anh Dậu nói ít nhất
- Kẻ ngắt lời người khác trong hội thoại: Cai lệ
* Nhận xét :
+ Chị Dậu: Thương chồng con, đảm đang, có bản lĩnh, sẵn sàng nhẫn nhịn, song khi cần vẫn vùng lên quyết liệt…
+ Anh Dậu : Là người cam chịu
+ Cai lệ : Tàn bạo, hống hách, mất nhân tính
+ Người nhà Lý trưởng: Theo đóm ăn tàn (có phần giữ gìn hơn: gọi vợ chồng chị Dậu là anh xưng tôi, nhưng cũng thể hiện thái độ mỉa mai)
Bài tập 2 : a, Ban đầu, cái Tí còn hồn nhiên nói nhiều, còn chị Dậu chỉ im lặng. Về sau cái Tí nói ít hẳn đi, chị Dậu lại nói nhiều
b, Tác giả miêu tả diễn biến cuộc hội thoại như vậy có hợp với tâm lý nhân vật không? Vì sao?
- Rất phù hợp với tâm lý nhân vật vì :
+ Lúc đầu, cái Tí chưa biết mình bị bán, còn chị Dậu thấy con như vậy càng đau lòng bấy nhiêu, nên chỉ im lặng. Về sau khi đã biết mình bị bán, Tí đau đớn tuyệt vọng nên nói ít hẳn đi, còn chị Dậu lại phải nói nhiều để thuyết phục hai đứa con của mình
c, Việc tác giả tô đậm sự hồn nhiên và hiếu thảo của cái Tí ở phần đầu cuộc hội thoại càng làm tăng kịch tính của chuyện vì :
+ Chị Dậu càng đau đớn hơn khi phải gạt nước mắt bán một đứa con gái ngoan hiền, đảm đang, hiếu thảo như cái Tí
+ Đối với Tí việc đến nhà ông bà Nghị sẽ trở thành tai hoạ khủng khiếp vì nó phải lìa xa bố mẹ
Bài tập 3 : Trong đoạn trích có hai lần nhân vật “tôi” im lặng
- Lần 1 : Im lặng vì ngỡ ngàng, hãnh diện, xấu hổ
- Lần 2 : Im lặng vì xúc động trước tâm hồn và lòng nhân hậu của cô em gái
Bài tập 4 : - Trong trường hợp phải giữ bí mật, thể hiện sự tôn trọng người đối thoại thì “im lặng là vàng”
- trong trường hợp cần phải phát biểu ý kiến để ủng hộ cái đúng, phê phán cái sai thì im lặng… sẽ đồng nghĩa với hèn nhát.
Đọc BT
Thảo luận cặp đôi (4P), trình bày










HĐ chung


HĐ chung






HĐ chung




Thảo luận cặp đôi (3p), trình bày
II. Luyện tập.
Bài tập 1 :













Bài tập 2 :


Bài tập 3 :




Bài tập 4 :
Hoạt động 4: Vận dụng. Thời gian: 6phút

? HS xây dựng một đoạn hội thoại, chỉ ra các lượt lời được sử dụng trong đoạn hội thoại đó?
- HS làm bài, trình bày. GV nhận xét
Hoạt động 5: Tìm tòi, mở rộng. Thời gian: 2phút

- Giáo viên khái quát bài. Têu cầu HS:
+ Xác định lượt lời trong hội thoại trong đoạn văn Dế Mèn phiêu lưu kí /tr72, chỉ ra mục đích nói trong từng lượt lời đó. ( HS hoàn thiện bài ở nhà)
+ Tìm một số cách sử dụng lượt lời trong các vb đã học khác. ( HS hoàn thiện bài ở nhà)
+ Làm bài tập còn lại. - Chuẩn bị bài: Lựa chọn trật tự từ trong câu
Rút kinh nghiệm: ...................................................................................................................
.................................................................................................................................

 

Đính kèm

Xếp hạng chủ đề

Tạo
Văn Học,
Trả lời
0
Lượt xem
566

Đang có mặt

Định hướng - GAC

Diễn đàn GAC - Giáo Án Chuẩn, nơi các Giáo viên, Phhs có thể tìm kiếm và chia sẻ những tài liệu giáo dục, những câu chuyện nghề nghiệp. Và cùng nhau thảo luận các chủ đề nuôi dạy con trẻ, chăm sóc sức khỏe, kinh doanh, du lịch, cuộc sống, tình yêu, hạnh phúc gia đình,...
Back
Top