Tuần 29, Tiết 111:
1. Kiến thức:
- HS hiểu rõ mục đích ý nghĩa của việc đi bộ theo quan điểm của tác giả.
- Cách lập luận chặt chẽ, sinh động, tự nhiên của nhà văn.
- Lối viết nhẹ nhàng có sức thuyết phục khi bàn về lợi ích, hứng thú của việc đi bộ ngao du.
2. Kĩ năng:
- Đọc-hiểu văn bản nghị luận nước ngoài.
- Tìm. phân tích các luận điểm, luận cứ, cách trình bày vấn đề trong 1 bài văn nghị luận cụ thể.
3. Thái độ: Yêu mến thiên nhiên
4. Năng lực: Tư duy sáng tạo, giải quyết vấn đề, cảm thụ thẩm mĩ
* Tích hợp: Giáo dục bảo vệ môi trường; Sách Bác Hồ với Bài 1: Kiên trì chống lại tuổi già và bệnh tật
B. CHUẨN BỊ.
1. GV: soạn bài theo chuẩn kiến thức kĩ năng, máy chiếu, bảng phụ.
2. HS : Học sinh soạn bài.
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
1. ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra kiến thức cũ:5‘
? Nêu rõ các thủ đoạn mánh khoé bắt lính của bọn thực dân? Người dân thuộc địa có thực "tình nguyện" hiến dâng xương máu như lời lẽ bịp bợm của bọn cầm quyền không?
? Kết quả của sự hy sinh của người dân thuộc địa trong các cuộc chiến tranh như thế nào?
3.Bài mới:
H: Kể tên các tác giả, tác phẩm văn học nước ngoài đã đc học trong chương trình ngữ văn 8?
H: Em thích tác phẩm nào nhất, vì sao?
GV dẫn dắt vào bài:
Trong chương trình học kì I, các em đã được làm quen với các tác phẩm văn học nước ngoài như: Cô bé bán diêm (An-đec-xen), Đánh nhau với cối xay gió (Xec-van-tet), Chiếc lá cuối cùng (O.hen-ri), Hai cây phong (Ai-ma-tôp). Mỗi nhà văn có một văn phong riêng màn đậm dấu ấn cá nhân. Hôm nay cô cùng các em làm quen với 1 nhà văn mới. Đó là nhà văn Ru-xô người Pháp qua VB “Đi bộ ngao du”.
Rút kinh nghiệm: ....................................................................................................................
.................................................................................................................................
ĐI BỘ NGAO DU
(Trích “ Ê-min hay về giáo dục”)
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC: (Trích “ Ê-min hay về giáo dục”)
1. Kiến thức:
- HS hiểu rõ mục đích ý nghĩa của việc đi bộ theo quan điểm của tác giả.
- Cách lập luận chặt chẽ, sinh động, tự nhiên của nhà văn.
- Lối viết nhẹ nhàng có sức thuyết phục khi bàn về lợi ích, hứng thú của việc đi bộ ngao du.
2. Kĩ năng:
- Đọc-hiểu văn bản nghị luận nước ngoài.
- Tìm. phân tích các luận điểm, luận cứ, cách trình bày vấn đề trong 1 bài văn nghị luận cụ thể.
3. Thái độ: Yêu mến thiên nhiên
4. Năng lực: Tư duy sáng tạo, giải quyết vấn đề, cảm thụ thẩm mĩ
* Tích hợp: Giáo dục bảo vệ môi trường; Sách Bác Hồ với Bài 1: Kiên trì chống lại tuổi già và bệnh tật
B. CHUẨN BỊ.
1. GV: soạn bài theo chuẩn kiến thức kĩ năng, máy chiếu, bảng phụ.
2. HS : Học sinh soạn bài.
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
1. ổn định tổ chức.
Lớp | Sĩ số | Ngày dạy | Điều chỉnh |
8A1 | | ||
8A2 | | ||
8A3 | |
? Nêu rõ các thủ đoạn mánh khoé bắt lính của bọn thực dân? Người dân thuộc địa có thực "tình nguyện" hiến dâng xương máu như lời lẽ bịp bợm của bọn cầm quyền không?
? Kết quả của sự hy sinh của người dân thuộc địa trong các cuộc chiến tranh như thế nào?
3.Bài mới:
Hoạt động 1: Khởi động. Thời gian: 2 phút
H: Kể tên các tác giả, tác phẩm văn học nước ngoài đã đc học trong chương trình ngữ văn 8?
H: Em thích tác phẩm nào nhất, vì sao?
GV dẫn dắt vào bài:
Trong chương trình học kì I, các em đã được làm quen với các tác phẩm văn học nước ngoài như: Cô bé bán diêm (An-đec-xen), Đánh nhau với cối xay gió (Xec-van-tet), Chiếc lá cuối cùng (O.hen-ri), Hai cây phong (Ai-ma-tôp). Mỗi nhà văn có một văn phong riêng màn đậm dấu ấn cá nhân. Hôm nay cô cùng các em làm quen với 1 nhà văn mới. Đó là nhà văn Ru-xô người Pháp qua VB “Đi bộ ngao du”.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức. Thời gian: 30 phút
Hoạt động của GV | HĐ của | Nội dung |
H: Qua chuẩn bị bài ở nhà, em hãy cho biết đôi nét về tác giả và tác phẩm? GV: Ru-xô mồ côi mẹ từ rất sớm, cha là thợ đồng hồ. Thời thơ ấu ông chỉ được học vài năm (từ 12 đến 14 tuổi) sau đó làm thợ chạm, bị chủ xưởng chửi mắng, đánh đập nhiều-> ông bỏ đi tìm cuộc sống tự do, lang thang nhiều nơi, trải qua nhiều nghề để kiếm ăn như: Làm người giúp việc, làm gia sư, dạy âm nhạc...trước khi trở thành nhà triết học, nhà văn nổi tiếng. Chính cuộc sống ưa tự do của ông đã đi vào nhiều tác phẩm 1 cách tự nhiên và chân thật trong đó có “Ê-min hay về giáo dục”. Tác phẩm chia thành 5 quyển tương ứng với 5 giai đoạn liên tiếp trong quá trình giáo dục 1 cậu bé tên là Ê-min từ lúc sinh ra cho đến lúc trưởng thành. + Quyển 1: từ lúc mới sinh cho đến lúc 3 tuổi: (GD cơ thể phát triển tự nhiên). + Quyển 2: từ 4-5 tuổi cho đến lúc 12 tuổi: (GD bước đầu nhẹ nhàng, không gò bó). + Quyển 3: từ 12 đến 15 tuổi: (Trang bị kiến thức 1 cách khoa học, hữu ích). + Quyển 4: từ 16 đến 20 tuổi: (GD đạo đức và tôn giáo) + Quyển 5: Ê-min đã trưởng thành. Đoạn trích “Đi bộ ngao du” nằm trong quyển 5, nhan đề do người biên soạn SGK đặt. GVHướng dẫn: Đọc rõ ràng, thân mật. Lưu ý việc chuyển đổi ngôi kể tôi-ta và nhấn mạnh những từ ngữ biểu cảm. - GV đọc đoạn 1 - Gọi HS đọc nối tiếp đoạn 2, 3. - Tìm hiểu chú thích: 1, 4, 5, 7, 9, 14, 15, 17. H: Thể loại của VB này? -> Là 1 đoạn trích trong tác phẩm luận văn tiểu thuyết. (Xếp vào văn nghị luận). H: Phương thức biểu đạt? -> Lập luận chứng minh. H: Vấn đề cần chứng minh trong đoạn trích? -> Ích lợi của việc đi bộ. H: Căn cứ vào nd, em có thể chia VB thành mấy phần? Nd từng phần? - 3 phần: + P1: Tôi chỉ quan niệm-> nghỉ ngơi. ( Đi bộ ngao du được tự do thưởng ngoạn, không bị lệ thuộc vào bất cứ ai). + P2: Đi bộ...-> Tốt hơn. (Đi bộ ngao du được trau dồi tri thức, làm giàu vốn hiểu biết qua thực tế). + P3: còn lại. (Đi bộ ngao du và việc rèn luyện sức khoẻ, tinh thần của con người). H: Ở luận điểm đầu tiên: “Đi bộ ngao du được tự do thưởng ngoạn” tác giả đã sư dụng những luận cứ nào? - Muốn đi, muốn dừng lại, muốn hoạt động nhiều ít tuỳ ý. - Quan sát khắp nơi: men theo dòng sông, vào rừng rậm, tham quan hang động, xem xét đá... - Thích thì ở lại, chán thì bỏ đi. GV: Đi bộ ngao du là cách mà con người được giải phóng, được tự do từ việc sinh hoạt thông thường nhưng người viết nâng lên 1 cái đích cao siêu hơn của tinh thần. Đó là có được tất cả những gì mà mình thích. Nhà văn giống như 1 con người vừa tìm ra chân lí bất ngờ mà không mấy ai quan tâm, chú ý. H: Em có nhận xét gì về thái độ của tác giả? -> Rất hứng khởi. GV: Cái hứng khởi tràn đầy trong bối cảnh tự do, khi con người được “cởi trói” khỏi mọi ràng buộc vẫn tồn tại xung quanh.Nhà văn như được hoà vào 1 thế giới tự do, được tháo cũi xổ lòng, tha hồ tung tẩy. H: Theo tác giả, khi đi bộ thì sẽ không bị phụ thuộc vào những yếu tố nào? - Không phụ thuộc vào: + Phương tiện + Con người + Đường xá. GV: Tác giả sử dụng ngôi “ta”-> chủ thể của ý thích, của hành động, chủ thể của bản thân mình, chẳng phụ thuộc vào ai. H: Các cụm từ : Ta ưa đi, ta thích dừng, ta muốn hành động, tôi ưa thích, tôi hưởng thụ. Xuất hiện liên tục các ý nghĩa gì? à Nhấn mạnh sự thoả mãn các cảm giác tự do cá nhân của người đi bộ ngao du H: Cảm giác của người đi bộ lúc này ntn? GV: Cách trình bày đoạn văn vừa song hành vừa móc xích. + Song hành trong cách bộc lộ 1 chủ thể tự do. + Móc xích dưới hình thức câu hỏi và tự mình giải đáp. “Nếu tôi...” thì ngay lập tức có 1 cái tôi khác trả lời trong quan hệ hô ứng-> Làm đa dạng thêm lời văn, hấp dẫn người đọc, người nghe. H: Em có nhận xét gì về hệ thống luận cứ mà tác giả đưa ra để chứng minh cho luận điểm “Đi bộ ngao du được tự do thưởng ngoạn”? H: Tác giả sử dụng chủ yếu kiểu câu nào? Nhằm mục đích gì? + Luận cứ phong phú + Lí lẽ được trình bày xen kẽ, tiếp nối, tự nhiên. -> Câu trần thật. Mục đích là kể lại những thú vị của việc đi bộ. H: Sau khi tìm hiểu luận điểm này, em thấy tác giả là người như thế nào? Quý trọng điều gì và mong muốn điều gì? | HĐ chung Lắng nghe Lắng nghe Lắng nghe Đọc HĐ chung HĐ chung HĐ chung Lắng nghe HĐ chung Lắng nghe HĐ chung | I.Tìm hiểu chung 1. Tác giả: - Ru-Xô (1712-1778) là nhà văn, nhà triết học, nhà hoạt động, xã hội Pháp 2. Tác phẩm - Trích trong quyển V (quyển cuối ) của tp “Ê min hay về giáo dục” - Thể loại: Tiểu thuyết nghị luận - Bố cục : 3 phần II. Đọc – hiểu văn bản : 1. Đi bộ ngao du được tự do thưởng ngoạn. -> Thoải mái, tự do, mãn nguyện, hoà hợp với thiên nhiên. => Yêu thiên nhiên, quý trọng sở thích cá nhân; muốn mọi người cng yêu thích đi bộ như mình. |
GV: Ở tiết trước, chúng ta đã tìm hiểu được luận điểm 1 của VB này. Bằng những dẫn chứng và lí lẽ tiếp nối tự nhiên, “Đi bộ ngao du” đem lại nguồn cảm hứng tuyệt đối cho người đi. * HS đọc lại đoạn 2. H: Luận điểm mà tác giả nêu ra ở đoạn văn này? H: Tác giả đã lập luận trên cơ sở những luận cứ nào? (Tại sao tác giả lại nói “Đi bộ là đi như Ta-let, Pla-tông và Pi-ta-go?) H: Để có thể làm được điều đó, người đi bộ phải có những tiêu chuẩn gì? - Phải xem xét những tài nguyên trên mặt đất. - Phải tìm hiểu các sản vật nông nghiệp và cách trồng trọt chúng. - Phải sưu tập các mẫu vật phong phú, đa dạng của thế giới tự nhiên. GV: Đi bộ ngao du là cách mà con người trau dồi tri thức 1 cách tự nhiên, ngoài trường lớp, sách vở thông thường. Thiên nhiên qua cách đi bộ ngao du mà người ta tiếp nhận là một trường học lớn. Đó là một kho tàng kiến thức về tài nguyên thiên nhiên, về nông nghiệp, về đất, đá, hoá thạch...như những ngọn gió ùa vào cửa sổ trí tuệ mà con người hằng khao khát. H: Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? - NT: So sánh GV: Tác giả đã so sánh cách học này với cách học của những “Triết gia phòng khách” thường thấy trong XH Pháp thế kỉ 18. H: Cách học ấy được giới thiệu như thế nào? - Núp dưới váy các quý bà. - Nghiên cứu trong các phòng sưu tập - Biết gọi tên sự vật, hiện tượng nhưng chẳng có kiến thức về chúng. H: So sánh như vậy nhằm mục đích gì? GV: Học hỏi bằng cách gần gũi với thiên nhiên, hoà mình vào thiên nhiên khác hẳn cách học gò bó, sách vở, máy móc. Cách học ấy chỉ là giáo điều, hình thức, chỉ vì cái “danh hão”. H: Luận cứ thứ hai mà tác giả triển khai là gì? H: Tại sao tác giả lại cho rằng “Trái đất là phòng sưu tập lớn nhất? - Phong phú hơn phòng sưu tập của vua chúa. - Mọi vật đều ở đúng chỗ, khoa học và chính xác. GV: Thiên nhiên rất sống động, thiên nhiên hoàn toàn khác với các mô hình tượng trưng trong các phòng sưu tập của vua chúa, và lại càng khác phòng sưu tập của “Các nhà tự nhiên học”, “các triết gia phòng khách”. Bởi cái mà họ có được chỉ là 1 nửa sự thật mà thôi. Còn sự thật của thiên nhiên hùng vĩ là cái gì cũng phải có linh hồn của nó, phải được sắp xếp 1 cách khoa học, chính xác. Phải là nơi “Đô-băng-tông chắc cũng không thể làm tốt hơn”. H: Em có nhận xét gì về cách nêu dẫn chứng của tác giả khi triển khai luận điểm này? -> Dẫn chứng dồn dập, liên tiếp bằng những kiểu câu khác nhau. (Khi thì so sánh, khi thì nêu cảm xúc, khi thì là câu hỏi tu từ) H: Mục đích của tác giả khi trình bày và làm sáng tỏ luận điểm này? GV: Không những đi bộ ngao du được mở mang kiến thức, mà còn mở mang năng lực khám phá đời sống, mở rộng tầm hiểu biết, làm giàu trí tuệ, đầu óc được sáng láng. * HS đọc đoạn cuối. H: Đi bộ không những làm con người ta cảm thấy được tự do, trí tuệ được khai sáng mà nó còn đem đến nhưng lợi ích gì? - Sức khoẻ được tăng cường - Tính khí trở nên vui vẻ: H: Tác giả đã minh chứng điều ấy bằng những dẫn chứng cụ thể nào? + Vui vẻ, khoan khoái, hài lòng. + Hân hoan , thích thú, ăn ngon ngủ ngon. GV: Người đi bộ sức khoẻ được tăng cường nên mới ăn ngon, ngủ ngon như vậy. Và tính khí cũng trở nên vui vẻ khi lúc nào họ cũng cảm thấy khoan khoái, hài lòng, hân hoan, thích thú với mọi thứ. Để có được những biểu hiện vui vẻ đó, hẳn người đi bộ phải có 1 sức khoẻ tốt. Và ngược lại, những biểu hiện của sức khoẻ tốt cũng chỉ có được nếu nằm trong 1con người có tinh thần thoải mái, vui vẻ. Sức khoẻ và tinh thần luôn có mối quan hệ mật thiết vơi nhau. H: Cách chứng minh luận điểm 3 có gì đặc sắc? - NT: Chứng minh bằng cách so sánh. H: Em hãy chỉ rõ cách so sánh đó? - So sánh việc đi bộ với đi xe. H: Em có nhận xét gì về cách kết thúc VB? - Kết luận: Giản dị và thiết thực. GV: Bài văn khép lại bằng 1 ý tưởng khiêm nhường, tránh cho nó biến thành giọng điệu khoa trương, ồn ào, quảng cáo. Kết thúc VB như thế là rất khéo léo, vừa tầm. H: Vậy đến đây, tác giả đã khẳng định điều gì? | Lắng nghe Đọc HĐ chung HĐ chung Lắng nghe HĐ chung Lắng nghe HĐ chung HĐ chung Lắng nghe HĐ chung Lắng nghe Thảo luận cặp đôi (2p) HĐ chung Lắng nghe | 2. Đi bộ ngao du được trau dồi tri thức. * Đi bộ phải luôn quan sát, nghiền ngẫm để học tập. -> Đề cao cách học gắn với thực tế. * Trái đất chính là phòng sưu tập lớn nhất. => Đề cao kiến thức từ thực tế khách quan; Khích lệ mọi người đi bộ để mở mang kiến thức. 3. Đi bộ- rèn luyện sức khoẻ và tinh thần. => Khẳng định lợi ích của đi bộ, khơi dậy niềm vui sống của con người. * Ghi nhớ (SGK-102). |
Hoạt động 3: Luyện tập.Thời gian: 5phút
H: Em hãy nhắc lại 3 luận điểm chính của Vb này? H: Em thấy trình tự sắp xếp 3 luận điểm chính có hợp lí không? Tại sao? -> Hợp lí. Vì: Với Ru-xô (Một thanh niên thế kỉ 18 ở Pháp) thì tự do là niềm khao khát lớn nhất của đời ông. Ông suốt đời đấu tranh cho tự do của con người thoát khỏi ách thống trị của cường quền. Bởi vậy thật dễ hiểu vì sao ông đặt LĐ “...” lên đầu. Mặt khác, suốt tuổi thơ, Ru-xô được học hành rất ít. Khát vọng học tập luôn đeo đuổi suốt đời nhà triết học. Bởi vậy, LĐ “....” được xếp thứ hai. Và cuối cùng, LĐ “...” được xếp thứ 3. -> Tuỳ theo điều kiện và quan niệm của từng người , có thể sắp xếp lại cho phù hợp với thanh niên thời hiện đại. | HĐ chung HĐ chung | III. Luyện tập. |
Hoạt động 4: Vận dụng.Thời gian: 5phút
H: Ta hiểu gì về con người và tư tưởng, tình cảm của tác giả qua VB này? - HS trả lời, GVchốt lại. - Gọi HS đọc ghi nhớ. + Xưng ta: Khi triển khai luận điểm, luận cứ. + Xưng tôi: khi muốn trình bày những trải nghiệm riêng tư. -> Nhờ cách xưng hô thay đổi ấy, bài văn trở nên sinh động, gắn cái riêng với cái chung như 1 câu chuyện kể gần gũi, thân mật, giản dị và dễ hiểu, dễ làm theo. H: xong VB, em khám phá được điều thú vị gì gì từ việc đi bộ? |
Hoạt động 5: Tìm tòi, mở rộng. Thời gian: 1 phút
H: Tiếp tục viết một đoạn văn nghị luận để thuyết phục người đọc về tác dụng của luyện tập thể dục thể thao hàng ngày (Làm ở nhà) - GV khái quát nội dung bài, nhắc HS: Ôn lại bài, chuẩn bị bài Hội thoại tiết 2 |
.................................................................................................................................