Khi con tu hú, ngữ văn 8

Văn Học

Cộng tác viên
Điểm
1,506
Tuần 22, Tiết 83:

KHI CON TU HÚ

(Tố Hữu)


A. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức:


- Những hiểu biết ban đầu về tác giả Tố Hữu

- Nghệ thuật khắc họa hình ảnh thiên nhiên và cái đẹp của cuộc sống tự do

- Niềm yêu sống, khát khao tự do của người chiến sĩ cách mạng trong hoàn cảnh bị tù đày.

2. Kỹ năng: Rèn kĩ năng đọc - hiểu, phân tích tác phẩm thơ

3. Thái độ: Giáo dục cho HS lý tưởng cách mạng

4. Năng lực: Tư duy sáng tạo, giải quyết vấn đề, thưởng thức văn học, thẩm mỹ.

B. CHUẨN BỊ.

1. Giáo viên:

- Tìm hiểu kỹ văn bản, soạn bài theo chuẩn kiến thức, Tố Hữu tác giả tác phẩm. - Hướng dẫn HS chuẩn bị bài

2. Học sinh:

- Soạn bài theo định hướng của GV và SGK

- Chuẩn bị đầy đủ SGK và vở ghi vở soạn

C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:

1. Ổn định tổ chức: 1’


Lớp​
Sĩ số​
Ngày giảng​
Điều chỉnh​
8A1​
43
8A2​
42
8A3​
42

2. Kiểm tra kiến thức cũ (5’):

Đọc thuộc diễn cảm bài thơ “Quê hương” của Tế Hanh. Qua bài thơ em hiểu gì về quê hương của tác giả và tình cảm của tác giả đối với quê hương?

3. Bài mới:

Hoạt động 1: khởi động: Thời gian: 2 phút

H: Đọc thuộc lòng bài thơ “Đập đá ở Côn Lôn”. Em có cảm nhận gì về quan niệm chí làm trai và việc bị bắt bớ tù đày của PCTrinh?

Tự do vốn là niềm khao khát của con người từ xưa đến nay vẫn thế. Nó tha thiết và thiêng liêng. Tuy nhiên quan niệm về tự do thì mỗi thời mỗi khác. Cái khác ấy được thể hiện như thế nào trong bài thơ “Khi con tu hú”, khi mà tác giả là một chàng trai 19 tuổi đầy ước mơ và nhiệt huyết cách mạng? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu.

Hoạt động của GV
HĐ của hs
Nội dung
Hoạt động 2: hình thành kiến thức. - Thời gian: 35p’.

H: Qua chuẩn bị bài ở nhà, em hãy giới thiệu đôi nét về tác giả?

- GV bổ sung thêm: Tố Hữu (1920 – 2002) quê ở Huế. Là lá cờ đầu của nền thơ ca cách mạng.. Cuộc đời thơ Tố Hữu gắn với cuộc đời c.mạng của ông.
- Bút danh Tố Hữu: có nghĩa là "sẵn có, ý chí khí phách tiềm ẩn trong người". Tố Hữu dùng với nghĩa là "người bạn trong trắng".
- Năm lên 12 tuổi, mẹ mất. Năm 13 tuổi, vào trường Quốc học (Huế). Tại đây, sớm giác ngộ lý tưởng cs, hăng hái hoạt động, được kết nạp Ðảng năm 1938 (18 tuổi)
- Tháng 4/1939, bị bắt, bị tra tấn dã man và đày đi nhiều nhà lao. Trong tù, người chiến sĩ cộng sản trẻ tuổi luôn giữ vững khí tiết, tiếp tục hoạt động cách mạng ở mọi hoàn cảnh…
- Về nội dung: Thơ Tố Hữu mang đậm chất trữ tình chính trị sâu sắc; Về nghệ thuật mang tính dân tộc rất đậm đà
? Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ?
Bài thơ được sáng tác 7/ 1939, in trong tập “Từ ấy” khi đó Tố Hữu mới 19 tuổi và đang bị giam cầm trong nhà lao Thừa Phủ
GV giới thiệu tập “Từ ấy”: Tập thơ đầu tay, gồm 71 bài, sáng tác trong 10 năm (1936-1946), phản ánh rõ nét quá trình giác ngộ và trưởng thành của người chiến sĩ cộng sản trẻ tuổi. niềm vui vừa bắt gặp lý tưởng, mà còn có lời an ủi, động Trong Từ ấy, không chỉ có tiếng chim rộn rã và hương hoa của viên chân tình đối với những số phận bất hạnh. Và sau cùng, nhân danh cách mạng, Từ ấy là tiếng thét đầy hờn căm, là hồi kèn xung trận thôi thúc mọi người xông lên, vào trận chiến mất còn với kẻ thù để giành lại quyền sống.
- Trước đó, (vào năm 18 tuổi) ông đang say sưa đón nhận ánh sáng cộng sản:
Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
Mặt trời chân lí chói qua tim
Hồn tôi là một vườn hoa lá
Rất đậm hương và rộn tiếng chim.”

Đang hoà mình vào cuộc sống tự do, bỗng dưng bị bắt, bị cầm tù. Ngột ngạt và tù túng , vì vậy tâm trạng của ông luôn sôi sục, hướng ra cuộc sống bên ngoài
GV: Hướng dẫn cách đọc:
+ 6 câu đầu: Giọng vui, náo nức, phấn chấn
+ 4 câu sau: dằn vặt, bực bội
- GV đọc mẫu, gọi HS đọc.
- Nhận xét cách đọc của HS
- Giải thích từ khó: bầy, lúa chiêm, rây
H: Bài thơ được viết theo thể thơ nào?
-> Thơ lục bát
H: Phương thức biểu đạt chính của bài thơ?
-> BC trực tiếp và MT.
H: Dựa vào nội dung, em có thể chia mạch cảm xúc bài thơ thành mấy phần? Nội dung từng phần?
-> 2 phần:
+ P1: 6 câu đầu (Cảnh trời đất vào hè trong tâm tưởng của người tù).
+ P2: 4 câu sau(Tâm trạng của người tù CM).
H: Ngay từ đầu bài thơ, ta bắt gặp âm thanh nào?
H: Tại sao mở đầu bài thơ, tác giả lại miêu tả tiếng chim tu hú?

- Tiếng chim tu hú -> Báo hiệu mùa hè đến.
GV: Tiếng chim tu hú là âm thanh báo hiệu mùa hè về. Mùa hè với không gian bao la, ánh nắng rực rỡ, sức sống trở nên rộn rã, tưng bừng...tiếng chim đã làm bừng dậy tất cả trong lòng người tù cách mạng đang bị nhốt trong phòng giam chật chội. Tiếng chim lúc này đối với tác giả là tiếng gọi vô cùng hào hứng và phấn khởi.
H: Khi mùa hè đến, cảnh vật thiên nhiên được phác hoạ qua những chi tiết nào?
+ Lúa chiêm: chín + Trái cây: ngọt
+Vườn: rậy tiếng ve + Bắp: vàng hạt
+ Nắng đào +Trời: xanh, rộng, cao + Diều sáo
H: Em có nhận xét gì về cách dùng từ của tác giả?
- Dùng động từ, tính từ gợi cảm giác về hình ảnh, âm thanh, màu sắc.
H: Qua đó em hình dung như thế nào về cảnh vào hạ mà tác giả miêu tả?
H: Lí do khiến em biết được đây là một bức tranh mùa hè tràn đầy sức sống?

-> Có đủ màu sắc, âm thanh, mùi vị:
+ Đây là một bức tranh lóng lánh sắc màu: Màu vàng óng ả của lúa chiêm chín, của bắp; Màu hồng của nắng; màu xanh bao la của cây cối và bầu trời; màu trái cây chín... tô điểm cho bức tranh thơ thêm những đường nét mỹ miều, rực rỡ, đậm chất đồng quê.
+ Âm thanh của tiếng tu hú , tiếng ve.
+ Vị ngọt của trái cây chín.
+ Hình ảnh “đôi con diều sáo lộn nhào từng không” là nét chấm phá độc đáo làm cho cuộc sống nơi thôn quê trở nên có hồn và thi vị hơn. Nhà thơ lấy cái hữu hạn (con diều sáo) đế biểu thị cái vô hạn (từng không). Không gian của bức tranh thơ được mở ra thoáng đãng và tiến tới vô tận.
GV: Tất cả sự sống như bừng dậy bởi tiếng tu hú gọi.
H: Bức tranh thiên nhiên ấy, tác giả có được tận mắt nhìn thấy, nghe thấy không?
-> Không. Vì tác giả đang ở trong tù.
H: Vậy nhà thơ đã cảm nhận mùa hè bằng giác quan nào?
-> Tưởng tượng, liên tưởng. thích giác, thị giác, xúc giác, cảm giác…
H: Câu thơ nào giúp em biết được bức tranh mùa hè này chính là sự mường tượng của tác giả?
-> Ta nghe hè dậy bên lòng
H: Chỉ nghe âm thanh của tiếng tu hú vọng vào, nhà thơ đã biết ngay mùa hè đến và liên tưởng tới những dấu hiệu thiên nhiên bên ngoài. điều đó khiến em hiểu thêm gì về tâm hồn của nhà thơ?
GV:
Liên hệ bài “Tâm tư trong tù (4 – 1939)
Cô đơn thay là cảnh thân tù
Tai mở rộng và lòng sôi rạo rực
Tôi lắng nghe tiếng đời lăn náo nức
Ở ngoài kia vui sướng biết bao nhiêu

-> Tâm hồn của nhà thơ luôn hướng ra ngoài song sắt và luôn theo dõi từng âm thanh, từng biến động nhỏ của cuộc sống. Tố Hữu đã lắng đọng lòng mình, tập hợp các giác quan và tài năng của người nghệ sĩ để vẽ lên một bức tranh thiên nhiên mùa hè của miền Trung thân yêu.
GV chuyển: Trên đây là bức tranh mùa hè được vẽ trong tâm tưởng của một con người trẻ tuổi đắm say lý tưởng đẹp. Dù chỉ một chút tình quê nhưng rất đáng được nâng niu, quý trọng. Còn thực tế thì sao?

HS đọc 4 câu thơ còn lại.
? Hoàn cảnh thực tại của nhân vật trữ tình như thế nào?
Giam cầm giữa bốn bức tường hôi hám, chật hẹp, tối tăm,...
H: “Nghe” thấy mùa hè đến, nhà thơ bộc lộ tâm trạng của mình như thế nào?
- Chân: muốn đạp tan phòng
- Tâm trạng: Ngột làm sao - Chết uất thôi
H: Em có nhận xét gì về cách sử dụng từ ngữ và các biện pháp nghệ thuật?
-
Từ “dậy” trong tiếng Việt, theo từ điển của Nguyễn Văn Xô có ba nghĩa chính: cất mình lên; nổi lên; vang ầm. Chúng ta có thể hiểu mùa hè đã nổi lên trong lòng nhà thơ ở đỉnh điểm.
- NT: Động từ mạnh: nghe, dậy, đạp, câu cảm thán và nhiều thanh trắc, nhiều tính từ bộc lộ cảm xúc…
-Nghệ thuật ẩn dụ chuyển đổi cảm giác: nghe hè dậy…
- Đối lập tương phản
H: Các biện pháp nghệ thuật ấy đã góp phần diễn tả điều gì? Tâm trạng phẫn uất, bực bội, căng thẳng tột độ
H: Tại sao nhà thơ lại có tâm trạng như vậy?
-> Vì nhà tù ngăn bước chân chính nghĩa, làm mất tự do, cô đơn... Tiếng kêu “Ngột làm sao, chết uất thôi” của Tố Hữu cũng là một tiếng kêu xé lòng của một lớp thanh niên ham sống, đầy nhiệt huyết, mong muốn độc lập cho dân tộc ta lúc ấy.
H: Kết thúc bài thơ là âm thanh gì?
- Tiếng chim tu hú
H: Cùng là tiếng chim tu hú, nhưng tiếng chim tu hú ở đầu và cuối bài thơ có giống nhau không? vì sao?
-> Không giống nhau vì:
+ Ở đầu bài thơ là tiếng chim gọi mùa hè, kết hợp với sự sống, say mê sự sống; mở ra 1bức tranh sinh động, náo nhiệt -> Khiến người tù hào hứng đón nhận mùa hè.
+ Ở cuối bài thơ, là sự u uất, nôn nóng, khắc khoải, bồn chồn “Cứ kêu”.
GV: Bài thơ khép lại theo lối “đầu cuối tương ứng”. Nếu câu mỏ’ đầu gợi tiếng chim tu hú khoẻ khoắn mời gọi hè thì câu kết thúc tiếng chim tu hú kêu hoài, kêu mãi giữa bầu trời mênh mông như “tiếng gọi hối thúc của thực tại”. Cái kết cấu ấy làm day dứt, xốn xang cõi lòng người đọc.
H: Em hiểu được điều mãnh liệt nào của người tù trong những lời thơ cuối?
GV:
Bài thơ được làm trong tù. Bức tranh thiên nhiên được miêu tả đang ở ngoài bầu trời cao rộng. Nhưng bên trong lại là 4 bức tường lạnh lẽo, tù túng song nhà thơ vẫn hướng tâm hồn ra phía ngoài, vẫn ẩn chứa 1 tâm trạng mãnh liệt khao khát tự do, khao khát cống hiến cho sự nghiệp cách mạng
H: Những đặc sắc về NT của bài thơ ?
- Thể thơ lục bát
- Giọng điệu thơ tự nhiên, trong sáng…
H: Qua nghệ thuật ấy em cảm nhận được gì về nội dung bài thơ?
Khi con tu hú
là một bài thơ hay, lời lẽ mộc mạc, bình dị, dễ hiểu, câu chữ ít nhưng cô đọng, hàm súc. Bức tranh tả cảnh thiên nhiên và bức tranh tâm trạng hiện lên rất cân xứng. Kết hợp với thể thơ cổ truyền của dân tộc uyển chuyển, giàu hình ảnh, giàu nhạc điệu, bài thơ đã để lại sức rung, sức gợi sâu xa, bền bỉ trong lòng những độc giả yêu thơ, say thơ suốt mấy mươi năm qua.
- Gọi hs đọc ghi nhớ

Hoạt động chung
Lắng nghe














Hoạt động chung


Lắng nghe

















Lắng nghe

Đọc


Hoạt động chung






Hoạt động chung


Lắng nghe





Hoạt động chung


Hoạt động chung

Hoạt động chung


Lắng nghe













Hoạt động chung




Hoạt động chung



Lắng nghe











Đọc
Hoạt động chung

Hoạt động chung

Hoạt động chung
I. Tìm hiểu về tác giả, tác phẩm:
1.Tác giả

Tố Hữu (1920-2002). Là lá cờ đầu của nền thơ ca cách mạng Việt Nam.












b) Tác phẩm:

- 7.1939: khi TH bị bắt giam trong nhà lao Thừa Thiên, in trong tập “Từ ấy”





















- Thể thơ: Lục bát
- NV trữ tình: Người tù c.mạng (tác giả)
- PTBĐ: b/c, mtả
- Mạch cảm xúc: 2 phần

II. đọc, hiểu văn bản
1. Bức tranh mùa hè.














-> Bức tranh mùa hè đẹp, trong sáng, rực rỡ, sống động và tràn đầy sức sống.






















=> Nhà thơ yêu cuộc sống, nhạy cảm với những biến động của thiên nhiên.












2. Tâm trạng của người tù

-> Tâm trạng ngột ngạt, uất ức dồn nén, bức bối cao độ, muốn vươn ra ngoài bầu trời.

-> Tiếng chim tu hú là tiếng gọi của khát vọng tự do cháy bỏng, mãnh liệt
III-Tổng kết
1. Nghệ thuật
2. Nội dung



* Ghi nhớ – 20


Hoạt động 3: luyện tập. Thời gian: 5p
H: Đọc diễn cảm lại bài thơ.
H:
Thơ là tiếng nói tâm hồn của nhà thơ. Bài thơ “Khi con tu hú” cho ta thấy gì về tâm hồn thơ Tố Hữu?
- Hồn thơ nhạy cảm với mọi biểu hiện của sự sống.
- Hồn thơ yêu cuộc sống mãnh liệt, quyết tranh đấu cho tự do.
? Nêu cảm nhận của em về một đoạn thơ, hình ảnh thơ em thích trong bài?
- HS tự bộc lộ cảm xúc cá nhân
- Gv nhận xét, bổ sung, sửa – nếu cần
IV.Luyện tập
Hoạt động 4: Vận dụng. Thời gian: 5p
H: Viết một đoạn văn tả cảnh mùa hè ở quê hương em?
Yêu cầu: đúng hình thức, nội dụng đoạn văn.
- Không gian, màu sắc của mùa hè.
- Cảnh vật mùa hè.
- Số lượng câu: khoảng 7 câu.
- HS viết đoạn văn, trình bày; GV sửa, nhận xét
Hoạt động 5: tìm tòi, sáng tạo. Thời gian: 1p
? Tình yêu cs và khát vọng tự do là cảm xúc thường gặp trong thơ tù của nhiều chiến sĩ cm. Em còn biết những vần thơ nào như thế? Đọc 1 số câu thơ? (HS có thể thực hiện ở nhà)
- Học bài cũ về nhà và soạn bài Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh
IV. RÚT KINH NGHIỆM

......................................................................................................................................................

......................................................................................................................................................
 

Đính kèm

Xếp hạng chủ đề

Tạo
Văn Học,
Trả lời
0
Lượt xem
1,825

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng - GAC

Diễn đàn GAC - Giáo Án Chuẩn, nơi các Giáo viên, Phhs có thể tìm kiếm và chia sẻ những tài liệu giáo dục, những câu chuyện nghề nghiệp. Và cùng nhau thảo luận các chủ đề nuôi dạy con trẻ, chăm sóc sức khỏe, kinh doanh, du lịch, cuộc sống, tình yêu, hạnh phúc gia đình,...
Back
Top