Khu vực Đông Nam Á, hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN), địa lí 11

Văn Học

Cộng tác viên
Xu
0
TIẾT 31

BÀI 11: KHU VỰC ĐÔNG NAM Á (TIẾP)

TIẾT 3. HIỆP HỘI CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á (ASEAN)



I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức


- Hiểu và trình bày được các mục tiêu chính của ASEAN

- Đánh giá được các thành tựu cũng như thách thức đối với ASEAN

- Đánh giá được những thuận lợi, khó khăn của Việt Nam trong quá trình hội nhập

2. Kĩ năng

- Lập đề cương và trình bày một báo cáo

- Cách tổ chức một hội thảo khoa học

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

1. Chuẩn bị của giáo viên


Bản đồ kinh tế chung Đông Nam Á

Phiếu học tập

2. Chuẩn bị của học sinh

SGK, vở, bút

III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC

- Tổ chức thảo luận nhóm, đàm thoại gợi mở.

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Ổn định tổ chức.


Lớp​
Sĩ số​
Ngày dạy​
A3​
A6​
A8​
2. Kiểm tra bài cũ:

- Trình bày đặc điểm các ngành kinh tế khu vực ĐNÁ.

3. Bài mới

Mở bài: Trên thế giới, EU được biết tới như một khối các quốc gia thành đạt về kinh tế, chính trị và xã hội. ở Châu á có một khối liên kết các quốc gia đang hướng tới mô hình phát triển của EU trong một vài chục năm tới, đó là hiệp hội các quốc gia Đông Nam á gọi tắt là ASEAN. Hôm nay, chúng ta cùng nhau tìm hiểu về Hiệp hội các nước Đông Nam á (ASEAN).



Hoạt động của GV và HSNội dung chính
HĐ 1: Toàn lớp I. Mục tiêu và cơ chế hợp tác của ASEAN
GV đặt câu hỏi:
Em nào biết về lịch sử hình thành và phát triển của ASEAN: Ra đời vào năm nào, khi đó có bao nhiêu thành viên?
- Việt Nam ra nhập ASEAN từ năm nào?
- Khu vực Đông Nam á còn quốc gia nào chưa tham gia ASEAN?
Chuyển ý: 0/11 quốc gia trong khu vực tham gia ASEAN, điều đó chứng tỏ ASEAN có sự hấp dẫn. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về mục tiêu và cơ chế hợp tác của ASEAN.
1. Lịch sử hình thành và phát triển
- Ra đời nnăm 1967, gồm 5 nước Thái Lan, In đônêxia, Mai laixia, Philipin và Xingapo, là thành viên sáng lập.
- Số lượng thành viên ngày càng tăng, đến nay đã có 10 quốc gia thành viên
- Quốc gia chưa tham gia ASEAN là Đông - ti - mo.



HĐ2: Toàn lớp2. Mục tiêu chính ASEAN
Bước 1; GV thông báo cho HS về mục tiêu và cơ chế hợp tác của ASEAN đã được thể hiện dạng sơ đồ hoá trong SGK, chúng ta cùng tìm hiủe thông điệp chính của sơ đồ.
GV hỏi
- Các mục tiêu chính ASEAN là gì?
- Có ba mục tiêu chính:
+ Thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của các nước thành viên.
+ Xây dựng khu vực có nền hoà bình, ổn định.
+ Giải quyết các mâu thuẫn, bất đồng trong nội bộ và bất đồng, khác biệt giữa nội bộ với bên ngoài.
- "Đoàn kết và hợp tác vì một ASEAN hoà bình, ổn định, cùng phát triển" có phải là mục tiêu chính không, tại sao mục tiêu của ASEAN lại nhấn mạnh đến hoà bình, ổn định?
HS trả lời, GV thông tin thêm: nhiều nước thành viên ASEAN đều đã trải qua xung đột, xung đột đều đều gây ra mất ổn định cho khu vực và làm chậm tốc độ phát triển kinh tế - xã hội của chính các nước đó, nên hoà bình, ổn định vừa là mục đích những cũng là điều kiện tiên quyết cho sự phát triển.
Þ Đích cuối cùng ASEAN hướng tới là "Đoàn kết và hợp tác vì một ASEAN hoà bình, ổn định, cùng phát triển"
Bước 2: GV yêu cầu HS nghiên cứu sơ đồ về cơ chế hợp tác của ASEAN/
GV nêu các câu hỏi.
- Dựa vào sơ đồ trong SGK, nêu cơ chế hợp tác của ASEAN và cho các ví dụ cụ thể.
GV gọi lần lượt một số HS trình bày, HS khác nhận xét, bổ sung.
3. Cơ chế hợp tác ASEAN
- Thông qua các hội nghị, các diễn đàn, các hoạt động chính trị, kinh tế, xã hội, văn hoá, thể thao...
- Thông qua kí kết các hiệp ước hai bên, nhiều bên hoặc các hiệp ước chung.
- Thông qua các dự án, chương trình phát triển.
- Xây dựng khu vực thương mại tự do
Þ Thực hiện cơ chế hợp tác sẽ bảo đảm cho ASEAN đạt được các mục tiêu chính và mục đích cuối cùng là hoà bình, ổn định và cùng phát triển.
HĐ3: Nhóm/toàn lớp II. Thành tựu và thách thức của ASEAN
Bước 1: GV chia lớp thành 2 nhóm và giao nhiệm vụ:
Nhóm 1: Tìm hiểu về thành tựu ASEAN đã đạt được.
Nhóm 2: Tìm hiểu các thách thức của ASEAN trên chặng đường phát triển tiếp theo.
Bước2: Các nhóm làm việc theo nhiệm vụ được giao.
1. Thành tựu: Tốc độ tăng trưởng kinh tế của các nước trong khối khá cao.
Þ Thách thức: tăng trưởng không đều, trình độ phát triển chênh lệch dẫn tới một số nưứoc có nguy cơ tụt hậu.
Þ Giải pháp: tăng cường các dự án, chương trình phát triển cho các nước có tốc độ phát triển kinh tế chậm hơn.
Bước 3: GV tổ chức HS chơi trò chơi theo trình tự sau:
1. Nhóm 1 trình bày mỗi lần 1 thành tựu.
2. Nhóm 2 phải phản biện, phân tích được các thành tưụ đó sẽ có cách thức, rủi ro ảnh hưởng tới sự phát triển như thế nào?
3. Nhóm 1 đề xuất giải pháp khắc phục các rủi ro đó.
GV giữ vai trò trọng tài. Khi trò chơi kết thúc GV cho toàn lớp đánh giá chấm điểm 2 nhóm trên từng câu trình bày/ phản biện bằng cáh giơ tay biểu quyết.
2. Thành tựu 2:
Đời sống nhân dân đã được cải thiện.
Þ Thách thức: Còn một bộ phận dân chúng có mức sống thấp, còn tình trạng đói nghèo sẽ:
- Là lực cản của sự phát triển
- Là nhân tố dễ gây ra mất ổn định xã hội
Þ Giải pháp: Chính sách riêng ở mỗi quốc gia thành viên để xoá đói, giảm nghèo (như chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam).
3. Thành tựu 3:tạo dựng được môi trường hoàbình, ổn định trong khu vực.
Þ Thách thức: không còn chiến tranh, nhưng vẫn còn tình trạng bạo loạn, khủng bố ở một số quốc gia, gây lên mất ổn định cục bộ.
Þ Giải pháp
- Tăng cường hợp tác về chống bạo loạn, khủng bố
Chuyển ý: Chúng ta sẽ tìm hiểu tiếp một nội dung của bài học là cơ hội và thách thức của Việt Nam trong quá trình hội nhập ASEAN.Nguyên tắc hợp tác nhưng không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau.
- Về cơ bản vẫn phải giải quyết tận gốc vấn đề bất bình đẳng xã hội và nâng cao đời sống nhân dân.
HĐ4: Toàn lớp
GV nêu câu hỏi:
III. Việt Nam trong quá trình hộ nhập ASEAN
- Dựa vào SGK và hiểu biết của bản thân, em hãy nêu ví dụ cho thấy Việt Nam đã tham gia tích cực vào hoạt động cảu ASEAN trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội?



Em có nhận xét gì về cơ hội và thách thức của Việt Nam khi ra nhập ASEAN
1. Tham gia của Việt Nam
- Về kinh tế, giao dịch thương mại cảu Việt Nam tỏng khối đạt 30%
- Tham gia hầu hết các hoạt động về chính trị, văn hoá, giáo dục, xã hội, thể thao...
- Vị trí của Việt Nam ngày càng được nâng cao.
2. Cơ hội và thách thức
- Cơ hội: Xuất được hàng trên thị trường rộng lớn ngót nửa tỉ dân.
Þ Thách thức: Phải cạnh tranh với các thương hiệu, có thên tuổi, uy tín hơn, các sản phẩm có trình độ công nghệ cao hơn.
Þ Giải pháp: Đón đầu đầu tư và áp dụng các công nghệ tiên tiến để tăng sức cạnh tranh của sản phẩm hàng hoá.


4. Củng cố

Câu 1
. Các nước đầu tiên tham gia thành lập ASEAN là:

A. Thái lan, In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Phi-lip-pin, Xin-ga-po.

B. Thái lan, In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Phi-lip-pin, Lào.

C. Thái lan, In-đô-nê-xi-a, Cam- pu- chia, Phi-lip-pin, Xin-ga-po.

D. Thái lan, In-đô-nê-xi-a, Mi- an- ma, Phi-lip-pin, Xin-ga-po.

Câu 2. Nước ra nhập ASEAN vào năm 1995 là:

A. Bru-nây

B. Việt Nam.

C. Mi-an-ma.

D. Lào

Câu 3. Phát biểu nào sau đây không đúng với ASEAN ?

A. Thành lập năm 1967 tại Băng Cốc.

B. Số lượng thành viên ngày càng tăng.

C. Hiện nay, Đông Ti-mo chưa gia nhập.

D. Xin-ga-po là nước lãnh đạo ASEAN.

Câu 4. Mục tiêu tổng quát của ASEAN là:

A. thúc đẩy phát triển kinh tế, văn hóa, giáo dục, tiến bộ xã hội của các nước.

B. xây dựng khu vực hòa bình,ổn định, có kinh tế, văn hóa, xã hội phát triển.

C. đoàn kết và hợp tác vì một ASEAN hòa bình, ổn định và cùng phát triển.

D. giải quyết những quan hệ giữa ASEAN với các nước, tổ chức quốc tế khác.

Câu 5. Mục tiêu của ASEAN nhấn mạnh đến sự ổn định không phải vì :

A. mỗi nước trong khu vực hoàn toàn lúc nào cũng có sự ổn định.

B. trong mỗi nước không còn sự tranh chấp phức tạp về lãnh thổ.

C. tạo cớ cho các cường quốc can thiệp vào một nước bằng vũ lực.

D. tạo nên một cường quốc chung thống nhất cho toàn bộ khu vực.

Câu 6. Cơ chế hợp tác của ASEAN không phải là thông qua:

A. diễn đàn

B. hiệp ước.

C. hội nghị.

D. liên kết vùng.

Câu 7.Việc xây dựng “ Khu vực thương mại tự do ASEAN’’ ( AFTA) là việc làm thuộc:

A. mục tiêu hợp tác.

B. cơ chế hợp tác.

C. thành tựu hợp tác.

D. lí do hợp tác.

Câu 8.Thành tựu của ASEAN sau hơn 50 năm tồn tại và phát triển không phải là:

A. tốc độ tăng trưởng kinh tế của các nước trong khu vực khá cao.

B. tổng thu nhập trong nước của toàn khối đạt trên nghìn tỉ USD.

C. cán cân xuất nhập khẩu của các nước thành viên toàn khối dương.

D. tất cả các nước thuộc khu vực Đông Nam Á đều gia nhập ASEAN.

Câu 9. Thành tựu của ASEAN có ý nghĩa hết sức quan trọng về mặt chính trị là :

A. tạo dựng được môi trường hòa bình, ổn định trong khu vực.

B. nhiều đô thị của một số nước đã đạt trình độ các nước tiên tiến.

C. hệ thống cơ sở hạ tầng phát triển mạnh theo hướng hiện đại hóa.

D. đời sống nhân dân được cải thiện, chất lượng cuộc sống nâng cao.

Câu 10. Biểu hiện nào sau đây là chung nhất chứng tỏ kinh tế của các nước ASEAN còn chênh lệch nhau nhiều ?

A. GDP một số nước rất cao, trong khi nhiều nước thấp.

B. Số hộ đói nghèo giữa các quốc gia không giống nhau.

C. Quá trình và trình độ đô thị hóa giữa các quốc gia khác nhau.

D. Việc sử dụng tài nguyên ở nhiều quốc gia còn chưa hợp lí.

Câu 11. Vấn đề nào sau đây không còn là thách thức đối với các nước ASEAN hiện nay ?

A. Thất nghiệp, thiếu việc làm.

B. Thiếu đói nặng lương thực.

C. Khai thác tài nguyên tự nhiên.

D. Chênh lệch giàu nghèo lớn.

Câu 12. Nhân tố nào sau đây đã ảnh hưởng xấu tới môi trường đầu tư của một số nước Đông Nam Á hiện nay ?

A. Ô nhiễm môi trường.

B. Mất ổn định xã hội.

C. Phân hóa giàu nghèo

D. Lao động thất nghiệp.

Câu 13. Tác động tiêu cực nào sau đây ở mỗi quốc gia không phải chủ yếu do tình trạng đói nghèo ở một bộ phận dân cư gây ra ?

A. Thiếu vốn đầu tư phát triển sản xuất.

B. Dinh dưỡng kém làm yếu sức lao động.

C. Nảy sinh các vấn đề xã hội phức tạp.

D. Lao động di cư ra nước ngoài nhiều.

Câu 14. Ảnh hưởng tiêu cực nào sau đây không phải chủ yếu do quá trình đô thị hóa phát triển ở các nước Đông Nam Á gây ra?

A. Ô nhiễm môi trường đô thị . B. Các tệ nạn xã hội nhiều thêm.

C. Sử dụng tự nhiên không hợp lí. D. Đất nông nghiệp bị thu hẹp.

Câu 15. Vai trò ngày càng tích cực của Việt Nam trong ASEAN không thể hiện chủ yếu ở việc :

A. tích cực tham gia các hoạt động trong tất cả các lĩnh vực.

B. đóng góp nhiều sáng kiến để củng cố, nâng cao vị thế ASEAN.

C. tỉ lệ giao dịch thương mại quốc tế với ASAEN tương đối mới.

D. thu hút nhiều khách du lịch và vốn đầu tư từ các nước ASEAN.

Câu 16. Khi tham gia vào ASEAN, Việt Nam không phải vượt qua sự chênh lệch về:

A. Trình độ phát triển kinh tế.

B. Trình độ của công nghệ.

C. bản sắc văn hóa dân tộc.

D. thể chế chính trị kinh tế.

Câu 17. “Ủy hội sông Mê Kông” là sự hợp tác giữa các nước ASEAN về lĩnh vực:

A. tài nguyên.

B. xã hội.

C. văn hóa.

D. chính trị.

Câu 18. Các nước tham gia vào Ủy hội sông Mê Kông là:

A. Campuchia, Lào, Thái Lan, Việt Nam.

B. Campuchia, Lào, Thái Lan, Trung Quốc.

C. Campuchia, Lào, Việt Nam, Mianma.

D. Trung Quốc, Việt Nam, Campuchia, Mianma.

Câu 19. Thách thức to lớn đối với ASEAN hiện nay chưa phải là

A.trình độ phát triển còn chênh lệch.

B.vẫn còn tình trạng đói nghèo.

C. còn một số quốc gia chưa tham gia.

D. còn nhiều vấn đề xã hội tiêu cực.

Câu 20. Vấn đề nào sau đây đòi hỏi các quốc gia Đông Nam Á hiện nay phải có sự hợp tác chặt chẽ với nhau?

A. Biến đổi khí hậu.

B. Xuất khẩu nông sản.

C. Ngăn chặn phá rừng.

D. Bùng nổ dân số.

5. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà

Làm câu 2 SGK
 

Đính kèm

  • Địa 11, tiết 31.docx
    23.4 KB · Lượt xem: 2

Định hướng - GAC

Diễn đàn GAC - Giáo Án Chuẩn, nơi các Giáo viên, Phhs có thể tìm kiếm và chia sẻ những tài liệu giáo dục, những câu chuyện nghề nghiệp. Và cùng nhau thảo luận các chủ đề nuôi dạy con trẻ, chăm sóc sức khỏe, kinh doanh, du lịch, cuộc sống, tình yêu, hạnh phúc gia đình,...
Shoutbox
Hãy đăng nhập để bắt đầu trò chuyện
  1. No shouts have been posted yet.
Nơi bạn có thể chia sẻ, hỏi đáp nhanh với tất cả mọi người

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.
Top