giáo án kĩ năng viết văn, nghị luận: " Cô tô ", "Cây tre Việt Nam" - Ngữ văn 6 lớp 6 tuần 28 mới nhất

Giao Vien

Moderator
Xu
0
Qua bài Kĩ năng viết văn, nghị luận: " Cô tô ", "Cây tre Việt Nam" - Ngữ văn 6 lớp 6 tuần 28 ta thêm Yêu mến thiên nhiên và con người trên đất nước. Tự nhận thức giá trị của vẻ đẹp quê hương đất nước, luôn tự hào về quê hương, luôn hướng về miền biển đảo thân yêu. Tự lập, tự tin, tự chủ, có tinh thần vượt khó, có trách nhiệm với bản thân.

6839



Tuần:
Tiết: 109
Ngày soạn:
Ngày dạy:


Đọc hiểu:

CÔ TÔ

- Nguyễn Tuân -

A. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Hiểu và cảm nhận được vẻ đẹp sinh động, trong sáng của những bức tranh thiên nhiên và đời sống con người ở vùng đảo Cô Tô được miêu tả trong bài văn.

- Hiểu được nghệ thuật miêu tả và tài năng sử dụng ngôn ngữ điêu luyện của tác giả.

2. Kĩ năng:

- Đọc diễn cảm văn bản: giọng đọc vui tươi, hồ hởi.

- Đọc - hiểu bản kí có yếu tố miêu tả.

- Trình bày suy nghĩ cảm nhận của bản thân về vùng đảo Cô Tô khi học xong văn bản.

3. Định hướng phát triển năng lực

- Năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo, hợp tác, tự quản bản thân.

- Năng lực giao tiếp, thưởng thức văn học.

4. Thái độ:

- Yêu mến thiên nhiên và con người trên đất nước.

* Nội dung tích hợp giáo dục đạo đức: các giá trị YÊU THƯƠNG, TÔN TRỌNG, TRÁCH NHIỆM, TRUNG THỰC.

Tích hợp kĩ năng sống

- Tự nhận thức giá trị của vẻ đẹp quê hương đất nước.

- Giao tiếp; phản hồi, lắng nghe tích cực; trình bày suy nghĩ ý tưởng, cảm nhận của bản thân về những giá trị nội dung và nghệ thuật của truyện.

Tích hợp môi trường: liên hệ môi trường biển đảo.

Tích hợp giáo dục đạo đức

- Giáo dục phẩm chất yêu thiên nhiên, yêu quê hương, đất nước.

- Tự lập, tự tin, tự chủ, có tinh thần vượt khó, có trách nhiệm với bản thân.

B. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

- Giáo viên: nghiên cứu kĩ sách giáo khoa, sách bài tập, sách giáo viên, hướng dẫn chuẩn kiến thức kĩ năng, tư liệu tham khảo; chuẩn bị kế hoạch dạy học, thiết bị, phương tiện dạy học,...

- Học sinh: đọc kĩ sách giáo khoa, sách bài tập, những tài liệu liên quan; soạn bài; và chuẩn bị đầy đủ theo hướng dẫn về nhà của giáo viên.

C. PHƯƠNG PHÁP

- Phương pháp thuyết trình, đàm thoại, luyện tập, dạy học nhóm, giải quyết vấn đề, dạy học theo tình huống, dạy học định hướng hành động,...

- Kĩ thuật giao nhiệm vụ, hỏi và trả lời, động não, “trình bày một phút”, tóm tắt tài liệu.

D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC VÀ GIÁO DỤC

1. Ổn định tổ chức

- Kiểm tra sĩ số học sinh:

- Kiểm tra vệ sinh, nề nếp:

LớpNgày giảngSĩ số
6A2
6A1
2. Kiểm tra:

? Đọc thuộc lòng bài thơ "Mưa" ? Trình bày cảm nhận về nội dung, nghệ thuật của bài thơ.

* Yêu cầu

- Nội dung cảnh vật thiên nhiên trong và trước cơn mưa hiện lên sinh động.

- Nghệ thuật: nhân hoá, thể thơ tự do, nhịp thơ ngắn, nhanh.

  1. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

- Mục tiêu: tạo hứng thú, tâm thế cho học sinh; tạo tình huống/vấn đề học tập nhằm huy động kiến thức, kinh nghiệm hiện có của học sinh và nhu cầu tìm hiểu kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập

- Phương pháp: Diễn giảng, thảo luận nhóm, trò chơi

- Kĩ thuật: Động não, làm việc nhóm, khăn trải bàn, trình bày 1 phút

- Thời gian: ( )

Cách 1: GV cho HS xem các hình ảnh về Biển đảo Việt Nam, người dân làng chài trên biển.

yh1pDHHMm-6xnkzZSVV6_nU3FxRpERdrR91Fa5WJfIC3WlV-McsbvIwMBiW7lyQ5xjcIiQUfcj52-bDViyIjdnOSHVE9f1rJKW7ijD628v9R9p0aFx3m8lek7LSJrJq_wHwp8Jk
_woaiZjed6jw-Mo47hYFiKxO9Bp-xk65kDRvkb903rhHfaEv4wNnM-yefax_neHtFbr2-sB-1fK28KV1eJpv_Snep56Uw0VbGb4nPDhWHsqjiYNCO1hb_JVqJkoYKqmVDxSOBWQ


  • Giới thiệu vào bài:
Cảnh đẹp của thiên nhiên quê hương, bức tranh lao động của con người luôn là đề tài được khai thác và đưa vào trong văn thơ. Nhà văn Nguyễn Tuân cũng không ngoại lệ, ông là người suốt đời đi tìm kiếm cái đẹp, vậy hôm nay Thầy và các em sẽ tìm hiểu cái đẹp mà nhà văn Nguyễn Tuân đã tìm thấy ở vùng biển đảo Cô Tô qua bài học ngày hôm nay: ‘‘ Cô Tô’’


Cách 2: Tổ chức cuộc thi: " Biển đảo quê em"

Kể tên các đảo hoặc quần đảo ở nước ta mà em biết

- Cô Tô- Quảng Ninh

- Cát Bà- Hải Phòng

- Thổ Chu

- Song Tử Tây

- Trường Sa

- Hoàng Sa

- Lí Sơn

- Vân Đồn

- Côn Đảo

- Cồn Cỏ

- Cát Hải

- Bạch Long Vĩ

- Lí Sơn

- Phú Quốc

Việt Nam có rất nhiều đảo và quần đảo. Mỗi hòn đảo có vẻ đẹp riêng. Đối với Nguyễn Tuân- một nhà văn suốt đời đi tìm cái đẹp đã bị cuốn hút bởi vẻ đẹp rất riêng của đảo Cô Tô. Và ông đã viết bài kí về Cô Tô, cũng là nội dung bài học của chúng ta hôm nay


Hoạt động của thầy và tròNội dung
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
- Mục tiêu: Trang bị cho học sinh những kiến thức mới liên quan đến tình huống/ vấn đề nêu ra ở hoạt động khởi động
- Phương pháp: Diễn giảng, thảo luận nhóm, trò chơi, tình huống có vấn đề
- Kĩ thuật: Động não, làm việc nhóm, khăn trải bàn, trình bày 1 phút
- Thời gian: ( )
Hoạt động 2: GV hướng dẫn hs tìm hiểu tác giả, tác phẩm
- GV chiếu chân dung nhà văn
? Trình bày những hiểu biết của em về tác giả Nguyễn Tuân?
- Nhiều HS phát biểu ( GV cho điểm)
+ Nguyễn Tuân còn có nhiều bút danh khác : Ngột Lôi Quật, Thanh Hà, Nhất Lang,... Ngoài sở trường chính là tùy bút và kí, ông còn viết nhiều tiểu luận phê bình văn học, dịch giả. Ông từng là hội viên sáng lập hội nhà văn Việt Nam, Tổng thư kí, ủy viên Ban chấp hành hội nhà văn Việt Nam.
+ Ông đã để lại cho đời nhiều tác phẩm lớn như: “ Vang bóng một thời”; “ Người lái đò sông Đà”; “Chữ người tử tù”; hay “ Hà Nội ta đánh Mĩ giỏi”;…
- GV bổ sung:
….. NT là một nghệ sĩ rất mực tài hoa. Ông am hiểu nhiều ngành NT khác như: hội họa, điêu khắc, điện ảnh, âm nhạc, sân khấu… Ông vận dụng con mắt của nhiều ngành NT khác nhau để tăng cường quan sát và miêu tả…
=> Với những đóng góp của mình, năm 1996, ông được Nhà nước trao tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về VHNT.
I/ Giới thiệu chung
1. Tác giả

- Nguyễn Tuân (1910-1987)
- Quê : Hà Nội
- Sở trường về thể tùy bút và kí.
? Em có hiểu biết gì về thể kí?
- HS trả lời theo cảm nhận của mình (Kí là ghi chép những sự việc có thật, những điều xảy ra mà tác giả được trực tiếp chứng kiến, quan sát)
- GV bổ sung:
+ Kí là thể quen thuộc trong kí sự. Kí là ghi chép, tái hiện các hình ảnh, sự việc của đời sống, thiên nhiên và con người theo sự cảm nhận và đánh giá của tác giả.
+ Sau văn bản “ Cô Tô”, chúng ta sẽ được tìm hiểu tiếp các văn: Lao xao; Cây tre Việt Nam; Lòng yêu nước cũng thuộc thể kí.
+ Kí khác với truyện như thế nào ? chúng ta tự tìm hiểu từ bây giờ để đến bài Ôn tập truyện và kí trong những tiết học tới, chúng ta sẽ đánh giá lại sự hiểu biết của mình…
2. Tác phẩm
- Thể loại: kí
? Hãy nêu hoàn cảnh ra đời và xuất xứ của VB Cô Tô?
- HS trả lời:
- GV: Cô Tô là một bài kí dài gần 6000 chữ, viết năm 1972, sau được in trong tập Kí Nguyễn Tuân 1976. Là tác phẩm ghi lại những ấn tượng về thiên nhiên và con người lao động ở vùng đảo Cô Tô với tất cả niềm tin, yêu thích, tự hào và cảm phục.
* GV chiếu bản đồ địa lí tỉnh Quảng Ninh.
? Xác định vị trí đảo Cô Tô và giới thiệu đôi nét về hòn đảo? ( HS khá giỏi – HS lên bảng)
( là một quần đảo gồm nhiều đảo nhỏ trong vịnh Bái Tử Long thuộc địa phận tỉnh Quảng Ninh…)
GV chuyển ý:…. Thông qua tài năng của ông, người đọc như đang trực tiếp chứng kiến vẻ đẹp của TN và CS nơi đây. Để cảm nhận rõ hơn điều này, chúng ta chuyển sang phần tiếp theo…
- Văn bản là phần cuối của bài kí Cô Tô được viết trong một lần nhà văn đi thực tế ở đảo Cô Tô.
Hoạt động 3: GV hướng dẫn hs đọc- hiểu văn bản
? Theo em, văn bản này nên đọc với một giọng đọc ntn?
- HS phát biểu.
Em hãy chọn và đọc một đoạn văn theo cách mà em cảm nhận?
- HS, GV nhận xét cách đọc.
- GV hướng dẫn hs đọc:
+ Trong VB này, NT hay sử dụng câu dài , có nhiều mệnh đề bổ sung, nên khi đọc cần chú ý ngừng nghỉ đúng chỗ và đảm bảo sự liên mạch của từng câu, từng đoạn.
+ Chú ý các tính từ, động từ miêu tả, các so sánh ẩn dụ, hoán dụ mới lạ đặc sắc
+ Đọc với giọng vui tươi, hồ hởi.
- (HSY) đọc đoạn văn: Ngày thứ năm-> mùa sóng ở đây
- HS, GV nhận xét.
* GV chuyển ý: Để hiểu được VB một cách trọn vẹn, một trong những yếu tố là phải hiểu đc nghĩa của từ. Trong sgk chú thích 13 từ khó, các em hãy tự đọc thầm để nắm đc nghĩa của các từ này
* GV: Ngoài từ khó trong sgk, chúng ta tìm hiểu thêm nghĩa của một số từ ngữ khác. Đó là các từ: xanh mượt, lam biếc, vàng giòn. Nhiệm vụ của các em là nối cho chính xác từ với nghĩa của từ.
- Máy chiếu bảng:
+ Xanh mượt: màu xanh sáng, mỡ màng, tươi tốt, đầy sức sống.
+ Lam biếc: Màu xanh đậm đặc, có ánh sáng chiếu rọi vào.
+ Vàng giòn: vàng khô và sáng
II/ Đọc- hiểu văn bản
1/ Đọc, hiểu chú thích
? Đoạn kí sử dụng phương thức biểu đạt nào?
( GV:... ko sử dụng 1 PT mà có sự đạn xen... đoạn trích chủ yếu là pt MT)
? Hãy xác định bố cục văn bản và nội dung chính từng phần?
( Bài văn có 3 phần, mỗi phần tập trung vào một cảnh thiên nhiên hoặc con người trên vùng đảo Cô Tô)
- Phần 1: Từ đầu -> mùa sóng ở đây( Cảnh Cô Tô sau cơn bão)
- Phần 2: tiếp-> là là mặt cánh( Cảnh mặt trời mọc trên biển Cô Tô)
- Phần 3: còn lại ( Cảnh sinh hoạt của con người trên đảo)
2. Kết cấu- Bố cục:
- PTBĐ: tự sự kết hợp miêu tả, biểu cảm

- Bố cục: 3 phần
* HS theo dõi phần 1.

? Bức tranh thiên nhiên Cô Tô được ghi lại vào thời điểm nào?
GV: + Ghi cụ thể thời gian là đặc điểm của thể kí.
+ TG đã ở trên đảo Cô Tô nhiều ngày. Đến ngày thứ 5, sau khi cơn bão đi qua, tác giả đã đi thăm những chú bộ đội đóng quân ở đây.
? Tại sao tác giả lại chọn thời điểm sau cơn bão để tả cảnh Cô Tô? ( TL nhóm bàn)
GV: Đây là khoảnh khắc bình yên và cũng là quan niệm nghệ thuật của tác giả.Ông không chọn thời điểm trước hay trong cơn bão mà ở đây là sau khi cơn bão đi qua bởi ông luôn thích sự độc đáo, khác người.
? Để miêu tả cảnh Cô Tô tác giả đã chọn vị trí quan sát nào? ( nóc đồn Cô Tô)
- GV giải thích đồn - đồn biên phòng: là nơi đóng quân của các chú bộ đội, thường được xây dựng ở vị trí cao, dễ quan sát để thuận lợi cho nhiệm vụ bảo vệ TQ.
? Vị trí này có gì thuận lợi?
GV: Điểm nhìn cao vời vợi, không gian bao la, giúp tác giả có cái nhìn bao quát toàn cảnh Cô Tô.
( Tích hợp TLV: Khi miêu tả thì điểm nhìn, điểm quan sát rất quan trọng....)
? Vẻ đẹp Cô Tô được khái quát qua câu văn nào?
- GV: Đây là câu văn thể hiện sự cảm nhận đầu tiên, bao quát của tác giả về không gian Cô Tô
? Để miêu tả cảnh sắc 1 vùng biển đảo tác giả đã lựa chọn những hình ảnh nào?
HS trả lời: Tác giả chọn các hình ảnh bầu trời, nước biển, cây trên núi đảo, bãi cát ( GV kết hợp máy chiếu)
* TL nhóm: 3 phút
? Tìm hiểu về TN Cô Tô sau cơn bão có ý kiến cho rằng: tác giả đã vẽ ra trước mắt người đọc một bức tranh bằng những ngôn từ hết sức điệu luyện.... Em có đồng ý với ý kiến đó ko......
? Làm sáng tỏ ý kiến của em qua việc phân tích? – HS làm ra phiếu học tập
+ ? Tìm những từ ngữ miêu tả những hình ảnh của TN
- bầu trời: trong sáng
- cây: thêm xanh mượt
- nước biển: lam biếc đặm đà hơn
- cát: vàng giòn hơn
- lưới: càng thêm mẻ cá giã đôi
+ ? Nhận xét về nghệ thuật dùng từ, cách MT của tác giả?
+ ? Qua cách miêu tả đó, em hình dung nước biển, cây và cát ... như thế nào?
HS: nước biển có mầu xanh đậm đặc, phản chiếu ánh sáng trông rất đẹp, cát thì rất vàng..., cây thì xanh tươi mượt mà, đầy sức sống...
* Các nhóm lần lượt trả lời
* GV nhận xét, đánh giá
? Qua những hình ảnh ( từ ngữ) .... nào gây cho em ấn tương sâu sắc nhất? Vì sao?
- HS tự bộc lộ - GV khen ngợi, cho điểm
( ...... )
GV chốt: Để miêu tả cảnh đảo, tác giả thể hiện cái tài hoa trong vs lựa chọn từ ngữ miêu tả. Cây thì xanh mượt. Từ xanh mượt ấy gợi cho ta hình ảnh sau cơn mưa cây cối như được gột rửa, như trút bỏ đi cái lớp áo bụi bặm của những ngày nắng giáo và bây giờ, bão qua đi, mưa qua đi, chúng như được khoác trên mình một chiếc áo mới sạch sẽ tinh tươm. Tác giả miêu tả những hình ảnh trên không chỉ bằng thị giác mà còn bằng cảm nhận của riêng bản thân mình. Miêu tả nước biển, ngoài quan sát bằng thị giác, thấy màu nước biển lam biếc – một màu xanh làm say lòng người , tác giả còn miêu tả bằng vị giác, như nếm nước biển ” đặm đà”. Với cát cũng vậy, cát vàng là quan sát bằng thị giác, còn cát vàng giòn, thì không nhừng ” nhìn thấy” mà còn như ăn được. Bởi vì ăn thì mới cảm nhận đc giòn hay không. Nước lam biếc đặm đà, cát vàng giòn. Cái đặm đà của nước biển, cái giòn của cát thì phải là người rất tinh tế và nhạy cảm mới cảm nhận được...
GV: bên cạnh ............... tác giả còn sử dụng các từ ngữ chỉ mức độ ngày càng tăng, từ chỉ sự tiếp diễn tương tự đó là những từ nào? ( HS gạch chân các từ: thêm, hơn, càng, lại)
? Qua những từ đó, em hình dung như thế nào về cảnh trước cơn bão và sau cơn bão?
HS: Cảnh trước cơn bão đã đẹp nhưng sau cơn bão, cảnh càng đẹp hơn
GV: đó chính là sự hồi sinh của sự sống trước sự hủy diệt của thiên nhiên. Thông thường khi một cơn bão đi qua, thiên nhiên như bắt đầu một sự sống mới... cơn bão đi qua chỉ để lại một vài dấu tích không đáng kể như thể không phải do may mắn mà là do sức sống dẻo dai của cây trái và con người xứ này trụ vững được. Tất cả dường như xôn xao, sống dậy sau trận bão. Cô Tô không chỉ đẹp mà còn rất giàu tiềm năng kinh tế...
? Qua lời văn miêu tả của Nguyễn Tuân, em hình dung ntn về bức tranh phong cảnh của Cô Tô sau trận bão?
- Biển đảo Cô Tô tươi sáng, khoáng đạt, lộng lẫy, giàu tiềm năng.
- Bức tranh thiên nhiên trên đảo Cô Tô sau trận bão hiện lên tươi sáng, phong phú, độc đáo.

? Đứng trước một vùng biển đảo tươi đẹp như vậy, cảm xúc của tác giả đối với Cô Tô như thế nào?
- Cảm thấy yêu mến hòn đảo như bất cứ người chài nào được đẻ ra và lớn lên theo mùa sóng ở đây.
? Em hiểu gì về tác giả qua cảm nghĩ này của ông?
- Yêu mến và gần gũi như Cô Tô là quê hương mình.
Hãy chia sẻ suy nghĩ, cảm xúc của em khi thưởng thức bức tranh ngôn từ của nhà văn Nguyễn Tuân qua phần văn bản thứ nhất?
? Qua đoạn văn vừa tìm hiểu, em học tập được điều gì từ nhà văn NT trong cách miêu tả TN?
HS: + Biết chọn vị trí quan sát ( điểm nhìn)
+ Chọn lọc từ ngữ đặc sắc, gợi hình
+ Vốn sống, vốn từ ngữ phong phú
+ Lời văn giàu cảm xúc….
3. Phân tích
3.1. Cảnh thiên nhiên Cô Tô sau trận bão:

- Thời gian: ngày thứ 5 trên đảo - một ngày sau cơn bão.













- Vị trí quan sát: nóc đồn biên phòng.




- Không gian: trong trẻo, sáng sủa.





















- Nghệ thuật:
+ Dùng 1 loạt các tính từ, từ láy gợi tả màu sắc và ánh sáng
+ Khắc họa hình ảnh tinh tế, chính xác, độc đáo. + Phép so sánh, ẩn dụ




















































-> Biển đảo Cô Tô tươi sáng, khoáng đạt, lộng lẫy, giàu tiềm năng.
-> Bức tranh thiên nhiên trên đảo Cô Tô sau trận bão hiện lên tươi sáng, phong phú, độc đáo.





=> Tác giả yêu mến, gần gũi và coi Cô Tô như quê hương của mình.

Trên đây là Giáo án Ngữ văn lớp 6 tuần 28 được soạn chi tiết nhất
Tài liệu đầy đủ, chi tiết và miễn phí tải xuống tại file doc dưới đây:
Tham khảo nhiều hơn tại: https://giaoanchuan.com/
 

Đính kèm

  • văn 6 tuần 28.docx
    511.1 KB · Lượt xem: 0
Sửa lần cuối:

Định hướng - GAC

Diễn đàn GAC - Giáo Án Chuẩn, nơi các Giáo viên, Phhs có thể tìm kiếm và chia sẻ những tài liệu giáo dục, những câu chuyện nghề nghiệp. Và cùng nhau thảo luận các chủ đề nuôi dạy con trẻ, chăm sóc sức khỏe, kinh doanh, du lịch, cuộc sống, tình yêu, hạnh phúc gia đình,...
Shoutbox
Hãy đăng nhập để bắt đầu trò chuyện
  1. No shouts have been posted yet.
Nơi bạn có thể chia sẻ, hỏi đáp nhanh với tất cả mọi người

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.
Top