Qua bài viết văn số 6, các em phần nào đã nắm được cách viết một bài văn Nghị luận, để viết tốt hơn các em hãy học tốt tiết học Kĩ năng viết văn, nghị luận qua bài viết số 6 - Ngữ văn lớp 9 tuần 28, nghe kĩ nhận xét của cô để có thể phát huy hơn nữa nhé
Soạn: Tuần 28 - Tiết 132
TLV: TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 6
( Bài viết ở nhà)
A. Mục tiêu bài dạy:
1. Kiến thức:
+ Củng cố kiến thức văn nghị luận về một tác phẩm truyện hoặc đoạn trích.
2. Kỹ năng:
+ Phát hiện ra ưu điểm, nhược điểm trong bài tập làm văn số 6 và biết sửa các lỗi về diễn đạt, chính tả, dấu câu...
3. Thái độ:
+ Giáo dục học sinh ý thức tự giác, tích cực khi chữa lỗi trong bài kiểm tra
B. Chuẩn bị:
* Giáo viên: Bài chấm và nhận xét cụ thể bảng phụ, phiếu học tập
* Học sinh: Xem lại phương pháp làm bài, lập lại dàn ý.
C. Phương pháp:
+ Vấn đáp, phân tích, nhận xét đánh giá, qui nạp.
+ Kĩ thuật động não, lắng nghe tích cực, chia nhóm, trình bày một phút...
D. Tiến trình giờ dạy:
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong quá trình trả bài
3. Bài mới: Chúng ta đã tìm hiểu kiểu bài nghị luận về một tác phẩm truyện hoặc đoạn trích và viết bài Tập làm văn số 6 ở nhà. Giờ trả bài hôm nay cô cùng các em chữa những lỗi các em mắc phải trong bài kiểm tra cũng như việc sửa chữa những loại lỗi cơ bản đó.
Trên đây là Giáo án Ngữ văn lớp 9 tuần 28 được soạn chi tiết nhất
Tài liệu đầy đủ, chi tiết và miễn phí tải xuống tại file doc dưới đây:
Tham khảo nhiều hơn tại: https://giaoanchuan.com/
Soạn: Tuần 28 - Tiết 132
TLV: TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 6
( Bài viết ở nhà)
A. Mục tiêu bài dạy:
1. Kiến thức:
+ Củng cố kiến thức văn nghị luận về một tác phẩm truyện hoặc đoạn trích.
2. Kỹ năng:
+ Phát hiện ra ưu điểm, nhược điểm trong bài tập làm văn số 6 và biết sửa các lỗi về diễn đạt, chính tả, dấu câu...
3. Thái độ:
+ Giáo dục học sinh ý thức tự giác, tích cực khi chữa lỗi trong bài kiểm tra
B. Chuẩn bị:
* Giáo viên: Bài chấm và nhận xét cụ thể bảng phụ, phiếu học tập
* Học sinh: Xem lại phương pháp làm bài, lập lại dàn ý.
C. Phương pháp:
+ Vấn đáp, phân tích, nhận xét đánh giá, qui nạp.
+ Kĩ thuật động não, lắng nghe tích cực, chia nhóm, trình bày một phút...
D. Tiến trình giờ dạy:
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số.
Ngày giảng | Lớp | Sĩ số |
3. Bài mới: Chúng ta đã tìm hiểu kiểu bài nghị luận về một tác phẩm truyện hoặc đoạn trích và viết bài Tập làm văn số 6 ở nhà. Giờ trả bài hôm nay cô cùng các em chữa những lỗi các em mắc phải trong bài kiểm tra cũng như việc sửa chữa những loại lỗi cơ bản đó.
* Giáo viên chép lại đề bài và yêu cầu học sinh đọc lại đề bài. ? Xác định thể loại, yêu cầu của đề văn trên? ? Nội dung, hình thức cần đảm bảo cho đề bài văn tự sự trên? * Giáo viên cho học sinh trình bày dàn ý đã chuẩn bị ở nhà -> Học sinh khác nhận xét và bổ sung hoàn chỉnh. * Giáo viên cho học sinh theo dõi dàn ý sơ lược và ghi chép lại * Giáo viên dựa vào kết quả bài kiểm tra đã chấm của học sinh để nhận xét đánh giá chung * Giáo viên dùng bảng phụ cho học sinh chữa lỗi sai chính tả( gọi những học sinh hay sai lỗi tạo cơ hội cho các em phát hiện lỗi và cách sửa lỗi chính tả) * Giáo viên dùng phiếu học tập cho học sinh chữa lỗi sai về cách dùng từ, đặt câu( gọi những học sinh hay sai lỗi tạo cơ hội cho các em phát hiện lỗi và cách sửa lỗi dùng từ đặt câu) * Giáo viên dùng phiếu học tập cho học sinh thảo luận nhóm để chữa lỗi sai phương pháp(lập luận-> Các nhóm trình bày kết quả thảo luận, các nhóm khác nhận xét và bổ sung hoàn chỉnh * Giáo viên tiếp tục cho học sinh thảo luận nhóm( mỗi phiếu học tập chỉ gồm 2 đoạn văn chưa hoàn chỉnh cần sửa chữa) chỉ ra lỗi sai trong các phần của Bố cục-> Đưa ra một đoạn văn Mở bài và Kết bài đầy đủ nội dung và trình bày rõ ràng mạch lạc-> các nhóm khác nhận xét và bổ sung hoàn chỉnh * Giáo viên dùng các phiếu học tập cho học sinh đọc rút kinh nghiệm các đoạn, các phần bài viết của những học sinh Khá, Giỏi để các em nhận xét và rút ra kinh nghiệm làm bài cho bản thân. * Giáo viên thống kê điểm bài viết số 1 cho học sinh nghe. | Đề bài: (Giáo án tiết122 Viết bài Tập làm văn số 6 Ở nhà ( Nghị luận văn học)) I. Dàn bài: (Giáo án tiết122 Viết bài Tập làm văn số 6 Ở nhà ( Nghị luận văn học) a,Mở bài: + Giới thiệu về tác giả Nguyễn Quang Sáng và truyện ‘Chiếc lược ngà” + Giới thiệu về nhân vật bé Thu và nêu nhận xét khái quát về nhân vật này. b) Thân bài: Triển khai các nhận định về đặc điểm của nhân vật bé Thu và nghệ thuật xây dựng nhân vật của nhà văn. * Bé Thu là 1 cô bé bướng bỉnh, ương ngạnh, có tình yêu cha sâu sắc, mãnh liệt. - Do hoàn cảnh ông Sáu phải đi chiến đấu biền biệt xa nhà đến khi Thu 8 tuổi thì hai cha con mới được gặp nhau - Thái độ tình cảm của Thu khi gặp ông Sáu: + Ngơ ngác, sợ hãi, lảng tránh -> Phù hợp với tâm lí trẻ thơ lần đầu gặp người lạ, có khuôn mặt rất sợ + Không nhận ông Sáu là cha, tỏ ra lạnh nhạt, xa cách, phản ứng quyết liệt, bướng bỉnh, ương ngạnh-> Cá tính mạnh mẽ…. + Lý do Thu không nhận ông Sáu là cha là do ông có vết sẹo dài trên má-> Tình cảm bền vững, sâu sắc với người cha trong bức hình chụp với má. + Được ngoại giải thích, Thu hiểu, hối hận và nhận cha thì cũng là lúc ông Sáu phải ra chiến trường. - Tình yêu cha của bé Thu bộc lộ mãnh liệt, cảm động trong buổi chia tay (dẫn chứng, phân tích)-> Tình yêu thương của Bé Thu dành cho cha là lớn lao, sâu nặng, Bé cũng như bao đứa trẻ khác cũng khao khát tình yêu thương, sự chăm sóc của người cha. Chứng tỏ bé cũng rất nhớ và khao khát gặp mặt cha. * Nghệ thuật xây dựng nhân vật: Miêu tả cử chỉ, lời nói,dáng vẻ để bộc lộ nội tâm, kết hợp bình luận về nhân vật. c) Kết bài: + Khẳng định, đánh giá chung về nhân vật + Liên hệ, bài học II. Nhận xét chung: 1. Ưu điểm: a. Kiểu bài: + Nhìn chung đa số học sinh xác định chính xác, đã nắm được phương pháp nghị luận về đoạn trích truyện. b. Nội dung: + Một số bài viết bước đầu thể hiện rõ việc nắm chắc phương pháp nghị luận và yêu cầu đề bài: cách lập luận rõ ràng, chặt chẽ, dẫn chứng tiêu biểu, chính xác 9a1: Hằng, Xuyên, Ngân 9A2: Hà Phương, Hiền Linh + Một số bài tỏ ra có sự tiến bộ rõ rệt: Aa1: Long, Đạt 9ª2: Huy, Minh, Nam c. Phương pháp: + Đa số học sinh đã biết cách phân tích các dẫn chứng về nhân vật: hành động, lời nói, tâm trạng, tình cảm của nhân vật để nhận xét, đánh giá về nhân vật một cách chính xác. II. Nhựơc điểm: + Rất nhiều bài viết còn chưa biết cách phân tích các dẫn chứng một cách kĩ càng để rút ra nhận xét đánh giá, hoặc các nhận xét đánh giá được rút ra một cách chung chung, khi chưa phân tích các dẫn chứng tiêu biểu có trong văn bản liên quan tới nhân vật. Khiến cho bài nghị luận thiếu sức thuyết phục vì lập luận chưa chặt chẽ. + Một số học sinh chưa nắm chắc được phương pháp, kĩ năng làm văn nghị luận, nên trong bài viết còn một số đoạn sa vào tóm tắt nội dung văn bản: dẫn chứng quá nhiều, quá dài mà chưa biết cách phân tích các dẫn chứng tiêu biểu, để đi tới đánh giá, nhận xét về nhân vật: A1: Tuấn, Nam, Sơn, Thắng, Thành, Quang, Thảo, V. Huyền, Thắm, Phi, 9 a2: Huy, Hải, Bình, + Một số bài viết còn có những đoạn văn xa yêu cầu của đề bài: Phân tích cả nhân vật ông Sáu khi làm lược tặng con, Phân tích cả nghệ thuật người kể chuyện, ngôi kể chuyện 9 a1: Sơn 9 a2: Ninh + Một số bài viết còn có những câu văn thiếu sự chính xác vì dùng sai từ, hoặc diễn đạt: Ông Sáu xa nhà khi bé Thu chưa chào đời, Ông Sáu trước khi đi hứa sẽ mua cho bé Thu chiếc lược ngà, Bé Thu từ chối mọi sự giải thích về ông Sáu kể cả sự giải thích của má mình 9ª2: Đức, Hậu, + Một số bài viết không thống nhất về cách gọi nhân vật: Lúc thì ông Sáu, lúc thì anh. Lúc thì bé Thu, lúc lại là cô, hoặc con bé 9 a1: V.Huyền, Thảo, Toàn, Bình, Hải, Trang, Ba, Thắm, Phượng, + Bố cục bài chưa hoàn chỉnh: Chưa có Mở bài hoặc còn nhầm lẫn phần nghệ thuật xât dựng nhân vật là Kết Bài 9 2: Nam, N.Tùng, Bình, Tới, Ba, Đỗ Tùng, 9 a1: Sơn, Quyên, + Mở bài chưa giới thiệu khái quát nhân vật hoặc Kết bài chưa đánh giá lại nhân vật sau khi đã phân tích: 9ª1: Đạt, Sơn 9 a2: Dung, Thùy Linh, Vũ Hoàng, P.Anh, + Diễn đạt đôi chỗ còn lủng củng, tối nghĩa, chưa thoát ý, cụt ý: 9 a1: Tuấn, Thanh 9 a2: Tuấn Anh, Bình, Dung, Yến, Bảo, N.Hương, Nguyệt, + Diễn đạt nhầm lẫn với tác giả; Nguyễn Thành Long 9 a2: Hậu + Một số bài viết sai chính tả quá nhiều: 9 a1: Tuấn, Sơn, Hoà 9ª2: Dũng, Trung, Hiền, Hoàn, Ninh + Chữ viết quá cẩu thả 9 1: Tuấn, Hoàng, Sơn, Công 9 a2: Dũng, Gia Huy, Quang Huy, Thành III. Trả bài học sinh: IV. Chữa lỗi: 1. Chính tả: + dồn lén-> nén + sâu lặng-> nặng + nảng tráng-> lảng + giường như-> dường + mông mênh-> mênh mông + nặng im-> lặng + lồng nàn-> nồng + bấy nâu-> lâu + rận rữ-> giận dữ + lập chường-> trường 2. Dùng từ: + Ông Sáu âu yếm gắp trứng cá cho bé Thu-> đã + Thu ngờ vực lảng tránh thiện chí còn sợ hãi bỏ chạy-> ùng sai từ thiện chí=> sửa thậm chí + Cô liền dang cả hai chân câu chặt lấy ba nó-> Nó... + Tình cảm... bỗng nổi dậy-> trỗi dậy + Cố tình làm dây lòi tói đung đưa mạnh...-> khua rổn rảng + Với tình tự hào về cha và tình yêu đất nước-> Niềm + Bé Thu là một nhân vật trọng tâm-> chính 3. Câu: + Nguyễn Quang Sáng là nhà văn rất giỏi viết truyện ngắn->... chuyên viết các truyện ngắn và có những truyện ngắn rất hay. + Truyện ngắn của ông thường viết về con người -> Câu cụt ý=> Truyện ngắn của ông thường viết về con người và cuộc sống ở vùng Nam Bộ. + Với tình yêu thương cha mãnh liệt tác giả đã xây dựng nhân vật bé Thu-> Tá giả đã xây dựng nhân vật bé Thu với tình... 4. Phương pháp ( lập luận) * Mở bài: a, Hình ảnh bé Thu trong truyện "Chiếc lược ngà" của Nguyễn Quang Sáng, tác giả đã khắc họa hết sức tinh tế và nhạy bén về một cô bé có cá tính hết sức bướng bỉnh, ương ngạnh. Đồng thời trong các tình huống truyện đã để lại cho người đọc ấn tượng về tình cha con thắm thiết, sâu nặng của ông Sáu và bé Thu. => Mở bài chưa giới thiệu khái quát về tác giả, nghệ thuật xây dựng nhân vật bé Thu với những đặc điểm nổi bật của nhân vật bé Thu. b, Nguyễn Quang Sáng quê ở An Giang "Chiếc lược ngà" là một tác phẩm tiêu biểu của ông. Bằng việc sáng tạo tình huống bất ngờ mà tự nhiên hợp lí, truyện đã thể hiện thật cảm động về tình cha con sâu nặng của cha con ông Sáu trong cảnh ngộ éo le của chiến tranh. => Mở bài đang giới thiệu về tác giả, lại chuyển sang tác phẩm trong cùng một câu. Chưa giới thiệu khái quát nhân vật bé Thu. * Kết bài: a,Truyện ngắn" Chiếc lược ngà" đã thể hiện được tình yêu thương của bé Thu với người cha xa cách lâu ngày. => Kết bài chưa khái quát được đặc điểm nổi bật của nhân vật bé Thu, chưa có sự liên hệ bản thân, cuộc sống b, Bằng một cốt truyện chặt chẽ, bất ngờ, tình yêu thương cha của bé Thu đã được bộc lộ qua câu chuyện "Chiếc lược ngà" của Nguyễn Quang Sáng. => Kết bài lủng củng chưa rõ các yêu cầu; khái quát về nhân vật, liên hệ bản thân, cuộc sống c, Qua truyện ngắn "Chiếc lược ngà" của tác giả Nguyễn Quang Sáng giúp người đọc hiểu thêm về những mất mát to lớn của chiến tranh để lại. Và ca ngợi tình phụ tử thiêng liêng và bất diệt. Những con người có một tinh thần yêu cha mẹ như bé Thu và yêu con như ông Sáu thật đáng kính và đáng trân trọng. => Kết bài thiếu sự khái quát nhân vật, liên hệ bản thân, cuộc sống V. Đọc bài, đoạn, phần tiêu biểu: + 9ª1: Hằng, Xuyên, Ngân + 9 a2: Nhung, Hà Phương |
Trên đây là Giáo án Ngữ văn lớp 9 tuần 28 được soạn chi tiết nhất
Tài liệu đầy đủ, chi tiết và miễn phí tải xuống tại file doc dưới đây:
Tham khảo nhiều hơn tại: https://giaoanchuan.com/
Đính kèm
Sửa lần cuối: