Kiểm tra truyện trung đại, ngữ văn 9

Văn Học

Cộng tác viên
Điểm
1,506
Tuần 10- Tiết 47:

KIỂM TRA TRUYỆN TRUNG ĐẠI

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức:


- Nắm lại những kiến thức cơ bản về truyện trung đại Việt Nam.Những thể loại chủ yếu, giá trị nội dung & nghệ thuật của những tác phẩm tiêu biểu.

- Qua bài KT đánh giá trình độ về các mặt kiến thức & năng lực diễn đạt.

2. Kỹ năng:

- Rèn cho học sinh kĩ năng cảm thụ văn học.

3. Thái độ:

-
Có ý thức học tập và làm bài kiểm tra.

4. Năng lực cần đạt:

-
Năng lực chung: tư duy, vận dụng, ứng dụng…

- Năng lực chuyên biệt: cảm thụ, đánh giá, nhận xét...

II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên: KHDH, ma trận đề, đáp án biểu điểm, đề kiểm tra photo cho HS

2. Học sinh: Ôn tập về truyện trung đại theo câu hỏi SGK trang 134.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Tổ chức (1’)


Lớp​
Tổng số​
Học sinh vắng​
Ngày giảng​
Điều chỉnh​
9A142
28/10/2019​
9A242
28/10/2019​
9A342
26/10/2019​
2. Kiểm tra kiến thức cũ :Không

3. Bài mới

I. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA


Nội dung
Mức độ cần đạt

Tổng số
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Vận dụng cao
I.Đọc hiểu- Ngữ liệu: văn bản nghệ thuật
- Tiêu chí chọn ngữ liệu:
+ 01 đoạn trích hoặc văn bản hoàn chỉnh
+ Độ dài khoảng 40 – 60 chữ
+ Tương đương với văn bản HS đã được học chính thức trong chương trình lớp 9, HK I
- Gọi tên tác phẩm, tác giả của đoạn trích
- Thời gian sáng tác, nguồng gốc xuất xứ
- Nêu nét NT của đoạn trích
- Giải thích 1 chi tiết hình ảnh NT
- Tìm thành ngữ, giải thích nghĩa
- Xác định nội dung của đoạn trích

Tổng
Số câu
3​
2​
1​
6​
Số điểm
2,0​
2,0​
1,0​
5,0​
Tỉ lệ
20%​
20%​
10%​
50%​
II. Làm văn
Nghị luận văn học
-
Khoảng 40 – 60 từ
- Trình bày suy nghĩ về 1 nhân vật trong TP (NT tiêu biểu của đoạn trích; Nội dung và NT của đoạn trích đã học)
Viết đoạn văn

Tổng
Số câu
1​
1​
Số điểm
5,0​
5,0​
Tỉ lệ
50%​
50%​

Tổng
cộng
Số câu
3
2
1
1
7
Số điểm
2,0
2,0
1,0
5,0
10,0
Tỉ lệ
20%
20%
10%
50%
100%
ĐỀ BÀI

Đề 1:

Phần I. Đọc hiểu(5,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:


... “Thiếp sở dĩ nương tựa vào chàng vì có cái thú vui nghi gia nghi thất. Nay đã bình rơi trâm gãy, mây tạnh mưa tan, sen rũ trong ao, liễu tàn trước gió; khóc tuyết bông hoa rụng cuống, kêu xuân cái én lìa đàn, nước thẳm buồm xa, đâu còn có thể lại lên núi Vọng Phu kia nữa”...

Câu 1 (0,5 điểm).Đoạn văn trên được trích từ tác phẩm nào, của ai?

Câu 2(0,5 điểm). Tác phẩm trên được viết vào thế kỉ nào, có nguồn gốc từ đâu?

Câu 3 (1,0 điểm).Các hình ảnh “bình rơi trâm gãy; sen rũ trong ao; liễu tàn trước gió;” ... có ý nghĩa như thế nào?

Câu 4(1,0 điểm). Nêu những nét đặc sắc về nghệ thuật của đoạn trích trên?

Câu 5 (1,0 điểm).Chỉ ra một thành ngữ được sử dụng trong đoạn trích trên và giải thích ý nghĩa?

Câu 6(1,0 điểm). Câu nói trên đã diễn tả tâm trạng gì của nhân vật?

Phần II. Làm văn(5,0 điểm)

Hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 15 đến 20 dòng) trình bày suy nghĩ của em về nhân vật chính được kể đến trong tác phẩm nói đến ở phần đọc hiểu.

*Đáp án và thang điểm:

Phần I. Đọc hiểu(5,0 điểm)

Câu 1 (0,5 điểm)

- Yêu cầu trả lời:
+ Tác phẩm: Chuyện người con gái Nam Xương

+ Tác giả: Nguyễn Dữ

- Hướng dẫn chấm:

+ Điểm 0,5: Trả lời đúng các ý trên

+ Điểm 0,25: Trả lời đúng một trong hai ý trên

+ Điểm 0: Trả lời không đúng các ý trên hoặc không trả lời

Câu 2(0,5 điểm)

- Yêu cầu trả lời:
+ TP được viết vào thế kỉ XVI

+ Nguồn gốc: Từ truyện cổ tích “Vợ chàng Trương”

- Hướng dẫn chấm:

+ Điểm 0,5: Trả lời đúng các ý trên

+ Điểm 0,25: Trả lời đúng một trong hai ý trên

+ Điểm 0: Trả lời không đúng các ý trên hoặc không trả lời

Câu 3 (1,0 điểm)

- Yêu cầu trả lời:
Những hình ảnh trên cùng chỉ sự đổ vỡ, héo tàn, không còn sức sống

- Hướng dẫn chấm:

+ Điểm 1,0: Trả lời đúng 03 ý trên

+ Điểm 0,75: Trả lời đúng 02 ý của phần giải nghĩa

+ Điểm 0,5: Trả lời đúng được 01 ý của phần giải nghĩa

+ Điểm 0,25: Nêu được ý chung nhưng dùng từ chưa chính xác, chưa rõ ràng

+ Điểm 0: Trả lời không đúng các ý trên hoặc không trả lời

Câu 4(1,0 điểm)

- Yêu cầu trả lời:
Những nét nghệ thuật đặc sắc của đoạn trích trên: sử dụng phép liệt kê; sử dụng các hình ảnh ước lệ; sử dụng phép đối.

- Hướng dẫn chấm:

+ Điểm 1,0: Trả lời đúng 03 ý trên

+ Điểm 0,75: Trả lời đúng 02 ý của phần giải nghĩa

+ Điểm 0,5: Trả lời đúng được 01 ý của phần giải nghĩa

+ Điểm 0,25: Nêu được ý chung nhưng dùng từ chưa chính xác, chưa rõ ràng

+ Điểm 0: Trả lời không đúng các ý trên hoặc không trả lời

Câu 5 (1,0 điểm)

- Yêu cầu trả lời:
+Thành ngữ được sử dụng: “nghi gia nghi thất”

+ Giải nghĩa: nên cửa nên nhà, ý nói thành vợ thành chồng, cùng gây dựng hạnh phúc gia đình.

- Hướng dẫn chấm:

+ Điểm 1,0: Trả lời đúng 02 ý trên

+ Điểm 0,75: Trả lời đúng thành ngữ và nêu được 02 ý của phần giải nghĩa/ nêu đủ 03 ý của phần giải nghĩa, không trả lời được thành ngữ

+ Điểm 0,5: Trả lời đúng thành ngữ và nêu được 01 ý của phần giải nghĩa/nêu 02 ý của phần giải nghĩa và nêu sai thành ngữ

+ Điểm 0,25: Xác định đúng thành ngữ nhưng chưa giải nghĩa/nêu đúng 01 ý của phần giải nghĩa, nêu sai TN

+ Điểm 0: Trả lời không đúng các ý trên hoặc không trả lời

Câu 6(1,0 điểm)Câu nói trên đã diễn tả tâm trạng gì của nhân vật?

- Yêu cầu trả lời: Đoạn trích đã diễn tả tâm trạng: đau đớn thất vọng đến tột cùng khi hạnh phúc gia đình tan vỡ, không thể cứu vãn; không hiểu vì sao mình bị đối xử bất công như thế của nhân vật Vũ Nương.

- Hướng dẫn chấm:

+ Điểm 1,0: Trả lời đúng 03 ý trên

+ Điểm 0,75: Trả lời đúng thành ngữ và nêu được 02 ý của phần giải nghĩa/ nêu đủ 03 ý của phần giải nghĩa, không trả lời được thành ngữ

+ Điểm 0,5: Trả lời đúng thành ngữ và nêu được 01 ý của phần giải nghĩa/nêu 02 ý của phần giải nghĩa và nêu sai thành ngữ

+ Điểm 0,25: Xác định đúng thành ngữ nhưng chưa giải nghĩa/nêu đúng 01 ý của phần giải nghĩa, nêu sai TN

+ Điểm 0: Trả lời không đúng các ý trên hoặc không trả lời

Phần II. Làm văn(5,0 điểm)

1.1.Yêu cầu chung:
HS biết kết hợp kiến thức kĩ năng về dạng bài nghị luận trình bày suy nghĩ về một nhân vật trong TPVH để tạo lập đoạn văn. Đảm bảo thể thức đoạn văn, có nhận đúng, phù hợp với nhân vật, cảm nhận chân thật, khách quan, diễn đạt trôi chảy bằng ngôn ngữ của mình, đảm bảo tính liên kết, không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.

1.2.Yêu cầu cụ thể:

a. Đảm bảo thể thức đoạn văn. (0,5 điểm)

- Điểm 0,5: Trình bày đủ các phần câu mở đoạn, các câu phát triển đoạn và câu kết đoạn. Câu mở đoạn nêu khái quát vấn đề, các câu PT đoạn liên kết chặt chẽ cùng làm sáng tỏ vấn đề; câu kết đoạn khẳng định lại vấn đề và thể hiện được cảm xúc sâu đậm của người viết.

- Điểm 0,25: Trình bày đủ 3 phần: câu mở đoạn, PT đoạn và kết đoạn, nhưng các phần chưa được đầy đủ như trên, các câu PT đoạn chưa đủ ý chưa đủ làm sáng tỏ vấn đề

- Điểm 0: Thiếu câu mở đoạn, hoặc kết đoạn; thiếu cả 2 phần mở, kết đoạn, ...

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận. (0,5 điểm)

- Điểm 0,5: Nêu các suy nghĩ phù hợp về nhân vật Vũ Nương: người PN xinh đẹp, đức hạnh nhưng cuộc đời thật bất hạnh; nêu được các tình huống thể hiện đức hạnh và nỗi bất hạnh của nhân vật

- Điểm 0,25: Xác định chưa rõ vấn đề, nêu chung chung

- Điểm 0: Nêu sai những nhận định đánh giá về nhân vật, trình bày sai lệch sang vấn đề khác.

c. Chia vấn đề NL thành các ý phù hợp, có sự liên kết chặt chẽ, sử dụng tốt các thao tác lập luận để triển khai ý, biết kết hợp giữu nêu lí lẽ và đưa dẫn chứng(3,0 điểm)

- Điểm 3,0: Đảm bảo các yêu cầu trên, có thẻ trình bày theo định hướng sau:

Câu mở đoạn: Giới thiệu tên nhân vật, tên TP, tác giả và nêu suy nghĩ khái quát về nhân vật: Nhân vật VN trong “Chuyện ...” của ND là một người PN xinh đẹp, đức hạnh nhưng cuộc đời lại vô cùng bất hạnh. Đức hạnh của nàng để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc.

Các câu phát triển đoạn: làm rõ đức hạnh và bất hạnh của Vũ Nương

-
Đức hạnh: + Khi mới lấy chồng: cư xử đúng mực, giữ gìn khuôn phép, ...

+ Khi tiễn chồng đi lính: cử chỉ thiết tha, lời dặn dò ân tình, ..

+ Trong 3 năm chồng đi lính: đảm đang, tháo vát: là người mẹ hiền, nàng dâu thảo; người vợ chung thủy,...

– Bất hạnh: Khi chồng trở về, bị nghi oan là thất tiết; mắng chửi, đánh đuổi đi khiến nàng phải trẫm mình xuống sông Hoàng Giang tự vẫn

Câu kết đoạn: Nêu cảm thụ và đánh giá của CN về nhân vật: Số phận của VN là số phận chung của người PNVN trong XH cũ, ...

- Điểm 2,25 đến 2,75: Cơ bản đáp ứng được các yêu cầu trên nhưng một trong các ý chưa trình bày đầy đủ hoặc liên kết chưa chặt chẽ.

- Điểm 1,25 đến 2,0: Đáp ứng được 2/4 đến 3/4 các yêu cầu trên

- Điểm 0,5 đến 1,0: Đáp ứng được khoảng 1/4 các yêu cầu trên

- Điểm 0,25: Hầu như không đáp ứng được các yêu cầu nào trong các yêu cầu trên

- Điểm 0: Không đáp ứng được bất cứ các yêu cầu nào trong các yêu cầu trên

d. Sáng tạo (0,5 điểm)

- Điểm 0,5: Có cách diễn đạt độc đáo, sáng tạo (viết câu, sử dụng từ ngữ, hình ảnh, ...); văn viết giàu cảm xúc, thể hiện khả năng cảm thụ văn học tốt; có quan điểm và thái độ riêng sâu sắc nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.

- Điểm 0,25: Có cáh diễn đạt độc đáo, sáng tạo, thể hiện được một số suy nghĩ riêng sâu sắc nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức, pháp luật.

- Điểm 0: Không có cáh diễn đạt độc đáo, sáng tạo, không có quan điểm và thái độ riêng, hoặc quan điểm và thái độ trái với chuẩn mực đạo đức, pháp luật.

e. Chính tả, dùng từ, đặt câu (0,5 điểm)

- Điểm 0,5: Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu

- Điểm 0,25: Mắc một số lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu

- Điểm 0: Mắc nhiều lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu

Đề 2:

Phần I. Đọc hiểu(5,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:


Kiều càng sắc sảo mặn mà
So bề tài sắc lại là phần hơn
Làn thuy thủy nét xuân sơn,
Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh.
Một hai nghiêng nước nghiêng thành,
Sắc đành đòi một tài đành họa hai.
Thông minh vốn sẵn tính trời
Pha nghề thi họa đủ mùi ca ngâm
Cung thương lầu bậc ngũ âm
Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một trương
Khúc nhà tay lựa nên chương
Một thiên bạc mệnh lại càng não nhân
Câu 1 (1,0 điểm).Giới thiệu xuất xứ của đoạn trích trên?

Câu 2(0,5 điểm). Từ “ăn” trong “Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một trương” được hiểu theo nghĩa gốc hay nghĩa chuyển? Nếu là nghĩa chuyển thì chuyển theo phương thức nào?

Câu 3 (0,5 điểm).Câu thơ nào tham dự vào việc dự báo số phận của Thúy Kiều?

Câu 4(1,0 điểm). Nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong 2 câu thơ “Làn thu thủy, nét xuân sơn – Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh”?

Câu 5 (1,0 điểm).Em hiểu thế nào là “nghiêng nước nghiêng thành” ?

Câu 6(1,0 điểm). Nhận xét của em về bức chân dung Thúy Kiều trong đoạn thơ trên?

Phần II. Làm văn(5,0 điểm)

Hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 15 đến 20 dòng) trình bày suy nghĩ của em về nghệ thuật tả người của Nguyễn Du trong đoạn trích “Chị em Thúy Kiều” ?

*Đáp án và thang điểm:

Phần I. Đọc hiểu(5,0 điểm)

Câu 1 (1,0 điểm)

- Yêu cầu trả lời:
Đoạn trích trên nằm trong văn bản “Chị em Thúy Kiều”, thuộc phần I của Truyện Kiều “Gặp gỡ và đính ước”, từ câu ... đến câu .....

- Hướng dẫn chấm:

+ Điểm 1,0: Trả lời đúng 03 ý trên

+ Điểm 0,75: Trả lời đúng 02 ý trong 03 ý

+ Điểm 0,5: Trả lời đúng được 01 ý của phần giải nghĩa

+ Điểm 0,25: Nêu được ý chung nhưng dùng từ chưa chính xác, chưa rõ ràng

+ Điểm 0: Trả lời không đúng các ý trên hoặc không trả lời

Câu 2(0,5 điểm)

- Yêu cầu trả lời:
+ Dùng theo nghĩa chuyển

+ Chuyển theo phương thức ẩn dụ

- Hướng dẫn chấm:

+ Điểm 0,5: Trả lời đúng các ý trên

+ Điểm 0,25: Trả lời đúng một trong hai ý trên

+ Điểm 0: Trả lời không đúng các ý trên hoặc không trả lời

Câu 3 (0,5 điểm)

- Yêu cầu trả lời:
Câu thơ tham dự vào việc dự báo số phận Thúy Kiều: “Làn thu thủy, nét xuân sơn - Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh”

- Hướng dẫn chấm:

+ Điểm 0,5: Trả lời đúng các ý trên

+ Điểm 0,25: Trả lời 1/2 ý trên

+ Điểm 0: Trả lời không đúng các ý trên hoặc không trả lời

Câu 4(1,0 điểm)

- Yêu cầu trả lời:


+ Biện pháp tu từ được sử dụng: ẩn dụ, nhân hóa

+ Tác dụng: Đặc tả vẻ đẹp đôi mắt của TK: ánh nhìn trong sáng như nước hồ mùa thu, cặp lông mày thanh tú sắc nét như dáng núi mùa xuân. Vẻ đẹp sắc sảo về trí tuệ, mặn mà về tâm hồn. Vẻ đẹp tươi thắm vượt trội thiên nhiên khiến TN phải hờn ghen đố kị. Điều đó ngầm dự báo cuộc đời sóng gió, trắc trở của nàng sau này.

- Hướng dẫn chấm:

+ Điểm 1,0: Trả lời đúng 03 ý trên

+ Điểm 0,75: Xác định đúng BPTT và nêu được 1 vài tác dụng song chưa đầy đủ/không xác định đúng BPTT và nêu đủ tác dụng.

+ Điểm 0,5: Xác định đúng BPTT và nêu được 1 vài tác dụng song chưa đầy đủ.

+ Điểm 0,25: Xác định đúng BPTT và nhưng chưa nêu được tác dụng/ nêu được 1 vài tác dụng nhưng xác định sai biện pháp tu từ.

+ Điểm 0: Trả lời không đúng các ý trên hoặc không trả lời

Câu 5 (1,0 điểm)

- Yêu cầu trả lời:
“nghiêng nước nghiêng thành”: lấy ý ở 1 câu chữ Hán, có nghĩa là: ngoảnh lại nhìn 1 cái thì thành người ta bị xiêu, ngoảnh lại nhìn cái nữa thì nước người ta bị nghiêng ngả. Ý nói sắc đẹp tuyệt vời của người PN có thể làm cho người ta say mê đến nỗi mất thành, mất nước.

- Hướng dẫn chấm:

+ Điểm 1,0: Trả lời đúng các ý trên

+ Điểm 0,75: Nêu được 03 ý của phần giải nghĩa

+ Điểm 0,5: Nêu được 02 ý của phần giải nghĩa

+ Điểm 0,25: Nêu đúng 01 ý của phần giải nghĩa

+ Điểm 0: Trả lời không đúng các ý trên hoặc không trả lời

Câu 6(1,0 điểm)

- Yêu cầu trả lời:
Bức chân dung của Thúy Kiều trong đoạn thơ trên: Nàng mang vẻ đẹp của 1 trang tuyệt thế giai nhân với nhan sắc chim sa cá lặn, có 1 không có hai; tài năng đa dạng, xuất chúng, đặc biệt là tài đánh đàn. Vẻ đẹp và tài năng ấy ngầm dự báo cuộc đời long đong, dâu bể của Kiều sau này.

- Hướng dẫn chấm:

+ Điểm 1,0: Trả lời đúng các ý trên

+ Điểm 0,75: Nêu được 03 ý của phần định hướng

+ Điểm 0,5: Nêu được 02 ý của phần định hướng

+ Điểm 0,25: Nêu đúng 01 ý của phần định hướng

+ Điểm 0: Trả lời không đúng các ý trên hoặc không trả lời

Phần II. Làm văn(5,0 điểm)

1.1.Yêu cầu chung:
HS biết kết hợp kiến thức kĩ năng về dạng bài nghị luận trình bày suy nghĩ về một nét đặc sắc NT của tác giả để tạo lập đoạn văn. Đảm bảo thể thức đoạn văn, có nhận đúng, phù hợp với nhân vật, cảm nhận chân thật, khách quan, diễn đạt trôi chảy bằng ngôn ngữ của mình, đảm bảo tính liên kết, không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.

1.2.Yêu cầu cụ thể:

a. Đảm bảo thể thức đoạn văn. (0,5 điểm)

- Điểm 0,5: Trình bày đủ các phần câu mở đoạn, các câu phát triển đoạn và câu kết đoạn. Câu mở đoạn nêu khái quát vấn đề, các câu PT đoạn liên kết chặt chẽ cùng làm sáng tỏ vấn đề; câu kết đoạn khẳng định lại vấn đề và thể hiện được cảm xúc sâu đậm của người viết.

- Điểm 0,25: Trình bày đủ 3 phần: câu mở đoạn, PT đoạn và kết đoạn, nhưng các phần chưa được đầy đủ như trên, các câu PT đoạn chưa đủ ý chưa đủ làm sáng tỏ vấn đề

- Điểm 0: Thiếu câu mở đoạn, hoặc kết đoạn; thiếu cả 2 phần mở, kết đoạn, ...

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận. (0,5 điểm)

- Điểm 0,5: Nêu các suy nghĩ đúng, phù hợp về NT tả người của Nguyễn Du trong đoạn trích: Tả chân dung nhưng gợi được số phận, tính cách; bút pháp ước lệ tượng trưng; BPNT ẩn dụ, nhân hóa, SS; từ ngữ sử dụng đặc sắc; ....

- Điểm 0,25: Xác định chưa rõ vấn đề, nêu chung chung

- Điểm 0: Nêu sai những nhận định đánh giá về NT tả nhân vật, trình bày sai lệch sang vấn đề khác.

c. Chia vấn đề NL thành các ý phù hợp, có sự liên kết chặt chẽ, sử dụng tốt các thao tác lập luận để triển khai ý, biết kết hợp giữu nêu lí lẽ và đưa dẫn chứng(3,0 điểm)

- Điểm 3,0: Đảm bảo các yêu cầu trên, có thẻ trình bày theo định hướng sau:

Câu mở đoạn: Giới thiệu khái quát về NT tả nhân vật của ND trong đoạn trích: Đoạn trích “Chị em TK” tiêu biểu cho bút pháp tả người của ND trong TK.

Các câu phát triển đoạn: làm rõ NT tả nhân vật của tác giả ND trong ĐT

-
Tả chân dung nhưng gợi được SP, TC:

+ Chân dung của TV

+ Chan dung của TK

– Bút pháp ước lệ tượng trưng:

- Các biện pháp tư từ, sử dụng từ ngữ đặc sắc, ....

Câu kết đoạn: Nêu cảm thụ và đánh giá của người viết về NT tả nhân vật của ND: Tài hoa, thể hiện tấm lòng nhân đạo ....

- Điểm 2,25 đến 2,75: Cơ bản đáp ứng được các yêu cầu trên nhưng một trong các ý chưa trình bày đầy đủ hoặc liên kết chưa chặt chẽ.

- Điểm 1,25 đến 2,0: Đáp ứng được 2/4 đến 3/4 các yêu cầu trên

- Điểm 0,5 đến 1,0: Đáp ứng được khoảng 1/4 các yêu cầu trên

- Điểm 0,25: Hầu như không đáp ứng được các yêu cầu nào trong các yêu cầu trên

- Điểm 0: Không đáp ứng được bất cứ các yêu cầu nào trong các yêu cầu trên

d. Sáng tạo (0,5 điểm)

- Điểm 0,5: Có cách diễn đạt độc đáo, sáng tạo (viết câu, sử dụng từ ngữ, hình ảnh, ...); văn viết giàu cảm xúc, thể hiện khả năng cảm thụ văn học tốt; có quan điểm và thái độ riêng sâu sắc nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.

- Điểm 0,25: Có cáh diễn đạt độc đáo, sáng tạo, thể hiện được một số suy nghĩ riêng sâu sắc nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức, pháp luật.

- Điểm 0: Không có cáh diễn đạt độc đáo, sáng tạo, không có quan điểm và thái độ riêng, hoặc quan điểm và thái độ trái với chuẩn mực đạo đức, pháp luật.

e. Chính tả, dùng từ, đặt câu (0,5 điểm)

- Điểm 0,5: Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu

- Điểm 0,25: Mắc một số lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu

- Điểm 0: Mắc nhiều lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu

- Nhận xét, thu bài về nhà chấm .

- Hướng dẫn HS học:

- Đọc lại kiến thức về từ vựng của lớp 6,7,8

- Ôn kiến thức về lí thuyết tử mục I – V của bài Tổng kết từ vựng (t2)

- Xem các bài luyện tạp để nhớ lại kiến thức

IV. RÚT KINH NGHIỆM

……………………………………………………………………………………
 

Đính kèm

Xếp hạng chủ đề

Tạo
Văn Học,
Trả lời
0
Lượt xem
852

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng - GAC

Diễn đàn GAC - Giáo Án Chuẩn, nơi các Giáo viên, Phhs có thể tìm kiếm và chia sẻ những tài liệu giáo dục, những câu chuyện nghề nghiệp. Và cùng nhau thảo luận các chủ đề nuôi dạy con trẻ, chăm sóc sức khỏe, kinh doanh, du lịch, cuộc sống, tình yêu, hạnh phúc gia đình,...
Back
Top