Văn Học

Cộng tác viên
Xu
0
Tiết 30 - Văn bản: KIỀU Ở LẦU NGƯNG BÍCH

(Trích Truyện Kiều - Nguyễn Du)

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức

- Nỗi bẽ bàng, buồn tủi, cô đơn của Thuý Kiều khi bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích và tấm lòng thủy chung, hiếu thảo của nàng.
- Ngôn ngữ độc thoại và ng.thuật tả cảnh ngụ tình đặc sắc của Nguyễn Du.
2. Kĩ năng
- Bổ sung kiến thức đọc - hiểu truyện thơ trung đại.
- Nhận ra và thấy được t.d của ngôn ngữ độc thoại, của NT tả cảnh ngụ tình.
- Phân tích tâm trạng n.v qua một đoạn trích trong tác phẩm Truyện Kiều.
3. Thái độ
- Cảm nhận được sự cảm thông sâu sắc của N.Du đ.với n.vật trong truyện.
- G.d HS t.c yêu mến, trân trọng tài hoa của ND trong NT tả cảnh ngụ tình.
4. Năng lực cần đạt
- Năng lực chung: tư duy, vận dụng, ứng dụng…
- Năng lực chuyên biệt: đọc, cảm thụ, đánh giá, nhận xét.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên
: SGK, SGV, KHDH, tư liệu tham khảo.
2. Học sinh: Đọc, soạn, nghiên cứu bài trước ở nhà.
III. Hoạt động dạy và học
1. Ổn định tổ chức
(1’)
Lớp
Ngày dạy
Sĩ số
Điều chỉnh
9A1​
10/2019
9A2​
/10/2019
9A3​
/10/2019​
2. Kiểm tra kiến thức cũ(4’)
Đọc thuộc đoạn trích: Cảnh ngày xuân; P.tích bức tranh th.nhiên ngày xuân?
3. Bài mới
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
Hoạt động 1 (2’). Khởi động: Giờ trước, các em đã tìm hiểu một bức tranh phong cảnh ngày xuân vừa thơ mộng, tươi đẹp vừa đậm đà bản sắc văn hóa p.Đ. Một nhà văn Mĩ đã ( +) : Mọi thành quách đều sụp đổ, mọi cảnh tượng đều tiêu tan, chỉ có TP văn học đích thực là còn tồn tại mãi. Đúng vậy, vượt qua thử thách của thời gian, kiệt tác Tr.Kiều của N.Du đã trở thành bất tử. Tác phẩm đã thành công xuất sắc, trong đó phải kể đến nghệ thuật “tả cảnh ngụ tình” ví dụ như ở đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích“.
Hoạt động 2 (35’). Hình thành kiến thức mới
H: Đoạn trích nằm ở phần nào của TP?
- Sau đoạn Mã Giám Sinh mua Kiều.
H: PTBĐ của đoạn trích?
Đọc mẫu - Gọi HS đọc bài & đọc chú thích.
H: Đoạn trích chia làm mấy phần? Ý từng phần.
Gọi HS đọc 6 câu đầu.
H: Mở đầu đoạn trích cho ta biết Kiều đang ở trong một hoàn cảnh ntn? Khoá xuân có nghĩa là?
- Hoàn cảnh: Bị giam lỏng ở lầu NB. Tên lầu đúng như sự thơ mộng của nó NB (Đọng lại màu xanh).
H: Từ ngữ nào cho em biết điều đó? Em hiểu ntn?
- Khóa xuân: khóa kín tuổi xuân, ý nói cấm cung (câu thơ mang một hàm ý mỉa mai, thực chất là nói về việc Kiều đang bị giam lỏng).
H: Từ trên lầu Ngưng Bích, Kiều nhìn thấy những h.ả thiên nhiên nào? N.x về những hình ảnh đó?
- Non xa, trăng gần, cát vàng, cồn nọ, bụi hồng, dặm kia.
- N.xét: Đây có thể là h.ả thực nhưng cũng có thể là h.ả ước lệ, đẹp như bức tranh sơn mài đẫm lệ. Trong cảnh có màu vàng của trăng, của cát; màu xanh của núi; màu hồng của bụi; có tối, có sáng; có cao, có thấp; có xa, có gần. Các chỉ từ: nọ, kia chỉ vị trí kg gian x.đ, ta thấy cảnh đẹp không quần tụ mà chứa nét tâm trạng qua cái nhìn của nhân vật.
H: Những h.ả đó gợi cho ta những gì về không gian?
H: Vì sao trong mắt Kiều: non lại xa, trăng lại gần?
- Theo đúng quy luật: Trăng bao giờ cũng ở xa, còn non ở gần, nhưng phù hợp với quy luật cảm giác vì những gì phản sáng trước mắt ta bao giờ cũng thấy nó gần hơn. H.ả non xa, trăng gần còn gợi h.ả lầu NB chơ vơ, mênh mang giữa trời nước. Lúc này, Kiều chỉ có non xa trăng gần làm bạn, kg một bóng người, kg một ai bầu bạn trong khi dư âm về sự đau khổ, tủi nhục nàng vừa trải qua vẫn còn da diết.
H: Em cảm nhận đó là một khung cảnh th.nhiên ntn?
H: Trong cảnh ấy, tâm trạng của Kiều ra sao? Em hiểu ntn về tâm trạng ấy? Bẽ bàng ở đây có nghĩa?
Tâm trạng bẽ bàng) từ láy diễn tả sự xấu hổ, tủi thẹn
- T.gian: sớm làm bạn với mây, đêm đến thì có đèn khuya. Soi vào t.nhiên, Kiều nhận ra chính mình: Mây sớm thì tinh khôi trong sạch, còn đèn khuya phải chăng chính là lương tâm. Sự trong sạch của mây sớm gợi cái tương phản nhớp nhơ của đèn khuya; gợi sự giày vò của chính con người đau khổ. Ko phải bây giờ mà ngay từ lần đầu gặp MGS - tên lừa đảo buôn người, TK đã vô cùng ngượng ngập:
“Ngại ngùng dợn gió e sương.
Ngừng hoa bóng thẹn trông gương mặt dầy“
Bởi vậy, nàng mới có sự phân đôi
“ Nửa tình ... tấm lòng”
Một nửa là tâm sự của Kiều, một nửa là cảnh vật như chia sẻ với Kiều khiến lòng nàng tan nát, dồn dập những nỗi niềm chua xót, đau thương.
H:H.ả: mây sớm đèn khuya gợi suy nghĩ gì về t. gian
- T/gian tuần hoàn khép kín -> Thúy Kiều bị giam hãm trong không gian, làm bạn với mây, đèn trăng.
H: Cùng với hình ảnh “tấm trăng gần“ diễn tả tình cảnh của Thúy Kiều ntn?
- HS đọc 8 câu thơ tiếp theo.
Trong hoàn cảnh ấy Thúy Kiều nhớ đến ai?
H: Lời đoạn thơ là của ai? NT độc thoại có ý nghĩa gì?
- Bộc lộ tâm trạng n/v? Trong cảnh ngộ của mình nàng nhớ đến ai? Nàng nhớ ai trước, ai sau? Nhớ như thế có hợp lý không? Vì sao?
- Nhớ Kim Trọng trước -> Nhớ cha mẹ sau.
H: Vì sao t.giả lại tả nỗi nhớ chàng Kim trước nỗi nhớ cha mẹ? Như vậy có hợp với đạo lí thông thường của người phương Đông không?
- ….=> Nhớ Kim Trọng phù hợp với quy luật tâm lý, tinh tế. Hình ảnh trăng –> Nhớ người yêu.
+ Trong hai chữ Tình và Hiếu: Chữ Hiếu, khi bán mình Kiều dường như đã tạm yên lòng:
Duyên hội ngộ đức cù lao
Bên tình bên hiếu bên nào nặng hơn
+ Chữ Tình: Mối tình đầu với KT còn cháy bỏng, da diết, làm sao có thể quên được. Với KT, Kiều luôn nghĩ mình là người có lỗi: Ôi Kim lang ... từ đây
H: Khi nhớ người yêu, Kiều nhớ nhất về điều gì? Được thể hiện qua những từ ngữ nào?
- Đêm trăng.
- Kỉm Trọng đang ngóng trông tin nàng.
H: Em hình dung ntn về nỗi nhớ của Kiều qua từ ngữ đó? - Kỉ niệm đêm nào cùng KT uống rượu thề nguyền dưới ánh trăng.
Vầng trăng vằng vặc giữa trời
Đinh ninh hai miệng một lời song song
Vậy mà giờ đây, cảnh đấy người đâu, đôi người đôi ngả, chàng Kim ở nơi xa có hay nàng đã bán mình ... vẫn ngóng trông tin tức uổng công.
H: Trở lại với chính mình nàng có tâm trạng ntn?
- Từ chỗ nhớ KT nàng thấy thương bản thân mình:
Bên trời góc bể bơ vơ
Tấm son gột rửa bao giờ cho phai
H: Em hiểu tấm son” ở đây có nghĩa như thế nào?
- Tấm lòng chung thủy, sắt son của Kiều với Kim Trọng bao giờ có thể quên được.
- Cũng có thể hiểu là: tấm lòng trong trắng của Kiều đã bị hoen ố biết bao giờ mới gột rửa.
H: Qua đó em hiểu nỗi nhớ của Kiều với Kim Trọng là nỗi nhớ như thế nào?

Trả lời

Đọc
Trả lời
Đọc
Suy nghĩ, trả lời


Suy nghĩ, trả lời




Suy nghĩ, trả lời







Suy nghĩ & trả lời







Suy nghĩ, trả lời











Suy nghĩ, trả lời



Đọc bài






Phát biểu





Phát biểu

Nêu ý kiến
Thảo luận cặp đôi

Suy nghĩ, trả lời​
Trả lời
I. Tìm hiểu chung
*
Vị trí đoạn trích
- Phần Gia biến và lưu lạc.
- Từ câu 1033 - 1054.
* PTBĐ: Miêu tả, BC.
* Trình tự: Tả theo thời gian, ko gian.
*Bố cục: 3 đoạn.

II. Đọc - hiểu VB
1. Hoàn cảnh cô đơn, tội nghiệp của Kiều






- Không gian hoang vắng, cảnh vật trơ trọi.











- Kiều rơi vào cảnh cô đơn, đơn độc hoàn toàn.





2. Nỗi thương nhớ của Kiều

a. Kiều nhớ Kim Trọng





- Nhớ thương với nỗi đau đớn, xót xa.








- Khẳng định lòng thủy chung, son sắt.
Hoạt động 3: Luyện tập, vận dụng, tìm tòi và mở rộng( Thực hiện ở nhà)

- Đọc thuộc, diễn cảm.
- Đọc bài học thêm SGK T96
- Phân tích đoạn thơ; chuẩn bị bài (tiếp).
Thực hiện theo yêu cầu
RÚT KINH NGHIỆM
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………...........................................
 

Đính kèm

  • KIỀU Ở LẦU NGƯNG BÍCH.docx
    21.6 KB · Lượt xem: 0

Định hướng - GAC

Diễn đàn GAC - Giáo Án Chuẩn, nơi các Giáo viên, Phhs có thể tìm kiếm và chia sẻ những tài liệu giáo dục, những câu chuyện nghề nghiệp. Và cùng nhau thảo luận các chủ đề nuôi dạy con trẻ, chăm sóc sức khỏe, kinh doanh, du lịch, cuộc sống, tình yêu, hạnh phúc gia đình,...
Shoutbox
Hãy đăng nhập để bắt đầu trò chuyện
  1. No shouts have been posted yet.
Nơi bạn có thể chia sẻ, hỏi đáp nhanh với tất cả mọi người

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.
Top