Tiết 31 - Văn bản:
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
- Tấm lòng thuỷ chung, hiếu thảo của nàng Kiều, NT tả cảnh ngụ tình đặc sắc của Nguyễn Du.
2. Kĩ năng
- Bổ sung kiến thức đọc - hiểu truyện thơ trung đại.
- Phân tích tâm trạng nhân vật qua một đoạn trích trong Truyện Kiều.
3. Thái độ
- Cảm nhận được sự cảm thông sâu sắc của N.Du đối với n.v trong truyện.
4. Năng lực cần đạt
- Năng lực chung: tư duy, vận dụng, ứng dụng…
- Năng lực chuyên biệt: đọc, cảm thụ, đánh giá, nhận xét.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: Máy chiếu, KHDH, tư liệu tham khảo.
2. Học sinh: Đọc, soạn, nghiên cứu bài trước ở nhà.
III. Hoạt động dạy và học
1. Ổn định tổ chức (1’)
2. Kiểm tra kiến thức cũ(4’)
- Đọc thuộc lòng đoạn trích Kiều ở lầu N.Bích và p.tích khung cảnh t.nhiên?
3. Bài mới
Hoạt động 1 (1’). Khởi động
Đọc Kiều, Chế Lan Viên viết: “Bỗng quí cô Kiều như đời dân tộc
Những vần thơ gợi thương, gợi nhớ trong lòng người đọc về c.đời bạc mệnh của người con gái tài sắc hiếu hạnh T.Kiều. Đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” chính là một trong những khúc bi kịch nội tâm của Kiều trên con đường lưu lạc.
Hoạt động 3: Luyện tập, vận dụng, tìm tòi và mở rộng( T.hiện ở nhà)
RÚT KINH NGHIỆM
…………………………………………………………………………………………………………………………
KIỀU Ở LẦU NGƯNG BÍCH (tiếp)
Trích Truyện Kiều - Nguyễn Du
Trích Truyện Kiều - Nguyễn Du
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
- Tấm lòng thuỷ chung, hiếu thảo của nàng Kiều, NT tả cảnh ngụ tình đặc sắc của Nguyễn Du.
2. Kĩ năng
- Bổ sung kiến thức đọc - hiểu truyện thơ trung đại.
- Phân tích tâm trạng nhân vật qua một đoạn trích trong Truyện Kiều.
3. Thái độ
- Cảm nhận được sự cảm thông sâu sắc của N.Du đối với n.v trong truyện.
4. Năng lực cần đạt
- Năng lực chung: tư duy, vận dụng, ứng dụng…
- Năng lực chuyên biệt: đọc, cảm thụ, đánh giá, nhận xét.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: Máy chiếu, KHDH, tư liệu tham khảo.
2. Học sinh: Đọc, soạn, nghiên cứu bài trước ở nhà.
III. Hoạt động dạy và học
1. Ổn định tổ chức (1’)
Lớp | Ngày dạy | Sĩ số | Điều chỉnh |
9A1 | 5/10/2019 | | |
9A2 | 4/10/2019 | | |
9A3 | 4/10/2019 | | |
- Đọc thuộc lòng đoạn trích Kiều ở lầu N.Bích và p.tích khung cảnh t.nhiên?
3. Bài mới
Hoạt động 1 (1’). Khởi động
Đọc Kiều, Chế Lan Viên viết: “Bỗng quí cô Kiều như đời dân tộc
Chữ kiên trinh vượt trăm sóng Tiền Đường
Chàng Kim đã đến tìm lau giọt khóc
Và lò trầm đêm ấy tỏa hương bay”
Chàng Kim đã đến tìm lau giọt khóc
Và lò trầm đêm ấy tỏa hương bay”
Những vần thơ gợi thương, gợi nhớ trong lòng người đọc về c.đời bạc mệnh của người con gái tài sắc hiếu hạnh T.Kiều. Đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” chính là một trong những khúc bi kịch nội tâm của Kiều trên con đường lưu lạc.
Hoạt động của GV | Hoạt động của HS | Nội dung |
HS đọc đoạn trích H: Cách thể hiện nỗi nhớ cha mẹ có gì khác so với nỗi nhớ người yêu? - Cũng là nỗi nhớ nhưng cách nhớ khác nhau, với lý do khác nhau, cách thể hiện khác nhau. H: Kiều nhớ cha mẹ ntn? Thể hiện qua từ ngữ? - Xót người ... ôm. - Nàng thương cha mẹ và hình dung cứ sáng chiều tựa cửa ngóng tin con. Nhớ đến những lúc mùa hè ai quạt cho cha mẹ ngủ, mùa đông ai lên giường ấp chiếu chăn cho ấm để cha mẹ ngủ. - Nàng nhớ thương cảnh quê nhà đã thay đổi; cha mẹ chắc đã già yếu, lúc ốm đau ai là người chăm sóc. Điều đó còn được thể hiện qua điển tích sân lai, gốc tử. * Thành ngữ dân gian: “Rày trông mai chờ, bên trời góc bể, quạt nồng ấp lạnh, cách mấy nắng mưa” đã tăng thêm sức biểu cảm cho lời thơ. H: Cách sử dụng thành ngữ, điển cố “sân lai” “gốc tử” có ý nghĩa ntn nói lên tâm trạng của Kiều? Nên hiểu cụm từ “Cách mấy nắng mưa” ntn cho đúng? - Vừa nói lên thời gian xa cách mấy mùa mưa nắng, vừa nói lên sức mạnh tàn phá của tự nhiên, của nắng mưa đối với cảnh vật và con người. H: Tâm trạng của Kiều khi nhớ về cha mẹ ntn? - Xót xa, ân hận. - Lòng vị tha. Trong h.cảnh bán mình chuộc cha, trong tình cảnh bẽ bàng này nàng không hề oán trách cha mẹ... H: Nx tấm lòng Kiều qua nỗi nhớ thương người thân? - Kiều là người tình thuỷ chung. - Kiều là người con hiếu thảo giàu đức hi sinh, giàu lòng vị tha, rất đáng trọng. Đúng đạo làm con: “Một lòng thờ.. Y.c HS đọc 8 câu cuối. H: 8 câu cuối diễn tả tâm trạng nỗi lòng gì ở Kiều? Đây là đoạn thơ tả cảnh đặc sắc của thiên tài N.Du được xây dựng bắng bút pháp tả cảnh ngụ tình. H: T.giả đã sử dụng những NT gì trong 8 câu cuối? - Điệp ngữ: Buồn trông. - Từ láy: thấp thoáng, xa xa, man mác, dầu dầu, xanh xanh, ầm ầm. - H.ả ẩn dụ: Thuyền, cánh buồm, hoa, cỏ, gió, sóng. - Câu hỏi tu từ :... - NT nhân hóa: sóng kêu. -> T.d: diễn tả nỗi buồn chồng chất của Kiều muôn hình muôn vẻ. Cho HS quan sát cảnh 1 H.ả con thuyền, cánh buồm gợi suy nghĩ gì ở Kiều? - Buồn trông, nhìn xa, mong ngóng một cái gi mơ hồ sẽ đến làm thay đổi tình trạng hiện tại, hình như nàng mong ngóng nhưng cánh buồm không rõ lúc gần lúc xa - Thân phận chìm nổi, lênh đênh gợi nỗi nhớ nhà. “ Quê hương khuất bóng hoàng hôn Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai” ( Thôi Hiệu) Cho HS quan sát cảnh 2. H: H.ả hoa trôi man mác gợi tâm sự gì ở Kiều? - Nhìn ngọn sóng xô đẩy, cánh hoa phiêu dạt kg biết đi đâu, về đâu =>Tưởng tượng về số phận của nàng. - Thân phận lạc loài, yếu đuối, long đong, vô định của nàng rồi sẽ đi đâu, về đâu. Gợi nhớ thành ngữ “Bèo dạt mây trôi”. HS q.s bức tranh 3. H: Nhìn nội cỏ dầu dầu em biết Kiều đang nghĩ gì? - Trông thấy ngọn cỏ úa tàn, chân mây mặt đất một màu xanh xanh. Chạnh lòng nghĩ tới cuộc sống vắng vẻ cô quạnh này sẽ kéo dài đến bao giờ. L.hệ: Sóng cỏ xanh tươi gợn tới trời (H.M.Tử). Cho HS quan sát cảnh 4. H: Nhìn gió cuốn mặt duềnh tâm trạng nàng ra sao? - Gió cuốn mặt duềnh là do sóng vỗ dào dạt, ầm ầm. H: Tại sao tác giả lại dùng sóng kêu mà không dùng sóng vỗ, sóng xô, sóng đập? - Sóng kêu có thể hiểu là sóng của biển, có thể hiểu là sóng lòng: Tiếng sóng kêu đầy lo sợ, hãi hùng như dồn đuổi từng đợt từng lớp, xô đuổi bủa vây, nhấn chìm thân phận yếu ớt mong manh của Kiều và ngay sau lúc này Kiều mắc lừa Sở Khanh để rồi lâm vào cảnh “Thanh lâu hai lượt, thanh y hai lần” - Nhớ cha mẹ, quê hương. Cảm nhận qua cánh buồm thấp thoáng xa xa. - Nhớ người yêu, xót xa duyên phận “hoa trôi man mác”. - Buồn cho cảnh ngộ mình, nghe tiếng sóng mà ghê sợ => Cảnh nhìn từ xa đến gần. Màu sắc từ nhạt đến đậm. Âm thanh từ tĩnh đến động. Nỗi buồn man mác, mông lung –> Lo âu, kinh sợ, dự cảm dông bão sẽ nổi lên. * Thiên nhiên thấm đẫm tâm trạng, bộc lộ theo quy luật: Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ. * Bình: Cũng trời nước nhàn nhạt, mải miết cuốn trôi những cánh hoa. Cũng có sóng, có gió cuốn sóng kêu, mỗi cảnh vật gợi nỗi buồn muôn vẻ trào dâng cuối cùng thành nỗi buồn sợ hãi trước những tai họa sắp ập xuống đời nàng. Đoạn trích là bức tranh tâm trạng nhiều vẻ trong những ngày Kiều sống ở lầu N.Bích. H: N.x cách dùng điệp ngữ “buồn trông” và các từ láy trong đoạn cuối? - Điệp khúc của tâm trạng buồn triền miên, buồn nối tiếp buồn. H: Theo em vì sao N.Du có thể hiểu tâm trạng buồn đau đến thế? - Xuất phát từ trái tim yêu thương con người. - Cảm thông trước những số phận của con người điều đó không dấu nổi: Đau đớn thay phận đàn bà Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung. T.cảm đó như TH n.x: Tố Như ơi lệ chảy quanh .... | Đọc Suy nghĩ, trả lời Suy nghĩ, trả lời Suy nghĩ, trả lời Trả lời Trả lời Đọc Suy nghĩ, trả lời Suy nghĩ, trả lời Trả lời Trả lời Suy nghĩ, trả lời. Phát biểu Thảo luận cặp đôi. | II. Đọc hiểu văn bản b. Nỗi nhớ cha mẹ - T.cảm xót xa, ân hận vì kg báo đáp được cha mẹ khi tuổi già, sức yếu. Dù mình đang trong hoàn cảnh đáng thương nhưng Kiều luôn nghĩ về người khác. => Kiều là người con hiếu thảo, người có tấm lòng vị tha. c. Tâm trạng của Kiều - Nỗi buồn cô đơn, đau đớn, xót xa và tuyệt vọng. |
H: Nghệ thuật nổi bật nhất trong đoạn trích này là gì? - Tả cảnh ngụ tình. - Dùng nghệ thuật miêu tả nội tâm, ngôn ngữ độc thoại, câu hỏi tu từ, thể thơ lục bát. - Lựa chọn từ ngữ sinh động, sử dụng các biện pháp tu từ: Nhân hoá, ẩn dụ, điệp ngữ. H: Từ NT trên làm nổi bật nội dung của đoạn trích là gì | Trả lời Trả lời | III. Tổng kết 1. Nghệ thuật - Tả cảnh ngụ tình, lấy thiên cảnh để biểu hiện tâm cảnh. - NT m.tả nội tâm, ngôn ngữ độc thoại, câu hỏi tu từ, vận dụng thể thơ lục bát, thành ngữ, điển cố khéo léo. - Lựa chọn từ ngữ sinh động, sử dụng thành công các BP tu từ: nhân hóa, ẩn dụ, điệp ngữ. 2. Nội dung: - Thể hiện tâm trạng cô đơn, buồn tủi và tấm lòng thủy chung, hiếu thảo của Kiều. |
- Thế nào là NT tả cảnh ngụ tình? P.t NT tả cảnh ngụ tình trong 8 câu thơ cuối. - Đọc bài học thêm SGK/96 - Học thuộc đoạn thơ. – C.bị bài: Miêu tả trong văn bản TS. | Thực hiện theo yêu cầu |
…………………………………………………………………………………………………………………………