Lao động và việc làm, tiết 20 bài 17 Địa lý 12

Huyền Trang

Thành Viên
Xu
0
Giáo án soạn theo Phương Pháp Mới Theo Định Hướng Phát Triển Năng Lực
Giáo án địa lý 12 Bài 17: LAO ĐỘNG VÀ VIỆC LÀM

I-Mục tiêu:


1. Kiến thức:

- Hiểu và trình bày được một số đặc điểm của nguồn lao động và việc sử dụng lao động ở nước ta.

- Hiểu vì sao việc làm đang là vấn đề gay gắt của nước ta và hướng giải quyết

2. Kĩ năng:

Phân tích số liệu thống kê, biểu đồ về nguồn lao động, sử dụng lao động, việc làm.

3. Định hướng năng lực cho học sinh

- Năng lực chung: Năng lực tự học; Năng lực giải quyết vấn đề; Năng lực hợp tác; Năng lực giao tiếp;

- Năng lực chuyên biệt:
Năng lực sử dụng bản đồ, sơ đồ

II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên: - Bản đồ Dân cư VN, Các bảng số liệu 22.1; 22.2; 22.3; 22.4

2. Học sinh: Vở ghi, Át lát, vở bài tập.

III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:

1. Ổn định tổ chức:


Lớp 12Ngày dạy: ……………...Sĩ số: ......../Vắng: ........................................
Lớp 12Ngày dạy: ……………Sĩ số: ......../Vắng: ........................................
Lớp 12Ngày dạy: ……………...Sĩ số: ......../Vắng: ........................................
Lớp 12Ngày dạy: ……………Sĩ số: ......../Vắng: ........................................
2. Ôn và kiểm tra bài : Lồng ghép trong bài học

3. Tiến trình

Hoạt động 1: Khởi động


DS đang tăng nhanh đã tạo cho nước ta có nguồn lao động dồi đào. Vậy nguồn lao động có những mặt mạnh – hạn chế nào? Nước ta sử dụng nguồn lao động như thế nào? Tại sao vấn đề việc làm đang là vấn đề KT-XH lớn của nước ta?

Gọi HS trả lời. GV vào bài

Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới

Nội dung 1: Tìm hiểu đặc điểm nguồn lao động


Hình thức: cá nhân

Phương pháp: Đàm thoại, phát vấn, khai thác Átlat

Hoạt động của HS, GV
Nội dung

Hs đọc sgk mục 1 (kênh chữ) tìm hiểu đặc điểm nguồn lao động
è đánh giá nguồn lao động
Mặt mạnh, Mặt tồn tại
?Mối quan hệ giữa đặc điểm dân số và nguồn lao động
Cho ví dụ chứng minh lao động có trình độ cao còn ít so với nhu cầu.

- Phân tích bảng 17.1. =>giáo dục hướng nghiệp cho học sinh
Từ bảng 17.1.1, hãy so sánh và rút ra nhận xét về sự thay đổi cơ cấu lao động có việc làm phân theo trình độ chuyên môn kỹ thuật ở nước ta à Rút ra ý nghĩa.
? Nêu những hạn chế trong sd lao động ở nước ta?
1. Nguồn lao động:

- Nguồn lao động: 51,2% tổng số dân, mỗi năm tăng hơn 1triệu lao động

Mặt mạnh:

+Cần cù, sáng tạo, có nhiều kinh nghiệm trong các ngành sản xuất truyền thống
+Rất dồi dào: 42,53 triệu người (51,2% DS-2005).
+Chất lượng lao động ngày càng được nâng cao (Tỷ lệ lao động có việc làm đã qua đào tạo tăng, đặc biệt có trình độ CĐ, ĐH, trên ĐH, sơ cấp)


Mặt hạn chế:


- Lao động có trình độ cao còn ít so với nhu cầu
- Tỷ lệ lao động chưa qua đào tạo nhiều.

Nọi dung 2: Tìm hiểu Cơ cấu lao động

Hình thức: Nhóm (bàn)
Phương pháp: dạy học hợp tác, thảo luận, khai thác hình ảnh

Bước 1: Chia nhóm, giao nhiệm vụ
chia lớp thành 6 nhóm theo bàn
+ Nhóm 1,2: Từ bảng 17.2 hãy so sánh và nhận xét sự thay đổi cơ cấu lao động theo khu vực kinh tế nước ta giai đoạn 2000-2005
+ Nhóm 3,4: Từ bảng 17.3 hãy so sánh và nhận xét sự thay đổi cơ cấu lao động theo thành phần kinh tế ở nước ta gia đoạn 2000-2005
+ Nhóm 5,6: Từ bảng 17.4 nhận xét sự thay đổi cơ cấu lao động theo nông thôn và thành thị ở nước ta.
Đại diện nhóm trình bày, các nhóm theo dõi và bổ sung
? Đánh giá mặt tiến bộ, tồn tại về sử dụng lao động ở nước ta giai đoạn 2000-2005
?Nguyên nhân?

Bước 2: các nhóm thảo luận – 3 phút.
Bước 3: Địa diện nhóm trình bày, GV nhận xét. bổ sung

2/ Cơ cấu lao động:







a) Cơ cấu lao động theo ngành kinh tế:

- Tỷ lệ lao động khu vực nông-lâm-ngư cao nhất.
- Xu hướng:
+ Giảm tỉ trọng nông-lâm-ngư nhưng chậm;
+ Tăng tỉ trọng CN-XD, DV nhưng còn chậm.

Nguyên nhân: Thực hiện CNH-HĐH

b) Cơ cấu lao động theo thành phần KT:
- Tỷ lệ lao động thành phần kinh tế nhà nước và có vốn đầu tư nước ngoài tăng (ít biến động-chậm)
- Tỷ lệ lao động thành phần kinh tế ngoài nhà nước giảm.
NN: Thực hiện nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng xã hội và xu thế mở của hội nhập quốc tế
c) Cơ cấu lao động theo thành thị và nông thôn:
- Phần lớn ở nông thôn.
- Tỷ lệ lao động thành thị tăng, nông thôn giảm.

NN: Quá trình đô thị hóa, hiện đại hóa
* Hạn chế:
- Năng suất thấp, phần lớn có thu nhập thấp.
- Chưa sử dụng hết thời gian lao động.
Nội dung 3: Vấn đề việc làm và hướng giải quyết
Hình thức: Cả lớp
Phương pháp: đàm thoại

? Vấn đề việc làm ở nước ta nói chung và ở địa phương em hiện nay như thế nào? Nguyên nhân?



? Đề xuất hướng giải quyết! Hành động của bản thân?
3.Vấn đề việc làm và hướng giải quyết:
a) Vấn đề việc làm :
là một vấn đề KT-XH lớn
- Việc làm đang là vấn đề KT-XH gay gắt ở nước ta hiện nay
- Thất nghiệp và thiếu việc làm còn cao.

b) Hướng giải quyết việc làm : (SGK)

- Kiềm chế tốc độ tăng dân số.
- Phân bố lại dân cư và nguồn lao động một cách hợp lí với những chính sách chuyển cư một cách phù hợp => để sử dụng hợp lí nguồn lao động và khai thác hợp lí nguồn tài nguyên.
- Đẩy mạnh hoạt động dạy nghề, hướng nghiệp, cách thức đào tạo.
- Đẩy mạnh xuất khẩu lao động, đưa xuất khẩu lao động thành chương trình lớn, mở rộng thị trường xuất khẩu lao động với những chính sách hợp lí.
Hoạt động 3: Luyện tập

Hoạt động của GV, HS
Nội dung
Câu 1. Cơ cấu lao động phân theo nhóm ngành của nước ta đang có sự chuyển dịch theo hướng:
A. tỉ trọng lao động ở khu vực I giảm, ở khu vực II và khu vực III tăng.
B. tỉ trọng lao động ở khu vực I không thay đổi, ở khu vực II tăng, khu vực III giảm.
C. tỉ trọng lao động ở khu vực I giảm, ở khu vực II không thay đổi, khu vực III tăng.
D. tỉ trọng lao động khu vực I và khu vực III tăng, ở khu vực II giảm.

- Gọi HS nhận dạng câu hỏi, nêu cách trả lời theo ý hiểu
- Gọi HS khác nhận xét
- GV góp ý, chỉnh sửa, hướng dẫn trả lời

Câu 2. Nguồn lao động nước ta có những thế mạnh và mặt hạn chế gì?
- Gọi HS nhận dạng câu hỏi, nêu cách trả lời theo ý hiểu
- Gọi HS khác nhận xét
- GV góp ý, chỉnh sửa, hướng dẫn trả lời
Câu 1.
Mức độ nhận thức: nhận biết
Hướng dẫn trả lời:

tỉ trọng lao động ở khu vực I giảm, ở khu vực II và khu vực III tăng.





Câu 2.

Mức độ nhận thức: thông hiểu
GV gợi ý

* Những thế mạnh của nguồn lao động nước ta:
- Số lượng:
- Chất lượng:
* Hạn chế:
- Lao động của nước ta nhìn chung còn thiếu tác phong công nghiệp, kỉ luật lao động chưa cao.
- Lực lượng lao động có trình độ cao vẫn còn ít, đặc biệt là đội ngũ cán bộ quản lí, công nhân kĩ thuật lành nghề còn thiếu nhiều: Tỷ lệ lao động chưa qua đào tạo chiếm tới 75% nguồn lao động.
- Lao động phân bố không đồng đều cả về số lượng và chất lượng. Lao động tập trung chủ yếu ở các thành phố lớn, vùng núi và cao nguyên nhìn chung còn thiếu lao động, đặc biệt là lao động có kĩ thuật.
Hoạt động 4: Vận dụng

Liên hệ vấn đề lao động và việc ở tỉnh Hà Nam.

Gợi ý: sử dụng Tài liệu địa lí địa phương tỉnh Hà Nam

Hoạt động 5: Tìm tòi, sáng tạo

Tìm hiểu vấn đề việc làm, lao động và đô thị hóa ở Việt Nam hiện nay.

4. Tổng kết, đánh giá:

- Hs rút ra mối quan hệ giữa dân số, lao động, việc làm

- Ra bài tập về nhà cho Hs: HS chọn 1 trong 3 bảng số liệu của bài vẽ biểu đồ thể hiện sự thay đổi cơ cấu lao động.

5. Hướng dẫn về nhà.:

- Học bài và làm bài tập trong SGK

- Tìm hiểu Đô thị hóa (khái niệm, tác động) ở SGK lớp 10, tìm hiểu trước bài mới.
 

Đính kèm

  • Bài 17 LAO ĐỘNG VÀ VIỆC LÀM.docx
    22.1 KB · Lượt xem: 1

Huyền Trang

Thành Viên
Xu
0
Dân số Việt Nam chính thức đạt ngưỡng 90 triệu người

Theo Tổng cục trưởng Tổng cục Dân số-Kế hoạch hóa gia đình, ngày 1/11 là ngày đánh dấu mốc dân số Việt Nam đạt ngưỡng 90 triệu người. Như vậy, ngưỡng dân số trên đã đưa Việt Nam trở thành quốc gia đứng thứ 14 trong số các nước đông dân trên thế giới.
Đây có thể coi là thành tựu vượt bậc đánh dấu giai đoạn dân số vàng nhưng cũng sẽ là một thách thức cho những người làm công tác dân số.
Để hiểu rõ hơn, phóng viên đã có cuộc trao đổi với ông Dương Quốc Trọng - Tổng cục trưởng Tổng cục Dân số-Kế hoạch hóa gia đình về vấn đề này.

- Ngày 1/11 là ngày đánh dấu mốc dân số Việt Nam đạt ngưỡng 90 triệu người, ông có thể cho biết sự kiện này mang ý nghĩa như thế nào đối với công tác dân số-kế hoạch hóa gia đình?
Tiến sỹ Dương Quốc Trọng: Năm 1989 sau cuộc tổng điều tra dân số các nhà khoa học đã dự báo dân số Việt Nam sẽ đạt con số 105 triệu vào năm 2010 và cũng theo dự báo đó, lẽ ra Việt Nam chúng ta tròn 90 triệu người ngay từ năm 2002. Tuy nhiên, đến ngày 1/11/2013 chúng ta mới tròn 90 triệu người, chậm hơn so với dự báo 11 năm, vì vậy có thể coi là một thành tựu.

Với 90 triệu người như hiện nay, Việt Nam trở thành một trong những cường quốc trên thế giới về quy mô dân số, đứng hàng thứ 14 về quy mô dân số, đứng thứ 8 tại châu Á và thứ 3 ở Đông Nam Á.
- Ông có thể nói rõ hơn về cơ sở khoa học để xác định dân số Việt Nam đạt ngưỡng 90 triệu người?
Tiến sỹ Dương Quốc Trọng: Con số 90 triệu người được chúng tôi suy ra từ nhiều số liệu khác nhau, tuy nhiên nếu mọi người cứ đòi hỏi chính xác 90 triệu hay 901 triệu người thì không thể có được con số tuyệt đối.
Chúng tôi đã làm việc với Tổng cục thống kê xác định rằng con số 90 triệu người sẽ vào những giờ đầu của sáng ngày 1/11. Đây là những thống kê tin cậy được.
Có người đặt vấn đề với các nhà khoa học cho rằng họ dự báo quá nhưng chúng tôi cho rằng các nhà khoa học dự báo hoàn toàn chính xác và có cơ sở. Tôi dẫn ra một ví dụ để so sánh với Philippines.
Năm 1989, dân số Philippines ít hơn Việt Nam 6 triệu người nhưng đến nay, dân số Philippines nhiều hơn chúng ta 15 triệu người. Nếu như Việt Nam không nỗ lực làm công tác dân số-kế hoạch hóa gia đình như thời gian vừa qua thì dân số nước ta hiện nay sẽ là 110,8 triệu người.
Như vậy, trong vòng hơn 20 năm qua, Việt Nam đã tránh sinh được khoảng 21 triệu trường hợp. Thử hình dung, nếu dân số của Việt Nam hiện nay là 110 triệu thì chắc rằng sẽ quá tải mọi lĩnh vực, kinh tế xã hội không được như hiện tại.
- Con số 90 triệu người đối với Việt Nam vừa tạo ra cơ hội không nhỏ đối với sự phát triển bền vững về kinh tế xã hội. Ông có thể phân tích rõ hơn về vấn đề này?
Tiến sỹ Dương Quốc Trọng: Với cơ cấu dân số 90 triệu người - đây là con số to lớn, đứng hàng 14 thế giới, có lẽ tất cả nhà đầu tư, sản xuất hàng hóa đều mong muốn có một thị trường khổng lồ như vậy. Bởi vậy, những tiềm lực của Việt Nam là rất to lớn.
Hiện nay, Việt Nam có nhiều nhuận lợi về quy mô dân số, bởi chúng ta đang ở thời kỳ dân số vàng, nguồn nhân lực khổng lồ. Còn về cơ cấu dân số cũng thuận lợi là cơ cấu dân số vàng, mới bước vào giai đoạn già hóa dân số, tỷ lệ người cao tuổi đã tăng nhưng chưa cao nên vẫn có cơ hội làm chậm lại quá trình già hóa dân số.
Theo các nhà khoa học và các chuyên gia thì cơ cấu dân số vàng của Việt Nam kéo dài 30-35 năm. Tất nhiên mỗi quốc gia dân tộc thì thời gian này nó dài ngắn khác nhau cũng có khi kéo dài 30 năm nhưng cũng có thể 50 năm.
Bên cạnh đó, tỷ số giới tính khi sinh mới tăng nhưng đã có những phản ứng tích cực, những năm gần đây tốc độ tăng tỷ số giới tính khi sinh đã chậm lại, các chỉ số về sức khỏe đã có sự cải thiện đáng kể...
Trong thời gian tới tôi cho rằng đây là một cơ hội tuyệt vời để Việt Nam cất cánh bay lên nếu như chúng ta tận dụng được nguồn nhân lực khổng lồ này.

- Vậy còn những thách thức đặt ra khi dân số Việt Nam đạt 90 triệu người như thế nào thưa ông?
Tiến sỹ Dương Quốc Trọng: Đúng là bên cạnh những thuận lợi thì cũng có những thách thức không nhỏ, Việt Nam với quy mô như thế là một tiềm lực kinh tế rất mạnh nhưng nhưng đồng thời để đáp ứng nhu cầu cho 90 triệu người cũng là một thách thức lớn.
Chúng ta cũng đối mặt về thách thức dân số, chất lượng dân số. Tôi lấy ví dụ như năm 2009 sau tổng điều tra dân số, các nhà khoa học đã dự báo đến năm 2017 Việt Nam mới bước vào giai đoạn già hóa dân số, nhưng ngay từ 2011 chúng ta đã bước vào giai đoạn này.
Như vậy, có nghĩa là chỉ hai năm thì mọi dự báo sẽ lạc hậu và thời gian chuyển đổi từ già hóa dân số sang dân số già sẽ rất nhanh. Nhiều nghiên cứu đã cho thấy, Việt Nam là một trong 5 quốc gia có tốc độ già hóa dân số nhanh nhất thế giới.

Vì vậy, việc điều chỉnh mức sinh thay thế là vấn đề rất quan trọng. Chính việc này sẽ kéo dài được giai đoạn cơ cấu dân số vàng và chúng ta sẽ làm chậm giai đoạn già hóa dân số.
Bên cạnh đó, Việt Nam đang trong thời kỳ cơ cấu dân số vàng, nhưng đây mới là vàng về số lượng, trong khi trình độ cạnh tranh còn hạn chế. Vì vậy, chúng ta phải làm sao nâng cao về chất lượng nguồn nhân lực để phát huy những thế mạnh của dân số.
- Vậy ông có thể đưa ra một số giải pháp sắp tới để Việt Nam nâng cao chất lượng dân số?
Tiến sỹ Dương Quốc Trọng: Để nâng cao chất lượng dân số có thể nói liên quan đến tất cả các cấp, các ngành khác nhau, mới đây chúng tôi đã chuẩn bị cho việc tổng kết 10 năm thực hiện pháp lệnh dân số.
Riêng đối với ngành dân số, chúng tôi sẽ tập trung vào nâng cao chất lượng đầu vào của quá trình dân số. Quá trình này có “đầu vào” (sinh) và “đầu ra” (tử).
Để nâng cao chất lượng đầu vào dân số với những em bé sinh ra khỏe mạnh nhất, hạn chế tối đa trường hợp mắc bệnh, ngành dân số đang triển khai 3 mô hình: Tư vấn khám sức khỏe tiền hôn nhân, khám sàng lọc chẩn đoán trước sinh và sàng lọc chẩn đoán sơ sinh...
Xin cảm ơn ông!


 

Định hướng - GAC

Diễn đàn GAC - Giáo Án Chuẩn, nơi các Giáo viên, Phhs có thể tìm kiếm và chia sẻ những tài liệu giáo dục, những câu chuyện nghề nghiệp. Và cùng nhau thảo luận các chủ đề nuôi dạy con trẻ, chăm sóc sức khỏe, kinh doanh, du lịch, cuộc sống, tình yêu, hạnh phúc gia đình,...
Shoutbox
Hãy đăng nhập để bắt đầu trò chuyện
  1. No shouts have been posted yet.
Nơi bạn có thể chia sẻ, hỏi đáp nhanh với tất cả mọi người

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.
Top