Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã đưa ra khuyến cáo mẹ chỉ nên bắt đầu cho bé ăn dặm từ khi bé được 6 tháng tuổi, vì lúc này hệ tiêu hóa của bé mới đủ khả năng để tiêu hóa và hấp thu các chất dinh dưỡng phong phú và phức tạp hơn sữa mẹ.

1. Khi nào bé có thể bắt đầu ăn dặm?

Từ 6 tháng tuổi trở đi, năng lượng sữa mẹ cung cấp cho trẻ chỉ đáp ứng được một nửa nhu cầu năng lượng của bé. Vậy nên bé cần ăn dặm để bổ sung các chất dinh dưỡng khác nữa để bù lại những thiếu hụt về năng lượng và lượng thức ăn dặm cũng tăng lên song song với độ tuổi của bé. Cũng trong giai đoạn này, sữa mẹ không còn đáp ứng được lượng sắt mà bé cần vậy nên ăn dặm là việc cần thiết. Việc thiếu chất dinh dưỡng sẽ dẫn đến còi cọc, chậm lớn cũng như thiếu sắt gây nên chứng thiếu máu do thiếu sắt.

Tuy nhiên bé ăn dặm quá sớm cũng là vấn đề đáng lo ngại. Hệ tiêu hóa của trẻ trước 4 tháng tuổi chưa được hoàn thiện để đủ khả năng tiêu hóa được các chất bột và chuyển hóa chúng về đường. Vậy nên nếu trẻ ăn dặm sớm sẽ dễ bỏ bú, dẫn đến suy dinh dưỡng thiết yếu, giảm sức đề kháng và ảnh hưởng đến quá trình phát triển nói chung. Hơn nữa nếu trẻ có cơ địa nhạy cảm, việc ăn dặm quá sớm có thể dẫn đến dị ứng, tiêu chảy bởi hệ tiêu hóa chưa thể tiêu hóa được hết chất dinh dưỡng được nạp vào.

ăn dặm 0

Giai đoạn ăn dặm là cần thiết cho trẻ vì nhu cầu năng lượng tăng.
2. Ăn dặm đúng cách
Hiệp hội nhi khoa Hoa Kỳ đã đưa ra lời khuyên về việc ăn dặm cho trẻ như sau:
  • Khi trẻ mới tập ăn. nên sử dụng các loại thực phẩm có hương vị gần giống sữa mẹ hoặc giống với sữa bột để bé không cảm thấy xa lạ và dễ làm quen hơn. Quy tắc "ngọt trước mặn sau" nên được áp dụng vì vị ngọt sẽ giống với hương vị của sữa mẹ hơn, nên được sử dụng trước để bé quen dần. Sau đó từ từ thay bột ngọt bằng bột mặn với dinh dưỡng cao hơn.
  • Áp dụng nguyên tắc "ít-nhiều" để luyện tập cho hệ tiêu hóa của trẻ thích ứng dần với lượng thức ăn tăng lên cùng với các thành phần dinh dưỡng cũng phong phú dần. Ban đầu cho trẻ ăn ít rồi tăng dần đến 10 gram bột, rau xanh cũng tăng dần đến 10 gram, thịt cũng tăng dần đến 10 gram... để đảm bảo cho hệ tiêu hóa được phát triển hoàn thiện dần, đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của trẻ.
  • Nguyên tắc "loãng- đặc" cũng là một phần giúp cho hệ tiêu hóa của trẻ thích nghi dần cũng như đáp ứng đực nhu cầu tăng dần về dinh dưỡng theo giai đoạn phát triển của trẻ.
  • Nguyên tắc "tô màu chén bột" là nói đến mọt bữa ăn dặm của trẻ luôn đủ 4 nhóm thức ăn thiết yếu.
  • Nguyên tắc "không ép bé ăn" cần thực hiện tốt nếu bé tỏ ý không muốn ăn dặm. Việc này hoàn toàn là bình thường. Mẹ nên ngừng cho bé ăn dặm một vài ngày rồi lại tiếp tục để bé không bị ép buộc.
Nếu lần đầu tiên bé vui vẻ ăn dặm thì có thể thấy bé đã sẵn sàng để ăn dặm. Nếu bé nhăn nhó, ngoảnh mặt đi và tỏ ý không muốn ăn thì mẹ cũng không nên ép con. Việc này nên được thực hiện từ từ và sau khoảng 6-10 lần như vậy, bé sẽ dễ dàng tiếp nhận đồ ăn mới hơn và việc bé không chịu ăn từ những lần đầu là bình thường, mẹ nên kiên trì thử lại và không nên ép con.
3. Nên cho bé ăn dặm những gì?
Ăn dặm kiểu chỉ huy

Khi bắt đầu ăn dặm, bé vẫn nên được uống sữa mẹ hàng ngày

Để phát triển một cách toàn diện, mỗi ngày bé vẫn nên được dùng sữa mẹ 3-4 lần rồi bắt đầu tăng dần các bữa ăn dặm. Một bữa ăn dặm của bé nên được đảm bảo có những nhóm chất như sau:
3.1. Nhóm chất bột đường
Đây là nhóm thực phẩm cung cấp phần nhiều năng lượng cho bé hoạt động. Mẹ có thể nghiền cháo hoặc khoai để cho bé ăn dặm. Với trẻ trên một tuổi, mẹ có thể làm nhiều món hơn để bé ăn không bị ngán: bún, phở, ... mẹ không nên kết hợp cho bé ăn lẫn với các loại hạt như đỗ xanh, ý dĩ, hay gạo nếp... như vậy khiến cho bé khó ăn, mau ngán.

3.2. Nhóm chất đạm
Các chất đạm có trong thịt lợn, thịt gà hay trong trứng đều là những thức ăn dễ tiêu cho trẻ, các mẹ nên bổ sung vào bữa ăn dặm của trẻ khi mới bắt đầu tập ăn dặm. Sau đó, dần dần bổ sung thêm nhiều các thức ăn giàu đạm khác như tôm, cua, thịt bò...khi bé trên một tuổi có thể cho bé ăn nguyên một quả trứng gà. Chất đạm là cần thiết trong bữa ăn vì nó giúp cung cấp các loại acid amin để cấu thành nên tế bào và cơ thể. Tuy nhiên việc ăn quá nhiều là cũng không nên bởi việc tiêu hóa non nớt của bé chưa thể làm được nên có thể dẫn đến khó tiêu, đầy bụng. Cần kết hợp hài hòa các nguồn thức ăn giàu đạm từ động vật và thực vật để làm phong phú thực đơn của bé cũng như cung cấp chất dinh dưỡng tốt nhất.

3.3. Nhóm rau củ và trái cây
Bé cần thêm các khoáng chất, vitamin và chất xơ để hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động và phát triển tốt nhất. Các mẹ có thể tập cho bé làm quen với hoa quả bắt đầu từ các loại quả như chuối tiêu, nước cam, đu đủ...đây đều là các loại quả chứa nhiều vitamin và khoáng chất lại dễ ăn và có hương vị thơm ngon. Các mẹ cần chú ý chế biến hoa quả làm sao cho không làm mất đi chất dinh dưỡng mà vẫn đảm bảo sạch sẽ thơm ngon nhé.

3.4. Nhóm chất béo
Chất béo đóng vai trò là nguyên liệu cấu thành nên tế bào, mô, và cơ thể. Ngoài ra chất béo là nguyên liệu cung cấp nhiều năng lượng nhất tuy không được sử dụng nhiều như đường. Chất béo còn là dung môi hòa tan các vitamin tan trong dầu như A, D, E, K. Vậy nên các mẹ cần bổ sung một lượng vừa đủ các loại chất béo vào thành phần bữa ăn của con tốt nhất là cả dầu và mỡ.

4. Lưu ý khi chế biến món ăn dặm
  • Khi bé chưa được một tuổi, không nên thêm gia vị vào thức ăn của bé: Nhiều mẹ cho rằng việc bổ sung gia vị sẽ làm tăng hương vị cho bữa ăn và giúp bé ăn ngon miệng hơn. Việc này thực ra hoàn toàn không nên làm bởi muối không tốt cho thận của bé. Thận của bé sẽ bị ảnh hưởng không tốt nếu ăn thêm muối trong giai đoạn này.
  • Nguyên liệu nấu ăn cần sạch và lành tính. Nguyên liệu nấu ăn cần sạch về hóa chất cũng như các vi sinh vật. Khi chế biến cần chú ý đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm chặt chẽ hơn khi nấu cho người lớn. Các nguyên liệu nấu ăn như tôm, cá... cần lọc bỏ hết xương và vỏ tránh làm bé bị hóc và bị thương.
 
Sửa lần cuối:

Định hướng - GAC

Diễn đàn GAC - Giáo Án Chuẩn, nơi các Giáo viên, Phhs có thể tìm kiếm và chia sẻ những tài liệu giáo dục, những câu chuyện nghề nghiệp. Và cùng nhau thảo luận các chủ đề nuôi dạy con trẻ, chăm sóc sức khỏe, kinh doanh, du lịch, cuộc sống, tình yêu, hạnh phúc gia đình,...
Shoutbox
Hãy đăng nhập để bắt đầu trò chuyện
  1. No shouts have been posted yet.
Nơi bạn có thể chia sẻ, hỏi đáp nhanh với tất cả mọi người

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.
Top