giáo án Lớp 1, tuần 16 năm học 2020 - 2021

GIAO AN

S.Moderator
Thành viên BQT
Xu
0
Xin chia sẻ cùng mọi người tài liệu giáo án tuần 16, lớp 1. Tài liệu soạn bởi cô giáo Đặng Thị Bé Hằng.


Tuần 16 (Sáng)

Từ 21.12.2020 đến 25.12.2020​


THỨ
MÔN
TIẾT
BÀI DẠY
Thứ hai
21/12
HĐTN
46​
SHDC:Em có thể tự làm
Tiếng Việt
181​
Chủ đề : Ước mơ – Bài: iếc – uôc - ươc
Tiếng Việt
182​
Chủ đề : Ước mơ – Bài: iếc – uôc - ươc
Đạo đức
16​
Bài 8: Trả lại của rơi (Tiết 2)
Thứ ba
22/12
Toán
46​
Trừ bằng cách đếm bớt (Tiết 2)
TNXH
31​
Bài 16: Cây xung quanh em (Tiết 1)
Tiếng Anh
GVBM
Tiếng Anh
GVBM
Thứ tư
23/12
GDTC
31​
Tư thế và kĩ năng vận động cơ bản (Tiết 16)
Toán
47​
Em làm được những gì: (Tiết 1)
Tiếng Việt
185​
Bài: iên - yên
Tiếng Việt
186​
Bài: iên - yên
Thứ năm
24/12
Tiếng Việt
187​
Bài: uôn – ươn - yêt
Tiếng Việt
188​
Bài: uôn – ươn - yêt
Tiếng Anh- BN
GVBM
Tiếng Anh- BN
GVBM
Thứ sáu
25/12
Tiếng Anh
GVBM
Tiếng Anh
GVBM
GDTC
32​
Tư thế và kĩ năng vận động cơ bản (Tiết 17)
HĐTN
48​
SHL: T/C: Chuẩn bị bữa ăn




Tuần 16 ( Chiều)

Từ 21.12.2020 đến 25.12.2020​


NGÀY
MÔN
TIẾT
BÀI DẠY
Thứ hai
21/12
Mỹ thuật
16​
Chủ đề: Khu vườn của em (Tiết 4)
Tiếng Anh
GVBM
Tiếng Anh
GVBM

Thứ ba
22/12
Tiếng Việt
183​
Bài: iêt – uôt - ươt
Tiếng Việt
184​
Bài: iêt – uôt - ươt
Tiếng Việt (T)
31​
Luyện đọc

Thứ tư
23/12
TNXH
32​
Bài 16: Cây xung quanh em (Tiết 2)
TNXH
32​
Bài 16: Cây xung quanh em (Tiết 2)
HĐTN
47​
Bài 4: Thực hành tự chăm sóc bản thân

Thứ năm
24/12
KNS
GVBM
Toán
48​
Em làm được những gì? (Tiết 2)
Tiếng Việt
189​
Thực hành
Thứ sáu
25/12
Tiếng Việt
192​
Kể chuyện: Giấc mơ của một cậu bé
Tiếng Việt (T)
32​
Luyện viết
Toán (T)
16​
Trừ bằng cách đếm bớt



Thứ hai, ngày 21 tháng 12 năm 2020

Hoạt động trải nghiệm

Sinh hoạt dưới cờ - Em có thể tự làm



TIẾNG VIỆT

CHỦ ĐỀ 16: ƯỚC MƠ

BÀI : IÊC UÔC ƯƠC

  • MỤC TIÊU :
Giúp học sinh:
  • Biết trao đổi với bạn về sự vật, hoạt động được tên chủ đề ( và tranh chủ đề nếu có) gợi ra, sử dụng được một số từ khóa sẽ xuất hiện trong các bài học thuộc chủ đề Ước mơ (thầy thuốc, thợ điện, diễn viên, bộ đồ biên phòng, giáo viên,..)
  • Quan sát tranh khởi động, biết trao đổi với bạn bè về các sự vật, hoạt động, trạng thái được vẽ trong tranh có tên gọi chứa vần iêc, uôc, ươc (thầy thuốc, dược sĩ, bán thuốc, nghệ sĩ, xiếc,…)
  • Nhận diện sự tương hợp giữa âm và chữ của vần iêc, uôc, ươc; nhận diện cấu trúc vần có âm chính là nguyên âm đội kết hợp âm cuối /-k/ (-c), đánh vần, ghép tiếng chứa vần mới.
  • Viết được các vần iêc, uôc, ươc và các tiếng, từ ngữ có các vần iêc, uôc, ươc
  • Đánh vần thầm, gia tang tốc độ đọc trơn, hiểu nghĩa các từ mở rộng, tập đọc bằng mắt các tiếng chứa vần đã học.
  • Tập đọc bằng mắt, tốc độ đọc trơn, hiểu nội dung bài đọc ở mức dộ đơn giản.
  • Nói được câu có từ ngữ chứa tiếng có vần được học.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:

  • 1. Giáo viên : slide bài giảng, bảng phụ, tranh chủ đề
2. Học sinh : SHS, VTV, bảng con

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV
YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Ổn định lớp và kiểm tra bài cũ: (5’)
- GV cho HS hát
-GV đọc cho HS viết bảng con các vần đã học ở chủ đề 15.
- GV yêu cầu HS chọn 1 bài đọc của chủ đề 15, đọc và trả lời câu hỏi cuối bài.
- GV nhận xét và tuyên dương.
2. Khởi động (2’)
- GV yêu cầu HS mở SGK và quan sát tranh và thảo nhóm đôi.
- GV yêu cầu HS nêu những điều mình quan sát được trong tranh ( gợi mở cho HS nêu được các từ có chứa vần mới).
- GV yêu cầu HS nêu các tiếng có vần iêc, uôc, ươc
-GV yêu cầu HS tìm điểm giống nhau giữa các tiếng đã tìm được
- GV giới thiệu bài mới: iêc , uôc, ươc
3. Nhận diện vần mới, tiếng có vần mới (10’)
3.1 Nhận diện vần mới
a. Nhận diện vần iêc

- GV viết vần iêc, hướng dẫn cách đọc

- GV nhận xét.
b. Nhận diện vần uôc
( hướng dẫn tương tự vần iêc)
c. Nhận diện vần ươc
( hướng dẫn tương tự vần uôc)

d. Tìm điểm giống nhau giữa vần iêc- uôc- ươc

- GV yêu cầu HS so sánh điểm giống nhau của 3 vần vừa học
3.2. Nhận diện và đánh vần mô hình tiếng.
- GV cho HS quan sát mô hình tiếng và hướng dẫn HS luyện đọc.
-GV yêu cầu HS phân tích tiếng xiếc


4. Đánh vần tiếng khóa, đọc trơn từ khóa. (5’)
4.1. Đánh vần và đọc trơn từ khóa xiếc

-GV yêu cầu HS quan sát từ khóa xiếc

-Gv yêu cầu HS đánh vần, đọc trơn từ khóa xiếc.
4.2. Đánh vần và đọc trơn từ khóa đuốc
(Hướng dẫn tương tự từ khóa xiếc)
4.3. Đánh vần và đọc trơn từ khóa dược sĩ (Hướng dẫn tương tự từ khóa xiếc)
5.Hoạt động 5: Tập viết (5’)
5.1. Viết vào bảng con:
a. Viết vần iêc và từ xiếc
a1. Viết vần iêc

- GV viết mẫu vần iêc và nêu quy trình viết.
- GV yêu cầu HS phân tích cấu tạo vần iêc


- GV cho HS viết bảng con.

- GV nhận xét
a2. Viết từ xiếc
GV viết mẫu từ xiếc nêu quy trình viết.



- GV cho HS viết bảng con.

- GV nhận xét
b. Viết vần uôc và từ đuốc (tương tự viết vần iêc và xiếc)
c. Viết vần ươc và từ dược sĩ (tương tự viết iêc xiếc)
5.2. Viết vào vở tập viết:(8’)
- GV yêu cầu HS lấy VTV.
- GV quan sát , uốn nắn và nhắc nhở HS tư thế ngồi viết

-GV nhận xét, tuyên dương.

TIẾT 2
6. Luyện tập đánh vần, đọc trơn ( 20’)
6.1 Nhận diện, đánh vần, đọc trơn và hiểu nghĩa các từ mở rộng.
-
GV viên yêu cầu HS đánh vần và đọc trơn các từ mở rộng có tiếng chứa vần iêc, uôc, ươc (đậu biếc, thầy thuốc, lược vàng)
- GV hướng dẫn HS giải thích nghĩa các từ mở rộng và nói câu có từ ngữ mở rộng.
- GV yêu cầu HS tìm thêm các từ có chứa iêc, uôc, ươc bằng việc quan sát các vật, việc xung quanh
- GV nhận xét
6.2. Đọc và tìm hiểu nội dung bài đọc ứng dụng
- GV đọc mẫu.
- GV yêu cầu HS tìm tiếng có vần mới học.

-GV hướng dẫn HS đánh vần một số từ khó trong bài.
-GV hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung bài qua các câu hỏi sau:
+Bài tập đọc có tựa bài đề là gì?
+ Bài đọc nhắc đến những loại cây nào?
+Ông của An dùng các loại cây đó để làm gì?
+Em có muốn trở thành bác sĩ đông y không?
  • GV nhận xét
7. Hoạt động mở rộng (10’)
-
GV yêu cầu HS đọc câu lệnh và quan sát tranh phát hiện nội dung tranh.
- GV yêu cầu HS đọc câu trong bóng nói.
- GV tổ chức cho HS hỏi đáp để nói về ước mơ của mình cho bạn nghe
- GV cho HS thực hiện theo nhóm 2 và trình bày trước lớp.
- GV nhận xét.
8. Củng cố, dặn dò (5’)
-
GV cho HS nhận diện lại các tiếng, từ ngữ có vần iêc, uôc, ươc
- GV hướng dẫn HS đọc, viết thêm ở nhà, ở giờ tự học; đọc mở rộng ( lưu ý hướng dẫn cách tìm bài có liên quan đến chủ đề của tuần)
- Chuẩn bị cho tiết học sau ( Bài iêt, yêt, uôt, ươt)

- HS múa hát bài Ước mơ của em
- HS viết vào bảng con: anh, ênh, inh, iêu, yêu, ươu, uôi, ươi.
- HS thực hiện đọc và trả lời câu hỏi.
- HS tự đánh giá, đánh giá đồng đẳng.


- HS mở SGK trang 160 và thảo luận nhóm đôi về các sự vật, hoạt động, trạng thái trong tranh: thầy thuốc, thước đo, bán thuốc, dược sĩ, biểu diễn xiếc
- HS nêu các tiếng đã tìm được : xiếc, thuốc, thước, dược
- Có chứa iêc, uôc, ươc

-HS lắng nghe, nhắc lại




-HS quan sát, phân tích vần iêc
- HS đánh vần vần iêc: i-ê-cờ-iêc

- HS quan sát, phân tích vần uôc
-HS đánh vần vần uôc: u-ô-cờ -uôc

- HS quan sát, phân tích vần uôc
-HS đánh vần vần ươc: ư-ơ-cờ-ươc


- Điểm giống nhau của 3 vần là đều có âm c đứng cuối vần.


- HS quan sát mô hình tiếng và có vần kết thúc bằng "c"
-HS phân tích, đánh vần tiếng xiếc (xờ-iêc-xiêc-sắc-xiếc)
-HS đánh vần thêm tiếng đuốc, dược




-HS quan sát, phát hiện tiếng xiếc có mang vần iêc
- HS đánh vần / đọc trơn tiếng xiếc.

- HS đánh vần / đọc trơn tiếng đuốc.

-HS đánh vần / đọc trơn tiếng dược.




- HS quan sát
- HS trả lời: vần iêc gồm chữ i,ê và c, chữ i đứng trước, chữ ê đứng giữa, chữ c đứng sau
- HS nhận xét bài viết của mình và của bạn.


- HS quan sát cách GV viết và phân tích cấu tạo của chữ xiếc( chữ x đứng trước, vần iêc đứng sau, dấu ghi thanh huyền đặt trên chữ ê)
- HS viết bảng con, nhận xét bài viết của mình, của bạn, sửa lỗi nếu có.

HS viết bảng con, nhận xét




- HS viết iêc, xiếc, uôc, đuốc, ươc, dược sĩ.
-HS nhận xét bài của mình, của bạn, sửa lỗi (nếu có)
-HS chọn biểu tượng đánh giá phù hợp với kết quả bài của mình.




-HS đánh vần và đọc trơn theo yêu cầu của GV.

- HS lắng nghe và luyện nói câu theo yêu cầu.
- HS nêu: xanh biếc, cày cuốc, chiếc lược,…
- HS nhận xét



  • HS lắng nghe
  • HS nêu: thược dược,biếc,, thuốc,ước.
  • HS thực hiện theo yêu cầu.


  • Ước mơ theo nghề của ông.
  • HS nêu: thược dược, đậu biếc, lược vàng.
-HS nêu



- HS đọc câu lệnh: Nói gì?
-HS nêu nội dung tranh: nói về ước mơ của em.
-HS thực hành hỏi đáp, chia sẻ với bạn về ước mơ của mình.
-HS nêu việc vận dụng chia sẻ ước mơ với chia sẻ cảm xúc với bạn bè, thầy cô, người thân.

- HS tìm thêm các từ có chứa iêc, uôc, ươc và đặt câu.
- HS nhận xét lẫn nhau.
- HS lắng nghe và ghi nhớ





Rút kinh nghiệm:

..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................


Trên là tài liệu giáo án lớp 1 tuần 16 GiaoanChuan sưu tầm. Mọi người tải về miễn phí với file doc gắn kèm.
Có tài liệu quý có thể chia sẻ với cộng đồng, xin hãy đăng ngay tại GIAOANCHUAN.COM. Cảm ơn!

Nếu chưa biết sử dụng diễn đàn GiaoanChuan.com, hãy xem : Hướng dẫn sử dụng | Giáo Án Chuẩn & miễn phí - giaoanchuan.com
 

Đính kèm

  • Tuần 16 năm học 2020 - 2021 lớp 1.docx
    772 KB · Lượt xem: 2
Sửa lần cuối:

GIAO AN

S.Moderator
Thành viên BQT
Xu
0
ĐẠO ĐỨC

BÀI 8: TRẢ LẠI CỦA RƠI (TIẾT 2)

I. Mục tiêu

Bài học góp phần hình thành và phát triển cho HS phẩm chất trung thực; nhân ái và năng lực điều chỉnh hành vi dựa trên các yêu cầu cần đạt sau:

- Nêu được hành động nhặt được của rơi, biết cách trả lại cho người đánh mất là biểu hiện của tính thật thà.

- Hiểu được vì sao khi nhặt được của rơi phải trả lại cho người đánh mất.

- Đồng tình với hành động trả lại của rơi cho người đánh mất;không đồng tình với thái độ, hành vi nhặt được của rơi nhưng không trả lại cho người đánh mất hoặc thờ ờ cho đó không phải là đồ của mình.

- Thực hiện được hành động trả lại cho người đánh mất khi nhặt được của rơi.

II. Chuẩn bị

  • - Sách giáo khoa
  • - Video về tấm gương nhặt được của rơi trả lại người đánh mất.
  • - Thẻ 1 mặt bạn nam 1 mặt bạn nữ.
III. Phương pháp tổ chức dạy học

  • Phương pháp:đàm thoại, tổ chức hoạt động nhóm, thực hành
  • Hình thức dạy học: Dạy học theo lớp, theo nhóm và cá nhân.
IV. Tổ chức hoạt động dạy học

Hoạt động dạy
YÊU CẦU CẦN ĐẠT
Hoạt động 3: Luyện tập( 20’)
  • Mục đích: Học sinh vận dụng kiến thức đã học để có lời khuyên đúng trong tình huống cụ thể; HS vui với thành quả của mình hoặc bạn trong 1 lần trả lại của rơi.
  • Nội dung:
  • + Đưa ra lời khuyên cho tình huống cụ thể.
  • + Kể 1 lần mình hoặc bạn trả lại của rơi.
  • Sản phẩm: HS đưa ra lời khuyên đúng cho tình huống; Hs kể 1 lần mình hoặc bạn trả lại của rơi.
  • Cách tiến hành:
a) Xử lí tình huống
GV cho HS xem tranh rồi nói nội dung tranh
Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi.
+Em khuyên bạn nên làm gì khi bạn mình nhặt được chiếc vòng và tỏ ra rất thích chiếc vòng.
Sau khi học sinh trả lời xong gv nêu câu hỏi tiếp:
+ Làm thế nào để trả lại vật bị đánh rơi?


b) Liên hệ bản thân
Em hãy kể lại 1 lần em hoặc bạn em nhặt được của rơi và trả lại người đánh mất.
Nêu cảm xúc của em khi trả lại đồ vật đó.
GV tổng kết và nhận xét sự tham gia của Hs trong hoạt động này.

  • 1 bạn nữ nhặt được 1 chiếc vòng, bạn ấy tỏ ra thích chiếc vòng.

+ Nên trả lại chiếc vòng cho người bị mất.



+ Gặp thầy cô, bác bảo vệ nếu ở trường; gặp cha mẹ nếu ở nhà nhờ trả lại vật bị đánh rơi cho người mất.

  • HS tham gia kể.
Hoạt động 4: Thực hành (20’)
  • Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức kĩ năng đã học để thực hiện hành vi trả lại của rơi;
  • Nội dung: Thực hành sắm vai vận dụng kiến thức đã học; Nêu các tâm gương nhặt của rơi trả lại người đánh mất.
  • Sản phẩm: Hs sắm vai theo tình huống; tham gia tích cực YÊU CẦU CẦN ĐẠT.
  • Cách tiến hành:
a) Sắm vai thể hiện tình huống
Gv cho HS xem tranh và nêu nội dung từng tranh





GV chi nhóm 4 yêu cầu sắm vai thể hiện tình huống
  • GV nhận xét sắm vai của các nhóm.
b) Làm theo tấm gương nhặt được của rơi trả lại người đánh mất.
GV cho HS xem video những tấm gương nhặt được của rơi trả lại người đánh mất.
GV: Nhặt được của rơi chỉ thực sự có ý nghĩa khi trả lại đúng người đánh mất. Hành động trả lại của rơi thể hiện sự quan tâm đến người khác. Đó là hành động đẹp thể hiện người trung thực thật thà. Chúng ta nên noi gương những người nhặt được của rơi trả lại cho người đánh mất.

Tranh 1: hai bạn Hs đi học về thì thấy 1 chiếc điện thoại của ai đánh rơi.
Tranh 2: 1 thanh niên đi tới nhận đó là chiếc điện thoại của mình.
Tranh 3: Hai bạn hỏi số đt của người thanh niên.
Tranh 4: Hai bạn đưa chiếc điện thoại cho thầy hiệu trưởng.
  • HS sắm vai thể hiện tình huống.
  • Vài nhóm lên diễn
  • HS nhận xét


  • HS theo dõi
  • Lắng nghe.
Hoạt động 5: Tổng kết (5’)
Mục đích: Giáo viên, Hs nhận biết được mức độ HS đáp ứng được phẩm chất và năng lực sau bài học.
  • Nội dung: Nhận xét giờ học
  • Sản phẩm:
  • Cách tiến hành:
GV cho Hs nêu lại tên bài học
GV cho HS đọc ghi nhớ bài.
Gv cho Hs hát bài Bà Còng đi chợ
  • Trả lại của rơi.
  • Khi nhặt được của rơi phải tìm cách trả lại người đánh mất.
  • HS hát
 

GIAO AN

S.Moderator
Thành viên BQT
Xu
0
Mĩ thuật

Chủ đề 4: KHU VƯỜN CỦA EM (T.4)

I. MỤC TIÊU CHỦ ĐỀ

1. Về phẩm chất:


Chủ đề góp phần bồi dưỡng đức tính chăm chỉ, trung thực, tinh thần trách nhiệm ở HS, cụ thể là:

- Biết cách sử dụng, bảo quản một số vật liệu, chất liệu trong thực hành, sáng tạo;

- Biết yêu thiên nhiên, cây cối và ý thức bảo vệ môi trường;

- Biết xây dựng, vun đắp tình thân yêu, trách nhiệm với bạn bè;

- Biết chia sẻ chân thực suy nghĩ của mình trong trao đổi, nhận xét.

2. Về năng lực

- Chủ đề góp phần hình thành, phát triển ở HS biểu hiện các năng lực sau:

2.1. Năng lực đặc thù môn học

- Năng lực được hệ hình thực vật trong tự nhiên, trong tranh;

- Sử dụng chấm, nét, hình, mảng và cắt, xé giấy,… để tạo hình bức tranh cây lá, hoa quả đề tài “Khu vườn của em”;

- Biết kết hợp các sản phẩm cá nhân thành sản phẩm nhóm;

- Biết trưng bày, mô tả và chia sẻ được cảm nhận về hình ảnh trong tranh

2.2. Năng lực chung

- Năng lực tự chủ và tự học: Chuẩn bị đồ dùng học tập, vật liệu học tập;

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết tham gia hoạt động nhóm, trao đổi, thảo luận quá trình học/thực hành trưng bày, mô tả và chia sẻ được cả nhận về sản phẩm;

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết dùng vật liệu và công cụ, họa phẩm (màu vẽ, giấy màu…) để thực hành sáng tạo chủ đề “Khu vườn của em”.

2.3. Năng lực đặc thù của HS

+ Năng lực ngôn ngữ: Vận dụng kĩ năng nói trong trao đổi giới thiệu, nhận xét…;

+ Năng lực tự nhiên: Vận dụng sự hiểu biết về hệ thực vât để áp dụng vào các môn học khác và trong cuộc sống hằng ngày.



II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Giáo viên:


- Một số hình ảnh lá, cành cây, thân cây, hoa, quả (tranh , ảnh, vật, mẫu thật hoặc vật mẫu bằng mút, nhựa,... nếu có) phù hợp với nội dung chủ đề

2. Học sinh:

- SGK, VBT ( nếu có);

- Bút chì, màu vẽ (bút chì màu, bút sáp màu, bút màu dạ, màu nước,...), giấy trắng, gôm, bìa, giấy màu, keo dán, kéo, bút lông,, bảng pha màu, vật liệu ( lõi giấy, vỏ hộp cũ),...;

- Một số lá, cành cây, thân cây, hoa, quả, cành cây nhỏ, tăm bông (hoặc bông mút- nếu có- để dập màu).



III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC

Phương pháp: Thuyết trình, vấn đáp, trực quan, mẫu, thực hành sáng tạo, thảo luận nhóm, luyện tập, đánh giá;

Hình thức tổ chức: Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm.

 (Tuỳ theo điều kiện cơ sở vật chất tại cơ sở, năng lực tiếp nhận kiến thức của HS,

GV có thể chủ động linh hoạt bố trí thời gian thực hiện từng mạch nội dung, nhưng đảm bảo chủ đề được thực hiện trong 4 tiết học.)


IV. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

Tổ chức các hoạt động dạy học



Hoạt động của GV
YÊU CẦU CẦN ĐẠT
Đồ dùng, thiết bị dạy học
Nội dung 4: Góc mĩ thuật của em (Tiết 4)

1/ Ổn định: Cho HS KT đồ dùng học tập
của nhau.
- GVnhận xét, tuyên dương.
2/ Bài cũ:
- Tiết trước chúng ta học bài gì?
3/ Bài mới:
HĐ 1: Giới thiệu tiết 4: Góc mĩ thuật của em
Khởi động : GV cho HS hát bài hát
”Vườn cây của ba”
Hoàn thiện, trưng bày sản phẩm:
- GV yêu cầu các nhóm hoàn thiện sản phẩm của mình
- GV hướng dẫn một số cách trưng bày sản phẩm
Phân tích, đánh giá:
- GV mời đại diện các nhóm lên thuyết trình về các sản phẩm của nhóm mình
- GV yêu cầu HS nhận xét các nhóm bạn
- GV mời HS chọn biểu tượng để đánh giá nhóm bạn
- GV đặt các câu hỏi:
+ Em thích sản phẩm của nhóm nào nhất? Vì sao?
+ Em sẽ sử dụng những sản phẩm này vào việc gì?
- Em hãy nêu cảm nhận của mình về các sản phẩm
- GV chốt lại các nhận xét mà HS vừa trình bày và đưa ra một vài nhận xét về cách làm việc của các nhóm
* Liên hệ thực tế, giáo dục tư tưởng:
GV mời HS trả lời một số câu hỏi sau:
- Em có cảm nhận gì về khu vườn
của mình?
-Em sẽ làm gì để bảo vệ khu
vườn?
+ Em học được gì qua tiết học
này?
+ Em học được gì từ bạn?

* Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học, tuyên dương, khuyến khích HS; Về nhà em quan sát thêm những khu vườn xung quanh em.
Chuẩn bị đồ dùng cho bài học tiếp theo.
- HS thực hiện theo nhóm đôi


- HS trả lời



- HS hát



- HS trưng bày sản phẩm


- HS thuyết trình
- HS nhận xét





- HS trả lời


- HS trả lời
- Màu, bút chì, …








- Tranh, ảnh, máy chiếu


Rút kinh nghiệm:

..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

 

GIAO AN

S.Moderator
Thành viên BQT
Xu
0
Thứ ba, ngày 22 tháng 12 năm 2020



TOÁN

BÀI: TRỪ BẰNG CÁCH ĐẾM BỚT (T2)


I. Mục tiêu

1.1. Yêu cầu cần đạt về kiến thức, kĩ năng:


-Thực hiện được phép trừ trong phạm vi 10 bằng cách đếm bớt.

- Làm quen với việc thực hiện tính toán trong trường hợp có 2 dấu phép tính cộng và trừ.

- Quan sát tranh, nói được “ câu chuyện” xảy ra phép trừ, viết phép tính cộng và trừ liên quan.

- Hiểu quan hệ giữa phép cộng và trừ trên các trường hợp cụ thể.

II. Chuẩn bị

- Giáo viên: Các khối lập phương, Phiếu học tập (HĐ1 và HĐ 3)



III. Hoạt động dạy học



HOẠT ĐỘNG CỦA GV
YÊU CẦU CẦN ĐẠT
Mục tiêu:
Thực hiện được phép trừ trong phạm vi 10 bằng cách đếm bớt.
Hiểu quan hệ giữa phép cộng và trừ trên các trường hợp cụ thể
Nội dung:
Làm bài tập 1; 2; 3.
Phương pháp: thảo luận, hỏi đáp, quan sát, thực hành.
Tổ chức hoạt động:
3.1. Bài 1: Tính

Trò chơi “Thu hoạch nho”, chia lớp thành nhóm 4
-GV phát cho mỗi HS 1 chùm nho có ghi các phép tính. Yêu cầu HS thực hiện, sau đó dán vào vườn nho của nhóm. Các thành viên tự kiểm tra kết quả các phép tính các chùm nho của các thành viên.
-Mỗi chùm nho đúng được thưởng 1 sao. Nhóm có nhiều sao nhất sẽ được phần thưởng.
-GV sửa bài, nhận xét
3.2. Bài 2: Làm quen với việc thực hiện tính toán trong trường hợp có 2 dấu phép tính cộng và trừ.
-
HS quan sát hình vẽ, nêu từng “câu chuyện” phù hợp, rồi thực hiện phép tính (6 – 2, 4 + 1)
-GV giới thiệu một “câu chuyện” và cách tính toán thể hiện nội dung cả 2 hình ảnh: 6 chấm tròn bỏ bớt 2 chấm, rồi vẽ thêm 1 chấm tròn. GV viết phép tính 6 – 2 + 1 và hỏi Bây giờ có bao nhiêu chấm tròn
GV chốt cách tính gọn:
+Bước 1: tính dấu phép tính đầu tiên trước:
6 – 2 = 4
+ Bước 2: tính dấu phép tính thứ 2:
4 + 1 = 5
Ta có kết quả: 6 – 2 + 1 = 5
-Yêu cầu hs thực hiện từng bài còn lại vào bảng con.
-GV sửa bài, nhận xét , tuyên dương
3.3. Bài 3: Hiểu mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ.
a) -HS quan sát hình ảnh thể hiện tình huống: có 3 miếng dưa thêm 2 miếng dưa nữa thì có tất cả bao nhiêu miếng dưa.
-GV vẽ sơ đồ tách – gộp
-Yêu cầu HS viết phép tính phù hợp
-GV hỏi tiếp chuyện gì xảy ra? Viết phép tính phù hợp.
-Ngược lại nếu ăn 3 miếng dưa
-GV viết các phép tính lên bảng và hỏi các phép tính này có gì đặc biệt.
-GV chốt vậy từ 1 phép cộng ta có thể viết 2 phép tính trừ
b)HS hoạt động nhóm 2 nhìn tranh và sơ đồ tách – gộp để viết 2 phép cộng và 2 phép tính trừ
-GV nhận xét.










-HS tham gia trò chơi







-HS lắng nghe, sửa bài.


-HS thực hiện từng phép tính
-HS quan sát lắng nghe
6 – 2 + 1 = 5








-HS thực hiện




-HS kể câu chuyện, viết phép tính cộng


-3 + 2 = 5
-Sau đó ăn hết 2 miếng dưa: 5 – 2 = 3
-5 – 3 = 2
-Đều có số 5, 3, 2
-HS lắng nghe

-HS thực hiện.
Mục tiêu:
Vận dụng tính giao hoán của phép cộng để giải quyết tình huống liên quan trong thực tiễn.
Phương pháp:
- quan sát, hỏi đáp, giải quyết vấn đề
Tổ chức hoạt động: Đố vui
Hoạt động nhóm đôi: Đố vui
- HS 1 nêu 1 tình huống có phép cộng, đọc phép tính (3 viên kẹo đỏ và 4 viên kẹo xanh, có tất cả 7 viên kẹo, 3 + 4 = 7)
- HS 2 sẽ nêu lại tính huống đó theo tính giao hoán của phép cộng, đọc phép tính (4 viên kẹo xanh và 3 viên kẹo đỏ, có tất cả 7 viên kẹo, 4 + 3 = 7)
- Tăng mức độ khó: 1 hs nêu tình huống mời 1 hs khác trả lời như cách trên





+ HS tham gia trò chơi


4. Củng cố, dặn dò
-
GV tổng kết bài học
- GV Công bố kết quả thi đua của tiết học qua các hoạt động
- GV Nhận xét, tuyên dương.


Rút kinh nghiệm:

.................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 

GIAO AN

S.Moderator
Thành viên BQT
Xu
0
TNXH

CHỦ ĐỀ 4: THỰC VẬT VÀ ĐỘNG VẬT

Bài 16: CÂY XUNG QUANH EM (t.1)


I. MỤC TIÊU: Sau bài học, học sinh:

1. Yêu cầu cần đạt về kiến thức, kĩ năng:

Sau bài học, các em nêu và đặt được câu hỏi về một số đặc điểm bên ngoài nổi bật của cây.

Chỉ và nói được các bộ phận bên ngoài của cây.

Phân biệt được cây bóng mát, cây ăn quả, cây hoa, cây rau dựa vào ích lợi của cây đối với con người.

Vẽ và chỉ ra được các bộ phận của một cây yêu thích.

2. Phẩm chất, năng lực:

2.1. Phẩm chất:

Nhân ái: Biết chăm sóc cây cối, trân trọng thành quả lao động của mọi ngườ.i

Chăm chỉ: tích cực tham gia các hoạt động trong tiết học

Trung thực: ghi nhận kết quả việc làm của mình một các trung thực

Trách nhiệm: ý thức được trách nhiệm giữ vệ sinh trường, lớp; chăm sóc cây cối trong lớp, sân trường.

2.2. Năng lực:

Tự chủ và tự học: Tự giác học tập, tham gia vào các hoạt động

Giao tiếp và hợp tác: Có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô.

Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết thu nhận thông tin từ tình huống, nhận ra những vấn đề đơn giản và giải quyết được vấn đề.

3. Vận dụng được kiến thức kĩ năng được hình thành trong bài học để giải quyết vấn đề thực tiễn.

Nhận thức khoa học: biết được lợi ích quan trọng của thực vật và động vật đối với đời sống con người.

Vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học: Biết vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống thực tế.



II. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên
: Tranh ảnh về một số loài cây: cây bóng mát, cây ăn quả, cây hoa, cây rau.

2. Học sinh: SGK, VBT, bút màu, giấy vẽ, một số cây thật hoặc tranh ảnh về cây.

III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC:

1. Phương pháp dạy học: Đàm thoại, trực quan, vấn đáp, giải quyết vấn đề, trò chơi.

2. Hình thức dạy học: Cá nhân, nhóm, lớp.

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:



Hoạt động của giáo viên
YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG VÀ KHÁM PHÁ (5 phút):
* Mục tiêu: Tạo hứng thú và khơi gợi những hiểu biết đã có của HS về các loại cây xung quanh, dẫn dắt vào bài mới.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Trò chơi.
* Cách tiến hành:
- GV tổ chức trò chơi “Truyền điện”để trả lời câu hỏi: Em biết những loại cây nào?
- GV nhận xét chung và giới thiệu bài “Cây xung quanh em”
- HS nêu các loài cây.
2. HOẠT ĐỘNG 1: Sự đa dạng về đặc điểm bên ngoài của cây (8 phút):
* Mục tiêu: HS nêu và đặc được câu hỏi về một số đặc điểm bên ngoài nổi bật của cây
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Đàm thoại, trực quan, vấn đáp, giải quyết vấn đề
* Cách tiến hành:
- GV yêu cầu HS tạo thành các nhóm đôi
- HS quan sát tranh 1 và tranh 2 (SGK trang 68) và hỏi – đáp cặp đôi theo các câu hỏi sau:
+ Đây là cây gì?
+ Cây đó có đặc điểm gì về hình dạng, kích thước, màu sắc,…?
- GV quan sát gợi ý cho HS hỏi và trả lời nhiều hơn về đặc điểm của cây. (Ví dụ: Cây này có hoa, có quả không? Hoa của cây có màu gì?Thân cây như thế nào?...)
- Y/c 2 nhóm lên chỉ tranh và hỏi đáp trước lớp
- GV và HS cùng nhận xét và rút ra kết luận.
*Kết luận: Mỗi cây khác nhau có những đặc điểm bên ngoài khác nhau: có cây to, có cây nhỏ, có cây có hoa, có quả, có cây trên thân có gai,…




- HS tiến hành thảo luận nhóm đôi hỏi đáp theo các câu hỏi gợi ý của GV.




- HS trình bày kết quả thảo luận thông qua hỏi – đáp.

- HS nhận xét
- HS lắng nghe
3.HOẠT ĐỘNG 2: Các bộ phận rễ, thân, lá của cây(5 phút):
* Mục tiêu: HS quan sát chỉ và nói được tên các bộ phận rễ, thân, lá của cây
* Phương pháp, hình thức tổ chức: trực quan, vấn đáp, giải quyết vấn đề.
* Cách tiến hành:
- GV chia lớp thành các nhóm 4 HS
- GV y/c các nhóm đặt tranh ảnh hoặc cây thật mà các bạn trong nhóm đã chuẩn bị lên bàn, quan sát theo các nội dung gợi ý sau:
+ Cây đó có những bộ phận nào?
+ Chỉ và nói các bộ phận của cây đó?
+ Các cây đều có những bộ phận nào?
- GV y/c một số nhóm lên chỉ và nói tên các bộ phận bên ngoài của một cây trong nhóm đã chuẩn bị
- GV nhận xét, rút ra kết luận
* Kết luận: Mỗi cây đều có các bộ phận: rễ, thân, lá.





- HS quan sát và thực hiện nhiệm vụ theo nhóm.



- HS trình bày kết quả thảo luận.
- HS nhận xét
  • - HS lắng nghe
Nghỉ giữa tiết
4.HOẠT ĐỘNG 3: Các bộ phận hoa, quả của cây(7 phút):
* Mục tiêu: HS quan sát, chỉ và nói được tên các bộ phận hoa, quả của cây.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: trực quan, vấn đáp, giải quyết vấn đề.
* Cách tiến hành:
- GV tổ chức HS quan sát một số tranh về cây có quả, cây có hoa và đặt câu hỏi:
+ Chỉ và nói tên các bộ phận của cây trong tranh?
+ Ngoài các bộ phận rễ, thân và lá, cây đó còn có các bộ phận bên ngoài nào khác nữa?
- GV mời một số HS trả lời câu hỏi
- GV nhận xét và rút ra kết luận
* Kết luận: Ngoài các bộ phận rễ, thân, lá, cây còn có các bộ phận khác như hoa, quả






-
HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi.


- HS trả lời câu hỏi
- HS nhận xét
- HS lắng nghe
5.HOẠT ĐỘNG 4: Vẽ một cây mà em yêu thích.(5 phút):
* Mục tiêu: HS vẽ và chia sẻ được với bạn về các bộ phận bên ngoài của một cây mà em yêu thích.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: ôn tập, trò chơi.
* Cách tiến hành:
- GV nêu yêu cầu:
+ HS nhớ lại một cây mà em yêu thích
+ Vẽ và tô màu cây đó
- GV tổ chức cho HS chia sẻ bức tranh trước lớp. (nếu còn thời gian)

  • - HS lắng nghe yêu cầu và vẽ tranh.
  • 6.Hoạt động nối tiếp sau bài học: (3 phút):
GV yêu cầu HS về tiếp tục hoàn thiện bức tranh vẽ để chuẩn bị cho tiết học sau.


Rút kinh nghiệm:

...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 

GIAO AN

S.Moderator
Thành viên BQT
Xu
0
TIẾNG VIỆT LỚP 1

CHỦ ĐỀ 16: ƯỚC MƠ

BÀI 2: IÊT YÊT UÔT ƯƠT

I. MỤC TIÊU

Qua bài học, học sinh đạt các yêu cầu sau:

1/ Về năng lực:


  • Biết trao đổi với bạn về sự vật, hoạt động được tên chủ đề ( và tranh chủ đề nếu có) gợi ra, sử dụng được một số từ khóa sẽ xuất hiện trong các bài học thuộc chủ đề Ước mơ (cầu trượt, chiết cành, thiết kế, chuột máy tính,…)
  • Quan sát tranh khởi động, biết trao đổi với bạn bè về các sự vật, hoạt động, trạng thái được vẽ trong tranh có tên gọi chứa vần iêt, yêt, uôt, ươt
  • Nhận diện sự tương hợp giữa âm và chữ của vần iêt, yêt, uôt, ươt; nhận diện cấu trúc vần có âm chính là nguyên âm đội kết hợp âm cuối /t/, đánh vần, ghép tiếng chứa vần mới.
  • Viết được các vần iêt, yêt, uôt, ươt và các tiếng, từ ngữ có các vần iêt, yêt, uôt, ươt
  • Đánh vần thầm, gia tăng tốc độ đọc trơn, hiểu nghĩa các từ mở rộng, tập đọc bằng mắt các tiếng chứa vần đã học.
  • Tập đọc bằng mắt, tốc độ đọc trơn, hiểu nội dung bài đọc ở mức độ đơn giản.
  • Nói được câu có từ ngữ chứa tiếng có vần được học.
  • Phát triển năng lực hợp tác qua việc thực hiện các hoạt động nhóm; năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo qua hoạt động đọc, viết.
2/ Về phẩm chất:

  • Rèn luyện phẩm chất chăm chỉ thông qua hoạt động tập viết; rèn luyện phẩm chất trung thực qua việc thực hiện các nội dung kiểm tra, đánh giá.
II. Phương tiện dạy học:

1. Giáo viên


- Sách giáo viên, kế hoạch bài dạy.

- Thẻ từ.

- Tranh ảnh minh họa kèm theo thẻ từ.

- Tranh chủ đề (nếu có).

- Đồ dùng phục vụ trò chơi để kiểm tra bài cũ.

2. Học sinh

- Bảng cài.

- Sách học sinh.

- Bảng con.

- Vở tập viết.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV
YÊU CẦU CẦN ĐẠT
TIẾT 1
1.Ổn định lớp và kiểm tra bài cũ( 5’)

- GV tổ chức trò chơi: “Chọn nến”.







- GV nhận xét chung.
- GV chuyển ý liên quan để dẫn đến chủ đề Ước mơ trong bài học hôm nay.
2. Khởi động (2’)
a. Mục tiêu:

- Tạo hứng thú cho học sinh thích thú trong học tập.
- Giới thiệu bài học.
b. Nội dung:
- GV yêu cầu HS lấy SHS, quan sát tranh và nêu những gì HS thấy được trong tranh
- GV viết lên bảng các từ ngữ học sinh vừa nêu (hoặc GV đính thẻ từ đã ghi sẵn: chiết cành, chuột máy tính, cầu trượt).
-GV yêu cầu HS nêu các tiếng có vần iêt, yêt, uôt, ươt
- Các con hãy tìm điểm giống nhau giữa các tiếng vừa tìm được.


- GV chốt nội dung tranh và giới thiệu tên bài mới.
- GV ghi tựa bài lên bảng: iêt, yêt, uôt, ươt
3. Nhận diện vần, tiếng có vần mới (10’)
- Mục tiêu:

+ Nhận diên và đọc đúng các vần iêt, yêt, uôt, ươt
+ Phân biệt được các vần iêt, yêt, uôt, ươt
+ Nhận diện, phân tích và đánh vần đúng mô hình tiếng đại diện có vần kết thúc bằng “t”.
3.1. Nhận diện vần mới:
a. Nhận diện vần iêt:
- GV giới thiệu vần iêt.


- GV yêu cầu HS lấy bảng cài, ghép các âm để có vần iêt
- GV quan sát, kiểm tra.


b.Nhận diện vần yêt (tương tự như với vần iêt).
c.Nhận diện vần uôt (tương tự như với vần iêt).
d. Nhận diện vần ươt (tương tự như với vần iêt).
e.Tìm điểm giống nhau giữa các vần anh, ênh, inh.

3.2 Nhận diện và đánh vần mô hình tiếng.
a. Nhận diện và đánh vần mô hình tiếng
- GV giới thiệu mô hình tiếng có kết thúc bằng “t”.




-GV nhận xét và yêu cầu đánh vần tiếng khác.


-GV nhận xét.
4. Đánh vần tiếng khóa, đọc trơn từ khóa (5’)
- Mục tiêu:
HS đánh vần và đọc trơn được các từ khóa: chiết cành, yết hầu, chuột máy tính, cầu trượt
- Nội dung:
4.1. Đánh vần và đọc trơn từ khóa chiết cành
-GV yêu cầu HS lấy SGK.







4.2. Đánh vần và đọc trơn từ khóa “yết hầu”

4.3. Đánh vần và đọc trơn từ khóa “chuột máy tính”.

4.4. Đánh vần và đọc trơn từ khóa “cầu trượt”.
5. Tập viết (5’)
- Mục tiêu:

+ Viết được các iêt, yêt, uôt, ươt và các tiếng từ ngữ: chiết, yết hầu, chuột, trượt
+ Viết đúng cách viết nối thuận lợi và nối không thuận lợi
- Nội dung:
5.1.Viết vào bảng con:
  • Viết vần iêt và tiếng chiết.
- Viết vần iêt
+GV nêu quy trình và viết mẫu.



+GV quan sát, uốn nắn tư thế ngồi viết của học sinh. Lưu ý HS cách nối nét giữa các chữ.
-Viết tiếng chiết
+GV nêu quy trình và viết mẫu.
+GV quan sát, uốn nắn tư thế ngồi viết của học sinh.

b.Viết vần yêt và từ yết hầu (tương tự viết iêt, chiết)
c.Viết vần uôt và từ chuột (tương tự viết iêt, chiết)
d.Viết vần ươt và tiếng trượt (tương tự viết iêt, chiết
5.2. Viết vào vở tập viết (8’)
-GV yêu cầu học sinh lấy vở tập viết, bút.




-Nhận xét tiết học


- HS chọn hình cây nến ghi từ có tiếng chứa vần iêc, uôc, ươc phù hợp với vần ở mỗi hình cái bánh kem.
- HS đọc từ:
+ iêc: xiếc, đậu biếc, tiếc, liếc,…
+ uôc: thầy thuốc, buộc,ngọn đuốc,.
+ươc: cái lược, lược vàng, dược sĩ,..
+ HS nói câu có từ vừa đọc.
-HS nhận xét, đánh giá.

-HS lắng nghe






-HS mở SGK /162
HS thảo luận nhóm đôi, nêu các từ ngữ có liên quan đến nội dung tranh:các bạn xem cô hướng dẫn cách chiết cành, chơi cầu trượt/ cầu tuột, thiết kế váy , chuột máy tính,…


HS nêu: chiết, thiết, chuột, trượt
-HS nêu: giống nhau là các vần này đều có âm /-t/ đứng cuối.
-HS phát hiện ra các vần mới: iêt, yêt, uôt, ươt








- HS phát hiện ra các vần anh, ênh, inh.
- HS lắng nghe và quan sát chữ ghi tựa bài.




- HS quan sát, phân tích vần iêt (gồm âm đôi iê đứng trước, âm t đứng cuối).
- HS nhận xét, bổ sung.

- HS gắn bảng cài vần iêt.

- HS đánh vần vần iêt: i-ê-tờ-iêt.
(cá nhân, nhóm, đồng thanh).

-HS đánh vần: y-ê-tờ-yêt.

-HS đánh vần: u-ô-tờ-uôt.

-HS đánh vần: ư-ơ-tờ-ươt.

-HS so sánh vần iêt, yêt, uôt, ươt
-HS nêu điểm giống nhau: đều có âm /-t/ đứng cuối vần.




-HS quan sát và phân tích tiếng đại diện- chiết (gồm âm ch, vần iêt và thanh sắc).
-HS đánh vần tiếng đại diện theo mô hình: chờ-iết- chiêt- sắc-chiết (cá nhân, nhóm, đồng thanh).

-HS thực hiện cá nhân: tuột, trượt, chiết (HS thay đổi trong mô hình tiếng rồi đánh vần)
- HS nhận xét, đánh giá.





- HS mở SHS trang 162.
-HS phát hiện từ khóa chiết cành, vần iêt trong tiếng chiết của từ chiết cành.
- HS đánh vần tiếng khóa chiết: chờ-iêt-chiêt-sắc-chiết
- HS đọc trơn từ khóa: chiết cành
(cá nhân, nhóm, đồng thanh).
-HS đánh vần tiếng khóa yết và đọc trơn từ yết hầu.

-HS đánh vần tiếng khóa chuột và đọc trơn từ chuột máy tính.

-HS đánh vần tiếng khóa trượt và đọc trơn từ cầu trượt.










-HS lắng nghe và quan sát, phân tích cấu tạo vần iêt (gồm âm đôi iê đứng trước, âm t dứng sau).
-HS viết vần iêt vào bảng con.
-HS nhận xét bài viết của mình, của bạn, sửa lỗi nếu có.


- HS lắng nghe, quan sát và phân tích cấu tạo chữ chiết (âm ch đứng trước, vần iêt đứng sau, dấu ghi thanh sắc đặt trên chữ ê ).
-HS viết tiếng chiết vào bảng con.
-HS nhận xét bài viết của mình, của bạn, sửa lỗi nếu có.

- HS viết bảng con.
- HS viết bảng con.


- HS thực hiện theo yêu cầu.
- HS viết vào VTV: iêt, chiết, yêt, yết hầu, uôt, chuột, ươt, trượt
-HS nhận xét bài viết của mình, của bạn, sửa lỗi nếu có.
- HS tự chọn biểu tượng đánh giá phù hợp với kết quả bài viết của mình.




HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
YÊU CẦU CẦN ĐẠT
TIẾT 2
6. Luyện tập đánh vần, đọc trơn (20’)
- Mục tiêu:
Đọc trơn, hiểu nghĩa các từ mở rộng và bài ứng dụng.
- Nội dung:
6.1. Đánh vần, đọc trơn và hiểu nghĩa các từ mở rộng.

-GV yêu cầu HS lấy SGK trang 163.



-GV giúp HS hiểu nghĩa các từ mở rộng và nói câu có từ mở rộng




6.2. Đọc trơn và tìm hiểu nội dung bài đọc ứng dụng
-GV đọc mẫu bài: “Người sáng chế chuột máy tính” (trên màn hình hoặc ở bảng phụ).


-GV nêu câu hỏi gợi ý:
+Bài tập đọc có tựa đề là gì?
+Ai là người sáng chế ra chuột máy tính?
+Bài học mà ông để lại cho chúng ta là gì?

7. Hoạt động mở rộng (10’)
- Mục tiêu:

Học sinh hiểu và thực hiện theo yêu cầu của HĐMR là: hát, đọc thơ, vẽ tranh, …nói về ước mơ.
- Nội dung:
+ GV giới thiệu tranh.
+ GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm.
+ GV có thể nêu câu hỏi gợi ý để HS nói được theo nội dung tranh:

-GV yêu cầu HS trình bày trước lớp.
-GV nhận xét.
8. Củng cố, dặn dò (5’)
-GV yêu cầu HS ôn lại các vần vừa học.

-
GV hướng dẫn đọc viết thêm ở nhà, ở giờ tự học, đọc mở rộng (lưu ý hướng dẫn cách tìm bài có liên quan chủ đề của tuần).
-GV nhận xét tiết học – tuyên dương
-Chuẩn bị bài 3: iên ,yên







- HS mở SGK trang 163, quan sát tranh và thảo luận nhóm đôi, đánh vần, đọc trơn các từ mở rộng chứa vần uôt, ươt, yêt, iêt (sáng suốt, vượt khó, yết thị, thiết kế).
- HS tìm hiểu nghĩa của các từ mở rộng.
- HS đặt câu có từ mở rộng.
- HS tìm thêm các từ có chứa iêt, yêt, uôt, ươt( viết, tuốt lúa, mượt mà,…)
-HS nhận xét, đánh giá.


-HS lắng nghe.
-HS tìm tiếng chứa vần mới học có trong bài đọc.
- HS đánh vần một số từ khó và đọc thành tiếng bài đọc.

+Người sáng chế ra chuột máy tính
+En-gôn-bát là người sáng chế ra chuột máy tính.
+Bài học ông để lại là tinh thần vượt khó và biết theo đuổi ước mơ.
- HS nhận xét, bổ sung.







-HS đọc lời bạn trong tranh: “Ước mơ tuổi thơ…”
- HS thảo luận nhóm 4, nói cho nhau nghe về ước mơ của mình.
- HS lắng nghe


-HS nhìn bảng, nhận diện các tiếng, từ mang vần vừa học (iêt, yêt, uôt, ươt)
-HS đánh giá- đánh giá đồng đẳng.
-HS đọc lại toàn bộ bài học.
-HSlắng nghe và ghi nhớ.


TIẾNG VIỆT (T)

Luyện đọc



anhênhinhươuiêuyêuuôi
ươiêchichamămâmim
umiêcuôcươciêtyêtiên
yêngiáo viênthợ điệnbức tranhước mơvườn hoanải chuối


Ước mơ của em

Đêm trăng sáng quá

Nhìn lên trời cao

Em thầm ước ao

Bay vào vũ trụ.



Em xây nhà máy

Làm cả bể bơi

Rủ bạn lên chơi

Thích ơi là thích

Theo Lê Thị Hồng Mai





Rút kinh nghiệm:

…………………………………………………………………..……………………………………………..……………………………………………..……………………………………………..…………………………………………………………..……………………………………………..……………………………………………..………………………………………….…………………

 

GIAO AN

S.Moderator
Thành viên BQT
Xu
0
Thứ tư, ngày 23 tháng 12 năm 2020

GIÁO DỤC THỂ CHẤT

TƯ THẾ VÀ KĨ NĂNG VẬN ĐỘNG CƠ BẢN (T17)

I. Mục tiêu bài học

1.Về phẩm chất:
Bài học góp phần bồi dưỡng cho học sinh các phẩm chất cụ thể:

- Tích cực trong tập luyện và hoạt động tập thể.

- Tích cực tham gia các trò chơi vận động và các bài tập phát triển thể lực, có trách nhiệm trong khi chơi trò chơi.

2. Về năng lực:

2.1. Năng lực chung:

- Tự chủ và tự học: Tự xem trước cách thực hiện các tư thế vận động phối hợp của thân mình trong sách giáo khoa.

- Giao tiếp và hợp tác: Biết phân công, hợp tác trong nhóm để thực hiện các động tác và trò chơi, đoàn kết giúp đỡ nhau trong tập luyện.

- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Phát hiện các lỗi sai thường mắc khi thực hiện động tác và tìm cách khắc phục.

2.2. Năng lực đặc thù:

- NL chăm sóc SK: Biết thực hiện vệ sinh sân tập, thực hiện vệ sinh cá nhân để đảm bảo an toàn trong tập luyện.

- NL vận động cơ bản: Biết và thực hiện được các tư thế vận động phối hợp của thân mình từ đó vận dụng vào các hoạt động tập thể, hoạt động sinh hoạt hàng ngày .

- NL thể dục thể thao: Biết quan sát tranh, tự khám phá bài và quan sát động tác làm mẫu của giáo viên để tập luyện. Thực hiện được các tư thế vận động phối hợp của thân mình.



II. Địa điểm – phương tiện

- Địa điểm
: Sân trường

- Phương tiện:

+ Giáo viên chuẩn bị: Tranh ảnh, trang phục thể thao, còi phục vụ trò chơi.

+ Học sinh chuẩn bị: Giày thể thao.

III. Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học

- Phương pháp dạy học chính: Làm mẫu, sử dụng lời nói, tập luyện, trò chơi và thi đấu.

- Hình thức dạy học chính: Tập luyện đồng loạt( tập thể), tập theo nhóm, tập luyện theo cặp.

IV. Tiến trình dạy học

Nội dung
LVĐ
Phương pháp, tổ chức và yêu cầu
Thời gian
Số lượng
Hoạt động GV
YÊU CẦU CẦN ĐẠT
I. Phần mở đầu
1.Nhận lớp





2.Khởi động

a) Khởi động chung
- Xoay các khớp cổ tay, cổ chân, vai, hông, gối,...
b) Khởi động chuyên môn
- Các động tác bổ trợ chuyên môn
c) Trò chơi
- Trò chơi “bật nhanh vào ô”
II. Phần cơ bản:
* Kiến thức.

- Ôn lại các tư thế phối hợp của thân mình.



*Luyện tập
Tập đồng loạt



Tập theo tổ nhóm





Tập theo cặp đôi



Thi đua giữa các tổ



* Trò chơi “chạy tiếp sức”





III.Kết thúc

* Thả lỏng cơ toàn thân.
* Nhận xét, đánh giá chung của buổi học.
Hướng dẫn HS Tự ôn ở nhà
* Xuống lớp
5 – 7’
















16-18’























3-5’







4- 5’








2x8N




2x8N










2 lần




4lần




4lần



1 lần













Gv nhận lớp, thăm hỏi sức khỏe học sinh phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học







- Gv HD học sinh khởi động.


- GV hướng dẫn chơi



- Nhắc lại tên động tác, cách thực hiện và làm mẫu lại các tư thế phối hợp của thân mình
- Lưu ý những lỗi thường mắc
- GV hô - HS tập theo Gv.
- Gv quan sát, sửa sai cho HS.

- Yc Tổ trưởng cho các bạn luyện tập theo khu vực.
- Gv quan sát, sửa sai cho HS.


- GV cho 2 HS quay mặt vào nhau tạo thành từng cặp để tập luyện.


- GV tổ chức cho HS thi đua giữa các tổ.
- Nhận xét, nhắc nhở.
- GV nêu tên trò chơi, hướng dẫn cách chơi.
- Cho HS chơi thử và chơi chính thức.
- Nhận xét, tuyên dương, và sử phạt người (đội) thua cuộc

- GV hướng dẫn
- Nhận xét kết quả, ý thức, thái độ học của HS.
- VN ôn bài và chuẩn bị bài sau

Đội hình nhận lớp




- Cán sự tập trung lớp, điểm số, báo cáo sĩ số, tình hình lớp cho GV.

Đội hình khởi động




- HS khởi động theo hướng dẫn của GV










HS quan sát GV làm mẫu

- Đội hình tập luyện đồng loạt.




ĐH tập luyện theo tổ




GV
-ĐH tập luyện theo cặp​



- Từng tổ lên thi đua - trình diễn










- HS thực hiện thả lỏng
- ĐH kết thúc





Rút kinh nghiệm:

....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 

GIAO AN

S.Moderator
Thành viên BQT
Xu
0
TOÁN

CHỦ ĐỀ 3

BÀI: EM LÀM ĐƯỢC NHỮNG GÌ? (T1)

I.MỤC TIÊU:

Ôn tập : Thực hiện được các phép tính cộng trừ nhẩm trong phạm vi 10 bằng cách đếm thêm –đếm bớt , dùng sơ đồ - tách gộp số , dùng các bảng cộng – trừ . Thực hành tính trong trường hợp có hai dấu phép tính cộng,trừ.

Nhận biết vai trò của số 0 trong phép tính cộng, trừ ( qua trường hợp cụ thể ).Thực hiện các phép tính cộng ,trừ có liên quan tới số 0.

Nhận biết mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ (qua trường hợp cụ thể).Làm quen với việc tìm thành phần chưa biết trong phép cộng và phép trừ .

Sử dụng ngón tay để trừ bằng cách đếm thêm.

Quan sát tranh, nói được câu chuyện xảy ra phép tính (cộng, trừ ), viết phép tính liên quan .

II.THIẾT BỊ DẠY HỌC :

- Gv : SGK,sơ đồ tách gộp, bảng phụ ghi bảng cộng , bảng trừ, hình minh hoạ cho bài tập 5, bài tập 6.

- Hs : SHS, sơ đồ tách gộp, bảng cài , chữ số.

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
YÊU CẦU CẦN ĐẠT
Hoạt động 1: Khởi động : Trò chơi.
- Mục tiêu :
Tạo không khí phấn khởi để bắt đầu bài học.
- Phương pháp : trò chơi .
- Cách tiến hành :
+ Gv tổ chức cho lớp cho trò chơi “ Xẹt điện” . Cách chơi : 1 hs nêu phép tính cộng , trừ .1 em nêu kết quả . Em nào nêu kết quả sai sẽ bị các bạn xẹt điện.
+ Gv nhận xét và tuyên dương.

Hoạt động 2 : Luyện tập:
Bài 1 :
- Mục tiêu:
giúp hs thực hiện được các phép tính cộng, trừ nhẩm trong phạm vi 10 bằng cách đếm thêm –đếm bớt , dùng sơ đồ - tách gộp số , dùng các bảng cộng – trừ để hoàn thành bài tập .
- Phương pháp : trực quan , vấn đáp, thảo luận nhóm.
- Cách tiến hành :
Câu a:

+ Gv đọc yêu cầu của bài .
+ Gv đính bảng phụ lên bảng , yêu cầu hs quan sát bảng cộng và tự nhẩm kết quả .
+ Gv giúp hs thực hiện được các phép tính cộng bằng cách:
. Gọi lần lượt hs đọc các phép tính theo hàng .
. Gọi lần lượt hs đọc các phép tính theo cột
. Gọi lần lượt hs đọc các phép tính theo màu .
+ Gv nhận xét và khuyến khích các em nói được nhiều phép tính cộng.
+ Gv hỏi :
. Đây là các bảng cộng nào mà em đã được học ?
. Trong bảng cộng 2 , em nhận thấy kết quả của mỗi phép tính như thế nào ?
Gv kết luận : Đây là các bảng cộng trong bảng vi 10. Trong mỗi bảng cộng , kết quả lớn dần từ trên xuống dưới, từ trái sang phải .
Câu b:
+ Gv đọc yêu cầu của bài .
+ Gv đính bảng phụ lên bảng , yêu cầu hs quan sát bảng trừ .
+ Gv chia lớp thành các nhóm và yêu cầu hs thảo luận theo nhóm nêu các kết quả của bảng trừ .
+ Gọi các nhóm lần lượt trình bày:
. 3nhóm đọc kết quả của bảng trừ theo hàng .
. 3nhóm đọc kết quả của bảng trừ theo cột.
+ Gv theo dõi , nhận xét và khuyến khích các em nói được nhiều phép tính trừ .
+ Gv hỏi :
. Đây là các bảng trừ nào mà em đã được học ?
. Trong bảng trừ 10 , em nhận thấy kết quả của mỗi phép tính như thế nào ?
Gv kết luận : Đây là các bảng trừ trong phạm vi 10. Trong mỗi bảng trừ, kết quả lớn dần từ trên xuống dưới,kết quả lớn dần từ trái sang phải .
Câu c:
+ Gv đọc yêu cầu của bài .
+ Gv đính sơ đồ tách- gộp lên bảng , yêu cầu hs quan sát .
+ Gọi hs đọc 4 phép tính dựa vào sơ đồ tách - gộp .
+ Yêu cầu hs giải thích cách tìm kết quả của 4 phép tính đó.
+ Gv nhận xét.
Bài 2:
- Mục tiêu: giúp hs Thực hiện được các phép tính cộng , trừ nhẩm trong phạm vi 10 thực hành tính các phép tính cộng,trừ trong bài .
- Phương pháp : trực quan , vấn đáp.
- Cách tiến hành :
+ Gv đọc yêu cầu của bài .
. Bài tập này có mấy cột ?
. Các em ở dãy 1 nhẩm các phép tính ở cột 1, Các em ở dãy 2 nhẩm các phép tính ở cột 2, Các em ở dãy 3 nhẩm các phép tính ở cột 3.
+ Gv gọi 3 em ở 3 dãy đọc to các phép tính đã nhẩm .
+ Gv nhận xét.
Hoạt động 3 : Củng cố , dặn dò.
+ Yêu cầu cả lớp đọc lại bảng cộng .
+ Nhận xét tiết học .
+ Dặn dò .





+ Hs thực hiện theo yêu cầu .

















- Hs thực hiện theo yêu cầu .


. 1 + 1= 2 ; 2 +1=3; 3+1=4….
. 1+1=2 ; 1+2=3 ; 1+3=4.
. Màu xanh lá cây : 1+1=2 ;
. Màu hồng : 1+2=3; 2+1=3……


. Bảng cộng 2, Bảng cộng 3,,,,,
. Lớn dần .

-Hs lắng nghe .




- Hs thực hiện theo yêu cầu .

-Hs thảo luận nhóm .


. 2 - 1=1 ; 3-1=2….

. 2 - 1=1 ; 3-1=2; 3-2=1….


. Bảng trừ 2, Bảng trừ 3,,,,,
. Lớn dần .

-Hs lắng nghe .




+ Hs quan sát .

+ Hs đọc 4 phép tính dựa vào sơ đồ tách - gộp .
+ Em dựa vào bảng cộng , bảng trừ .
+ Em làm bằng cách đếm thêm , đếm bớt.





. Bài có 3 cột .
. Hs thực hiện theo yêu cầu .

. 3 hs nêu kết quả , lớp theo dõi nhận xét .
Rút kinh nghiệm:

....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 

GIAO AN

S.Moderator
Thành viên BQT
Xu
0
TIẾNG VIỆT

BÀI : IÊN –YÊN

I. MỤC TIÊU :

1. Yêu cầu cần đạt:

Qua bài học, học sinh:


- Biết trao đổi với bạn về sự vật, hoạt động được tên chủ đề ( và tranh chủ đề gợi ra, sử dụng được một số từ khoá sẽ xuất hiện trong bài học thuộc chủ đề.)

- Quan sát tranh khởi động, biết trao đổi với bạn về các sự vật, hoạt động, trạng thái vẽ trong tranh có tên gọi chứa vần iên,yên.

- Nhận diện sự tương hợp giữa âm và chữ của vần iên-.yên.

- Đánh vần, ghép tiếng và hiểu nghĩa từ chứa vần có âm cuối “ n”.

- Viết được các vần iên – yên và các tiếng, từ ngữ có các vần iên-yên.( Rèn học sinh viết đúng và viết đẹp).

- Nói được câu có từ ngữ chứa tiếng có vần iên-yên vừa học có nội dung liên quan với bài học.

- Phát triển năng lực hợp tác qua việc thực hiện các hoạt động nhóm, năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo qua hoạt động đọc, viết.

- Rèn luyện phẩm chất chăm chỉ qua hoạt động tập viết, rèn luyện phẩm chất trung thực qua việc thực hiện các nội dung kiểm tra, đánh giá.

-Yêu nước qua bức tranh về biển.

II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:

  • Giáo viên :
- SGV,VTV ,thẻ từ, chữ có các vần iên, yên, bảng phụ ghi nội dung cần luyện đọc, tranh chủ đề.( hoặc máy chiếu nếu có)

2. Học sinh :

- SHS, VTV, bảng con

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV
YÊU CẦU CẦN ĐẠT
TIẾT 1
1.
Ổn định lớp và kiểm tra bài cũ (5’)
- Gọi 2 HS đọc đoạn văn ’Người sáng chế chuột máy tính” trang 163.
- GV cho HS viết vào bảng con : sáng suốt, thiết kế, yết thị,vượt khó.
- GV tổ chức cho HS thi đua nói câu có tiếng chứa vần iêt,yêt,uôt,ươt
- GV nhận xét và tuyên dương.
2. Khởi động (2’)
Mục tiêu:

- Tạo hứng thú cho học sinh thích thú trong học tập.
- Giới thiệu bài học.
- GV yêu cầu HS mở SGK và quan sát tranh SGK/164s và nêu nội dung tranh. ( Thảo luận nhóm đôi.
- GV yêu cầu HS nêu những điều mình quan sát được trong tranh ( gợi mở cho HS nêu được các từ có chứa vần mới).



- GV giới thiệu bài: iên - yên

3. Nhận diện vần mới, tiếng có vần mới (10’)
3.1 .Nhận diện vần mới
a. Nhận diện vần iên

- GV viết vần iên, yên đọc mẫu.
( cách đọc 2 vần giống nhau , cách viết khác nhau)


- GV nhận xét.
b. Nhận diện vần yên
( tương tự vần iên)( chú ý 2 âm đôi iê và yê)
- Ngoài biển ra thì trong tranh co vật gì?
( Chim yến)

c. Tìm điểm giống nhau giữa vần iên, yên.
- GV yêu cầu HS so sánh vần iên - yên




3.2 Nhận diện và đánh vần mô hình tiếng.
- GV cho HS quan sát mô hình tiếng và hướng dẫn HS luyện đọc.
4. Đánh vần tiếng khóa, đọc trơn từ khóa ( 5’)
4.1 Đánh vần và đọc trơn từ khóa mới biển

- GV nói : " Cô có vần iên muốn có tiếng biển thì làm như thế nào?
- GV ghi mô hình tiếng
- GV cho HS đánh vần
- Có tiếng biển ( HS đọc trơn )
- GV cho HS xem tranh yêu cầu HS đọc trơn từ khóa.

- GV hỏi quan sát biên ta thấy những gì? (GV giới thiệu thêm sóng biển , bờ biển cho HS gắn với thực tế.).
Giáo dục hs: Phẩm chất Yêu nước qua bức tranh về biển.
- Nhớ lại xem trong tranh bạn nhỏ nhìn thấy gì con gì ngoài biển nữa không?
- Có từ chim yến Trong từ chim yến tiếng nào chứa vần mới học?
- GV dẫn dắt HS học từ khóa chim yến vả lưu ý cách viết tiếng yến có vần yên. .
5.Hoạt động 5: Tập viết
5.1 Viết vào bảng con:
a. Viết vần iên và tiếng biển (5’)
a1. Viết vần iên

- GV viết mẫu vần iên và nêu quy trình viết.
- GV cho HS viết bảng con.
- GV nhận xét
a2. Viết tiếng biển
GV viết mẫu vần uôi và nêu quy trình viết.
- GV cho HS viết bảng con.
- GV nhận xét

Viết vần yên và từ chim yến( tương tự viết vần iên lưu ý độ cao con chữ y, từ chim yến chú ý khoảng cách mỗi tiếng )
b. Viết vào vở tập viết (8’)
- GV yêu cầu HS lấy VTV.
- GV yêu cầu HS đọc nội dung bài viết.
- GV nhận xét vở của 1 vài HS.
GV cần động viên sự tiến bộ của hs


Hoạt động tiếp nối
- GV gọi HS đọc lại bài.
- Nhắc nhở HS chuẩn bị bài học tiết 2.
- Nhận xét tiết học.

TIẾT 2
6. Luyện tập đánh vần, đọc trơn (20’)
6.1. Nhận diện, đánh vần, đọc trơn và hiểu nghĩa các từ mở rộng.
-
GV viên cho HS quan sát tranh và giới thiệu các từ mở rộng chứa vần iên-yên ( bóng điện, thư việni, yên xe, thiếu niên)
- GV hướng dẫn HS giải thích nghĩa các từ mở rộng và đặt câu với 1,2 từ mở rộng.
- GV yêu cầu HS tìm thêm các từ có chứa iên, yên và đặt câu.
VD : tiến, nhiên, yên , yến .
- GV nhận xét
6.2 .Đọc trơn và tìm hiểu nội dung bài đọc mở rộng.
- GV giới thiệu bài đọc: GV cho HS xem tranh các loại bóng đèn điện khác nhau, GV nói người phát minh đầu tiên bóng đèn điện đấu tiên là ai? GV dẫn dắt qua nhân vật thiên tài: Ê-đi – xơn.
- GV đọc mẫu.
- GV hướng dẫn HS tìm hiểu nghĩa và luyện đọc chữ có âm vần khó ( Ê-đi-xơn,mặt trời,đầu tiên , thế giới ,phát minh)
- GV hướng dẫn HS nội dung của đoạn, bài.
+ Người mang lại đèn điện,xe điện cho con người là ai?
+ Khi còn nhỏ ông là người như thế nào?
+Các em có hay tìm hiểu như ông không ?
+ Em có ước mơ lớn lên mình sẽ làm gì ?
  • GV nhận xét
7. Hoạt động mở rộng (10’)
-
GV yêu cầu HS đọc câu lệnh Từ gì? và quan sát tranh phát hiện nội dung tranh.
- GV yêu cầu HS đọc câu trong bóng nói.
- GV hướng dẫn HS xác định yêu cầu của HĐMR .
- GV cho HS thực hiện theo nhóm 2 và trình bày trước lớp.
- GV nhận xét.
8. Củng cố, dặn dò (5’)
-
GV cho HS nhận diện lại các tiếng, từ ngữ có iên, yên
- GV hướng dẫn HS đọc, viết thêm ở nhà, ở giờ tự học; đọc mở rộng ( lưu ý hướng dẫn cách tìm bài có liên quan đến chủ đề của tuần)
- Chuẩn bị cho tiết học sau ( Bài vần uôn-ươn)


- HS đọc

- HS viết vào bảng con

- HS thực hiện.








- HS mở SGK và thảo luận nhóm đôi.

- HS nêu các tiếng đã tìm được (biển, chim yến, yên xe, lặng yên, sóng biển, đèn điện).
- HS phát hiện điểm giống nhau giữa các tiếng.
- HS phát hiện ra vần iên, yên
- HS lắng nghe GV giới thiệu bài mới và quan sát chữ ghi tên bài ( iên, yên)



- HS nhận diện vần mới.
- HS quan sát, phân tích vần uôi.
- HS dựa vào mô hình để đánh vần.
- HS đánh vần tiếng khóa và đọc trơn tiếng khóa.
- HS trả lời và đọc tiếng khóa.
HS dựa vào mô hình để đánh vần.
- HS đánh vần tiếng khóa và đọc trơn tiếng khóa.




- HS so sánh sự giống nhau và khác nhau của 2 vần.
- HS so sánh với những vần đã học có âm "n" đứng cuối.( khác các vần vừa đã học có c,t ở cuối)


- HS quan sát mô hình tiếng và có vần kết thúc bằng "n"





- HS phân tích tiếng đại diện.
- HS đánh vần tiếng đại diện theo mô hình.
- HS trả lời

- HS quan sát
- HS đánh vần
- HS trả lời

- HS đọc trơn từ khoá.


- HS trả lời.


- HS trả lời






- HS quan sát cách GV viết và phân tích cấu tạo của vần iên.Chú ý âm đôi iê)

- HS viết vào bảng con và nhận xét bài của mình và của bạn.


HS quan sát cách GV viết và phân tích cấu tạo của chữ biển

- HS viết vào bảng con và nhận xét bài của mình và của bạn.

- HS thực hiện
- HS viết vào vở tập viết.
- HS nhận xét bài mình, bài bạn và sửa lỗi nếu có.
- HS chọn tiêu chí đánh giá phù hợp khả năngcủa mình và của bạn .








- HS trả lời.


- HS giải thích nghĩa các từ mở rộng và đặt câu với 1,2 từ mở rộng.
- HS tìm thêm các từ có chứa iên, yên và đặt câu.
- HS nhận xét lẫn nhau.



- HS quan sát và trả lời.



- HS lắng nghe GV đọc mẫu.
- HS đánh vần chữ có âm vần khó ( Mich-ki, thắc mắc, khai sinh.
- HS tìm hiểu nội dung của đoạn, bài.
- HS trả lời.






- HS trả lời.
- HS trả lời

  • HS trính bày ý kiến.

- HS thực hiện theo nhóm 2 và trình bày trước lớp.


  • HS lắng nghe và thực hiện.






Rút kinh nghiệm:

....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

 

GIAO AN

S.Moderator
Thành viên BQT
Xu
0


TNXH

CÂY XUNG QUANH EM

Tiết 2

I. MỤC TIÊU: Sau bài học, học sinh:

1. Yêu cầu cần đạt về kiến thức, kĩ năng:

  • Phân biệt được cây bóng mát, cây ăn quả, cây hoa, cây rau dựa vào lợi ích của cây đối với con người.
  • Các em thể hiện được tình yêu thiên nhiên.
2. Phẩm chất, năng lực:

2.1. Phẩm chất:

Trách nhiệm: có ý thức bảo vệ và chăm sóc cây xanh.

2.2. Năng lực:

Tự chủ và tự học: Tự giác học tập, tham gia vào các hoạt động

Giao tiếp và hợp tác: Có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô

Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết thu nhận thông tin từ tình huống, nhận ra những vấn đề đơn giản và giải quyết được vấn đề

3. Vận dụng được kiến thức kĩ năng được hình thành trong bài học để giải quyết vấn đề thực tiễn.

Nhận thức khoa học: phân biệt được cây bóng mát, cây ăn quả, cây hoa, cây rau

Vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học: Biết gọi tên các loại cây, biết cây gồm các bộ phận: rễ cây, thân cây, lá cây.

II. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên
: Tranh ảnh về một số loài cây: cây bóng mát, cây ăn quả, cây hoa, cây rau, video…

2. Học sinh: SGK, VBT, tranh ảnh về cây.

III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC:

1. Phương pháp dạy học
: Đàm thoại, trực quan, vấn đáp, giải quyết vấn đề, trò chơi.

2. Hình thức dạy học: Cá nhân, nhóm, lớp.

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên
YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG VÀ KHÁM PHÁ (3 phút):
* Mục tiêu:
- Tạo không khí vui tươi và khơi gợi lại nội dung bài học của tiết trước.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: hát
* Cách tiến hành:
- GV cho HS nghe hát bài: “Ra chơi vườn hoa”
- GV mở video cả lớp cùng hát và vỗ tay theo nhịp.
- GV nhận xét: Cô thấy các em hát rất hay, cô tuyên dương cả lớp.
- GV nói tên bài và viết lên bảng: Bài 16: Cây xung quanh em.
- HS hát và vỗ tay theo yêu cầu.



- HS nhắc lại tên bài.
.
2. Hoạt động 1: Lợi ích của cây đối với con người (8 phút):
* Mục tiêu:
Phân biệt được cây bóng mát, cây ăn quả, cây hoa, cây rau dựa vào lợi ích của cây đối với con người
. *Phương pháp: Đàm thoại.
* Cách tiến hành:
GV cho HS quan sát tranh (SGK trang 70) theo hình thức nhóm đôi.
GV mời ngẫu nhiên một số cặp đôi lên chỉ vào tranh và nói về lợi ích của từng cây trong tranh.
HS nhận xét.
GV nhận xét: Chúng ta đã biết tên và đặc điểm của cây. Mỗi loài cây mang lại những lợi ích riêng cho con người: có cây cho bóng mát; có cây cho quả; có cây cho hoa để trang trí, làm cảnh; có cây dung làm rau ăn cho con người.


HS thực hiện theo nhóm đôi.


HS lắng nghe

HS lắng nghe

HS lắng nghe
3. Hoạt động 2: Đố bạn về tên và lợi ích của những cây xung quanh em: (5 phút):
* Mục tiêu: Giúp HS nhận biết được tên gọi, nói được lợi ích của một số cây trồng ở trường, ở nhà hoặc xung quanh nơi em ở.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: vấn – đáp.
* Cách tiến hành:
- GV chia lớp thành các nhóm 5 HS
GV yêu cầu HS thảo luận theo các câu hỏi gợi ý:
Đố bạn đây là cây gì?
Người ta thường trồng cây này để làm gì?

GV yêu cầu HS trả lời phần câu hỏi vừa thảo luận.
Các HS khác nhận xét và đóng góp ý kiến.
GV nhận xét và có thể nêu them câu hỏi mở rộng(cá thể hóa học sinh): ở gia đình hoặc nơi em ở có trồng cây này không? Em thường nhìn thấy cây này ở đâu?...





HS làm việc theo nhóm 5.
HS sử dụng tranh đã vẽ ở hoạt động trước, quan sát và thảo luận nhóm 5.


HS đại diện trình bày lại các cây mà trong nhóm các bạn đã chia sẻ.

HS lắng nghe.

GV chốt ý: Xung quanh các em có nhiều loại cây với các tên gọi khác nhau, mỗi loại cây đều có những lợi ích riêng với con người.-HS lắng nghe
Nghỉ giữa tiết
4. Hoạt động luyện tập: Thực hành phân loại các nhóm cây theo lợi ích của chúng đối với con người. (7 phút):
* Mục tiêu: Giúp HS vận dụng kiến thức đã học để sắp xếp các loại cây vào các nhóm : cây bóng mát, cây ăn quả, cây hoa, cây rau.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: đàm thoại.
* Cách tiến hành:
- GV chia lớp thành các nhóm 5 HS
HS quan sát tranh và thảo luận.
Lần lượt với các câu hỏi sau:
+ Em có đồng ý với cách sắp xếp các cây vào từng nhóm như hình vẽ của bạn Nam không? Vì sao?
+ Nếu em là Nam, em sẽ sắp xếp như thế nào?

HS đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận.
Các nhóm khác nhận xét và có thể đặt thêm câu hỏi cho nhóm bạn.
GV nhận xét.
GV chốt ý: Có các loại cây: cây bóng mát, cây ăn quả, cây hoa, cây rau.








HS làm việc theo nhóm 5.
HS quan sát và thảo luận nhóm 5 theo từng câu hỏi.




HS lắng nghe.

- HS lắng nghe


HS lắng nghe và nhắc lại
5. Hoạt động vận dụng: (8 phút)
* Mục tiêu: HS nêu ra được các cây trồng trong trường.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: vấn đáp.



* Cách tiến hành:
GV cho HS xuống sân trường và quan sát các cây dưới sân trường theo nhóm 5.
GV yêu cầu HS phân loại các loại cây dưới sân trường.
HS nhận xét.
GV nhận xét.
Tiết học hôm nay các em đã được tìm hiểu về điều gì vậy các em?
GV chốt ý: Xung quanh chúng ta các rất nhiều loại cây, cây cho ta bóng mát, cây cho ta các loại quả ngon, cây hoa cho ta trang trí nhà mình them đẹp, them xinh tươi, cây rau cho ta

HS xuống sân trường và quan sát theo nhóm.
HS phân loại.



  • HS lắng nghe.
HS trả lời: Các cây xung quanh em/ cây xung quanh em/ các loại cây xung quanh em.
HS lắng nghe.

them bữa ăn thanh mát như vậy chúng ta phải cùng nhau bảo vệ và chăm sóc cây các em nhé.
Qua việc các em quan sát tranh và quan sát cây trong việc trường, bạn nào có thể cho cô và các bạn biết cây gồm những bộ phận nào?
HS nhận xét.
GV nhận xét.




HS trả lời: rễ cây, thân cây, lá cây.



HS lắng nghe.
HS lắng nghe .
Dặn dò: (2 phút)
- HS xem và chuẩn bị Bài 17.
Rút kinh nghiệm:

....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 

GIAO AN

S.Moderator
Thành viên BQT
Xu
0
ÂM NHẠC

CHỦ ĐỀ 4: TIẾNG CA MUÔN LOÀI
(tiết 4)

I. MỤC TIÊU:

- Khám phá và cảm nhận nhịp điệu của âm thanh trong cuộc sống và trong âm nhạc

- Phân biệt được âm thanh To- nhỏ.

1. Phẩm chất:

- Yêu nước: yêu thiên nhiên và có những việc làm thiết thực bảo vệ thiên nhiên, môi trường sống.(PC1)

- Có ý thức chăm sóc (PC2)

- Phẩm chất chăm chỉ: Ham học hỏi. (PC3)

2. Năng lực chung:

- Nhận biết và bày tỏ được tình cảm, cảm xúc của bản thân (NLC1)

- Biết thu thập thông tin từ tình huống trong câu chuyện muôn loài và biết đặt câu hỏi.(NLC3)

3. Năng lực đặc thù:

- Bước đầu biết mô phỏng một số âm thanh con vật quen thuộc trong cuộc sống.(NLĐT 1)

- Biết lắng nghe và vận động cơ thể phù hợp với nhịp điệu. (NLĐT2)

- Bước đầu biết hát với giọng hát tự nhiên. Hát rõ lời và thuộc lời. (NLĐT3)

- Đọc đúng tên nốt; bước đầu đọc đúng cao độ và trường độ các nốt nhạc. (NLĐT4)

- Bước đầu thể hiện được mẫu tiết tấu theo hướng dẫn của GV, biết sử dụng nhạc cụ để đệm cho bài hát. (NLĐT5)

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:

- Chuẩn bị của GV: bảng tương tác, tranh minh hoạ, Sheet nhạc, file nhạc video, audio, đàn phím điện tử.

- Chuẩn bị của HS: Sách giáo khoa, thanh phách, bộ gõ cơ thể

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Tiết 4:
NHẠC CỤ
5 phút​
  • Phần khởi động:
GV tổ chức cho Hs hát, vận động và chơi nhạc cụ thanh phách với bài hát “Long lanh ngôi sao nhỏ”
Thực hiện cả lớp với thanh phách
Vận động múa phụ họa theo GV
GV nêu vấn đề gợi mở và giới thiệu nội dung chính của bài học
Quan sát, lắng nghe câu hỏi, thảo luận và nêu ý kiến cá nhân.

- Hs thực hiện dưới sự hướng dẫn của Gv.
- Quan sát, lắng nghe câu hỏi, thảo luận và nêu ý kiến cá nhân





10 phút
























10 phút
  • Phần nội dung cốt lõi:
  • HĐ: nhạc cụ thanh phách và bộ gõ cơ thể:
  • Gv giới thiệu nhạc cụ thanh phách
  • Gv cho Hs chơi trò chơi: “ Lắng nghe âm thanh đoán tên nhạc cụ” (thanh phách; trống con)
  • Gv hướng dẫn kĩ thuật chơi nhạc cụ (hoặc vận động cơ thể) và làm mẫu tiết tấu đơn giản: “ Ti- ta..”
I I I I I I I -
Ta Ta Ta Ta Ta Ta Ta_a
  • Gv yêu cầu HS quan sát, thực hiên mẫu luyện từ 2- 3 lần.
Ta Ta Ta Ta Ta Ta Ta_a
  • Gv cho hs rèn luyện từng mẫu bài tâp theo nhóm
  • Nhóm 1: Dùng thanh phách gõ phách

  • Nhóm 2: Dùng trống con


  • Nhóm 3: Hát bài hát “Long lanh ngôi sao nhỏ”.
  • Nhóm 4: BGCT


(Gv quan sát và hướng dẫn thêm những hs chưa thực hiện tốt và chỉnh sữa).
YCCĐ về NLĐT: NLĐT5; NLĐT 2
YCCĐ về PC: (PC3)
  • HĐ: Thực hành gõ đệm bài ““Long lanh ngôi sao nhỏ”
  • Gv bắt nhịp cho hs hòa tấu nhạc cụ: trình bày bài hát “Long lanh ngôi sao nhỏ”

  • Gv hướng dẫn HS nhận xét, đánh giá mức độ hoàn thành của các nhóm bạn.
  • Gv đặt câu hỏi gợi mở cho Hs
+ Trong các mẫu vỗ đệm em thích mẫu nào nhất? Vì sao?
  • GV gợi ý Hs có thể tự sáng tạo động tác BGCT cho riêng mình và tập với các bạn ở tiết sau.
  • GV gợi mở HS liên hệ âm nhạc có tác động đến đời sống hàng ngày
YCĐ về PC: PC2
YCCĐ về NLĐT: NLĐT 5


- Hs quan sát và lắng nghe hướng dẫn.
- Hs thực hiện .






- HS suy nghĩ và chọn cách thực hiện gõ và vận động cơ thể

















- HS quan sát và thực hiện dưới sự chỉ huy của Gv




- HS nhận xét và đánh giá.
- Hs trả lời.

- Hs thực hiện theo nhóm
5 phút​
  • Phần tổng kết:
Củng cố & Đánh giá:
Em hãy sáng tạo mẫu gõ thanh phách, sau đó đệm hát cùng bạn bài “ Long lanh ngôi sao nhỏ”
  • Góc Âm nhạc của em:
GV yêu cầu: nhóm hoặc từng cá nhân thực hiện hát kết hợp gõ phách, trống con và BGC có thể hát và sử dụng nhạc cụ của mình hàng ngày vào những lúc rảnh rỗi để luyện tập thêm.





- Hs chủ động thực hiện mỗi ngày những giờ ra chơi


Rút kinh nghiệm:

....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 

GIAO AN

S.Moderator
Thành viên BQT
Xu
0
HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM

CHỦ ĐỀ 4: EM TỰ CHĂM SÓC VÀ PHỤC VỤ BẢN THÂN

TUẦN 4: THỰC HÀNH TỰ CHĂM SÓC BẢN THÂN

SINH HOẠT CHỦ ĐỀ

  • Mục tiêu:
  • Năng lực:
  • Biết lựa chọn trang phục phù hợp hoàn cảnh.
  • Thực hành một số kĩ năng cơ bản chăm sóc sức khỏe.
  • Thể hiện được một số việc tự chăm sóc bản thân phù hợp với lứa tuổi.
  • Thể hiện sự thân thiện khi cùng tham gia các hoạt động với bạn.
  • Phẩm chất:
  • Có trách nhiệm với công việc đã nhận
  • Yêu quý bản thân, tôn trọng, giúp đỡ bạn bè.
  • Nỗ lực học hỏi và thực hành các kĩ năng để giúp bản thân phát triển.
  • Trung thực và trách nhiệm trong tự đánh giá.
  • Chuẩn bị:
  • Giáo viên:
  • Bài powerpoint, clip, dây thun, hình ảnh đồ vật, bảng nhóm, một số đồ dùng y tế sơ cứu, máy đo nhiệt độ.
  • Học sinh: Băng keo cá nhân.
  • Hoạt động dạy học:
Bước
Hoạt động của Giáo viên
YÊU CẦU CẦN ĐẠT
  • Khởi động
Tổ chức cho HS rèn luyện đôi tay khéo léo qua trò chơi “Đôi bàn tay” với dây thun:
  • Giáo viên lưu ý các em giữ an toàn cho mình và các bạn khi sử dụng dây thun.
  • GV làm mẫu và hướng dẫn HS các em làm lại.
  • Tổ chức nhóm đôi để HS thực hành việc tạo hình/ thắt sợi dây dài với dây thun.
=> GV dẫn dắt giới thiệu hoạt động Khám phá.



- Hs lắng nghe


- HS quan sát, thực hiện theo các bước của GV.
- HS thực hành nhóm đôi
  • Khám phá
Hoạt động 1:
- GV đặt câu hỏi: Em cần đem những gì nếu gia đình em về thăm quê vào mùa mưa, mùa lạnh…?
- GV tổ chức nhóm 4HS, thảo luận, dán những hình đồ vật cần thiết vào hai cột (mùa mưa, mùa lạnh) trong bảng nhóm.
- Yêu cầu 1 vài HS đại diện trình bày.

- Vì sao em quyết định chọn những vật dụng, trang phục này?

- GV chiếu thêm một số hình ảnh sinh hoạt tại những nơi khác nhau (vùng nhiều sông nước, vùng cao nguyên có đèo dốc nhiều…) và những thời tiết khác nhau trong năm và hỏi thêm:
Nếu quê của các em ở những vùng này, em sẽ chuẩn bị thêm vật dụng gì khác?
- GV chốt ý, dẫn dắt chuyển hoạt động.




- HS thảo luận nhóm.


- HS trình bày sản phẩm của nhóm.
- HS giải thích.
- HS nhận xét






- HS nêu ý kiến.
- HS nhận xét.
  • Luyện tập
  • GV đặt câu hỏi hướng dẫn HS quan sát, nêu nội dung hình 1a, 2a, 3a.

- Những điều trong tranh là nên hay không nên làm để giữ gìn sức khỏe? Các em hãy thảo luận nhóm 4 để tìm cách trả lời.
- GV chốt ý bằng clip hoạt hình, giải thích cho HS về việc không nên tắm mưa, ngồi trước quạt sau khi tập luyện thể thao, sử dụng vật dụng điện an toàn.
  • Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi, mỗi nhóm chọn sắm vai thể hiện và xử lý 1 trong 3 tình huống theo tranh.
- GV dẫn dắt, giới thiệu phần b: Học cách xử lí khi cảm thấy không khỏe.
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm 4, nêu những biểu hiện khi mình cảm thấy không khỏe.
- GV nhận xét, chốt ý bằng hình vẽ những biểu hiện về sức khỏe.
- Vậy trong sinh hoạt thường ngày ở trường hoặc ở nhà, nếu cảm thấy không khỏe, em sẽ làm gì?
(GV dẫn dắt, gợi mở cho HS nêu cách xử lý khi có người lớn/ nếu không có người lớn.)
- GV nhận xét, chốt ý.
- GV dẫn dắt, gợi mở HS nêu cách vệ sinh răng miệng.

- Tổ chức cho HS thực hành súc miệng bằng nước muối.
  • HS quan sát, nêu nội dung tranh.

- HS thảo luận nhóm
- HS nêu ý kiến





- HS sắm vai.
- HS nhận xét.



- HS thảo luận nhóm, trình bày ý kiến.
- HS nhận xét, bổ sung.


- HS nêu ý kiến.
- HS nhận xét.




- HS nêu: đánh răng thường xuyên, súc miệng nước muối.
- HS thực hành súc miệng.
  • Mở rộng
- Hướng dẫn HS quan sát, đặt câu hỏi để HS nêu nội dung tranh.
- Khi gặp những tình huống này, em sẽ xử lí như thế nào?
GV tổ chức nhóm 4, mỗi nhóm được lựa chọn 1 trong 3 tình huống để sắm vai.
(Chuẩn bị một số đồ dùng y tế sơ cứu, máy đo nhiệt độ để HS thực hành sắm vai)
- GV hướng dẫn HS thực hành sử dụng băng keo cá nhân.
- GV nhận xét, chốt nội dung.
- HS nêu nội dung tranh.


- HS thảo luận, sắm vai xử lí tình huống.
- HS nhận xét.



- HS thực hành theo hướng dẫn.
  • Đánh giá
  • GV hướng dẫn HS tự đánh giá theo bảng trong SGK.
  • GV nhận xét, khen ngợi những HS tích cực, có mạnh dạn khi tham gia học tập, động viên khuyến khích HS tham gia.
  • HS thực hiện.


  • HS lắng nghe.
Kết nối
  • Dặn dò các em chú ý những điều không nên làm trong sinh hoạt, khi không khỏe cần báo ngay với người lớn và thực hiện theo chỉ dẫn. Hoặc nếu thấy bạn không khỏe thì cần giúp đỡ bạn, tìm sự trợ giúp của người lớn.
  • Chuẩn bị bài học tiếp theo.

Rút kinh nghiệm:

....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 

GIAO AN

S.Moderator
Thành viên BQT
Xu
0
Thứ năm, ngày 24 tháng 12 năm 2020

TIẾNG VIỆT

BÀI : UÔN –ƯƠN

I. MỤC TIÊU :

1. Yêu cầu cần đạt:

Qua bài học, học sinh:


- Biết trao đổi với bạn về sự vật, hoạt động được tên chủ đề ( và tranh chủ đề gợi ra, sử dụng được một số từ khoá sẽ xuất hiện trong bài học thuộc chủ đề.)

- Quan sát tranh khởi động, biết trao đổi với bạn về các sự vật, hoạt động, trạng thái vẽ trong tranh có tên gọi chứa vần uôn,ươn.

- Nhận diện sự tương hợp giữa âm và chữ của vần uôn-.ươn.

- Đánh vần, ghép tiếng và hiểu nghĩa từ chứa vần có âm cuối “ n”.

- Viết được các vần uôn – ươn và các tiếng, từ ngữ có các vần uôn-ươn.( Rèn học sinh viết đúng và viết đẹp).

- Nói được câu có từ ngữ chứa tiếng có vần uô-ươn vừa học có nội dung liên quan với bài học.

- Phát triển năng lực hợp tác qua việc thực hiện các hoạt động nhóm, năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo qua hoạt động đọc, viết.

- Rèn luyện phẩm chất chăm chỉ qua hoạt động tập viết, rèn luyện phẩm chất trung thực qua việc thực hiện các nội dung kiểm tra, đánh giá.

-Giáo dục KNS:cn:ảo vệ môi trường chăm sóc cây xanh .

II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:

  • Giáo viên : SGV,, VTV ,thẻ từ, chữ có các vần uôn, ươn, bảng phụ ghi nội dung cần luyện đọc, tranh chủ đề.( hoặc máy chiếu nếu có)
2. Học sinh : SHS, VTV, bảng con

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV
YÊU CẦU CẦN ĐẠT
TIẾT 1
1.
Ổn định lớp và kiểm tra bài cũ (5’)
- Gọi 2 HS đọc đoạn văn Thiên tài Ê-đi-xơn” trang 165.
- GV cho HS viết vào bảng con : bóng đèn,thư viện, yên xe,thiếu niên.
- GV tổ chức cho HS thi đua nói câu có tiếng chứa vần iên,yên.
- GV nhận xét và tuyên dương.
2. Khởi động (2’)
a. Mục tiêu:

- Tạo hứng thú cho học sinh thích thú trong học tập.
- Giới thiệu bài học.
b. Nội dung:
- GV yêu cầu HS mở SGK và quan sát tranh SGK/166 và nêu nội dung tranh. (Thảo luận nhóm đôi)
- GV yêu cầu HS nêu những điều mình quan sát được trong tranh ( gợi mở cho HS nêu được các từ có chứa vần mới).



- GV giới thiệu bài: uôn - ươn


3. Nhận diện vần mới, tiếng có vần mới (10’)
3.1. Nhận diện vần mới
a. Nhận diện vần uôn

- GV viết vần uôn, ươn đọc mẫu.
( cách đọc 2 vần GV lưu ý cách phát âm vần có âm đôi uô và ươ )
_GV lưu ý cách đánh vần tiếng uốn (uôn sắc uốn-uốn.) và kết hợp giới thiệu từ uốn dẻo


- GV nhận xét.
b. Nhận diện vần ươn
( tương tự vần uôn ( chú ý khi phát âm âm đôi ươ khác âm đôi uô),( GV lưu ý cho HS xem khẩu hình)
- Trong tranh trên trời các con vật gì?
-Các chú chim đang làm gì?
( bay lượn)
c. Tìm điểm giống nhau giữa vần uôn, ươn.
- GV yêu cầu HS so sánh vần uôn, ươn.

3.2 Nhận diện và đánh vần mô hình tiếng.
- GV cho HS quan sát mô hình tiếng và hướng dẫn HS luyện đọc.
4. Đánh vần tiếng khóa, đọc trơn từ khóa (5’)
4.1 Đánh vần và đọc trơn từ khóa mới uốn dẻo

- GV nói : " Cô có vần uôn muốn có tiếng uốn thì làm như thế nào?
- GV ghi mô hình tiếng
- GV cho HS đánh vần
- Có tiếng uốn ( HS đọc trơn )
- GV cho HS xem tranh yêu cầu HS đọc trơn từ uốn dẻo.

- GV hỏi quan sát tranh các em thấy gì ? (GV giới thiệu thêm uốn cây, chuồn chuồn vườn hoa, vườn cây, cho HS gắn với thực tế.).
Giáo dục HS KNS: bảo vệ môi trường chăm sóc cây và hoa.
- Nhớ lại xem trong tranh thấy gì con chim đang làm gì ?
- Có từ bay lượn trong từ bay lượn tiếng nào chứa vần mới học?
- GV dẫn dắt HS học từ khóa bay lượn vả lưu ý cách viết tiếng lượn có vần ươn. .
5.Hoạt động 5: Tập viết
5.1. Viết vào bảng con:
a. Viết vần uôn và tiếng uốn (5’)
a1. Viết vần uôn

- GV viết mẫu vần uôn và nêu quy trình viết.
- GV cho HS viết bảng con.
- GV nhận xét

a2. Viết tiếng uốn
GV viết mẫu vần uôn và nêu quy trình viết.
- GV cho HS viết bảng con.
_GV hướng dẫn từ uốn dẻo
- GV nhận xét

b. Viết vần ươn và từ bay lượn( tương tự viết vần uôn , từ bay lượn ( chú ý khoảng cách mỗi tiếng )
b. Viết vào vở tập viết (8’)
- GV yêu cầu HS lấy VTV.
- GV yêu cầu HS đọc nội dung bài viết.
- GV nhận xét vở của 1 vài HS.
GV cần động viên sự tiến bộ của hs.



Hoạt động tiếp nối
- GV gọi HS đọc lại bài.
- Nhắc nhở HS chuẩn bị bài học tiết 2.
- Nhận xét tiết học.

TIẾT 2
6. Luyện tập đánh vần, đọc trơn (20’)
6.1 Nhận diện, đánh vần, đọc trơn và hiểu nghĩa các từ mở rộng.
-
GV viên cho HS quan sát tranh và giới thiệu các từ mở rộng chứa vần uôn-ươn ( chuồn chuồn, cuộn len, vườn rau, mượn sách)
- GV hướng dẫn HS giải thích nghĩa các từ mở rộng và đặt câu với 1,2 từ mở rộng.
- GV yêu cầu HS tìm thêm các từ có chứa uôn, ươn và đặt câu.
VD : bánh cuốn, con lươn,làm mướn, con vượn, cuộn dây…)
- GV nhận xét
6.2. Đọc trơn và tìm hiểu nội dung bài đọc mở rộng.
- GV giới thiệu những gương có nhiều cố gắng trong học tập . GV nói hôm nay cô giới thiệu cho các em một nhân vật mà các con đã được xem qua ti vi qua bài :”Luôn luôn vươn lên”?
- GV đọc mẫu.
_đố các con là nhân vật nào?
- GV hướng dẫn HS tìm hiểu nghĩa và luyện đọc chữ có âm vần khó ( Sác – lô, vươn lên, diển viên, tôn vinh , vua hề thế giới.)
- GV hướng dẫn HS nội dung của đoạn, bài.
+ Sác-lô đã thực hiện được ước muốn gì?
+ Ông được mọi người tôn vinh là gì của thế giới?
+Các em có ước muốn gì không?

  • GV nhận xét-Tuyên dương và giới thiệu tiếp hoạt động
7. Hoạt động mở rộng (10’)
-
GV yêu cầu HS đọc câu lệnh Nghề gì? và quan sát tranh phát hiện nội dung tranh.
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi xem các bạn ước muốn sau này mình làm nghề gì ?.
- GV hướng dẫn HS xác định yêu cầu của HĐMR .
- Ngoài các các nghề có trong tranh các em còn ước muốn mình thích làm gì nữa?.
- GV nhận xét.
-GV nhấn mạnh” nghề nào trong xã hội cũng quan trọng và đáng quý.
8. Củng cố, dặn dò (5’)
-
GV cho HS nhận diện lại các tiếng, từ ngữ có uôn, uôn
- GV hướng dẫn HS đọc, viết thêm ở nhà, ở giờ tự học; đọc mở rộng ( lưu ý hướng dẫn cách tìm bài có liên quan đến chủ đề của tuần)
_Ôn lại các vần đã học trong tuần.
- Chuẩn bị cho tiết học sau ( Bài ôn tập và kể chuyện)

- HS đọc

- HS viết vào bảng con

- HS thực hiện.










- HS mở SGK và thảo luận nhóm đôi.

- HS nêu các tiếng đã tìm được (uốn cây, chuồn chuồn,vườn hoa, bay lượn, vườn cây).

- HS phát hiện điểm giống nhau giữa các tiếng.
- HS phát hiện ra vần uôn, ươn
- HS lắng nghe GV giới thiệu bài mới và quan sát chữ ghi tên bài ( uôn, ươn)



- HS nhận diện vần mới.
- HS quan sát, phân tích vần uôi.
- HS dựa vào mô hình để đánh vần.
- HS đánh vần tiếng khóa và đọc trơn tiếng khóa.
- HS trả lời và đọc trơn từ khóa.
HS dựa vào mô hình để đánh vần.
- HS đánh vần tiếng khóa và đọc trơn tiếng khóa.


- HS so sánh sự giống nhau và khác nhau của 2 vần.
- HS so sánh với những vần đã học có âm "n" đứng cuối.



- HS quan sát mô hình tiếng và có vần kết thúc bằng "n"





- HS phân tích tiếng đại diện.
- HS đánh vần tiếng đại diện theo mô hình.
- HS trả lời

- HS quan sát
- HS đánh vần
- HS trả lời

- HS đọc trơn từ khoá.


- HS trả lời.


- HS trả lời






-









HS quan sát cách GV viết và phân tích cấu tạo của vần uôn,ươn.Chú ý âm đôi uô và ươ

- HS viết vào bảng con và nhận xét bài của mình và của bạn.


HS quan sát cách GV viết và phân tích cấu tạo của chữ uốn

- HS viết vào bảng con và nhận xét bài của mình và của bạn.

- HS thực hiện
- HS viết vào vở tập viết.
- HS nhận xét bài mình, bài bạn và sửa lỗi nếu có.
- HS chọn tiêu chí đánh giá phù hợp khả năng của mình và của bạn .








- HS trả lời.


- HS giải thích nghĩa các từ mở rộng và đặt câu với 1,2 từ mở rộng.
- HS tìm thêm các từ có chứa uôn, ươn và đặt câu.
- HS nhận xét lẫn nhau.



- HS quan sát và trả lời.



- HS lắng nghe GV đọc mẫu.
- HS đánh vần chữ có âm vần khó .
- HS tìm hiểu nội dung của đoạn, bài.
- HS trả lời.



_Sác-lô( vua hề thế giới -Trong phim


- HS trả lời.
- HS trả lời

  • HS trính bày ý kiến.

- HS thực hiện theo nhóm 2 và trình bày trước lớp.
-HS trính bày ý kiến






HS thảo luận và nói cho nhau nghe





-HS trình bày

Rút kinh nghiệm:

....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 

GIAO AN

S.Moderator
Thành viên BQT
Xu
0
TOÁN

CHỦ ĐỀ 3

BÀI EM LÀM ĐƯỢC NHỮNG GÌ ? (T2)

I.MỤC TIÊU:

Ôn tập : Thực hiện được các phép tính cộng trừ nhẩm trong phạm vi 10 bằng cách đếm thêm –đếm bớt , dùng sơ đồ - tách gộp số , dùng các bảng cộng – trừ . Thực hành tính trong trường hợp có hai dấu phép tính cộng,trừ.

Nhận biết vai trò của số 0 trong phép tính cộng, trừ ( qua trường hợp cụ thể ).Thực hiện các phép tính cộng ,trừ có liên quan tới số 0.

Nhận biết mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ (qua trường hợp cụ thể).Làm quen với việc tìm thành phần chưa biết trong phép cộng và phép trừ .

Sử dụng ngón tay để trừ bằng cách đếm thêm.

Quan sát tranh, nói được câu chuyện xảy ra phép tính (cộng, trừ ), viết phép tính liên quan .

II.THIẾT BỊ DẠY HỌC :

- Gv : SGK,sơ đồ tách gộp, bảng phụ ghi bảng cộng , bảng trừ, hình minh hoạ cho bài tập 5, bài tập 6.

- Hs : SHS, sơ đồ tách gộp, bảng cài , chữ số.

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
YÊU CẦU CẦN ĐẠT
Hoạt động 1: Khởi động : Trò chơi.
- Mục tiêu :
Tạo không khí phấn khởi để bắt đầu bài học.
- Phương pháp : trò chơi .
- Cách tiến hành :
+ Gv tổ chức cho lớp cho trò chơi “ Đố bạn” . Cách chơi : 1 hs xung phong nêu 1 phép tính cộng , trừ sau đó gọi tên 1 bạn mình muốn đố . Em được gọi nêu kết quả . Nêu đúng sẽ được đố bạn khác .Em nào nêu kết quả sai sẽ không được đố bạn.
+ Gv nhận xét và tuyên dương.

Hoạt động 2 : Luyện tập:
Bài 3 :
- Mục tiêu:
giúp hs hiểu được mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ và thực hiện được các phép cộng và phép trừ khi có 1 thành phần chưa biết.
- Phương pháp :thảo luận nhóm , vấn đáp.
- Cách tiến hành :
+ Gv giúp hs nhận biết yêu cầu của bài : các em hãy dùng thẻ số thích hợp để thay cho thẻ ? .
+ Yêu cầu hs thảo luận nhóm 2 để hoàn thành bài tập .
+ Gv nhận xét và khuyến khích hs hoàn thành nhiều phép tính .
. Em làm cách nào để tìm được thẻ số thích hợp?

KHÁM PHÁ :
- Mục tiêu :
giúp hs sử dụng ngón tay để trừ bằng cách đếm thêm.
- Phương pháp : trực quan.
- Cách tiến hành :
+ Gv nêu yêu cầu của bài : trừ bằng cách đếm thêm .
+ Yêu cầu hs quan sát tranh ở phần khám phá và đọc to phép tính cần tìm kết quả .
. 10 – 7 = ?
. Em làm cách nào để ra kết quả ?

. Em hãy cho biết trong phép tính 10 – 7 = ? Số nào là số lớn ? số nào là số bé ?
. Em hãy bật ngón tay , đếm thêm từ số bé (7) đến số lớn (10). Em hãy đếm số ngón tay mà e đã bật ? Gv làm mẫu cho hs quan sát và làm theo .
. Vậy em nhận thấy kết quả của cách làm này có đúng với kết quả em làm dựa vào bảng trừ không ?
Đây là một cách trừ mới mà hôm nay cô hướng dẫn các em . Đó là trừ bằng cách đếm thêm .Ngoài ra , cách trừ bằng cách đếm bớt cũng thực hiện được đối với dạng bài tập này .
+ Yêu cầu Hs tự hiện thực đối với phép tính 8 – 6 = ?. Sau đó , gọi 1 em lên bảng thực hiện cho cả lớp xem .
+ Gv Nhận xét .
+ Gv chia lớp làm 3 dãy , hs mỗi dãy thực các phép tính ở cột tương ứng .Gọi hs lên bảng trình bày .
+Gv nhận xét .
Bài 4:
- Mục tiêu :
Giúp hs nhận biết vai trò của số 0 trong phép tính cộng, trừ .Thực hiện các phép tính cộng ,trừ có liên quan tới số 0.
- Phương pháp : trực quan, vấn đáp, thực hành.
- Cách tiến hành :
+ Gv nêu yêu cầu của bài : Tính .
+ Câu a :
. Gv yêu cầu hs thảo luận nhóm 4 quan sát tranh ở câu a , nêu bài toán thích hợp và thực hiện các phép tính vào bảng con .
. Gọi các nhóm trình bày . Gv nhận xét
+ Câu b: Gv gọi hs nêu miệng kết quả các phép tính .
Gv kết luận :
Một số cộng với 0 bằng chính số đó .Ví du: 4 + 0 = 4. 2 + 0 = 2.
Một số trừ đi 0 bằng chính số đó. Ví dụ : 4 – 0 = 4. 2 – 0 = 2
Một số trừ đi chính nó thì bằng 0. Ví dụ : 2 – 2 = 0.

Câu 5:
- Mục tiêu : Giúp hs nhận biết mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ
- Phương pháp : trực quan, vấn đáp, thực hành
- Cách tiến hành :

+ Gv nêu yêu cầu của bài : Làm sao để tìm đuôi cho rắn .
+ Yêu cầu hs quan sát tranh trong sách và tính các phép tính có trong tranh . Tìm hai phép tính có kết quả giống nhau .
+ Gv kết luận : hai phép tính có kết quả bằng nhau là đuôi và đầu của con rắn.
Hoạt động 3 : Củng cố , dặn dò.
+ Yêu cầu cả lớp đọc lại bảng trừ .
+ Nhận xét tiết học .
+ Dặn dò .





+ Hs thực hiện theo yêu cầu .
















+ Hs thực hiện theo yêu cầu .
+Hs các nhóm trình bày .


.Em dựa vào sơ đồ tách –gộp , bảng cộng, bảng trừ .






-Hs nhắc lại yêu cầu của bài .

+ Quan sát và trả lời câu hỏi :
. 10 – 7 = 3
. Em làm bằng cách đếm bớt , dựa vào bảng trừ .
.Số lớn là 10, số bé là 3.

. 3 ngón tay .



. Đúng.







-1 hs lên bảng thực hiện , lớp theo dõi quan sát .

-Hs thực hiện theo yêu cầu của gv .












-Hs thảo luận nhóm 4.


-Hs trình bày .
-Hs trình bày.

















-Các phép tính có kết quả bằng nhau :
10 – 3 = 2 + 5 ; 3 + 6 = 10 – 1 ; 3 + 7 = 2 + 8.



-Hs đọc bảng trừ .

Rút kinh nghiệm:

....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 

GIAO AN

S.Moderator
Thành viên BQT
Xu
0


TIẾNG VIỆT

CHỦ ĐỀ 16: ƯỚC MƠ

BÀI: THỰC HÀNH

I.MỤC TIÊU

1. Kể đúng, đọc đúng các vần iêc, uôc, ươc, iêt, yêt, uôt, ươt, iên, yên, uôn, ươn.

2 .Nhận diện đúng vần được học trong tiếng, từ.

3. Đánh vần tiếng có vần mới, tập đọc nhanh tiếng có vần đã học, gia tăng tốc độ đọc trơn câu, đoạn, bài đọc ứng dụng.

4. Nhận diện được quy tắc chính tả, chính tả phương ngữ.

5. Hoàn thành được câu theo từ ngữ / tranh minh họa đã cho.

II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

- GV : SGV, SGK, bảng phụ ghi các từ ngữ, câu cần thực hành.

- HS : SGK, VBT.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC



HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
YÊU CẦU CẦN ĐẠT
  • Ổn định và kiểm tra bài cũ
- Trò chơi liên quan đến chủ đề Ước mơ
- Tiết trước các em học bài gì ?
- Gọi HS đọc , viết, nói các vần, tiếng từ đã học.
- Nhận xét – đánh giá.
- GTB ghi tựa
2. Luyện tập đánh vần, đọc trơn, tìm hiểu nội dung bài.
2.1 Luyện tập đánh vần, đọc trơn từ ngữ.
-
GV đọc bài Ước mơ của em VBT / Tập 1/tr 53.
- Yêu cầu HS tìm tiếng có vần đã học.
- Yêu cầu HS đánh vần các tiếng vừa tìm được.
- Yêu cầu HS đọc trơn các tiếng, từ đã học.
2.2 Luyện tập đọc trơn và tìm hiểu nội dung bài đọc.
- GV đọc mẫu.
- Cho HS đọc thành tiếng cả bài.
- Yêu cầu HS đọc toàn bài.
- Hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung bài đọc.
+ Bạn nhỏ ước mơ điều gì?
- GV nhận xét.
3. Luyện tập thực hành các âm vần mới.
- Hướng dẫn HS quan sát các kí hiệu dùng trong VBT.
- Yêu cầu HS làm bài tập.
- GV theo dõi giúp đỡ học sinh còn hạn chế.
- Hướng dẫn HS sửa lỗi nếu có.
- Hướng dẫn HS chọn biểu tượng đánh giá phù hợp với kết quả bài làm.
4. Củng cố, dặn dò
- Gọi HS đọc lại các tiếng, từ mà học sinh đọc còn mắc lỗi.
- Chuẩn bị bài học sau “ Ôn tập và kể chuyện”.

- HS lắng nghe và thực hiện chơi theo lệnh của GV.




- 2 HS đọc .





- HS lắng nghe

- HS nêu
- HS nhận xét bạn.
- Đọc CN - TỔ - ĐT


- HS lắng nghe.
- HS cả lớp đọc.
- HS nhận xét bạn.






- HS tìm và nêu.
- Đọc CN - TỔ - ĐT
- HS làm VBT

- HS đọc.
Rút kinh nghiệm:

....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 

GIAO AN

S.Moderator
Thành viên BQT
Xu
0
GIÁO DỤC THỂ CHẤT

TƯ THẾ VÀ KỸ NĂNG VẬN ĐỘNG CƠ BẢN (T18)

I. Mục tiêu bài học

1.Về phẩm chất:
Bài học góp phần bồi dưỡng cho học sinh các phẩm chất cụ thể:

- Tích cực trong tập luyện và hoạt động tập thể.

- Tích cực tham gia các trò chơi vận động và các bài tập phát triển thể lực, có trách nhiệm trong khi chơi trò chơi.

2. Về năng lực:

2.1. Năng lực chung:

- Tự chủ và tự học: Tự xem trước cách thực hiện các tư thế vận động phối hợp của thân mình trong sách giáo khoa.

- Giao tiếp và hợp tác: Biết phân công, hợp tác trong nhóm để thực hiện các động tác và trò chơi, đoàn kết giúp đỡ nhau trong tập luyện.

- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Phát hiện các lỗi sai thường mắc khi thực hiện động tác và tìm cách khắc phục.

2.2. Năng lực đặc thù:

- NL chăm sóc SK: Biết thực hiện vệ sinh sân tập, thực hiện vệ sinh cá nhân để đảm bảo an toàn trong tập luyện.

- NL vận động cơ bản: Biết và thực hiện được các tư thế vận động phối hợp của thân mình từ đó vận dụng vào các hoạt động tập thể, hoạt động sinh hoạt hàng ngày .

- NL thể dục thể thao: Biết quan sát tranh, tự khám phá bài và quan sát động tác làm mẫu của giáo viên để tập luyện. Thực hiện được các tư thế vận động phối hợp của thân mình.

II. Địa điểm – phương tiện

- Địa điểm
: Sân trường

- Phương tiện:

+ Giáo viên chuẩn bị: Tranh ảnh, trang phục thể thao, còi phục vụ trò chơi.

+ Học sinh chuẩn bị: Giày thể thao.

III. Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học

- Phương pháp dạy học chính: Làm mẫu, sử dụng lời nói, tập luyện, trò chơi và thi đấu.

- Hình thức dạy học chính: Tập luyện đồng loạt( tập thể), tập theo nhóm, tập luyện theo cặp.

IV. Tiến trình dạy học







Nội dung
LVĐ
Phương pháp, tổ chức và yêu cầu
Thời gian
Số lượng
Hoạt động GV
YÊU CẦU CẦN ĐẠT
I. Phần mở đầu
1.Nhận lớp





2.Khởi động

a) Khởi động chung
- Xoay các khớp cổ tay, cổ chân, vai, hông, gối,...
b) Khởi động chuyên môn
- Các động tác bổ trợ chuyên môn
c) Trò chơi
- Trò chơi “bật nhanh vào ô”
II. Phần cơ bản:
* Kiến thức.

- Ôn lại các tư thế phối hợp của thân mình.



*Luyện tập
Tập đồng loạt



Tập theo tổ nhóm





Tập theo cặp đôi



Thi đua giữa các tổ



* Trò chơi “chạy tiếp sức”





III.Kết thúc

* Thả lỏng cơ toàn thân.
* Nhận xét, đánh giá chung của buổi học.
Hướng dẫn HS Tự ôn ở nhà
* Xuống lớp
5 – 7’
















16-18’























3-5’







4- 5’








2x8N




2x8N










2 lần




4lần




4lần



1 lần













Gv nhận lớp, thăm hỏi sức khỏe học sinh phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học







- Gv HD học sinh khởi động.


- GV hướng dẫn chơi



- Nhắc lại tên động tác, cách thực hiện và làm mẫu lại các tư thế phối hợp của thân mình
- Lưu ý những lỗi thường mắc
- GV hô - HS tập theo Gv.
- Gv quan sát, sửa sai cho HS.

- Yc Tổ trưởng cho các bạn luyện tập theo khu vực.
- Gv quan sát, sửa sai cho HS.


- GV cho 2 HS quay mặt vào nhau tạo thành từng cặp để tập luyện.


- GV tổ chức cho HS thi đua giữa các tổ.
- Nhận xét, nhắc nhở.
- GV nêu tên trò chơi, hướng dẫn cách chơi.
- Cho HS chơi thử và chơi chính thức.
- Nhận xét, tuyên dương, và sử phạt người (đội) thua cuộc

- GV hướng dẫn
- Nhận xét kết quả, ý thức, thái độ học của HS.
- VN ôn bài và chuẩn bị bài sau

Đội hình nhận lớp




- Cán sự tập trung lớp, điểm số, báo cáo sĩ số, tình hình lớp cho GV.

Đội hình khởi động




- HS khởi động theo hướng dẫn của GV










HS quan sát GV làm mẫu

- Đội hình tập luyện đồng loạt.




ĐH tập luyện theo tổ




GV
-ĐH tập luyện theo cặp​



- Từng tổ lên thi đua - trình diễn










- HS thực hiện thả lỏng
- ĐH kết thúc





Rút kinh nghiệm:

..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 

GIAO AN

S.Moderator
Thành viên BQT
Xu
0
HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM

SINH HOẠT LỚP

T/c: Chuẩn bị bữa ăn



















































TIẾNG VIỆT

KỂ CHUYỆN: GIẤC MƠ CỦA MỘT CẬU BÉ

I. MỤC TIÊU :

1.Năng lực chung


Bước đầu biết sử dụng cử chỉ, điệu bộ thích hợp khi nói, kể lại rõ ràng câu chuyện.

+ Năng lực giao tiếp và hợp tác.

- Phán đoán nội dung câu chuyện dựa vào tên truyện Giấc mơ của một cậu bé, tên chủ đề Ước mơ và tranh minh họa.

- Kể từng đoạn của câu chuyện dựa vào tranh minh họa và câu hỏi dưới tranh.

- Trả lời câu hỏi về nội dung bài học và liên hệ bài học trong câu chuyện với bản thân.

- Sử dụng âm lượng, ánh mắt, giọng nói phù hợp với từng đoạn của câu chuyện khi kể.

- Bồi dưỡng phẩm chất biết ước mơ và kiên trì theo đuổi ước mơ.

+ Năng lực giải quyết vấn đề:

- Trả lời câu hỏi về nội dung bài học và liên hệ bài học trong câu chuyện với bản thân.

+ Năng lực đặc thù:

- Năng lực sử dung ngôn ngữ của học sinh thể hiện qua nghe và kể lại đúng câu chuyện.

- Biết cách thực hiện hoạt động cá nhân và nhóm.

2. Phẩm chất

- Nhân ái: bày tỏ cảm xúc của bản thân với từng nhân vật trong câu chuyện

- Trung thực: nhận thức và hành động đúng khi nhận xét đánh giá các bạn

II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:

1. Giáo viên :


- SGK, tranh minh họa.

2. Học sinh :

- SHS, vật thật để đóng vai.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC



HOẠT ĐỘNG DẠY
YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Ổn định lớp và kiểm tra bài cũ (5’)
a. Ổn định lớp
b. Kiểm tra bài cũ
Mục tiêu:
HS được củng cố nội dung câu chuyện tuần trước.
-Học sinh trả lời một vài câu hỏi về truyện kể tuần trước.




- GV nhận xét.
2. Luyện tập nghe và nói (10’)
- GV giới thiệu tên truyện : Giấc mơ của một cậu bé.
- GV hướng dẫn HS quan sát tranh minh họa, dựa vào tên truyện, HS phán đoán và trao đổi với bạn về nội dung câu chuyện theo các câu hỏi gợi ý :
+ Bạn học sinh ở tranh 1 đang làm gì?
+ Tranh 2 vẽ cảnh gì?
+ Tranh 3 vẽ anh Phun-tơn đang làm gì?
+ Ai đang suy nghĩ thiết kế tàu ngầm?
- GV giới thiệu bài mới.
3. Luyện tập nghe kể chuyện và kể chuyện.(15’)
-GV kể cho HS nghe câu chuyện Giấc mơ của một cậu bé.
- GV cho HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi dưới mỗi tranh.
GV giúp HS phát triển ý tưởng và lời nói bằng các kĩ thuật mở rộng ý và thêm từ ngữ.
- GV yêu cầu HS nhận xét, đánh giá về các nhân vật và nội dung câu chuyện.
+ Em thích nhân vật Phun-tơn không? Vì sao?
+ Khi nghe kể, đoạn nào khiến em thấy thích nhất? Vì sao?
- GV nhận xét, tuyên dương.
4. Củng cố, dặn dò (5’)
GV yêu cầu HS nhắc lại tên truyện, nhân vật yêu thích, lí do yêu thích.
- Khuyến khích HS đọc, nghe kể thêm truyện ở nhà.( GV o dẫn HS đọc mở rộng ( tên sách, tên truyện, trang mở rộng)
- Dặn dò HS chuẩn bị cho tiết học sau ( Chủ đề Vườn ươm).

- HS hát


HS nhắc lại câu chuyện kể tuần trước.
- Tên câu chuyện là gì? ( Sinh nhật đáng nhớ của mèo con)
- Ai là nhân vật chính trong truyện? (mèo con)
- Em nghĩ mèo con trong câu chuyện đáng khen hay đáng chê ? Vì sao?

- HS lắng nghe.

- HS đánh vần tên truyện.
- HS quan sát tranh minh họa, dựa vào tên truyện, HS phán đoán và trao đổi với bạn về nội dung câu chuyện.
- HS thảo luận nhóm 4.



- HS lắng nghe GV giới thiệu bài.


- HS lắng nghe.

-HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi dưới mỗi tranh.
- HS thực hiện nhóm đôi.
- HS trao đổi với bạn về nội dung tranh.
- HS kể từng đoạn của câu chuyện với bạn trong nhóm và trước lớp.
- HS nhận xét, đánh giá về các nhân vật và nội dung câu chuyện.






- HS nhắc lại tên truyện, nhân vật yêu thích, lí do yêu thích.
- HS biết đọc, nghe kể thêm truyện ở nhà.




Rút kinh nghiệm:

....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 

GIAO AN

S.Moderator
Thành viên BQT
Xu
0
TIẾNG VIỆT (T)

Luyện viết

1. Điền vào chỗ trống:

* ng / ngh

.....ệ sĩ .....ư dân nhà .....iên cứu

* s/ x

Em ước mơ ....au này ....ẽ là một diễn viên ....iếc



Rút kinh nghiệm:

...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................



TOÁN (T)

1. Điền số vào ô trống (theo mẫu)





-3 -4 -5 -6

63
7
8
9
10
62
7
8
9
10
61
7
8
9
10
60
7
8
9
10



2. Tính

5 – 1 = 9 – 6 = 7 – 5 =

7 – 3 = 6 – 3 = 8 – 1 =

10 – 2= 3 – 1 = 5 – 5 =

8 – 4 = 10 – 5 = 9 – 7 =

3. Tính

5 – 3 + 1 = 1 + 8 + 1 = 9 – 6 – 2 =

1 + 9 – 8 = 10 – 9 + 1 = 6 – 5 – 1 =

Rút kinh nghiệm:

...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................











BGH DUYỆT
.......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................


Tuần 17 (Sáng)

Từ 28.12.2020 đến 01.01.2020​

THỨ
MÔN
TIẾT
BÀI DẠY
Thứ hai
28/12
HĐTN
49​
SHDC: Câu chuyện gia đình
Tiếng Việt
193​
Chủ đề: Vườn ươm – Bài: iêng - yêng
Tiếng Việt
194​
Chủ đề: Vườn ươm – Bài: iêng - yêng
Đạo đức
17​
Bài 9: Sinh hoạt nề nếp (Tiết 1)
Thứ ba
29/12
Toán
49​
Em làm được những gì? (Tiết 3)
TNXH
33​
Bài 17: Em chăm sóc và bảo vệ cây trồng (Tiết 1)
Tiếng Anh
GVBM
Tiếng Anh
GVBM
Thứ tư
30/12
GDTC
33​
Tư thế và kĩ năng vận động cơ bản (Tiết 18)
Toán
50​
Ôn tập Cuối kì 1 (Tiết 1)
Tiếng Việt
197​
Bài: iêm - yêm
Tiếng Việt
198​
Bài: iêm - yêm
Thứ năm
31/12
Tiếng Việt
199​
Bài: iêp – ươp - yêm
Tiếng Việt
200​
Bài: iêp – ươp - yêm
Tiếng Anh-BN
GVBM
Tiếng Anh-BN
GVBM
Thứ sáu
01/01
Tiếng Việt
202​
Bài: Ôn tập
Tiếng Việt
203​
Bài: Ôn tập
GDTC
34​
Tư thế và kĩ năng vận động cơ bản (Tiết 19)
HĐTN
51​
SHL: Hoạt cảnh về tình yêu thương gia đình



GiaoanChuan.com sưu tầm, Còn nữa

Nếu cần file doc đầy đủ tuần 16, lớp 1 hãy trở lại đầu chủ đề này tài bài số 1, tải về miễn phí.
 

Định hướng - GAC

Diễn đàn GAC - Giáo Án Chuẩn, nơi các Giáo viên, Phhs có thể tìm kiếm và chia sẻ những tài liệu giáo dục, những câu chuyện nghề nghiệp. Và cùng nhau thảo luận các chủ đề nuôi dạy con trẻ, chăm sóc sức khỏe, kinh doanh, du lịch, cuộc sống, tình yêu, hạnh phúc gia đình,...
Shoutbox
Hãy đăng nhập để bắt đầu trò chuyện
  1. No shouts have been posted yet.
Nơi bạn có thể chia sẻ, hỏi đáp nhanh với tất cả mọi người

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.
Top