Giáo án lớp 2 tuần 33 được soạn theo Định hướng phát triển năng lực học sinh (ĐHPTNLHS) đầy đủ, chi tiết và mới nhất theo đúng thông tư của BGD. Đặc biệt là giáo án lớp 2 tuần 33 được xây dựng bằng hệ thống hình ảnh minh họa giúp cho học sinh dễ hiểu và hứng thú hơn trong khi làm bài. Mục đích bài học giúp cho các em đọc trôi chảy và hiểu được nội dung thông qua bài đọc: “ Bóp nát quả cam “ và có những kĩ năng về số trong phạm vi 1000 trong môn Toán học. Bên cạnh đó là tìm hiểu về kĩ năng ném bóng ở môn Thể dục.
TUẦN 33:
TẬP ĐỌC
BÓP NÁT QUẢ CAMI . MỤC TIÊU:
1.Năng lực đặc thù:
- Hiểu nội dung: Truyện ca ngợi người thiếu niên anh hùng Trần Quốc Toản tuổi nhỏ trí lớn, giàu lòng yêu nước, căm thù giặc. Trả lời được các câu hỏi 1,2,4,5 trong sách giáo khoa. Một số HS trả lời được câu hỏi 3 (M3, M4).
Đọc rành mạch toàn bài, biết đọc rõ lời nhân vật trong câu chuyện. Chú ý các từ: Giả vờ mượn, ngang ngược, xâm chiếm, đủ điều, quát lớn, tạm nghỉ, cưỡi cổ, nghiến răng, trở ra,…
Giáo dục học sinh lòng yêu quý và kính trọng Bác Hồ.
* ANQP: Giới thiệu thêm một số tấm gương anh hùng nhỏ tuổi.
*Lồng ghép KNS: Tự nhận thức; XĐ giá trị bản thân; Đảm nhận trách nhiệm; Kiên định.
2.Năng lực phẩm chất:
Góp phần hình thành và phát triển năng lực tự chủ và tự học; Giao tiếp và hợp tác; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Ngôn ngữ; Văn học; Thẩm mĩ.
II. CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: Sách giáo khoa, tranh minh họa bài đọc trong sách giáo khoa, bảng phụ ghi sẵn câu văn, đoạn văn cần luyện đọc.
- Học sinh: Sách giáo khoa.
- Phương pháp vấn đáp, động não, thực hành, thảo luận nhóm.
- Kĩ thuật trình bày một phút, động não.
- Hình thức dạy học cả lớp, theo nhóm đôi, cá nhân.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
TIẾT 2:
Trên đây là Giáo án lớp 2 tuần 33 soạn theo ĐHPTNLHS mới nhất
Tài liệu đầy đủ, chi tiết và miễn phí tải xuống tại file doc dưới đây:
Tham khảo nhiều hơn tại: https://giaoanchuan.com/
TUẦN 33:
TẬP ĐỌC
BÓP NÁT QUẢ CAM
1.Năng lực đặc thù:
- Hiểu nội dung: Truyện ca ngợi người thiếu niên anh hùng Trần Quốc Toản tuổi nhỏ trí lớn, giàu lòng yêu nước, căm thù giặc. Trả lời được các câu hỏi 1,2,4,5 trong sách giáo khoa. Một số HS trả lời được câu hỏi 3 (M3, M4).
Đọc rành mạch toàn bài, biết đọc rõ lời nhân vật trong câu chuyện. Chú ý các từ: Giả vờ mượn, ngang ngược, xâm chiếm, đủ điều, quát lớn, tạm nghỉ, cưỡi cổ, nghiến răng, trở ra,…
Giáo dục học sinh lòng yêu quý và kính trọng Bác Hồ.
* ANQP: Giới thiệu thêm một số tấm gương anh hùng nhỏ tuổi.
*Lồng ghép KNS: Tự nhận thức; XĐ giá trị bản thân; Đảm nhận trách nhiệm; Kiên định.
2.Năng lực phẩm chất:
Góp phần hình thành và phát triển năng lực tự chủ và tự học; Giao tiếp và hợp tác; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Ngôn ngữ; Văn học; Thẩm mĩ.
II. CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: Sách giáo khoa, tranh minh họa bài đọc trong sách giáo khoa, bảng phụ ghi sẵn câu văn, đoạn văn cần luyện đọc.
- Học sinh: Sách giáo khoa.
- Phương pháp vấn đáp, động não, thực hành, thảo luận nhóm.
- Kĩ thuật trình bày một phút, động não.
- Hình thức dạy học cả lớp, theo nhóm đôi, cá nhân.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
Hoạt động dạy | Hoạt động học |
1. HĐ khởi động: (5 phút) | |
- TBHT điều hành cho HS chơi TC: Gọi thuyền -Nội dung chơi: học sinh thi đọc thuộc lòng bài Tiếng chổi tre. - GV tổng kết -> GV kết nối nội dung bài: + Treo bức tranh và hỏi: Bức tranh vẽ ai? Người đó đang làm gì? + Đó chính là Trần Quốc Toản. Bài tập đọc Bóp nát quả cam sẽ cho các con hiểu thêm về người anh hùng nhỏ tuổi này. - Ghi tựa bài: Bóp nát quả cam. | - HS chủ động tham gia chơi -HS lắng nghe - Học sinh nhắc lại tên bài và mở sách giáo khoa. |
2. HĐ Luyện đọc: (30 phút) *Mục tiêu: - Rèn đọc đúng từ: Giả vờ mượn, ngang ngược, xâm chiếm, đủ điều, quát lớn, tạm nghỉ, cưỡi cổ, nghiến răng, trở ra,… - Rèn đọc đúng câu, từ, đoạn. - Hiểu nghĩa các từ ngữ mới: Nguyên, ngang ngược, Trần Quốc Toản, thuyền rồng, bệ kiến, vương hầu. *Cách tiến hành: HĐ cá nhân-> Nhóm -> Cả lớp | |
a. Giáo viên đọc mẫu toàn bài. -Giáo viên đọc : lưu ý giọng đọc cho học sinh. + Giọng người dẫn chuyện: nhanh, hồi hộp + Giọng Trần Quốc Toản khi nói với lính gác cản đường: giận dữ, khi nói với nhà vua: dõng dạc + Lời nhà vua: khoan thai, ôn tồn. b. Học sinh đọc nối tiếp từng câu trước lớp. -Tổ chức cho học sinh tiếp nối nhau đọc từng câu trong bài. * Dự kiến một số từ để HS cần đọc đúng: Giả vờ mượn, ngang ngược, xâm chiếm, đủ điều, quát lớn, tạm nghỉ, cưỡi cổ, nghiến răng, trở ra,… +Chú ý phát âm đối tượng HS hạn chế c. Học sinh nối tiếp đọc từng đoạn trước lớp. - Chia bài thành 4 đoạn theo gợi ý - Giáo viên trợ giúp cách ngắt hơi câu dài và cách đọc với giọng thích hợp. *TBHT điều hành HĐ chia sẻ *Dự kiến nội dung chia sẻ của HS +Yêu cầu học sinh đọc nối tiếp theo đoạn trước lớp, giáo viên và cả lớp theo dõi để nhận xét. - Giáo viên giúp học sinh giải nghĩa các từ ngữ khó được chú giải cuối bài. e. Học sinh thi đọc giữa các nhóm. - Giáo viên tổ chức cho học sinh thi đọc. - Yêu cầu học sinh nhận xét. - Giáo viên nhận xét chung và tuyên dương các nhóm g. Đọc toàn bài. - Yêu cầu học sinh đọc. - Giáo viên nhận xét, tuyên dương. | - Học sinh lắng nghe, theo dõi. -Trưởng nhóm điều hành HĐ chung của nhóm + HS đọc nối tiếp câu trong nhóm. - Học sinh luyện từ khó (cá nhân, cả lớp). -HS chia sẻ đọc từng câu trước lớp (2-3 nhóm) +Học sinh nối tiếp nhau đọc từng câu trong bài trước lớp (theo nhóm). *Trưởng nhóm điều hành chung - Nêu yêu cầu đọc đoạn, sau đó yêu cầu học sinh chia bài thành 4 đoạn -Học sinh nối tiếp nhau đọc từng đoạn trong bài kết hợp giải nghĩa từ và luyện đọc câu khó +Học sinh hoạt động theo nhóm 4, luân phiên nhau đọc từng đoạn trong bài. + Học sinh chia sẻ cách đọc và luyện đọc -Nghe giáo viên giải nghĩa từ. + Học sinh đọc, cả lớp theo dõi và nhận xét. Sau đó, cả lớp cùng luyện đọc câu văn này. - Luyện đọc câu: + Sáng nay,/ biết Vua họp bàn việc nước ở dưới thuyền rồng,/ Quốc Toản quyết đợi gặp Vua/ để nói hai tiếng “xin đánh” (Giọng nhẹ, rụt rè) ./ + Đợi từ sáng đến trưa, vẫn không được gặp, cậu bèn liều chết xô mấy người lính gác ngã chúi, xăm xăm xuống bến. + Quốc Toản tạ ơn Vua,/ chân bước lên bờ mà lòng ấm ức:/ “Vua ban cho cam quý/ nhưng xem ta như trẻ con,/ vẫn không cho dự bàn việc nước.”// - Nối tiếp đọc + Các nhóm cử đại diện thi đọc - Các nhóm thi đọc + Đọc trong nhóm + Cử đại diện thi đọc -Lớp nhận xét, bình chọn nhóm đọc tốt. - Lắng nghe. - Học sinh nối tiếp nhau đọc lại toàn bộ bài tập đọc. |
3. HĐ Tìm hiểu bài: (20 phút) *Mục tiêu: - Học sinh hiểu ý nghĩa câu chuyện: Truyện ca ngợi người thiếu niên anh hùng Trần Quốc Toản tuổi nhỏ trí lớn, giàu lòng yêu nước, căm thù giặc. *Cách tiến hành: Làm việc cá nhân -> Chia sẻ cặp đôi -> Chia sẻ trước lớp | |
- GV giao nhiệm vụ (CH cuối bài đọc) - Cho học sinh quan sát tranh, đọc nội dung bài và thảo luận các câu hỏi sgk -YC trưởng nhóm điều hành chung - GV trợ giúp nhóm đối tượng M1, M2 ✪TBHT điều hành HĐ chia sẻ. - Mời đại diện các nhóm chia sẻ + Giặc Nguyên có âm mưu gì đối với nước ta? + Thái độ của Trần Quốc Toản như thế nào? + Trần Quốc Toản xin gặp vua để làm gì? +Tìm những từ ngữ thể hiện Trần Quốc Toản rất nóng lòng muốn gặp Vua. (M3, M4). + Câu nói của Trần Quốc Toản thể hiện điều gì? + Trần Quốc Toản đã làm điều gì trái với phép nước? + Vì sao sau khi tâu Vua “xin đánh” Quốc Toản lại tự đặt gươm lên gáy? +Vì sao Vua không những thua tội mà còn ban cho Trần Quốc Toản cam quý? + Quốc Toản vô tình bóp nát quả cam vì điều gì? +Con biết gì về Trần Quốc Toản? - Câu chuyện muốn ca ngợi điều gì? Kết luận, ghi nội dung bài *GDQPAN: Giới thiệu thêm một số tấm gương anh hùng nhỏ tuổi *Lồng ghép KNS: Giúp HS tự nhận thức; XĐ giá trị bản thân; Đảm nhận trách nhiệm; Kiên định trong mọi tình huống như học tập và lao động… | - HS nhận nhiệm vụ - Trưởng nhóm điều hành HĐ của nhóm - HS làm việc cá nhân -> Cặp đôi-> Cả nhóm. - Đại diện nhóm báo cáo - Dự kiến ND chia sẻ: +Học sinh đọc bài và trả lời câu hỏi. - Giặc giả vờ mượn đường để xâm chiếm nước ta. + Trần Quốc Toản vô cùng căm giận. +Trần Quốc Toản gặp Vua để nói hai tiếng: Xin đánh. + Đợi từ sáng đến trưa, liều chết xô lính gác, xăm xăm xuống bến. + Trần Quốc Toản rất yêu nước và vô cùng căm thù giặc. + Xô lính gác, tự ý xông xuống thuyền. + Vì cậu biết rằng phạm tội sẽ bị trị tội theo phép nước. + Vì Vua thấy Trần Quốc Toản còn nhỏ mà đã biết lo việc nước. +Vì bị Vua xem như trẻ con và lòng căm giận khi nghĩ đến quân giặc khiến Trần Quốc Toản nghiến răng, hai bàn tay bóp chặt làm nát quả cam. + Trần Quốc Toản là một thiếu niên nhỏ tuổi nhưng chí lớn./ Trần Quốc Toản còn nhỏ tuổi nhưng có chí lớn, biết lo cho dân, cho nước./ + Truyện ca ngợi người thiếu niên anh hùng Trần Quốc Toản tuổi nhỏ trí lớn, giàu lòng yêu nước, căm thù giặc. -HS lắng nghe, ghi nhớ - HS lắng nghe, ghi nhớ và học tập theo các tấm gương của các anh hùng …. - HS ghi nhớ và thực hiện |
4. HĐ Đọc diễn cảm: (10 phút) *Mục tiêu: - Học sinh đọc đúng, ngắt nghỉ đúng chỗ, biết nhấn giọng ở những từ ngữ cần thiết. *Cách tiến hành: | |
- Giáo viên đọc mẫu lần hai. - Hướng dẫn học sinh cách đọc. - YC các nhóm chia nhau đọc lại bài. + YC các nhóm tự phân vai đọc bài. - Yêu cầu học sinh nhận xét. - Giáo viên nhận xét chung và cùng lớp bình chọn học sinh đọc tốt nhất. Lưu ý: - Đọc đúng:M1,M2 - Đọc hay:M3, M4 | - Lớp theo dõi. - Học sinh lắng nghe. - HS nhóm chia nhau đọc lại bài. +Các nhóm tự phân vai đọc lại bài (vai người dẫn chuyện, vua, Trần Quốc Toản....) - Lớp lắng nghe, nhận xét. -HS bình chọn học sinh đọc tốt nhất, tuyên dương bạn. |
5. HĐ vận dụng, ứng dụng: (2 phút) + Em hãy nêu nội dung của bài? - Qua câu chuyện con hiểu được điều gì? + Qua câu chuyện, em biết thêm điều gì? VD: Biết thêm về người thiếu niên anh hùng Trần Quốc Toản tuổi nhỏ, chí lớn, giàu lòng yêu nước, căm thù giặc. - Giáo viên chốt lại những phần chính trong tiết học. | |
6.HĐ sáng tạo (2 phút) - Đọc lại câu chuyện theo vai nhân vật cho người thân nghe. - Tìm những văn bản có nội dung về lòng yêu nước, căm thù giặc để luyện đọc. - Giáo viên nhận xét tiết học. - Dặn học sinh về luyện đọc bài và chuẩn bị bài sau Lượm |
Trên đây là Giáo án lớp 2 tuần 33 soạn theo ĐHPTNLHS mới nhất
Tài liệu đầy đủ, chi tiết và miễn phí tải xuống tại file doc dưới đây:
Tham khảo nhiều hơn tại: https://giaoanchuan.com/