giáo án Lớp 4 tuần 12 soạn theo ĐHPTNLHS mới nhất

Giao Vien

Moderator
Điểm
6,649
Giáo án lớp 4 tuần 12 được soạn theo Định hướng phát triển năng lực học sinh (ĐHPTNLHS) đầy đủ, chi tiết và mới nhất theo đúng thông tư của BGD. Đặc biệt là giáo án lớp 4 tuần 12 được xây dựng bằng hệ thống hình ảnh minh họa giúp cho học sinh dễ hiểu và hứng thú hơn trong khi làm bài. Mục đích bài học giúp cho các em đọc trôi chảy và hiểu được nội dung thông qua bài đọc: “ Vua tàu thủy Bạch Thái Bưởi “ và có những kĩ năng về nhân một số với một tổng trong môn Toán học. Bên cạnh đó là tìm hiểu về Sơ đồ vòng tuần hoàn nước ở môn Khoa học tự nhiên.

6738


TUẦN 12

TẬP ĐỌC

VUA TÀU THỦY BẠCH THÁI BƯỞI

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức

- HS hiểu được ND: Ca ngợi Bạch Thái Bưởi, từ một cậu bé mồ côi cha, nhờ giàu nghị lực và ý chí vươn lên đã trở thành một nhà kinh doanh nổi tiếng (trả lời được các câu hỏi 1, 2, 4 trong SGK).

2. Kĩ năng

- Biết đọc bài văn với giọng kể chậm rãi; bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn.

3. Thái độ

- GD HS tinh thần vượt khó trong học tập và cuộc sống.

4. Góp phần phát triển năng lực

- Năng lực tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.

II. CHUẨN BỊ:

1. Đồ dùng

- GV: +Tranh minh hoạ bài tập đọc trang 115, SGK (phóng to nếu có điều kiện).

+ Bảng phụ viết sẵn đoạn luyện đọc

- HS: SGK, vở viết

2. Phương pháp, kĩ thuật

- Phương pháp: Hỏi đáp, quan sát, thảo luận nhóm.

- Kĩ thuật: Kĩ thuật đặt câu hỏi, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

Hoạt động của giáo viênHoạt động của học sinh
1. Khởi động: (5p)
- Đọc lại bài Có chí thì nên và nêu ý nghĩa của một số câu tục ngữ.
- GV nhận xét, dẫn vào bài

- 2 HS thực hiện
2. Luyện đọc: (8-10p)
* Mục tiêu: Đọc với giọng trôi chảy, mạch lạc với giọng kể chậm rãi, phát âm đúng, bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn, hiểu nghĩa một số từ ngữ.
* Cách tiến hành:
- Gọi 1 HS đọc bài (M3)
- GV lưu ý giọng đọc cho HS: Toàn bài đọc với giọng kể chuyện: chậm rãi, giọng kể chuyện ở đoạn, 2 thể hiện hoàn cảnh và ý chí của Bạch Thái Bưởi. Đoạn 3 đọc nhanh thể hiện Bạch Thái Bưởi cạnh tranh và chiến thắng các chủ tàu nước ngoài. Đoạn 4 đọc với giọng sảng khoái thể hiện sự thành đạt của Bạch Thái Bưởi.
*Nhấn giọng những từ ngữ: mồ côi, đủ mọi nghề, trắng tay, không nản chí, độc chiếm, thịnh vượng, ba mươi, bậc anh hùng, …


- GV chốt vị trí các đoạn:




- Lưu ý sửa lỗi đọc và ngắt nghỉ cho các HS (M1)
- 1 HS đọc bài, cả lớp đọc thầm


- Lắng nghe




- Lớp trưởng điều hành cách chia đoạn
- Bài được chia làm 4 đoạn
+ Đoạn 1: Bưởi mồ côi … đến ăn học.
+ Đoạn 2: Năm 21 tuổi ...không nản chí.
+ Đoạn 3: Bạch Thái Bưởi … đến Trưng Nhị.
+ Đoạn 4: Phần còn lại.
- Nhóm trưởng điều hành nhóm đọc nối tiếp đoạn trong nhóm lần 1 và phát hiện các từ ngữ khó (quẩy, nản chí, diễn thuyết, mua xưởng, sửa chữa, kĩ sư, lịch sự,....)
- Luyện đọc từ khó: Đọc mẫu (M4)-> Cá nhân (M1)-> Lớp
- Giải nghĩa từ khó (đọc chú giải)
- HS đọc nối tiếp đoạn lần 2 theo điều khiển của nhóm trưởng
- Các nhóm báo cáo kết quả đọc
- 1 HS đọc cả bài (M4)
3.Tìm hiểu bài: (8-10p)
* Mục tiêu: HS hiểu nội dung từng đoạn và nội dung cả bài.
* Cách tiến hành: Làm việc nhóm 4 – Chia sẻ trước lớp
- GV phát phiếu học tập cho các nhóm


+ Bạch Thái Bưởi xuất thân như thế nào?


+ Trước khi mở công ti vận tải đường thuỷ Bạch Thái Bưởi đã làm những công việc gì?
+ Những chi tiết nào chứng tỏ ông là một người có chí?
+ Bạch Thái Bưởi mở công ty vào thời điểm nào?

+ Bạch Thái Bưởi đã làm gì để cạnh tranh ngang sức với chủ tàu người nước ngoài?






+ Em hiểu thế nào là vị anh hùng kinh tế?(* HS M3+M4 trả lời)







+ Theo em, nhờ đâu mà Bạch Thái Bưởi thành công?





+ Bài văn ca ngợi ai?
- HS làm việc theo nhóm 4 – Chia sẻ kết quả dưới sự điều hành của TBHT

+ Bạch Thái Bưởi mồ côi cha từ nhỏ, phải theo mẹ quẩy gánh hàng rong. Sau khi được họ Bạch nhận làm con nuôi, đổi học Bạch và cho ăn học.
+ Năm 21 tuổi ông làm thư kí cho một hãng buôn, sau buôn gỗ, buôn ngô, mở hiệu cầm đồ, lập nhà in, khai thác mỏ,
+ Chi tiết: Có lúc mất trắng tay nhưng Bưởi không nản chí.
+ Bạch Thái Bưởi mở công ty vào lúc những con tàu của người Hoa đã độc chiếm các đường sông của miền Bắc.
+ Bạch Thái Bưởi đã khơi dậy lòng tự hào dân tộc của người Việt: cho người đến các bến tàu để diễn thuyết kêu gọi khách hàng với khẩu hiệu “Người ta thì đi tàu ta”. Khách đi tàu của ông ngày một đông. Nhiều chủ tàu người Hoa, người Pháp phải bán lại tàu cho ông, rồi ông mua xưởng sửa chữa tàu, kĩ sư giỏi trông nom.
- VD:Là những người dành được những thắng lợi to lớn trong kinh doanh.
+ Là những người đã chiến thắng trong thương trường.
+ Là người lập nên những thành tích phi thường trong kinh doanh.
+ Là những người kinh doanh giỏi, mang lại lợi ích kinh tế cho quốc gia, dân tộc…
- Bạch Thái Bưởi thành công nhờ ý chí, nghị lực, có chí trong kinh doanh: biết khơi dậy lòng tự hào của khách người Việt Nam, ủng hộ chủ tàu VN;giúp kinh tế Việt Nam phát triển: Bạch Thái Bưởi là người có đầu óc, biết tổ chức công việc kinh doanh.
Ý nghĩa: Bài văn ca ngợi Bạch Thái Bưởi từ một câu bé mồ côi cha, nhờ giàu nghị lực, có ý chí vươn lên để trở thành một nhà kinh doanh tên tuổi lừng lẫy.
- HS ghi lại ý nghĩa của bài
4. Luyện đọc diễn cảm(8-10p)
* Mục tiêu: HS đọc diễn cảm được đoạn số 3 của bài
* Cách tiến hành: Hoạt động cá nhân – nhóm - cả lớp
- Yêu cầu HS nêu giọng đọc toàn bài.

- Yêu cầu đọc diễn cảm đoạn 3



- GV nhận xét, đánh giá chung
5. Hoạt động ứng dụng (1 phút)
+ Em học được điều gì từ Bạch Thái Bưởi?
- Liên hệ giáo dục: ý chí nghị lưc vươn lên.
6. Hoạt động sáng tạo (1 phút)
- HS nêu lại giọng đọc cả bài
- 1 HS M4 đọc mẫu toàn bài
- Nhóm trưởng điều hành:
+ Luyện đọc theo nhóm
+ Vài nhóm thi đọc trước lớp.
- Bình chọn nhóm đọc hay.


- HS nêu



- Nêu các tấm gương nghị lực mà em biết trong cuộc sống hàng ngày.

Trên đây là Giáo án lớp 4 tuần 12 soạn theo ĐHPTNLHS mới nhất
Tài liệu đầy đủ, chi tiết và miễn phí tải xuống tại file doc dưới đây:
Tham khảo nhiều hơn tại: https://giaoanchuan.com/
 

Đính kèm

TOÁN

Tiết 56: NHÂN MỘT SỐ VỚI MỘT TỔNG

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức

- Biết thực hiện phép nhân một số với một tổng, nhân một tổng với một số.

2. Kĩ năng

- Vận dụng tính chất để giải được các bài tập.

3. Thái độ

- HS có thái độ học tập tích cực.

4. Góp phần phát triển năng lực:

- Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic.

*Bài tập cần làm: Bài 1; bài 2 a) 1 ý, b) 1 ý; bài 3.

II. CHUẨN BỊ:

1. Đồ dùng

- GV: Bảng phụ kẻ sẵn nội dung bài tập 1.

- HS: Sách, bút

2. Phương pháp, kĩ thuật

- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC;

Hoạt động của giáo viênHoạt động của học sinh
1. Khởi động: (5p)
Trò chơi: Xì điện
- GV phổ biến luật chơi, cách chơi
1m2 = ............dm2
100dm2 = .....m2
400dm2 = ........m2
2110m2 = ........dm2
15m2 = ......cm2
10000cm2 =.........m2
- GV giới thiệu vào bài

- HS tham gia chơi

- Nêu MQH giữa các đơn vị đo diện tích đã học
2. Hình thành kiến thức:(15p)
* Mục tiêu: HS hiểu được cách thực hiện phép nhân một số với một tổng, nhân một tổng với một số.
* Cách tiến hành: Cá nhân – Nhóm- Lớp
* Tính và so sánh giá trị của hai biểu thức:
- GV viết lên bảng 2 biểu thức:
4 x (3 + 5) và 4 x 3 + 4 x 5
- Yêu cầu HS tính giá trị của 2 biểu thức trên
+ So sánh giá trị của 2 biểu thức trên?
- Vậy ta có:
4 x (3+ 5) = 4 x 3 + 4 x 5
+ Biểu thức: 4 x (3 + 5) có đặc điểm gì?
+ Biểu thức 4 x 3 + 4 x 5 có đặc điểm gì?


GV: Như vậy biểu thức 4 x 3 + 4 x 5 chính là tổng của các tích giữa số thứ nhất trong biểu thức với các số hạng của tổng.
+ Vậy khi thực hiện nhân một số với một tổng, chúng ta có thể làm thế nào?
+ Từ cách thực hiện trên, em hãy nêu công thức tính, và qui tắc?
Cá nhân - Nhóm 2-Lớp

- HS làm cá nhân- Chia sẻ lớp
4 x (3 + 5) = 4 x 8 = 32
4 x 3 + 4 x 5 = 12 + 20 = 32

+ Giá trị của 2 bt trên bằng nhau.

- HS nêu lại
+ là nhân một số với một tổng.
+ Tích 4 x 3 là tích của số thứ nhất trong biểu thức nhân với một số hạng của tổng, tích thứ hai 4 x 5 là tích của số thứ nhất trong biểu thức nhân với số hạng còn lại của tổng.



+ Lấy số đó nhân với từng số hạng của tổng rồi cộng các kết quả lại với nhau.
+ a x (b + c) = a x b + a x c
+ HS phát biểu quy tắc.
3. HĐ thực hành (18p)
* Mục tiêu: Biết thực hiện nhân một số với một tổng, nhân một tổng với một số.
* Cách tiến hành
Bài 1: Tính giá trị của. . .
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- GV đính bảng phụ lên và hướng dẫn HS phân tích bảng, HD cách làm.

* Chú ý hs M1+M2 biết cách thực hiện
- GV chốt đáp án.




Bài 2:
* HS M1+M2 thực hiện a – ý 1, b – ý 1
*HSNK có thể hoàn thành tất cả bài
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
+ Để tính giá trị của biểu thức theo 2 cách ta làm thế nào?
- GV nhận xét, đánh giá bài làm trong vở của HS







- Củng cố cách nhân một số với một tổng.
Bài 3: Tính giá trị biểu thức.
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.




+ Giá trị của 2 biểu thức như thế nào với nhau?
+ Biểu thức thứ nhất có dạng như thế nào?
+ Biểu thức thứ hai có dạng như thế nào?
+ Vậy khi thực hiện nhân một tổng với một số, ta có thể làm thế nào?
* Giúp đỡ hs M1+M2
Bài 4: (Bài tập chờ dành cho HS hoàn thành sớm)


+ Vận dụng tính chất gì để giải BT4?

4. Hoạt động ứng dụng (1p)
5. Hoạt động sáng tạo (1p)
Nhóm 2- Lớp
- Hs nêu yêu cầu của bài
- HS thực hiện theo cặp đôi- Chia sẻ trước lớp
Đ/a:

abca x (b + c)a x b + a x c
4524 x (5 + 2) = 284 x 5 + 4 x 2 = 28
3453 x (4 + 5) = 273 x 4 + 3 x 5 = 27
6236 x (2 + 3) = 306 x 2 + 6 x 3 = 30

- HS làm cá nhân – Chia sẻ lớp

+ Ta phải áp dụng quy tắc một số nhân với một tổng.

Đ/a:
a. 36 x (7 + 3) 36 x 7 + 36 x 3
= 36 x 10 = 252 + 108
= 360 = 360
b. 5 x 38 + 5 x 62 5 x 38 + 5 x 62
= 190 + 310 = 5 x (38 + 62)
= 500 = 5 x 100 = 500



Cá nhân- Nhóm 2- Lớp
- Cả lớp làm bài vào vở - Đổi chéo kiểm tra
Đ/a: (3 + 5) x 4 và 3 x 4 + 5 x 4
= 8 x 4 = 12 + 20
= 32 = 32
+ Giá trị của 2 biểu thức bằng nhau.


+ Có dạng một tổng nhân với một số.

+ Là tổng của 2 tích.
+ Có thể lấy từng số hạng của tổng nhân với số đó rồi cộng các kết quả lại với nhau
- HS làm bài vào vở Tự học
VD: 26 x 11 = 26 x (10+1)
= 26 x 10 + 26 x 1
= 260 + 26 = 286
+ Một số nhân với 1 tổng

- Ghi nhớ tính chất 1 số nhân với 1 tổng, 1 tổng nhân với 1 số
BT PTNL: Tính giá trị của biểu thức sau bằng cách thuận tiện:
a. 159 x 54 + 159 x 46
b. 12 x 5 + 3 x 12 + 12 x 2
c. 2 x 5 + 4 x 5 + 6 x 5 + 8 x 5
 
KHOA HỌC (CT HIỆN HÀNH)

SƠ ĐỒ VÒNG TUẦN HOÀN CỦA NƯỚC TRONG TỰ NHIÊN

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức

- Hiểu sơ đồ vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên.

2. Kĩ năng

- Hoàn thành và mô tả vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên: chỉ vào sơ đồ và nói về sự bay hơi, ngưng tụ của nước trong tự nhiên.

3. Thái độ

- Biết cách sử dụng nước hợp lí, tiết kiệm TNTN..

4. Góp phần phát triển các năng lực:

- NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL hợp tác.

*BVMT: Một số đặc điểm chính của môi trường và tài nguyên thiên nhiên

II. CHUẨN BỊ:

1. Đồ dùng

- GV: :+ Hình minh hoạ trang 48, 49 / SGK (phóng to nếu có điều kiện).

+ Các tấm thẻ ghi:
image
image


Hơi nước Mưa Mây
image
image



- HS: chuẩn bị giấy A4, bút màu.

2. Phương pháp, kĩ thuật

- PP: quan sát, hỏi đáp, thảo luận, trò chơi học tập, thí nghiệm.

- KT: Động não, chia sẻ nhóm đôi, tia chớp

II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:

Hoạt đông của giáo viênHoạt đông của của học sinh
1, Khởi động (4p)

+ Mây được hình thành như thế nào? Mưa từ đâu ra?
- GV nhận xét, khen/ động viên, dẫn vào bài mới.
- HS trả lời dưới sự điều hành của TBHT
+ Hơi nước bay lên cao, gặp lạnh. . .
2. Bài mới: (30p)
* Mục tiêu: Hoàn thành sơ dồ vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên và mô tả được vòng tuần hoàn.
* Cách tiến hành: Cá nhân-Nhóm –Lớp
Hoạt động 1: Vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên:
- Yêu cầu HS quan sát hình 48 / SGK và thảo luận trả lời các câu hỏi:
1) Những hình nào được vẽ trong sơ đồ?








2) Sơ đồ trên mô tả hiện tượng gì?
3) Hãy mô tả lại hiện tượng đó?





- Giúp đỡ các nhóm gặp khó khăn,
* GV: Nước đọng ở ao, hồ, sông, suối, biển, không ngừng bay hơi, biến thành hơi nước. Hơi nước bay lên cao, ngưng tụ thành những hạt nước nhỏ, tạo thành những đám mây trắng. Các giọt nước ở trong đám mây rơi xuống đẫt, tạo thành mưa. . . .
Hoạt động 2: Em vẽ: “Sơ đồ vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên”.
- GV tổ chức cho HS hoạt động cặp đôi.

- GV giúp đỡ các em gặp khó khăn.
- Gọi HS lên trình bày.
- GV nhận xét, khen các nhóm vẽ đẹp, đúng, có ý tưởng hay.




3. HĐ ứng dụng (1p)
- GDBVMT: Nước trong tự nhiên tạo thành 1 vòng tròn khép kín. Do vậy, để có nước mưa sạch thì chúng ta cần làm thế nào?
4. HĐ sáng tạo (1p)
Nhóm 4- Lớp

- HS vừa trình bày vừa chỉ vào sơ đồ.

1)+ Dòng sông nhỏ chảy ra sông lớn, biển.
+ Hai bên bờ sông có làng mạc, cánh đồng.
+ Các đám mây đen và mây trắng.
+ Những giọt mưa từ đám mây đen rơi xuống đỉnh núi và chân núi. Nước từ đó chảy ra suối, sông, biển.
+ Các mũi tên.
2) Bay hơi, ngưng tụ của nước.
3) Nước từ suối, làng mạc chảy ra sông, biển. Nước bay hơi biến thành hơi nước. Hơi nước liên kết với nhau tạo thành những đám mây trắng. Các giọt nước ở trong đám mây rơi xuống đẫt, tạo thành mưa. . . .





- Lắng nghe


Nhóm 2 –Lớp

- HS hoàn thành sơ đồ

Mây đen Mây trắng
image


image
image



Mưa Hơi nước

image
image


Nước

+ Giữ sạch bầu khống khí
+ Không vứt rác bừa bãi
+ Sử dụng hợp lí thuốc trừ sâu và phân hoá học,....
- Nêu ứng dụng thiết thực của vòng tuần hoàn nước trong cuộc sống
 

Xếp hạng chủ đề

Tạo
Giao Vien,
Trả lời lần cuối từ
Giao Vien,
Trả lời
2
Lượt xem
540

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng - GAC

Diễn đàn GAC - Giáo Án Chuẩn, nơi các Giáo viên, Phhs có thể tìm kiếm và chia sẻ những tài liệu giáo dục, những câu chuyện nghề nghiệp. Và cùng nhau thảo luận các chủ đề nuôi dạy con trẻ, chăm sóc sức khỏe, kinh doanh, du lịch, cuộc sống, tình yêu, hạnh phúc gia đình,...
Back
Top