THƠ: ẢNH BÁC
1.Mục tiêu:
- Kiến thức: Trẻ nhớ tên bài thơ, thuộc thơ, hiểu nội dung bài thơ “Ảnh bác”.
- Kỹ năng: Rèn kĩ năng đọc thơ diễn cảm, biết ngắt nhịp và thay đôi giọng điệu phù hợp với nội dung của bài.
- Thái độ: Trẻ hứng thú tham gia hoạt động.
2.Chuẩn bị:
- Hình ảnh nội dung bài thơ trên máy tính.
- Nhạc bài hát em mơ gặp bác hồ.
3. Tổ chức hoạt động:
Hoạt động của cô | Hoạt động của trẻ |
1.HĐ1: Gây hứng thú - Cho cả lớp hát bài: Em mơ gặp bác hồ - Trò truyện về nội dung bài hát. - Giáo dục trẻ yêu quí kính trọng bác hồ. | - Trẻ hát - Trẻ trò truyện cùng cô - Trẻ chú ý lắng nghe |
2.HĐ2: Thơ Ảnh bác * Cô đọc mẫu: - Lần 1: Cô đọc diễn cảm, giới thiệu tác giả - Cô vừa đọc cho các con nghe bài thơ gì? Do ai sáng tác - Các con thấy bài thơ này tn? - Lần 2: Cô đọc kết hợp hình ảnh trên máy tính. | - Trẻ lắng nghe - Bài thơ Ảnh bác của chú Trần Đăng Khoa - Bài thơ rất hay ạ. - Trẻ chú ý lắng nghe và quan sát |
* Giúp trẻ hiểu nội dung bài thơ: - Bài thơ nói về ai? - Bên trên tấm ảnh Bác hồ treo gì? Nó có màu sắc gì? + Trích: Nhà em….đỏ tươi. - Vậy vẻ mặt của Bác trong tấm ảnh NTN? + Trích: Ngày ngày ...vui chơi trong nhà. - Ngoài sân và trong vườn của nhà bạn có những gì? - Bác Hồ đã căn dặn các bạn nhỏ điều gì? + Trích: Ngoài sân có... ra hầm ngồi. - Bác hồ tuy bận rộn nhưng tình cảm của bác dành cho các cháu thiếu nhi ntn? + Trích: Bác lo…với em. - Để tỏ lòng kính yêu Bác hồ các con phải làm gì? - Giáo dục trẻ ngoan ngoàn lễ phép. | - Về Bác Hồ ạ - Bên trên ảnh bác treo lá cờ màu đỏ ạ. - Trẻ lắng nghe - Mặt bác rất tươi cười ạ - Trẻ lắng nghe. - Có con gà và quả na ạ - Bác dặn các bạn đừng có chơi xa…. - Trẻ lắng nghe - Bác rất yêu quí các cháu thiếu nhi ạ. - Phải ngoan ngoãn ạ - Trẻ lắng nghe |
*Dạy trẻ đọc thơ: - Cả lớp đọc. - Tổ đọc. - Nhóm đọc. - Cá nhân đọc. - Cô động viên, khuyến khích trẻ đọc, chú ý sửa sai cho trẻ. - Cho trẻ đọc nối tiếp. | - Lớp đọc hai lần - 3 Tổ đọc - Hai nhóm đọc - Cá nhân đọc - Trẻ đọc theo yêu cầu cô. |
3.HĐ3: Kết thúc - Cho trẻ hát múa bài «Đêm qua em mơ gặp Bác Hồ» và ra chơi | - Trẻ múa hát ra chơi. |
HĐ: VĐCB
NHẢY LÒ CÒ 5M, NÉM BÓNG VÀO RỔ
TCVĐ: Mèo đuổi chuột
NHẢY LÒ CÒ 5M, NÉM BÓNG VÀO RỔ
TCVĐ: Mèo đuổi chuột
1. Mục tiêu:
- Kiến thức: Trẻ biết thực hiện vận động nhảy lò cò, ném bóng vào rổ, biết chơi trò chơi và chấp hành luật chơi.
- Kĩ năng: Rèn kĩ năng nhanh nhẹn, khéo léo phối hợp chân và tay.
- Thái độ: Trẻ tích cực tham gia hoạt động.
2. Chuẩn bị:
- Sân phẳng sạch sẽ, vạch, rổ, bóng cho trẻ ném.
3. Tổ chức hoạt động:
Hoạt động của cô | Hoạt động của trẻ |
1.HĐ1: Gây hứng thú – Khởi động - Muốn cơ thể khỏe mạnh các con phải làm gì? - Cô cho trẻ đi các kiểu, chạy nhanh, chạy chậm trên nền nhạc thể dục sáng. | - Phải chăm tập thể dục ạ. - Trẻ thực hiện. |
2.HĐ2: Trọng động * BTPTC: T - B - C - B *Vận động cơ bản: Nhảy lò cò 5m – ném bóng vào rổ - Lần 1: Cô làm không giải thích. - Lần 2: Cô làm và giải thích: Cô đứng sát vạch chuẩn, khi có hiệu lệnh “chuẩn bị” thì chân phải cô co lên, 2 tay chống hông khi có hiệu lệnh “Bắt đầu” thì cô bắt đầu nhảy bằng một chân về phía trước khoảng cách 5m, so với vạch xuất phát sau đó cô lấy bóng ném vào rổ và đi về hàng . - Cô mời 1 trẻ lên làm mẫu và phân tích động tác. + Cô chia lớp làm 3 hàng và thực hiện. - Cô quan sát, động viên, khuyến khích trẻ tập, sửa sai cho trẻ. - Củng cố: Cô hỏi trẻ tên vận động cơ bản | - Trẻ tập theo cô - Trẻ quan sát - Trẻ quan sát và lắng nghe - Trẻ thực hiện và nói cách tập - Trẻ thực hiện - Nhảy lò cò 5m – ném bóng vào rổ |
* Trò chơi: Mèo đuổi chuột - Cô giới thiệu cách chơi và luật chơi - Cho trẻ chơi. - Động viên khuyến khích trẻ chơi | - Trẻ lắng nghe - Trẻ chơi |
3.HĐ3: Hồi tĩnh - Cho trẻ làm chim bay nhẹ nhàng và chuyển hoạt động. | - Trẻ thực hiện |