giáo án Lớp 5 tuần 12 soạn theo định hướng phát triển năng lực học sinh mới nhất

Giao Vien

Moderator
Xu
0
Giáo án lớp 5 tuần 12 được soạn theo Định hướng phát triển năng lực học sinh (ĐHPTNLHS) chuẩn, đầy đủ và chi tiết theo thông tư của BGD. Đây là tai liệu được các thầy cô có kinh nghiệm biên soạn và update thường xuyên. Bài giảng xây dựng những hình ảnh, ý nghĩa bài học trong cuộc sống qua bài tập đọc: " Mùa thảo quả", nhân số thập phân ở môn Toán học.


6595




TUẦN 12

Tập đọc

MÙA THẢO QUẢ

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Hiểu nội dung: Vẻ đẹp và sự sinh sôi của rừng thảo quả .(Trả lời được các câu hỏi trong SGK)

- HS (M3,4) nêu được tác dụng của cách dùng từ, đặt câu để miêu tả sự vật sinh động.

2. Kĩ năng: Biết đọc diễn cảm bài văn, nhấn mạnh những từ ngữ tả hình ảnh, màu sắc, mùi vị của rừng thảo quả .

3. Thái độ: GD hs biết yêu quý chăm sóc cây cối.

4. Năng lực:

- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

- Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.

II. CHUẨN BỊ

1. Đồ dùng

- Giáo viên: + Tranh minh hoạ bài học

+ Bảng phụ ghi sẵn đoạn văn cần luyện đọc

- Học sinh: Sách giáo khoa

2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học:

- Phương pháp vấn đáp, động não, thực hành, thảo luận nhóm.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút, động não.

- Hình thức dạy học cả lớp, theo nhóm, cá nhân.

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC


Hoạt động của thầyHoạt động của trò
1. Hoạt động khởi động:(3 phút)
- Cho HS thi đọc bài Chuyện một khu vườn nhỏ và trả lời câu hỏi:
+ Đọc đoạn 1,2 : Bé Thu ra ban công để làm gì?
+ Đọc đoạn 3: Vì sao khi thấy chim bay về đậu ở ban công, Thu muốn báo ngay cho Hằng biết?
- Nhận xét, kết luận
- Giới thiệu bài - Ghi bảng
- HS đọc và TLCH






- HS nghe
- HS ghi vở
2. Hoạt động luyện đọc: (10 phút)
* Mục tiêu: - Rèn đọc đúng từ , đọc đúng câu, đoạn.
- Hiểu nghĩa các từ ngữ mới.
- Đọc đúng các từ khó trong bài.
* Cách tiến hành:
- Gọi 1 HS đọc toàn bài, chia đoạn
- Cho nhóm trưởng điều khiển nhóm đọc bài
+ Đoạn 1: Từ đầu....nếp áo, nếp khăn
+ Đoạn 2: Tiếp theo....không gian
+ Đoạn 3: Còn lại




- HS luyện đọc theo cặp
- Gọi HS đọc toàn bài
- GV đọc mẫu: Toàn bài đọc với giọng nhẹ nhàng thể hiện cảm hứng ca ngợi vẻ đẹp của rùng thảo quả.
- 1 HS đọc to cả bài, chia đoạn
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm đọc
+ 3 HS đọc nối tiếp lần 1 kết hợp luyện đọc từ khó, câu khó.
+ Từ khó: lướt thướt, quyến, ngọt lựng, thơm nồng, chín nục...
+ Câu: Gió thơm./ Cây cỏ thơm./Đất trời thơm.
+ 3 HS đọc nối tiếp lần 2 kết hợp giải nghĩa từ.
- HS đọc cho nhau nghe theo cặp
- 1 HS đọc bài
- HS nghe
3. Hoạt động tìm hiểu bài: (10 phút)
* Mục tiêu:- Hiểu nội dung: Vẻ đẹp và sự sinh sôi của rừng thảo quả .(Trả lời được các câu hỏi trong SGK)
- HS (M3,4) nêu được tác dụng của cách dùng từ, đặt câu để miêu tả sự vật sinh động.
* Cách tiến hành:
- Cho HS đọc bài, trả lời câu hỏi theo nhóm, chia sẻ trước lớp.
- Thảo quả báo hiệu vào mùa bằng cách nào?



- Cách dùng từ đặt câu ở đoạn đầu có gì đáng chú ý?

- Nội dung ý 1 ?
- Tìm những chi tiết cho thấy cây thảo quả phát triển nhanh?



- Nội dung ý 2 ?

- Hoa thảo quả nảy ở đâu?
- Khi thảo quả chín rừng có gì đẹp?






- Đọc bài văn ta cảm nhận được điều gì?



- GV đọc mẫu
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm đọc bài, TLCH, chia sẻ trước lớp
+ Thảo quả báo hiệu vào mùa bằng mùi thơm đặc biệt quyến rũ lan xa, làm cho gió thơm, cây cỏ thơm, đất trời thơm, từng nếp áo, nếp khăn của người đi rừng cũng thơm.
+ Các từ thơm, hương được lặp đi lặp lại cho ta thấy thảo quả có mùi hương đặc biệt
- Ý 1: Thảo quả báo hiệu vào mùa
+ Qua một năm đã lớn cao tới bụng người. Một năm sau nữa, mỗi thân lẻ đâm thêm hai nhánh mới. Thoáng cái, thảo quả đã thành từng khóm lan toả, vươn ngọn xoè lá, lấn chiếm không gian
- Ý 2: Sự phát triển rất nhanh của thảo quả
+ Hoa thảo quả nảy dưới gốc cây
+ Khi thảo quả chín rừng rực lên những chùm quả đỏ chon chót, như chứa nắng, chứa lửa. Rừng ngập hương thơm. Rừng sáng như có lửa hắt lên từ dưới đáy rừng . Rừng say ngây và ấm nóng. Thảo quả như những đốm lửa hồng thắp lên nhiều ngọn mới, nhấp nháy
+ Bài văn cho ta thấy vẻ đẹp , hương thơm đặc biệt, sự sinh sôi, phát triển nhanh đến bất ngờ của thảo quả qua nghệ thuật miêu tả đặc sắc của nhà văn
- 1 HS đọc to
- HS theo dõi
4. Luyện đọc diễn cảm:(8 phút)
* Mục tiêu: Biết đọc diễn cảm bài văn, nhấn mạnh những từ ngữ tả hình ảnh, màu sắc, mùi vị của rừng thảo quả .
* Cách tiến hành:
- 3 HS đọc nối tiếp toàn bài
- GV treo bảng phụ ghi đoạn cần luyện đọc: Thảo quả trên rừng Đản Khao...nếp áo, nếp khăn.
- GV hướng dẫn cách đọc
- GV đọc mẫu
- HS đọc trong nhóm
- HS thi đọc
- GV nhận xét.
Lưu ý:
- Đọc đúng: M1, M2
- Đọc hay: M3, M4
- 1 HS đọc to



- HS nghe
- HS nghe
- HS đọc cho nhau nghe
- 3 HS đại diện 3 nhóm thi đọc
5. Hoạt động ứng dụng: (2phút)
+ Bài văn ca ngợi điều gì ?
+ Cây thảo quả có tác dụng gì ?
- HS nghe
- HS nghe và thực hiện
6. Hoạt động sáng tạo: (1 phút)
- Ngoài cây thảo quả, em hãy nêu tên
một vài loại cây thuốc Nam mà em biết?
- Hãy yêu quý, chăm sóc các loại cây mà các em vừa kể vì nó là những cây thuốc Nam rất có ích cho con người. Ngoài ra các em cần phải biết chăm sóc và bảo vệ các loại cây xanh xung quanh mình để môi trường ngày càng trong sạch.
- Nhận xét tiết học, chuẩn bị bài học sau
- Lá tía tô, cây nhọ nồi, củ sả, hương nhu,...

- HS nghe

Trên đây là Giáo án lớp 5 tuần 12 soạn theo ĐHPTNLHS mới nhất.
Tài liệu đầy đủ, chi tiết và miễn phí tải xuống tại file doc dưới đây:
Tham khảo nhiều hơn tại: https://giaoanchuan.com/
 

Đính kèm

  • Tuần 12_Giáo án lớp 5 soạn theo ĐHPTNLHS.doc
    557.5 KB · Lượt xem: 23
Sửa lần cuối:

Giao Vien

Moderator
Xu
0
Toán

NHÂN MỘT SỐ THẬP PHÂN VỚI 10, 100, 1000,....

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: - Nhân nhẩm 1 số thập phân với 10, 100, 1000 …

- Chuyển đổi đơn vị đo của số đo độ dài dưới dạng số thập phân.

2. Kĩ năng: Vận dụng nhân nhẩm và chuyển đổi đơn vị đo của số đo độ dài dưới dạng số thập phân để làm các bài toán có liên quan.

3. Thái độ: Giáo dục học sinh tính cẩn thận, gọn gàng, khoa học. Yêu thích học toán.

*HS cả lớp làm được bài 1, bài 2.

4. Năng lực:

- Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo,

- Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hoá toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học

II. CHUẨN BỊ

1. Đồ dùng

- Giáo viên: Sách giáo khoa, bảng phụ.

- Học sinh: Sách giáo khoa, vở viết...

1. Phương pháp và kĩ thuật dạy học:

- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, trò chơi học tập.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, tia chớp, động não

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

Hoạt động của thầyHoạt động của trò
1. Hoạt động khởi động:(5 phút)
- Cho HS tổ chức chơi trò chơi"Nối nhanh, nối đúng"
2,5 x 436
4,5 x 82
0,5 x 411
5,5 x 210
- Cách chơi: Gồm hai đội, mỗi đội có 4 em tham gia chơi. Khi có hiệu lệnh nhanh chóng lên nối phép tính với kết quả đúng. Đội nào nhanh và đúng hơn thì đội đó thắng, các bạn HS còn lại cổ vũ cho 2 đội chơi.
- GV nhận xét tuyên dương HS tham gia chơi.
- Giới thiệu bài- ghi bảng
- HS tham gia chơi trò chơi












- HS nghe
- HS mở sách, vở ghi đầu bài
2.Hoạt động hình thành kiến thức mới:(15 phút)
*Mục tiêu: Biết cách nhân nhẩm 1 số thập phân với 10, 100, 1000 …
*Cách tiến hành:
* Ví dụ 1: HĐ cả lớp
- GV nêu ví dụ: Hãy thực hiện phép tính 27,867
PheEfo2G7yyBATyZT-MtpX2gscfS6o1LVRVKapXqQ2zWn6o4qW6nJ-tqwaEGfJwKzAgIeDPecze5bbS460dQp0y_ty13B6o033Nk8fHLhEUR-0scbzadTG65P05iYhMeOPmNpqs
10.

- GV nhận xét phần đặt tính và tính của HS.
- GV nêu : Vậy ta có :
27,867
PheEfo2G7yyBATyZT-MtpX2gscfS6o1LVRVKapXqQ2zWn6o4qW6nJ-tqwaEGfJwKzAgIeDPecze5bbS460dQp0y_ty13B6o033Nk8fHLhEUR-0scbzadTG65P05iYhMeOPmNpqs
10 = 278,67
- GV hướng dẫn HS nhận xét để rút ra quy tắc nhân nhẩm một số thập phân với 10 :
+ Nêu rõ các thừa số , tích của phép nhân 27,867
PheEfo2G7yyBATyZT-MtpX2gscfS6o1LVRVKapXqQ2zWn6o4qW6nJ-tqwaEGfJwKzAgIeDPecze5bbS460dQp0y_ty13B6o033Nk8fHLhEUR-0scbzadTG65P05iYhMeOPmNpqs
10 = 278,67.

+ Suy nghĩ để tìm cách viết 27,867 thành 278,67.

+ Vậy khi nhân một số thập phân với 10 ta có thể tìm được ngay kết quả bằng cách nào ?
* Ví dụ 2: HĐ cả lớp
- GV nêu ví dụ: Hãy đặt tính và thực hiện tính 53,286
PheEfo2G7yyBATyZT-MtpX2gscfS6o1LVRVKapXqQ2zWn6o4qW6nJ-tqwaEGfJwKzAgIeDPecze5bbS460dQp0y_ty13B6o033Nk8fHLhEUR-0scbzadTG65P05iYhMeOPmNpqs
100.



- GV nhận xét phần đặt tính và kết quả tính của HS.
- Vậy 53,286
PheEfo2G7yyBATyZT-MtpX2gscfS6o1LVRVKapXqQ2zWn6o4qW6nJ-tqwaEGfJwKzAgIeDPecze5bbS460dQp0y_ty13B6o033Nk8fHLhEUR-0scbzadTG65P05iYhMeOPmNpqs
100 bằng bao nhiêu ?
- GV hướng dẫn HS nhận xét để tìm quy tắc nhân nhẩm một số thập phân với 100.
+ Hãy tìm cách để viết 53,286 thành 5328,6.

+ Dựa vào nhận xét trên em hãy cho biết làm thế nào để có được ngay tích 53,286
PheEfo2G7yyBATyZT-MtpX2gscfS6o1LVRVKapXqQ2zWn6o4qW6nJ-tqwaEGfJwKzAgIeDPecze5bbS460dQp0y_ty13B6o033Nk8fHLhEUR-0scbzadTG65P05iYhMeOPmNpqs
100 mà không cần thực hiện phép tính ?
+ Vậy khi nhân một số thập phân với 100 ta có thể tìm được ngay kết quả bằng cách nào ?
* Quy tắc nhân nhẩm một số thập phân với 10, 100, 1000,....(HĐ cặp đôi)
- Muốn nhân một số thập phân với 10 ta làm như thế nào ?

- Số 10 có mấy chữ số 0 ?
- Muốn nhân một số thập phân với 100 ta làm như thế nào ?

- Số 100 có mấy chữ số 0 ?
- Dựa vào cách nhân một số thập phân với 10; 100, hãy nêu cách nhân một số thập phân với 1000.
- Hãy nêu quy tắc nhân một số thập phân với 10; 100;1000....
- GV yêu cầu HS học thuộc quy tắc ngay tại lớp.

- 1 HS lên bảng thực hiện, HS cả lớp làm bài vào vở nháp.
27,867
PheEfo2G7yyBATyZT-MtpX2gscfS6o1LVRVKapXqQ2zWn6o4qW6nJ-tqwaEGfJwKzAgIeDPecze5bbS460dQp0y_ty13B6o033Nk8fHLhEUR-0scbzadTG65P05iYhMeOPmNpqs
10
image

278,670

- HS nhận xét theo hướng dẫn của GV.


+ Thừa số thứ nhất là 27,867 thừa số thứ hai là 10, tích là 278,67.
+ Nếu ta chuyển dấu phẩy của số 27,867 sang bên phải một chữ số thì ta được số
278,67.
+ Khi nhân một số thập phân với 10 ta chỉ cần chuyển dấu phẩy của số đó sang bên phải một chữ số là được ngay tích.

- 1 HS lên bảng thực hiện phép tính, HS cả lớp làm bài vào giấy nháp.
53,286
PheEfo2G7yyBATyZT-MtpX2gscfS6o1LVRVKapXqQ2zWn6o4qW6nJ-tqwaEGfJwKzAgIeDPecze5bbS460dQp0y_ty13B6o033Nk8fHLhEUR-0scbzadTG65P05iYhMeOPmNpqs
100
image

5328,600
- HS cả lớp theo dõi.

- HS nêu : 53,286
PheEfo2G7yyBATyZT-MtpX2gscfS6o1LVRVKapXqQ2zWn6o4qW6nJ-tqwaEGfJwKzAgIeDPecze5bbS460dQp0y_ty13B6o033Nk8fHLhEUR-0scbzadTG65P05iYhMeOPmNpqs
100 = 5328,6
- HS nhận xét theo hướng dẫn của GV.


+ Nếu chuyển dấu phẩy của số 53,286 sang bên phải hai chữ số thì ta được số 5328,6
+ Khi cần tìm tích 53,286
PheEfo2G7yyBATyZT-MtpX2gscfS6o1LVRVKapXqQ2zWn6o4qW6nJ-tqwaEGfJwKzAgIeDPecze5bbS460dQp0y_ty13B6o033Nk8fHLhEUR-0scbzadTG65P05iYhMeOPmNpqs
100 ta chỉ cần chuyển dấu phẩy của 53,286 sang bên phải hai chữ số là được tích 5328,6 mà không cần thực hiện phép tính.
+ Khi nhân một số thập phân với 100 ta chỉ cần chuyển dấu phẩy sang bên phải hai chữ số là được ngay tích.
- Cho HS thảo luận cặp đôi để nêu quy tắc sau đó chia sẻ trước lớp.

- Muốn nhân một số thập phân với 10 ta chỉ cần chuyển dấu phẩy của số đó sang bên phải một chữ số.
- Số 10 có một chữ số 0.
- Muốn nhân một số thập phân với 100 ta chuyển dấu phẩy của số đó sang bên phải hai chữ số.
- Số 100 có hai chữ số 0.
- Muốn nhân một số thập phân với 1000 ta chỉ việc chuyển dấu phẩy của số đó sang bên phải ba chữ số.
- 3,4 HS nêu trước lớp.

- HS nghe và thực hiện.
3. HĐ thực hành: (15 phút)
*Mục tiêu: Vận dụng nhân nhẩm và chuyển đổi đơn vị đo của số đo độ dài dưới dạng số thập phân để làm các bài toán có liên quan.
- HS cả lớp làm được bài 1, bài 2.
- HS (M3,4) làm được tất cả các bài tập.
*Cách tiến hành:
Bài 1: HĐ cặp đôi
- Gọi HS đọc yêu cầu
- GV yêu cầu HS tự làm bài theo cặp
- GV nhận xét


Bài 2: HĐ cá nhân
- GV gọi HS đọc đề bài toán.

- GV yêu cầu HS làm cá nhân
- GV nhận xét HS.



Bài 3(M3,4): HĐ cá nhân
- Cho HS đọc đề bài, làm bài cá nhân
- GV có thể hướng dẫn HS giải bằng các câu hỏi:
+ Bài toán cho biết những gì và hỏi gì?
+ Cân nặng của can dầu hoả là tổng cân nặng của những phần nào?
+ 10 lít dầu hoả cân nặng bao nhiêu ki-lô-gam


- HS đọc: Nhân nhẩm cho nhau nghe
1,4 x 10 = 14 9,63 x 10 = 96,3
2,1 x 100 = 210 25,08 x 100 = 2508
7,2 x 1000 = 7200 5,32 x1000 = 5320

- Viết các số đo sau dưới dạng số đo có đơn vị là cm.
- HS làm bài cá nhân, chia sẻ kết quả
a. 10,4dm = 104cm;
b. 12,6m = 1260cm
c. 0,856m = 85,6cm;
d. 5,75dm = 57,5cm

- HS đọc bài và làm bài
- HS nghe
- HS giải
Bài giải
10l dầu hỏa cân nặng là:
0,8 x 10 = 8(kg)
Can dầu hỏa đó cân nặng là:
8 + 1,3 = 9,3 (kg)
Đáp số: 9,3kg
4. Hoạt động ứng dụng:(3 phút)
- Cho HS nhắc lại những phần chính trong tiết dạy và làm miệng một số phép tính sau:
5,12 x 10 =
4,2 x 100 =
456,7 x 1000 =
- Học sinh nêu miệng.
5. Hoạt động sáng tạo: (1 phút)
- Về nhà nghĩ ra các phép toán nhân nhẩm với 10; 100; 1000;.. để làm thêm- HS nghe và thực hiện.
 

Giao Vien

Moderator
Xu
0
Lịch sử

VƯỢT QUA TÌNH THẾ HIỂM NGHÈO

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: - Biết sau CM tháng Tám 1945, nước ta đứng trước những khó khăn to lớn: “giặc đói”, “giặc dốt”, “giặc ngoại xâm”..

- Biết các biện pháp nhân dân ta đã thực hiện để chống lại “giặc đói”, “giặc dốt”:

quyên góp gạo cho người nghèo, tăng gia sản xuất, phong trào xoá nạn mù chữ,...

2. Kĩ năng: Nêu được các biện pháp nhân dân ta đã thực hiện để chống lại “giặc đói” “giặc dốt”: quyên góp gạo cho người nghèo, tăng gia sản xuất, phong trào xoá nạn mù chữ...

3. Thái độ: Tự hào về lịch sử dân tộc.

4. Năng lực:

- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

- Năng lực hiểu biết cơ bản về Lịch sử, năng lực tìm tòi và khám phá Lịch sử, năng lực vận dụng kiến thức Lịch sử vào thực tiễn

II. CHUẨN BỊ

1. Đồ dùng

- GV: Các hình minh họa trong SGK.

- HS: SGK, vở

2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học

- Vấn đáp , quan sát,thảo luận nhóm, trò chơi,....

- Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi.

- Kĩ thuật trình bày một phút

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

Hoạt động của thầyHoạt động của trò
1. Hoạt động khởi động:(5 phút)
- Cho HS tổ chức thi trả lời câu hỏi sau:
- Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam diễn ra ở đâu? Do ai chủ trì? Kết quả của hội nghị ?
- Cuối bản Tuyên ngôn Độc lập, Bác Hồ thay mặt nhân dân Việt Nam khẳng định điều gì ?
- GV nhận xét , tuyên dương
- Giới thiệu bài - Ghi bảng

- Học sinh trả lời






- HS nghe
- HS ghi đầu bài vào vở
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới:(27 phút)
* Mục tiêu: - Biết sau CM tháng Tám 1945, nước ta đứng trước những khó khăn to lớn: “giặc đói”, “giặc dốt”, “giặc ngoại xâm”..
- Các biện pháp nhân dân ta đã thực hiện để chống lại “giặc đói”, “giặc dốt”:
quyên góp gạo cho người nghèo, tăng gia sản xuất, phong trào xoá nạn mù chữ,...
* Cách tiến hành:
* Hoạt động 1: Hoàn cảnh Việt Nam sau cách mạng tháng Tám
- Học sinh đọc từ "Từ cuối năm- sợi tóc" thảo luận nhóm trả lời câu hỏi:
+ Vì sao nói: ngay sau Cách mạng tháng Tám, nước ta ở trong tình thế "Nghìn cân treo sợi tóc".
+ Hoàn cảnh nước ta lúc đó có những khó khăn, nguy hiểm gì?
- Học sinh phát biểu ý kiến.
- Đàm thoại:
+ Nếu không đẩy lùi được nạn đói và nạn dốt thì điều gì có thể xảy ra?
+ Vì sao Bác Hồ gọi nạn đói và nạn dốt là giặc?
* Hoạt động 2: Đẩy lùi giặc đói, giặc dốt (HĐ cả lớp)
- Yêu cầu: Quan sát hình minh họa 2, 3 trang 25, 26 SGK.
+ Hình chụp cảnh gì?



+ Em hiểu thế nào là "Bình dân học vụ"

- Yêu cầu học sinh bổ sung thêm các ý kiến khác.
* Hoạt động 3: Ý nghĩa của việc đẩy lùi "Giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm"
- Học sinh thảo luận theo nhóm, trả lời câu hỏi:
+ Chỉ trong một thời gian ngắn, nhân dân ta đã làm được những công việc để đẩy lùi những khó khăn, việc đó cho thấy sức mạnh của nhân dân ta như thế nào?
+ Khi lãnh đạo cách mạng vượt qua được cơn hiểm nghèo, uy tín của Chính phủ và Bác Hồ như thế nào?
* Hoạt động 4: Bác Hồ trong những ngày diệt "Giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm"
- 1 em đọc câu chuyện về Bác Hồ trong đoạn "Bác HVT - cho ai được".
+ Em có cảm nghĩ gì về việc làm của Bác Hồ qua câu chuyện trên?


- HS đọc, thảo luận nhóm TLCH

- Tình thế vô cùng bấp bênh, nguy hiểm, đất nước gặp muôn vàn khó khăn.
- Hơn 2 triệu người chết, nông nghiệp đình đốn, 90% người mù chữ v.v...
- Đại diện nhóm nêu ý kiến.

- Đồng bào ta chết đói, không đủ sức chống giặc ngoại xâm.
- Chúng cũng nguy hiểm như giặc ngoại xâm.


- HS quan sát

- Hình 2: Nhân dân đang quyên góp gạo.
- Hình 3: Chụp một lớp bình dân học vụ.
- Lớp dành cho người lớn tuổi học ngoài giờ lao động.





- Nhóm trưởng điều khiển nhóm thảo luận
- Tinh thần đoàn kết trên dưới một lòng và cho thấy sức mạnh to lớn của nhân dân ta.


- Nhân dân một lòng tin tưởng vào Chính phủ, vào Bác Hồ để làm cách mạng


- Một số học sinh nêu ý kiến.
3. Hoạt động ứng dụng:(3 phút)
- Em phải làm gì để đáp lại lòng mong muốn của Bác Hồ ? - HS nêu
4. Hoạt động sáng tạo: (1 phút)
- Sưu tầm các tài liệu nói về phong trào Bình dân học vụ của nước ta trong giai đoạn mới giành được độc lập năm 1945.- HS nghe và thực hiện
 

Định hướng - GAC

Diễn đàn GAC - Giáo Án Chuẩn, nơi các Giáo viên, Phhs có thể tìm kiếm và chia sẻ những tài liệu giáo dục, những câu chuyện nghề nghiệp. Và cùng nhau thảo luận các chủ đề nuôi dạy con trẻ, chăm sóc sức khỏe, kinh doanh, du lịch, cuộc sống, tình yêu, hạnh phúc gia đình,...
Shoutbox
Hãy đăng nhập để bắt đầu trò chuyện
  1. No shouts have been posted yet.
Nơi bạn có thể chia sẻ, hỏi đáp nhanh với tất cả mọi người

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.
Top