giáo án Lớp 5 tuần 17 soạn theo định hướng phát triển năng lực học sinh mới nhất

Giao Vien

Moderator
Xu
0
Giáo án lớp 5 tuần 17 được soạn theo Định hướng phát triển năng lực học sinh (ĐHPTNLHS) đầy đủ và chi tiết và mới nhất từ nhóm giáo viên tâm huyết. Đặc biệt là giáo được xây dựng bằng hệ thống hình ảnh minh họa giúp cho học sinh dễ hiểu và hứng thú hơn trong khi làm bài. Mục đích bài học giúp cho các em đọc trôi chảy và hiểu được nội dung thông qua bài đọc: “ Ngu công xã Trịnh Tường “ và có những kĩ năng về giải toán bằng tỉ số phần trăm trong môn Toán. Và ôn tập học kì 1 môn Lịch sử.

6605


TUẦN 17

Tập đọc

NGU CÔNG XÃ TRỊNH TƯỜNG

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Hiểu ý nghĩa bài văn : Ca ngợi ông Lìn cần cù, sáng tạo, dám thay đổi tập quán canh tác của cả một vùng, làm thay đổi cuộc sống của cả thôn. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK).

2. Kĩ năng: Biết đọc diễn cảm bài văn .

3. Thái độ: Học tập cần cù, chủ động, sáng tạo.

* GDBVMT: Khai thác gián tiếp nội dung bài. GV: Ông Phàn Phù Lìn xứng đáng được Chủ tịch nước khen ngợi không chỉ vì thành tích giúp đỡ bà con thôn bản làm kinh tế giỏi mà còn nêu tấm gương sáng về bảo vệ dòng nước thiên nhiên và trồng cây gây rừng để giữ gìn môi trường sống đẹp.

4. Năng lực:

- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

- Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.

II. CHUẨN BỊ

1. Đồ dùng

- Giáo viên: Sách giáo khoa, tranh minh hoạ trang 146, bảng phụ viết sẵn đoạn văn cần luyện đọc

- Học sinh: Sách giáo khoa

2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học:

- Phương pháp vấn đáp, động não, thực hành, thảo luận nhóm.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút, động não.

- Hình thức dạy học cả lớp, theo nhóm, cá nhân.

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC


Hoạt động của thầyHoạt động của trò
1. HĐ khởi động: (3 phút)
- Tổ chức cho học sinh thi đọc bài Thầy cúng đi bệnh viện
- Giáo viên nhận xét.
- Giới thiệu bài và tựa bài: Ngu Công xã Trịnh Tường.
- Học sinh thực hiện.

- Lắng nghe.
- Học sinh nhắc lại tên bài và mở sách giáo khoa.
2. HĐ Luyện đọc: (12 phút)
*Mục tiêu:
- Rèn đọc đúng từ khó trong bài : ngoằn ngoèo, lúa nương, lúa nước, lúa lai...
- Rèn đọc đúng câu, từ, đoạn.
- Hiểu nghĩa các từ ngữ mới: Ngu Công, cao sản....
*Cách tiến hành:
- Cho HS đọc toàn bài.



- Cho HS nối tiếp nhau đọc toàn bài trong nhóm




- Luyện đọc theo cặp.
- HS đọc toàn bài
- GV đọc mẫu.
Lưu ý: Quan sát và theo dõi tốc độ đọc của đối tượng M1
- 1 HS đọc toàn bài, chia đoạn
+ Đoạn 1: Từ đầu.......trồng lúa
+ Đoạn 2: Tiếp...như trước nước
+ Đoạn 3: Còn lại
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm đọc
+ HS đọc nối tiếp lần 1 kết hợp luyện đọc từ khó, câu khó.
+ HS đọc nối tiếp lần 2 kết hợp giải nghĩa từ.
+ Thi đọc đoạn giữa các nhóm
- 2 HS đọc cho nhau nghe
- 1 HS đọc
- HS theo dõi.
3. HĐ Tìm hiểu bài: (20 phút)
*Mục tiêu: Hiểu ý nghĩa bài văn : Ca ngợi ông Lìn cần cù, sáng tạo, dám thay đổi tập quán canh tác của cả một vùng, làm thay đổi cuộc sống của cả thôn. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK).
*Cách tiến hành:
- Cho HS đọc câu hỏi trong SGK
- Giao nhiệm vụ cho các nhóm đọc bài và TLCH, chia sẻ trước lớp.
+ Đến huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai mọi người sẽ ngạc nhiên vì điều gì?

+ Ông Lìn đã làm thế nào để đưa nước về thôn?



+ Nhờ có mương nước, tập quán canh tác và cuộc sống ở nông thôn Phìn Ngan đã thay đổi như thế nào?





+ Ông Lìn đã nghĩ ra cách gì để giữ rừng bảo vệ dòng nước?

+ Thảo quả là cây gì?


+ Cây thảo quả mang lại lợi ích gì cho bà con Phìn Ngan?


+ Câu chuyện giúp em hiểu điều gì?



+ Nội dung bài nói lên điều gì?
Lưu ý:
- Đọc đúng: M1, M2
- Đọc hay: M3, M4
- HS đọc
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm thảo luận TLCH sau đó chia sẻ trước lớp
- Mọi người hết sức ngỡ ngàng thấy một dòng mương ngoằn ngoèo vắt ngang những đồi cao.
- Ông đã lần mò trong rừng sâu hàng tháng trời để tìm nguồn nước. Ông đã cùng vợ con đào suốt một năm trời được gần 4 cây số mương nước từ rừng già về thôn.
- Nhờ có mương nước, tập quán canh tác ở Phìn Ngan dã thay đổi: đồng bào không làm nương như trước mà chuyển sang trồng lúa nước, không làm nương nên không còn phá rừng, đời sống của bà con cũng thay đổi nhờ trồng lúa lai cao sản, cả thôn không còn hộ đói.
- Ông đã lặn lội đến các xã bạn học cách trồng thảo quả về hướng dẫn bà con cùng trồng.
- Là quả là cây thân cỏ cùng họ với gừng, mọc thành cụm, khi chín màu đỏ nâu, dùng làm thuốc hoặc gia vị.
- Mang lại lợi ích kinh tế to lớn cho bà con: nhiều hộ trong thôn mỗi năm thu mấy chục triệu, ông Phìn mỗi năm thu hai trăm triệu.
- Câu chuyện giúp em hiểu muốn chiến thắng được đói nghèo, lạc hậu phải có quyết tâm cao và tinh thần vượt khó.
+ Bài ca ngợi ông Lìn cần cù, sáng tạo, dám thay đổi tập quán canh tác của cả một vùng, làm thay đổi cuộc sống của cả thôn
4. HĐ Luyện đọc lại - Đọc diễn cảm: (8 phút)
*Mục tiêu:
- Học sinh đọc đúng, ngắt nghỉ đúng chỗ, biết nhấn giọng ở những từ ngữ cần thiết.
*Cách tiến hành:
- 3 HS đọc nối tiếp và lớp tìm cách đọc hay
- GV treo bảng phụ ghi sẵn đoạn cần luyện đọc
- GV đọc mẫu
- HS thi đọc trong nhóm
- Đại diện nhóm thi đọc
- GV nhận xét đánh giá
- HS nghe, tìm cách đọc hay



- 2 HS đọc cho nhau nghe
- 3 HS thi đọc
- HS nghe
5. HĐ ứng dụng: (2 phút)
- Địa phương em có những loại cây trồng nào giúp nhân dân xóa đói, giảm nghèo ?- Cây nhãn, cam, bưởi,...
6. Hoạt động sáng tạo:(2 phút)
- Nhận xét tiết học
- Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài Ca dao về lao động sản xuất.
- Tìm hiểu các tấm gương lao động sản xuất giỏi của địa phương em.
- Lắng nghe.
- Lắng nghe và thực hiện.

Trên đây là Giáo án lớp 5 tuần 17 soạn theo ĐHPTNLHS.
Tài liệu đầy đủ, chi tiết và miễn phí tải xuống tại file doc dưới đây:
Tham khảo nhiều hơn tại: https://giaoanchuan.com/
 

Đính kèm

  • Tuần 17_Giáo án lớp 5 soạn theo ĐHPTNLHS.doc
    522 KB · Lượt xem: 22
Sửa lần cuối:

Giao Vien

Moderator
Xu
0
Toán

LUYỆN TẬP CHUNG

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Biết thực hiện các phép tính với số thập phân và giải các bài toán liên quan đến tỉ số phần trăm.

- HS làm bài1a, bài 2(a), bài 3 .

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng giải toán về tỉ số phần trăm.

3. Thái độ: Tích cực học tập

4. Năng lực:

- Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo,

- Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hoá toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học

II. CHUẨN BỊ

1. Đồ dùng

- Giáo viên: Sách giáo khoa

- Học sinh: Sách giáo khoa, vở

2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học:

- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, trò chơi học tập.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, tia chớp, động não

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC


Hoạt động của thầyHoạt động của trò
1. Hoạt động khởi động:(5phút)
- Cho HS hát
- Cho HS làm:
+ Tìm một số biết 30% của nó là 72 ?
- GV nhận xét
- Giới thiệu bài - Ghi bảng
- HS hát
- HS làm:
72
eXypTT_n_IcEcMN6wH7JE_qOvpFCzQVfDJzeNpTOF9xc_jhOchvumY9c7nlecVybuJ3aSNkg60eoxBTsZfU7X4fHmMbXvAAPAa22cKR4P3eZ2EHooMoXB1VISnRrCMAU2Ta63vU
100 : 30 = 240
- HS nghe
- HS ghi vở
2. Hoạt động thực hành:(30 phút)
* Mục tiêu:
- Biết thực hiện các phép tính với số thập phân và giải các bài toán liên quan đến tỉ số phần trăm.
- HS làm bài1a, bài 2(a), bài 3 .
* Cách tiến hành:
Bài 1a: Cá nhân
- HS đọc yêu cầu.
- GV yêu cầu HS đặt tính rồi tính.

- GV gọi HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng cả về cách đặt tính lẫn kết quả tính
- GV nhận xét

Bài 2a: HĐ cá nhân
- Bài 2 yêu cầu làm gì?
- Yêu cầu HS làm bài
- GV cho HS nhận xét bài làm của nhau trong vở
- GV nhận xét chữa bài. Yêu cầu HS nêu thứ tự thực hiện các phép tính trong biểu thức.

Bài 3: HĐ cá nhân
- GV gọi HS đọc đề bài toán trước lớp.
- Hướng dẫn HS tìm hiểu đề bài
- Bài toán cho biết gì?
- Bài toán y/c tìm gì?
- Y/c HS tóm tắt làm bài vào vở, 1 HS chia sẻ
- GVnhận xét chữa bài












Bài 2b(M3,4):HĐ cá nhân
- Cho HS đọc bài và làm bài vào vở
- GV quan sát uốn nắn HS

- Tính
- HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở
- HS đổi chéo vở nhận xét, HS nhận xét bảng lớp, cả lớp theo dõi và bổ sung ý kiến.
Kết quả tính đúng là :
a) 216,72 : 42 = 5,16

- Tính giá trị của biểu thức
- HS cả lớp làm bài vào vở.
- HS nhận xét bài bạn, HS chia sẻ, cả lớp theo dõi và bổ sung.
a) (131,4 - 80,8) : 2,3 + 21,84
pqVjjBbR2kDnD-upS7-qAmQ7mzRHp-NaqYMp-dBUh9eWTnNoTzMnnr32hNNw-7PUm5uRt0ZfHwSA_vwr3Vx8sHy-4Fp45UzTXm-ap4GFN_YoCy88jZJOWjtM8oEB4to7WcsyF6g
2
= 50,6 : 2,3 + 21,84
pqVjjBbR2kDnD-upS7-qAmQ7mzRHp-NaqYMp-dBUh9eWTnNoTzMnnr32hNNw-7PUm5uRt0ZfHwSA_vwr3Vx8sHy-4Fp45UzTXm-ap4GFN_YoCy88jZJOWjtM8oEB4to7WcsyF6g
2
= 22 + 43,68
= 65,68

- 1 HS đọc đề bài toán trước lớp, HS cả lớp đọc thầm đề bài trong SGK.


- HS cả lớp làm bài vào vở, chia sẻ
Giải
a) Từ cuối năm 2000 đến cuối 2001 số người thêm là:
15875 - 15625 = 250 (người)
Tỉ số % số dân tăng thêm là:
250 : 15625 = 0,016
0,016 = 1,6%
b) Từ cuối năm 2001 đến cuối năm 2002 số người tăng thêm là:
15875 x 1,6 : 100 = 254 (người)
Cuối năm 2002 số dân của phường đó là:
15875 + 254 = 16129 (người)
Đáp số: 16129 người

- HS làm bài, báo cáo giáo viên
b) 8,16 : ( 1,32 + 3,48) - 0,345 : 2
= 8,16 : 4,8 - 0,1725
= 1,7 - 0,1725
= 1,5275
3.Hoạt động ứng dụng:(2 phút)
- Cho HS vận dụng làm phép tính sau:
( 48,2 + 22,69 ) : 8,5
- HS làm bài
( 48,2 + 22,69 ) : 8,5 = 70,89 : 8,5
= 8,34
4. Hoạt động sáng tạo: (1 phút)
- Về nhà tìm các bài toán liên quan đến các phép tính với số thập phân để làm thêm- HS nghe và thực hiện
 

Giao Vien

Moderator
Xu
0
Lịch sử

ÔN TẬP HỌC KÌ I

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Hệ thống những sự kiện lịch sử tiêu biểu từ 1858 đến trước chiến dịch Điện Biên Phủ 1954.

Ví dụ: Phong trào chống Pháp của Trương Định; Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời; khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nộ; chiến dịch Việt Bắc; chiến thắng Biên giới.

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng sử dụng bản đồ, hệ thống háo kiến thức lịch sử.

3. Thái độ: Tự hào về tinh thần bất khuất, quyết bảo vệ độc lập dân tộc của nhân dân Việt Nam.

4. Năng lực:

- Năng lực tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sán g tạo.

- Năng lực hiểu biết cơ bản về Lịch sử, năng lực tìm tòi và khám phá Lịch sử, năng lực vận dụng kiến thức Lịch sử vào thực tiễn

II. CHUẨN BỊ

1. Đồ dùng

- GV:

+ Bản đồ hành chính VN

+ Các hình minh hoạ trong SGK từ bài 12- 17

+ Lược đồ các chiến dịch VB thu- đông 1947, biên giới thu- đông 1950, Điện Biên Phủ 1954

- HS: SGK, vở

2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học

- Vấn đáp , quan sát,thảo luận nhóm, trò chơi....

- Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi.

- Kĩ thuật trình bày một phút

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC


Hoạt động của thầyHoạt động của trò
1. Hoạt động khởi động:(3 phút)
- Cho HS hát
- Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ hai của Đảng đã đề ra nhiệm vụ gì cho cách mạng Việt Nam?
- Nhận xét, bổ sung.
- Giới thiệu bài - Ghi bảng
- HS hát
- HS nêu


- HS nghe
- HS ghi vở
2. Hoạt động thực hành:(30 phút)
* Mục tiêu:Hệ thống những sự kiện lịch sử tiêu biểu từ 1858 đến trước chiến dịch Điện Biên Phủ 1954.
* Cách tiến hành:
Hoạt động 1: Lập bảng các sự kiện lịch sử tiêu biểu từ 1945- 1954
- Gọi HS đã lập bảng thống kê vào giấy khổ to dán bài của mình lên bảng
- Yêu cầu HS theo dõi nhận xét
- GV nhận xét
- HĐ cá nhân

- HS lập bảng thống kê
- HS đọc bảng thống kê của bạn đối chiếu với bài của mình và bổ sung ý kiến
Bảng thống kê các sự kiện lịch sử tiêu biểu từ 1945-1954
Thời gianSự kiện lịch sử tiêu biểu
Cuối năm 1945-1946Đẩy lùi giặc đói giặc dốt
19-12-1946Trung ương Đảng và chính phủ phát động toàn quốc kháng chiến
20-12-1946Đài tiếng nói VN phát lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của BH
20-12-1946 đến tháng 2-1947Cả nước đồng loạt nổ súng chiến đấu, tiêu biểu là cuộc chiến đấu của nhân dân HN với tinh thần quyết tử cho tổ quốc quyết sinh
Thu- đông 1947Chiến dịch Việt Bắc mồ chôn giặc pháp
Thu- đông 1950Chiến dịch Biên giới
Trận Đông Khê, gương chiến dấu dũng cảm của anh La Văn Cầu
Sau chiến dịch Biên giới tháng 2-1951


1-5-1952
Tập trung xây dựng hậu phương vững mạnh, chuẩn bị cho tuyền tuyến sẵn sàng chiến đấu
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 2 của đảng đề ra nhiệm vụ cho kháng chiến
Khai mạc đại hội chiến sĩ thi đua và cán bộ gương mẫu toàn quốc đại hội bầu ra 7 anh hùng.
30-3 - 1954 đến 7-5-1954Chiến dịch Điện Biên Phủ toàn thắng. Phan Đình Giót lấy thân mình lấp lỗ châu mai.
Hoạt động 2: Trò chơi “Đi tìm địa chỉ đỏ”
Hướng dẫn học sinh chơi
- Luật chơi: mỗi học sinh lên hái 1 bông hoa, đọc tên địa danh (có thể chỉ trên bản đồ), kể lại sự kiện, nhân vật lịch sử tương ứng với địa danh đó.
- Cho HS lần lượt lên hái và trả lời
- GV và HS nhận xét tuyên dương






- Học sinh chơi trò chơi:
- Hà Nội:
+ Tiếng súng kháng chiến toàn quốc bùng nổ ngày 19/12/1946
+ Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến sáng ngày 20/12/ 1946
- Huế: ....
- Đà Nẵng: .....
- Việt Bắc: .....
- Đoan Hùng: ....
- Chợ Mới, chợ Đồn: .....
- Đông Khê: .....
- Điện Biên Phủ: ......
3.Hoạt động ứng dụng:(2 phút)
- Em ấn tượng nhất với sự kiện lịch sử nào ? Vì sao ?- HS nêu
4. Hoạt động sáng tạo:(1 phút)
- Vẽ một bức tranh mô tả một sự kiện lịch sử mà em ấn tượng nhất.- HS nghe và thực hiện
 

Định hướng - GAC

Diễn đàn GAC - Giáo Án Chuẩn, nơi các Giáo viên, Phhs có thể tìm kiếm và chia sẻ những tài liệu giáo dục, những câu chuyện nghề nghiệp. Và cùng nhau thảo luận các chủ đề nuôi dạy con trẻ, chăm sóc sức khỏe, kinh doanh, du lịch, cuộc sống, tình yêu, hạnh phúc gia đình,...
Shoutbox
Hãy đăng nhập để bắt đầu trò chuyện
  1. No shouts have been posted yet.
Nơi bạn có thể chia sẻ, hỏi đáp nhanh với tất cả mọi người

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.
Top