giáo án Lớp 5 tuần 25 soạn theo định hướng phát triển năng lực học sinh mới nhất

Giao Vien

Moderator
Xu
0
Giáo án lớp 5 tuần 25 được soạn theo Định hướng phát triển năng lực học sinh (ĐHPTNLHS) đầy đủ và chi tiết. Đặc biệt là giáo được xây dựng bằng hệ thống hình ảnh minh họa giúp cho học sinh dễ hiểu và hứng thú hơn trong khi làm bài. Mục đích bài học giúp cho các em đọc trôi chảy và hiểu được nội dung thông qua bài đọc: “ Phong cảnh đền Hùng “ và có những kĩ năng Tổng hợp kiến thức để kiểm tra giữa kì 2 trong môn Toán. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy của quân dân miền Nam vào dịp Tết Mậu Thân (1968) qua môn Lịch sử.


6621



TUẦN 25

Tập đọc

PHONG CẢNH ĐỀN HÙNG

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Hiểu ý chính : Ca ngợi vẻ đẹp tráng lệ của đền Hùng và vùng đất Tổ, đồng thời bày tỏ niềm thành kính thiêng liêng của mỗi con người đối với tổ tiên.( Trả lời được các câu hỏi trong SGK).

2. Kĩ năng: Biết đọc diễn cảm bài văn với thái độ tự hào, ca ngợi.

3. Thái độ: Giáo dục HS lòng tự hào dân tộc.

4. Năng lực:

- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

- Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.

- GDAN - QP: Ca ngợi công lao to lớn của các vua Hùng đã có công dựng nước và trách nhiệm của tuổi tre bảo vệ đất nước.

II. CHUẨN BỊ

1. Đồ dùng

- Giáo viên: Tranh minh họa bài đọc SGK; tranh, ảnh tư liệu.

- Học sinh: Sách giáo khoa

2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học:

- Phương pháp vấn đáp, động não, thực hành, thảo luận nhóm.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút, động não.

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC



Hoạt động của thầyHoạt động của trò
1. Hoạt động khởi động:(5 phút)
- Gọi 4 HS thi đọc bài : Hộp thư mật, trả lời câu hỏi về bài đọc:
+ Người liên lạc ngụy trang hộp thư mật khéo léo như thế nào?
- GV nhận xét và bổ sung cho từng HS
- Giới thiệu bài -ghi bảng
- HS đọc

- HS trả lời

- HS nghe
- HS mở sách
2. Hoạt động luyện đọc: (12phút)
* Mục tiêu: - Rèn đọc đúng từ , đọc đúng câu, đoạn.
- Hiểu nghĩa các từ ngữ mới.
- Đọc đúng các từ khó trong bài
* Cách tiến hành:
- Gọi 1 HS đọc tốt đọc bài văn.
- YC HS quan sát tranh minh họa phong cảnh đền Hùng trong SGK. Giới thiệu tranh, ảnh về đền Hùng .
- YC học sinh chia đoạn .

- Cho HS tiếp nối nhau đọc 3 đoạn của bài trong nhóm.
- YC học sinh tìm từ khó đọc, luyện đọc từ khó.

- Giúp học sinh hiểu một số từ ngữ khó.
- YC HS luyện đọc theo cặp.
- Mời 1 HS đọc lại toàn bài.
- GV đọc diễn cảm toàn bài
- 1 học sinh đọc bài, cả lớp lắng nghe.
- HS quan sát tranh.


- Bài có 3 đoạn, mỗi lần xuống dòng là một đoạn.
+ Nhóm trưởng điều khiển nhóm đọc nối tiếp lần 1 và luyện phát âm: chót vót, dập dờn, uy nghiêm, sừng sững, Ngã Ba Hạc.
+ Hs nối tiếp nhau đọc lần 2.
- Học sinh đọc chú giải trong sgk.

- Từng cặp luyện đọc.
- 1 học sinh đọc.
- HS lắng nghe.
3. Hoạt động tìm hiểu bài: (10 phút)
* Mục tiêu: Hiểu ý chính : Ca ngợi vẻ đẹp tráng lệ của đền Hùng và vùng đất Tổ, đồng thời bày tỏ niềm thành kính thiêng liêng của mỗi con người đối với tổ tiên.( Trả lời được các câu hỏi trong SGK).
* Cách tiến hành:
- YC học sinh đọc thầm theo đoạn và thảo luận trả lời câu hỏi:
+ Bài văn viết về cảnh vật gì, ở nơi nào?



+ Hãy kể những điều em biết về các vua Hùng.


+ Tìm những từ ngữ miêu tả cảnh đẹp của thiên nhiên nơi Đền Hùng

?
+ Bài văn đã gợi cho em nhớ đến một số truyền thuyết về sự nghiệp dựng nước và giữ nước của dân tộc. Hãy kể tên các truyền thuyết đó ?



+ Em hiểu câu ca dao sau như thế nào? “Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba”.
- Yêu cầu học sinh tìm nội dung của bài văn.
- Học sinh đọc thầm theo đoạn và thảo luận nhóm trả lời câu hỏi, chia sẻ
+ Bài văn tả cảnh đền Hùng, cảnh thiên nhiên vùng núi Nghĩa Lĩnh, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ, nơi thờ các vua Hùng, tổ tiên chung của dân tộc Việt Nam.
+ Các vua Hùng là những người đầu tiên lập nước Văn Lang, đóng đô ở thành Phong Châu,Phú Thọ, cách ngày nay khoảng 4000 năm.
- Có hoa hải đường rực đỏ, có cánh bướm bay lượn. Bên trái là đỉnh Ba Vì cao vời vợi. Bên phải là dãy Tam Đảo, xa xa là núi Sóc Sơn.
+ Cảnh núi Ba Vì cao vòi vọi gợi nhớ truyền thuyết Sơn Tinh - Thủy Tinh, núi Sóc Sơn gợi nhớ truyền thuyết Thánh Gióng, hình ảnh mốc đá thề gợi nhớ truyền thuyết An Dương Vương- một truyền thuyết về sự nghiệp dựng nước và giữ nước.
- Dù ai đi bất cứ đâu...cũng phải nhớ đến ngày giỗ Tổ. Không được quên cội nguồn.
- HS thảo luận, nêu:
Nội dung : Ca ngợi vẻ đẹp tráng lệ của Đền Hùng và vùng đất Tổ, đồng thời bày tỏ niềm thành kính thiêng liêng của mỗi con người đối với tổ tiên.
4. Luyện đọc diễn cảm:(8 phút)
* Mục tiêu: Biết đọc diễn cảm bài văn với thái độ tự hào, ca ngợi.
* Cách tiến hành:
- Gọi 3 HS nối tiếp nhau đọc bài văn, tìm giọng đọc.
- Bài văn nên đọc với giọng như thế nào?
- GV nhận xét cách đọc,hướng dẫn đọc và đọc diễn cảm đoạn 2, nhấn mạnh các từ: kề bên, thật là đẹp, trấn giữ, đỡ lấy, đánh thắng, mải miết, xanh mát,
- Cả lớp luyện đọc diễn cảm theo cặp, thi đọc.
- Gọi 3 em thi đọc.
- Nhận xét tuyên dương.
- 3 học sinh đọc nối tiếp, tìm giọng đọc.

- HS nêu.

- HS lắng nghe.



- HS luyện đọc diễn cảm , thi đọc
5. Hoạt động ứng dụng: (3phút)
- Bài văn muốn nói lên điều gì ?
- Qua bài văn em hiểu thêm gì về đất nước VN?
- Giáo dục hs lòng biết ơn tổ tiên.
- HS nêu


- HS nghe và thực hiện
6. Hoạt động sáng tạo:(1phút)
- Về nhà tìm hiểu về các Vua Hùng.- HS nghe và thực hiện


Trên đây là Giáo án lớp 5 tuần 25 soạn theo ĐHPTNLHS mới nhất.
Tài liệu đầy đủ, chi tiết và miễn phí tải xuống tại đây:
Tham khảo nhiều hơn tại: https://giaoanchuan.com/
 

Đính kèm

  • Tuần 25_Giáo án lớp 5 soạn theo ĐHPTNLHS.doc
    512 KB · Lượt xem: 44
Sửa lần cuối:

Giao Vien

Moderator
Xu
0
Lịch sử

SẤM SÉT ĐÊM GIAO THỪA

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Biết cuộc Tổng tiến công và nổi dậy của quân dân miền Nam vào dịp Tết Mậu Thân (1968), tiêu biểu là cuộc chiến đấu ở Sứ quán Mĩ tại Sài Gòn:

+ Tết Mậu Thân 1968, quân và dân miền Nam đồng loạt tổng tiến công và nổi dậy ở khắp các thành phố và thị xã.

+ Cuộc chiến đấu tại Sứ quán Mĩ diễn ra quyết liệt và là sự kiện tiêu biểu cúa cuộc Tổng tiến công.

2. Kĩ năng: Nắm được ý nghĩa của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968 với cách mạng miền Nam

3. Thái độ: Giáo dục HS tình yêu quê hương, ham tìm hiểu lịch sử nước nhà.

4. Năng lực:

- Năng lực tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

- Năng lực hiểu biết cơ bản về Lịch sử, năng lực tìm tòi và khám phá Lịch sử, năng lực vận dụng kiến thức Lịch sử vào thực tiễn

II. CHUẨN BỊ

1. Đồ dùng

- GV: Ảnh tư liệu

- HS: SGK, vở

2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học

- Vấn đáp, gợi mở; thực hành, thảo luận nhóm, cá nhân.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC


Hoạt động của thầyHoạt động của trò
1. Hoạt động khởi động:(5phút)
- Cho HS chơi trò chơi "Hái hoa dân chủ" trả lời câu hỏi:
+ Ta mở đường Trường Sơn nhằm mục đích gì?
+ Đường Trường Sơn có ý nghĩa như thế nào đối với cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước của dân tộc ta?
- Cho HS nhận xét, bổ sung
- GV nhận xét
- Giới thiệu bài - Ghi bảng
- HS chơi

- HS trả lời




- HS nhận xét
- HS nghe
- HS ghi vở
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới:(28phút)
* Mục tiêu: Biết cuộc Tổng tiến công và nổi dậy của quân dân miền Nam vào dịp Tết Mậu Thân (1968), tiêu biểu là cuộc chiến đấu ở Sứ quán Mĩ tại Sài Gòn
* Cách tiến hành:
Hoạt động 1: Diễn biến cuộc tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968.
- Cho HS thảo luận nhóm, trả lời câu hỏi rồi báo cáo trước lớp.
+ Tết Mậu Thân đã diễn ra sự kiện lịch sử gì ở miền Nam?

+ Thuật lại trận đánh tiêu biểu của bộ đội ta trong dịp Tết Mậu Thân 1968? Trận nào là trận tiêu biểu trong đợt tấn công này?


+ Cùng với tấn công vào Sài Gòn, quân giải phóng đã tiến công ở những nơi nào?

+ Tại sao nói cuộc Tổng tiến công của quân và dân miền Nam vào Tết Mậu Thân năm 1968 mang tính bất ngờ và đồng loạt với quy mô lớn?
- GV nhận xét, kết luận

Hoạt động 2: Kết quả, ý nghĩa của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968.
- Cho HS thảo luận nhóm rồi chia sẻ trước lớp
+ Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968 đã tác động như thế nào đến Mĩ và chính quyền Sài Gòn?



+ Nêu ý nghĩa Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968?



- GV nhận xét, kết luận


- Làm việc theo nhóm.

- Quân dân miền Nam đồng loạt tổng tiến công và nổi dậy ở khắp thành phố, thị xã…
- Đêm 30 Tết, vào lúc lời Bác Hồ chúc Tết được truyền truyền đi thì tiếng súng của quân giải phóng cũng rền vang tại Sài Gòn và nhiều thành phố khác ở miền Nam. Sài Gòn là trọng điểm của cuộc tiến công và nổi dậy.
- Cùng với tấn công vào Sài Gòn, quân giải phóng đã tiến công ở hầu hết khắp các thành phố, thị xã ở miền Nam như Cần Thơ, Nha Trang, Huế, Đà Nẵng…
- Bất ngờ : Tấn công vào đêm giao thừa, tấn công vào các cơ quan đầu não của địch tại các thành phố lớn
- Đồng loạt: đồng thời ở nhiều thành phố, thị xã trong cùng một thời điểm.




- Thảo luận nhóm
- Đại diện nhóm trình bày
- Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968 đã làm cho hầu hết các cơ quan Trung ương và địa phương của Mĩ và chính quyến Sài Gòn bị tê liệt, khiến chúng rất hoang mang, lo sợ…
- Mĩ buộc phải thừa nhận thất bại một bước, chấp nhận đàm phán tại Pa-ri về chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam…
Sự kiện này tạo bước ngoặt cho cuộc kháng chiến.
- HS nghe
3.Hoạt động ứng dụng:(2 phút)
- Qua bài này em có suy nghĩ gì về cuộc tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968?- HS nêu
4. Hoạt động sáng tạo:(1phút)
- Sưu tầm các tư liệu về cuộc tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968- HS nghe và thực hiện
 

Lê Văn Hải

Thành Viên
Xu
0
Lịch sử

SẤM SÉT ĐÊM GIAO THỪA

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Biết cuộc Tổng tiến công và nổi dậy của quân dân miền Nam vào dịp Tết Mậu Thân (1968), tiêu biểu là cuộc chiến đấu ở Sứ quán Mĩ tại Sài Gòn:

+ Tết Mậu Thân 1968, quân và dân miền Nam đồng loạt tổng tiến công và nổi dậy ở khắp các thành phố và thị xã.

+ Cuộc chiến đấu tại Sứ quán Mĩ diễn ra quyết liệt và là sự kiện tiêu biểu cúa cuộc Tổng tiến công.

2. Kĩ năng: Nắm được ý nghĩa của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968 với cách mạng miền Nam

3. Thái độ: Giáo dục HS tình yêu quê hương, ham tìm hiểu lịch sử nước nhà.

4. Năng lực:

- Năng lực tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

- Năng lực hiểu biết cơ bản về Lịch sử, năng lực tìm tòi và khám phá Lịch sử, năng lực vận dụng kiến thức Lịch sử vào thực tiễn

II. CHUẨN BỊ

1. Đồ dùng

- GV: Ảnh tư liệu

- HS: SGK, vở

2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học

- Vấn đáp, gợi mở; thực hành, thảo luận nhóm, cá nhân.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC


Hoạt động của thầyHoạt động của trò
1. Hoạt động khởi động:(5phút)
- Cho HS chơi trò chơi "Hái hoa dân chủ" trả lời câu hỏi:
+ Ta mở đường Trường Sơn nhằm mục đích gì?
+ Đường Trường Sơn có ý nghĩa như thế nào đối với cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước của dân tộc ta?
- Cho HS nhận xét, bổ sung
- GV nhận xét
- Giới thiệu bài - Ghi bảng
- HS chơi

- HS trả lời




- HS nhận xét
- HS nghe
- HS ghi vở
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới:(28phút)
* Mục tiêu: Biết cuộc Tổng tiến công và nổi dậy của quân dân miền Nam vào dịp Tết Mậu Thân (1968), tiêu biểu là cuộc chiến đấu ở Sứ quán Mĩ tại Sài Gòn
* Cách tiến hành:
Hoạt động 1: Diễn biến cuộc tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968.
- Cho HS thảo luận nhóm, trả lời câu hỏi rồi báo cáo trước lớp.
+ Tết Mậu Thân đã diễn ra sự kiện lịch sử gì ở miền Nam?

+ Thuật lại trận đánh tiêu biểu của bộ đội ta trong dịp Tết Mậu Thân 1968? Trận nào là trận tiêu biểu trong đợt tấn công này?


+ Cùng với tấn công vào Sài Gòn, quân giải phóng đã tiến công ở những nơi nào?

+ Tại sao nói cuộc Tổng tiến công của quân và dân miền Nam vào Tết Mậu Thân năm 1968 mang tính bất ngờ và đồng loạt với quy mô lớn?
- GV nhận xét, kết luận

Hoạt động 2: Kết quả, ý nghĩa của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968.
- Cho HS thảo luận nhóm rồi chia sẻ trước lớp
+ Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968 đã tác động như thế nào đến Mĩ và chính quyền Sài Gòn?



+ Nêu ý nghĩa Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968?



- GV nhận xét, kết luận


- Làm việc theo nhóm.

- Quân dân miền Nam đồng loạt tổng tiến công và nổi dậy ở khắp thành phố, thị xã…
- Đêm 30 Tết, vào lúc lời Bác Hồ chúc Tết được truyền truyền đi thì tiếng súng của quân giải phóng cũng rền vang tại Sài Gòn và nhiều thành phố khác ở miền Nam. Sài Gòn là trọng điểm của cuộc tiến công và nổi dậy.
- Cùng với tấn công vào Sài Gòn, quân giải phóng đã tiến công ở hầu hết khắp các thành phố, thị xã ở miền Nam như Cần Thơ, Nha Trang, Huế, Đà Nẵng…
- Bất ngờ : Tấn công vào đêm giao thừa, tấn công vào các cơ quan đầu não của địch tại các thành phố lớn
- Đồng loạt: đồng thời ở nhiều thành phố, thị xã trong cùng một thời điểm.




- Thảo luận nhóm
- Đại diện nhóm trình bày
- Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968 đã làm cho hầu hết các cơ quan Trung ương và địa phương của Mĩ và chính quyến Sài Gòn bị tê liệt, khiến chúng rất hoang mang, lo sợ…
- Mĩ buộc phải thừa nhận thất bại một bước, chấp nhận đàm phán tại Pa-ri về chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam…
Sự kiện này tạo bước ngoặt cho cuộc kháng chiến.
- HS nghe
3.Hoạt động ứng dụng:(2 phút)
- Qua bài này em có suy nghĩ gì về cuộc tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968?- HS nêu
4. Hoạt động sáng tạo:(1phút)
- Sưu tầm các tư liệu về cuộc tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968- HS nghe và thực hiện
sau tải giáo án tuần 25 không được
 

Giao Vien

Moderator
Xu
0
Dạ file giáo án tuần 25 vẫn hoạt động bình thường, thầy (cô) kiểm tra lại đường truyền mạng của mình có ổn định không ạ?
 

Định hướng - GAC

Diễn đàn GAC - Giáo Án Chuẩn, nơi các Giáo viên, Phhs có thể tìm kiếm và chia sẻ những tài liệu giáo dục, những câu chuyện nghề nghiệp. Và cùng nhau thảo luận các chủ đề nuôi dạy con trẻ, chăm sóc sức khỏe, kinh doanh, du lịch, cuộc sống, tình yêu, hạnh phúc gia đình,...
Shoutbox
Hãy đăng nhập để bắt đầu trò chuyện
  1. No shouts have been posted yet.
Nơi bạn có thể chia sẻ, hỏi đáp nhanh với tất cả mọi người

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.
Top