giáo án Lớp 5 tuần 29 soạn theođịnh hướng phát triển năng lực học sinh mới nhất

Giao Vien

Moderator
Xu
0
Giáo án lớp 5 tuần 29 được soạn theo ĐHPTNLHS đầy đủ, chi tiết và mới nhất theo đúng thông tư của BGD. Đặc biệt là giáo án lớp 5 tuần 29 được xây dựng bằng hệ thống hình ảnh minh họa giúp cho học sinh dễ hiểu và hứng thú hơn trong khi làm bài. Mục đích bài học giúp cho các em đọc trôi chảy và hiểu được nội dung thông qua bài đọc: “ Một vụ đắm tàu “ và có những kĩ năng về phân số trong môn Toán học. Bên cạnh đó là tìm hiểu về hoàn thành thống nhất đất nước ở môn Lịch sử.

6629


TUẦN 29

Tập đọc

MỘT VỤ ĐẮM TÀU

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Hiểu ý nghĩa: Tình bạn đẹp của Ma-ri-ô và Giu-li-ét-ta; đức hi sinh cao thượng của Ma-ri-ô (Trả lời được các câu hỏi trong SGK).

2. Kĩ năng: Biết đọc diễn cảm bài văn.

3. Thái độ: Giáo dục tình cảm yêu quý bạn bè.

4. Năng lực:

- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

- Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.

II. CHUẨN BỊ

1. Đồ dùng

- GV: SGK,Tranh minh hoạ trong SGK, bảng phụ…

- HS : SGK

2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học

- Vấn đáp , quan sát, thảo luận nhóm…

- Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐÔNG DẠY - HỌC


Hoạt động của thầyHoạt động của trò
1. Hoạt động khởi động:(5 phút)
- Cho HS hát
- Giới thiệu bài - Ghi bảng
- HS hát
- HS ghi vở
2. Hoạt động luyện đọc: (12phút)
* Mục tiêu: - Rèn đọc đúng từ , đọc đúng câu, đoạn.
- Hiểu nghĩa các từ ngữ mới.
- Đọc đúng các từ khó trong bài
* Cách tiến hành:
- Gọi HS đọc bài.
- GV nhận xét





- Cho HS đọc nối tiếp lần 1 trong nhóm, phát hiện từ khó
- Hướng dẫn HS đọc đúng các từ ngữ Li-vơ-pun, ma-ri-ô, Giu-li-et-ta, bao lơn…
- Cho HS đọc nối tiếp lần 2.

- Gọi HS đọc chú giải.
- Cho HS luyện đọc theo nhóm.
- Gọi HS đọc nối tiếp lần 3.
- GV đọc mẫu toàn bài
- 1 HS đọc toàn bộ bài đọc.
- HS nêu cách chia bài thành 5 đoạn
+ Đoạn 1: “Từ đầu … họ hàng”
+ Đoạn 2: “Đêm xuống … cho bạn”
+ Đoạn 3: “Cơn bão … hỗn loạn”
+ Đoạn 4: “Ma-ri-ô … lên xuống”
+ Đoạn 5: Còn lại.
- HS đọc nối tiếp trong nhóm lần 1

- HS luyện phát âm theo yêu cầu.


- HS đọc nối tiếp lần 2 kết hợp giải nghĩa từ.
- 1 HS đọc phần chú giải.
- HS đọc trong nhóm đôi.
- 5 HS đọc nối tiếp.
- HS lắng nghe.
3. Hoạt động tìm hiểu bài: (10 phút)
* Mục tiêu: Hiểu ý nghĩa: Tình bạn đẹp của Ma-ri-ô và Giu-li-ét-ta; đức hi sinh cao thượng của Ma-ri-ô (Trả lời được các câu hỏi trong SGK).
* Cách tiến hành:
- Cho HS thảo luận nhóm, trả lời câu hỏi sau đó chia sẻ trước lớp:
+ Nêu hoàn cảnh, mục đích chuyến đi của Ma- ri- ô và Giu- li- ét - ta?

+ Giu- li- ét - ta chăm sóc Ma- ri- ô như thế nào khi bạn bị thương?

+ Tai nạn bất ngờ xảy ra như thế nào?


+ Ma- ri- ô phản ứng thế nào khi người trên xuồng muốn nhận đứa bé nhỏ hơn cậu?
+ Quyết định nhường bạn đó nói lên điều gì?

+ Nêu cảm nghĩ của mình về Ma- ri- ô và Giu- li- ét - ta?





+ Em hãy nêu ý nghĩa của câu chuyện?
- HS thảo luận nhóm, chia sẻ trước lớp

- Bố Ma- ri-ô mới mất, em về quê sống với họ hàng . Giu- li - ét - ta trên đường về gặp bố mẹ.
- Giu- li - ét hoảng hốt, quỳ xuống lau máu, dịu dàng gỡ chiếc khăn đỏ băng vết thương.
- Cơn bão ập đến, sóng tràn phá thủng thân tàu, con tàu chao đảo, 2 em nhỏ ôm chặt cột buồm.
- Ma- ri- ô quyết định nhường bạn, em ôm ngang lưng bạn thả xuống tàu.

- Ma- ri -ô có tâm hồn cao thượng nhường sự sồng cho bạn, hy sinh bản thân vì bạn.
- HS trả lời:
+ Ma-ri-ô là một bạn trai cao thượng tốt bụng, giấu nỗi bất hạnh của mình, sẵn sàng nhường sự sống cho bạn.
+ Giu-li-ét-ta là một bạn gái giàu tình cảm đau đớn khi thấy bạn hy sinh cho mình
- Câu chuyện ca ngợi tình bạn giữa Ma-ri-ô và Giu - li - ét - ta, sự ân cần, dịu dàng của Giu- li- ét- ta, đức hi sinh cao thượng của cậu bé Ma- ri- ô.
4. Luyện đọc diễn cảm:(8 phút)
* Mục tiêu: Đọc diễn cảm bài văn
* Cách tiến hành:
- Cho HS đọc tiếp nối
- HS nhận xét
- Qua tìm hiểu nộ dung, hãy cho biết : Để đọc diễn cảm bài đọc này ta cần đọc với giọng như thế nào?
- GV lưu ý thêm.
- Y/c một tốp HS đọc nối tiếp cả bài.
- GV HD mẫu cách đọc diễn cảm đoạn: …Chiếc xuồng bơi ra xa….vĩnh biệt Ma - ri- ô!...
Ví dụ: Chiếc buồm nơi xa xa// Giu-li-ét- ta bàng hoàng nhìn Ma-ri-ô đang đứng lên mạn tàu, / đầu ngửng cao, / tóc bay trước gió. // Cô bật khóc nức nở, giơ tay về phía cậu. //
  • “Vĩnh biệt Ma-ri-ô”//
- Gọi 1 vài HS đọc trước lớp, GV sửa luôn cách đọc cho HS.
- Gọi HS thi đọc diễn cảm trước lớp.
- Hướng dẫn các HS khác lắng nghe để nhận xét.
- GV nhận xét, khen HS đọc hay và diễn cảm.
- 5 HS đọc nối tiếp.
- HS nhận xét cách đọc cho nhau.
- HS tự phát hiện cách ngắt nghỉ và cách nhấn giọng trong đoạn này.


- 1 vài HS đọc trước lớp.
- HS đọc diễn cảm trong nhóm.










- 3 HS thi đọc diễn cảm.

- HS đưa ra ý kiến nhận xét và bình chọn những bạn đọc tốt nhất.
5. Hoạt động ứng dụng: (2 phút)
- GV gọi HS nêu lại nội dung của bài đọc, hướng dẫn HS tự liên hệ thêm....
- GV nhận xét tiết học: tuyên dương những HS có ý thức học tập tốt.
- GV nhắc HS về nhà tự luyện đọc tiếp và chuẩn bị cho bài sau.
- 2 HS nêu lại nghĩa của câu chuyện.

- HS nghe

- HS nghe và thực hiện
6. Hoạt động sáng tạo:(1 phút)
- Về nhà kể lại câu chuyện này cho mọi người trong gia đình cùng nghe.- HS nghe và thực hiện


Trên đây là Giáo án lớp 5 tuần 29 soạn theo ĐHPTNLHS mới nhất
Tài liệu đầy đủ, chi tiết và miễn phí tải xuống tại file doc dưới đây:
Tham khảo nhiều hơn tại: https://giaoanchuan.com/
 

Đính kèm

  • Tuần 29_Giáo án lớp 5 soạn theo ĐHPTNLHS_Năm học 2018 - 2019.doc
    484.5 KB · Lượt xem: 38

Giao Vien

Moderator
Xu
0
Toán

ÔN TẬP VỀ PHÂN SỐ ( Tiếp theo )

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Biết xác định phân số; biết so sánh, sắp xếp các phân số theo thứ tự.

2. Kĩ năng: HS vận dụng kiến thức làm bài 1, bài 2, bài 4, bài 5a.

3. Thái độ: Cẩn thận, tỉ mỉ, yêu thích môn học.

4. Năng lực:

- Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo

- Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hoá toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học

II. CHUẨN BỊ

1. Đồ dùng

- GV: SGK, bảng phụ…

- HS : SGK, bảng con, vở...

2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học

- Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi.

- Kĩ thuật trình bày một phút

- Vấn đáp , quan sát, thảo luận nhóm, thực hành…

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐÔNG DẠY - HỌC


Hoạt động của thầyHoạt động của trò
1. Hoạt động khởi động:(5phút)
- Cho HS chơi trò chơi "Điền đúng, điền nhanh" : Điền dấu thích hợp vào chỗ chấm
nBpDHSRmyWy5jmx1DLIwcj6phgbGfoH5oSLn02R6YEZhxrlD8YsvgaS02p8NI7V1Sfd_ncveVG53CjT5uzNwyp1Hhuhner6LYq9QJDR3YWp6NvzPnfw_MPxETwQT5GdaSbu9ihI
EDXvy2od9k6YehTcg3eOhEqR7jHo7b2rDMnlZG7RP6BtiK-IAsACbXCKr_CyTnriTEPWJ1ruTY1W-stnfLT8Y7uQFSkCc1DWecxnpbqKmDp7G5qXQKFT9yjTclI9_Vs37XC-34E
AHBw5mWWejBLbMQyNtiVUjs8KY7FroObNj3PtJOfM2aYIbWpiZbjaituc9zMRJubGW7X_miRSLZFY2c0MZANXkUvVSqBCXkG14uYwki7JG9lTcN_nEJo-vDB_YznG288AIzZH4E

- GV nhận xét
- Giới thiệu bài - Ghi bảng
- Mỗi đội chơi gồm có 3 học sinh thi.
- HS dưới lớp cổ vũ cho 2 đội chơi



- HS nghe
- HS ghi vở
2. Hoạt động thực hành:(28 phút)
* Mục tiêu:
- Biết xác định phân số; biết so sánh, sắp xếp các phân số theo thứ tự.
- HS vận dụng kiến thức làm bài 1, bài 2, bài 4, bài 5a.
* Cách tiến hành:
Bài 1: HĐ cá nhân
- Gọi HS đọc yêu cầu
- Yêu cầu HS tự làm bài
- GV nhận xét chữa bài


Bài 2: HĐ cá nhân
- Gọi HS đọc yêu cầu

- Yêu cầu HS tự làm bài, chia sẻ cách tính
- GV nhận xét , kết luận






Bài 4: HĐ cá nhân
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài
- Yêu cầu HS tự làm bài, chữa bài
- GV nhận xét , kết luận












Bài 5a: HĐ cá nhân
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài
- Yêu cầu HS tự làm bài
- GV nhận xét chữa bài
- Yêu cầu HS nhắc lại các cách so sánh phân số





Bài tập chờ
Bài 3: HĐ cá nhân
- Cho HS tự làm bài rồi chia sẻ kết quả
- GV kết luận

- Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng
- HS quan sát băng giấy và làm bài
Phân số chỉ phần tô màu là: D .
wLKNf2GyptSqbw2H5b9uFd1y474DtJ-oE2hLz8a1o6dyea6gNRlLlzS2xwU3I5Xz3N_EVHzMPE7F9TbIDsPJTX74_vZkH306jNPrVncyUhfEo2DdA5a0-YxygxBGhFUQn2EXp24



- Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng
- HS tính và khoanh vào trước câu trả lời đúng, chia sẻ cách tính
Giải
Có 20 viên - 3 viên bi màu nâu
- 4 viên bi màu xanh
- 5 viên bi màu đỏ
- 8 viên bi màu vàng
xWpq6Mq202rxnv4mbH8oQbL4a61r5TrVgR38EiH_qEBqrHwci1ij22HQD2v0wKDBk0eBpZ6b7mXgMYt0cdSjezYFX6J8zGDNm15kQmVI6gm8FAXCMkh4ZJ9hKS6X-tR_KdPk9Ho
số viên bi có màu b ) đỏ

- So sánh các phân số
- HS làm vở
- 2 HS làm bảng lớp, chia sẻ cách làm
N93kK9MFYVwY6IWBL7N00js32ZpMNn8k2B0aDIInS0Kd20L8tlyp7qlEsI-U3-jPW_binwaU__RHxE4v8-XQm39YeKlv_f9eE6tMYXxgiCcqON_M1VqyWRPIcmeiVkZ3bOxi8Cg
H4ZE0vAiFgOJ8JhDvaXL9uIE3veiTrWuvJL9Y4U50pBfdK0qeT872r2tFR67sgiZzl2jcAmThTDgMgikjE08Dq4DbBf5yn6rZpwBLRWarqlD5O6fuz_RbCkW-P6zXdYjfxClim0


b ) Ta thấy cùng tử số là 5 nhưng
MS 9 > MS 8 n
c)vì ; nên ta có


a ) Viết các phân số theo thứ tự từ bé đến lớn
- HS làm bài, chữa bài, chia sẻ cách làm
J3op3z2qrc59waxAvs-Sh8rSFRn0SEZV_DbJ9WxViK7LHBXCEQP-ugelopmP6kdT1OJquzLIaMafLFQcmr_RKTfWePabY4E4_CXcUMi_BPWIk-yWrMK1WmIfO4fHpUUIPWPFr58
Qq0V9KNXq1ReShiWkvdJpXpShvLd6jUCN-jDRw8-MD8DcrwhR005cynhLsrInw-3utJHKT1LyuZmO196ZIjH6f1h8AVUzKbeL-Hh6QW7XzHHiIhMo1iouCiDImzDRE47mN2kdDs

oyZOCD2eDktx5ZPSrpmF-_LpTNJ2wlx-PYSLmyrqX0xB4RvC4ynpxl6KwonSopLUIpUFyiKHMa2t-mwxSKJinAC-6JShRlfbsUBHD8UJEJVddwegbFEKFnr-Tt9kbsFUi_1klaw
nên các PS dược xếp theo thứ tự từ bé đến lớn là
Y3UpJHsCF-zFGkG8ZQKURNNkBuuTcmRiCxKC7mixn0C2Nv7QpeAjWp27nLV85q4VMvRB5eGEtSNAx0l0ppA66ZhKiD3TDk1cxI9WsDOp4vaVVnexhtM-UIJV1iZiQXzyUiLofbQ



- HS nêu miệng và giải thích cách làm


3.Hoạt động ứng dụng:(2 phút)
- Cho HS vận dụng làm các câu sau: Điền dấu thích hợp vào chỗ chấm
NureGCAzNJudLuqgkbkpXT6v09jZwanznwZ5tkMnvMLl26fNwAyf7ELxiNrzDCkxSTIBXqw6SQhb333vrcTMeg7Z0aHuz0LCJG07BmBy2CcR1XJXmnaHTenuNTqVA8RRN04OurY
....
X4b81jG2SfZAlTnACljH30vP8RQvXkozNYznf2MnXZsXumbt_Zp0M1wYSATnEF27giz1en3PlS34CtAqFasWDSXgMPav-oJD3qLGin6iRtYbtHyjLrxJ5a_Ot2OAuGe9PqAOL1Y
aRSceN9ZgQ2IgDkBACZ_cFRPIrgn4cLQCE1rlmjmwqpywdpwDRtNOH2XzjtHb7ge_8FLrHU6Wi1hEw1o6tTfVZaW5LGN6jNnd1MLHVH_HYp8S42u-KwJmc7EbWd731yZQi4LbNk
0nR9oXLHvGviLd8d8U-aSU_4-_Xjf_31OE9_qNJb2mx9lGosEP2zw14SjtrHv7HMHTeu7TT5pUIjixT1_UQ0KMmsufzyL0pffP8odKbNOpahuWHv5IPtsLTUvVEO0e--NGowYMw
....
2IkhMMJLLOhxtO8HuBoWzNV-IHN4lI6_achZCZP0xhk2u_1C6wWdqdXFZCOBQ1M2ylH5F9uaZjHj0UBn6YVw3OMC9QtJVglLJJT_Nk4xVsWjRqjVQkCbJy6aX7xzm1Wjq_r04Kk

0fBv7FqF9jUPC8bx2ytEkUk2AgEwtfTsOQsVFypfdh1qb7bwRtl9Ofv3BYsFus-8mVtnf_pkhPW56p_QCHRSPG8QwoQTj7jMJVQLT2nWtLTD1YOzwlQUoAIEw5Z-cR1jSyVJwLQ
...
qxxOVWT9lDPKm_icNgNQA-Iyl5BT6ABXbcc_8htAJg_oX7apln1ZwBPIA4ySm2TkpgvAPpo1QZ6Q1fCN-eFE9-XhfEh0DBnwZfmMqQfkx9YER_6mHkTaLmS5zaQX18FwiYYYARU
1
x1g0HPOnLEKo4zl0dyRMM1EkPRczA-vDkn1D2rSFwA1_iZEciOmOnl7EWuqvy3VvBPDIy0Pqrbq6caRYHU3D9T1fIQSIPwvd5P7Gwoy5nKxej9xuFQ7VT3UlC8F5Ba1D8iCq9hg
...
-aZEtp_i5DXWIOXs-4EZZ73XR27sInrl1gNxzpRl6L8QoIKfMBHyQb0uc0OGt6zLMLvOhrtk3RdJv1P56JRgv6yW5RLWS3_2Z1OGflW3QxPDSqpEnS80q9s05IvqUlk7F2tdPTI
- HS làm bài
< <
> 1 =
4. Hoạt động sáng tạo:(1 phút)
- Về nhà tìm thêm các bài tập tương tự để làm thêm- HS nghe và thực hiện
 

Giao Vien

Moderator
Xu
0
Lịch sử

HOÀN THÀNH THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Biết tháng 4-1976, Quốc hội chung cả nước được bầu và họp vào cuối tháng 6 đầu tháng 7-1976:

+ Tháng 4-1976 cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung được tổ chức trong cả nước.

+ Cuối tháng 6, đầu tháng 7-1976 Quốc hội đã họp và quyết định: tên nước, Quốc huy, Quốc kì, Quốc ca,Thủ đô và đổi tên thành phố Sài Gòn - Gia Định là Thành phố Hồ Chí Minh.

2. Kĩ năng: Nêu được nội dung của kì họp thứ nhất, quốc hội khoá VI, ý nghĩa của cuộc bầu cử quốc hội thống nhất 1976.

3. Thái độ: Yêu thích môn học.

4. Năng lực:

- Năng lực tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

- Năng lực hiểu biết cơ bản về Lịch sử, năng lực tìm tòi và khám phá Lịch sử, năng lực vận dụng kiến thức Lịch sử vào thực tiễn

II. CHUẨN BỊ

1. Đồ dùng

- GV: SGK, bảng phụ, ảnh tư liệu…

- HS : SGK, vở...

2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học

- Vấn đáp , quan sát, thảo luận nhóm,…

- Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐÔNG DẠY - HỌC



Hoạt động của thầyHoạt động của trò
1. Hoạt động khởi động:(5phút)
- Cho HS hát
- Giới thiệu bài - Ghi bảng
- HS hát
- HS ghi vở
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới:(28phút)
* Mục tiêu: Biết tháng 4-1976, Quốc hội chung cả nước được bầu và họp vào cuối tháng 6 đầu tháng 7-1976.
* Cách tiến hành:
Hoạt động 1: Làm việc cả lớp
- GV yêu cầu HS đọc SGK và tả lại không khí của ngày Tổng tuyển cử Quốc hội khoá VI
+ Ngày 25 - 4 - 1976, trên đất nước ta diễn ra sự kiện gì?

+ Quang cảnh Hà Nội, Sài Gòn và khắp nơi trên cả nước trong ngày này như thế nào?
+ Tinh thần của nhân dân ta trong ngày này ra sao?







+ Kết quả của cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung trên cả nước ngày 25 - 4 - 1976?
- GV tổ chức cho HS trình bày diễn biến của cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung trong cả nước.
+ Vì sao nói ngày 25 - 4 - 1976 là ngày vui nhất của nhân dân ta?


Hoạt động 2: Nội dung của kì họp thứ nhất, quốc hội khoá VI, ý nghĩa của cuộc bầu cử quốc hội thống nhất 1976
- GV tổ chức cho HS làm việc theo nhóm

- Gọi HS trình bày kết quả thảo luận










- Sự kiện bầu cử Quốc hội khoá VI gợi cho ta nhớ tới sự kiện lịch sử nào trước đó?




- Những quyết định của kì họp đầu tiên, Quốc hội khoá VI thể hiện điều gì?
* GV nhấn mạnh: Việc bầu cử và kì họp Quốc hội đầu tiên có ý nghĩa lịch sử trọng đại . Từ đây nước ta có bộ máy nhà nước chung thống nhất tạo điều kiện cho cả nước ta cùng đi lên CNXH.


- HS đọc SGK


- Ngày 25 - 4 - 1976, Cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung được tổ chức trong cả nước.
- Hà Nội, Sài Gòn và khắp nơi trên cả nước tràn ngập cờ, hoa, biểu ngữ.

- Nhân dân cả nước phấn khởi thực hiện quyền công dân của mình. Các cụ già tuổi cao, sức yếu vẫn đến tận trụ sở bầu cử cùng con cháu. Các cụ muốn tự tay bỏ lá phiếu của mình. Lớp thanh niên 18 tuổi thể hiện niềm vui sướng vì lần đầu tiên được vinh dự cầm lá phiếu bầu Quốc hội thống nhất.
- Chiều 25 - 4 - 1976, cuộc bầu cử kết thúc tốt đẹp, cả nước cos 98,8% tổng số cử tri đi bầu cử.



- Vì ngày này là ngày dân tộc ta hoàn thành sự nghiệp thống nhất đất nước sau bao nhiêu năm dài chiến tranh hi sinh gian khổ.



- HS làm việc theo nhóm, cùng đọc SGK và rút ra kết luận: Kì họp đầu tiên Quốc hội khoá VI đã quyết định:
+ Tên nước ta là: Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
+ Quốc kỳ : Cờ nền đỏ có ngôi sao vàng ở giữa
+ Quốc ca : Bài hát: Tiến quân ca
+ Quyết định Quốc huy
+ Thủ đô: Hà Nội
+ Đổi tên thành phố Sài Gòn- Gia Định: Thành phố Hồ Chí Minh
- Gợi cho ta nhớ đến ngày Cách mạng tháng Tám thành công, Bác Hồ đọc bản Tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Sau đó, ngày 6 - 1 - 1946 toàn dân ta đi bầu Quốc hội khoá I, lập ra Nhà nước của chính mình.
- Thể hiện sự thống nhất đất nước cả về mặt lãnh thổ và Nhà nước.

3.Hoạt động ứng dụng:(2 phút)
- Quốc hội đầu tiên của Quốc hội thống nhất có ý nghĩa lịch sử như thế nào?
- HS nêu: Từ đây nước ta có bộ máy Nhà nước chung thống nhất, tạo điều kiện để cả nước cùng đi lên chủ nghĩa xã hội.
4. Hoạt động sáng tạo:(1 phút)
- Hãy tìm hiểu thêm những quyết định quan trọng trong kì họp đầu tiên của Quốc hội khoá VI ?- HS nghe và thực hiện
 

Định hướng - GAC

Diễn đàn GAC - Giáo Án Chuẩn, nơi các Giáo viên, Phhs có thể tìm kiếm và chia sẻ những tài liệu giáo dục, những câu chuyện nghề nghiệp. Và cùng nhau thảo luận các chủ đề nuôi dạy con trẻ, chăm sóc sức khỏe, kinh doanh, du lịch, cuộc sống, tình yêu, hạnh phúc gia đình,...
Shoutbox
Hãy đăng nhập để bắt đầu trò chuyện
  1. No shouts have been posted yet.
Nơi bạn có thể chia sẻ, hỏi đáp nhanh với tất cả mọi người

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.
Top