giáo án Lớp 5 tuần 3 soạn theo định hướng phát triển năng lực học sinh mới nhất

Giao Vien

Moderator
Xu
0
Giáo án lớp 5 tuần 3 được soạn theo Định hướng phát triển năng lực học sinh (ĐHPTNLHS) đầy đủ và chi tiết từ nhóm giáo viên tâm huyết. Đặc biệt là giáo được xây dựng bằng hệ thống hình ảnh minh họa giúp cho học sinh dễ hiểu và hứng thú hơn trong khi làm bài. Mục đích bài học giúp cho các em đọc trôi chảy và hiểu được nội dung của một bức thư thông qua bài đọc: “ Lòng dân “ và có những kĩ năng về hỗn số trong môn Toán,...

6577



TUẦN 3

Tập đọc

LÒNG DÂN (Tiết 1)


I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Hiểu nội dung ý nghĩa: Ca ngợi dì Năm dũng cảm, mưu trí lừa giặc cứu cán bộ cách mạng.( Trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3)

2.Kĩ năng: Biết đọc đúng văn bản kịch: ngắt giọng, thay đổi giọng đọc phù hợp với tính cách của từng nhân vật trong tình huống kịch.

3. Thái độ: Giáo dục HS hiểu tấm lòng của người dân Nam bộ đối với cách mạng.

4. Năng lực:

- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

- Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.

II. CHUẨN BỊ

1. Đồ dùng

- Giáo viên: Sách giáo khoa, tranh minh họa bài đọc trong sách giáo khoa, bảng phụ ghi sẵn câu văn, đoạn văn cần luyện đọc.

- Học sinh: Sách giáo khoa

2. Phương pháp, kĩ thuật dạy học

- Phương pháp vấn đáp, động não, thực hành, thảo luận nhóm.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút, động não.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của thầyHoạt động của trò
1. HĐ khởi động: (3 phút)
- Cho học sinh tổ chức thi đọc thuộc lòng bài thơ “Sắc màu em yêu” và trả lời câu hỏi
- GV nhận xét
- Giới thiệu bài - Ghi bảng
- HS thi đọc bài và trả lời câu hỏi


- HS nghe
- HS ghi vở
2. HĐ Luyện đọc: (12 phút)
*Mục tiêu:
- Rèn đọc đúng từ
- Rèn đọc đúng câu, từ, đoạn.
- Hiểu nghĩa các từ ngữ mới.
*Cách tiến hành:
- Gọi HS đọc lời mở đầu


- Giáo viên đọc diễn cảm đoạn trích kịch. Chú ý thể hiện giọng của các nhân vật.
- GV chia đoạn.
Đoạn 1: Từ đầu đến ... là con
Đoạn 2: ....................tao bắn
Đoạn 3: .................... còn lại.
- Cho HS tổ chức đọc nối tiếp từng đoạn lần 1






- Cho HS luyện đọc theo cặp
- Đọc toàn bài
- GV đọc mẫu
- Một học sinh đọc lời mở đầu giới thiệu nhân vật, cảnh trí, thời gian, tình huống diễn ra vở kịch.
- Học sinh theo dõi.

- HS theo dõi


- Nhóm trưởng điều khiển các bạn đọc lần 1
+ Học sinh đọc nối tiếp lần 1 kết hợp luyện đọc từ khó, câu khó.
Cai, hổng thấy, thiệt, quẹo vô, lẹ, ráng
- Đọc lần 2 kết hợp giải nghĩa từ
- Học sinh luyện đọc theo cặp.
- 1 HS đọc
- HS nghe
3. HĐ Tìm hiểu bài: (8 phút)
*Mục tiêu: Giúp HS các từ ngữ trong bài và ND bài: : Ca ngợi dì Năm dũng cảm, mưu trí lừa giặc cứu cán bộ cách mạng.( Trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3)
*Cách tiến hành:
- Cho HS đọc 3 câu hỏi trong SGK
- Giao nhiệm vụ cho HS thảo luận nhóm 4 và trả lời 3 câu hỏi đó, chẳng hạn:
+ Chú cán bộ gặp chuyện gì nguy hiểm?

+ Dì Năm đã nghĩ ra cách gì để cứu chú cán bộ?



+ Chi tíêt nào trong đoạn kịch làm em thích thú nhất? Vì sao?
- HS đọc
- Nhóm trưởng điều khiển
- Đại diện các nhóm báo cáo
+ Chú bị bọn giặc rượt đuổi bắt, chạy vào nhà dì Năm.
+ Đưa vội chiếc áo khoác cho chú thay … Ngồi xuống chõng vờ ăn cơm, làm như chú là chồng.
- Tuỳ học sinh lựa chọn.
4. HĐ Đọc diễn cảm: (8 phút)
*Mục tiêu: HS đọc đúng, ngắt nghỉ đúng chỗ, biết nhấn giọng ở những từ ngữ cần thiết.HS đọc phân vai nhân vật trong vở kịch.
*Cách tiến hành:
- Giáo viên hướng dẫn một tốp học sinh đọc diễn cảm đoạn kịch theo cách phân vai.
- Thi đọc
- Giáo viên cùng học sinh nhận xét.
- Cả lớp theo dõi

- Học sinh thi đọc diễn cảm toàn bài đoạn kịch.
- HS theo dõi
4. HĐ ứng dụng: (2 phút)
- Qua bài này, em học được điều gì từ dì Năm ?- HS nêu
5. HĐ sáng tạo: (2 phút)
- Sưu tầm những câu chuyện về những người dân mưu trí, dũng cảm giúp đỡ cán bộ trong những năm tháng chiến tranh chống Pháp, Mĩ.- HS nghe và thực hiện

---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Trên đây là Giáo án lớp 5 tuần 3 soạn theo ĐHPTNLHS. Tài liệu đầy đủ, chi tiết và miễn phí tải xuống tại đây:
Tham khảo nhiều hơn tại: https://giaoanchuan.com/
Giáo án lớp 5 tuần 1: https://giaoanchuan.com/threads/tuan-1-lop-5-soan-theo-dhptnlhs.3197/
Giáo án lớp 5 tuần 2: https://giaoanchuan.com/threads/tuan-2-lop-5-soan-theo-dhptnlhs.3198/
 

Đính kèm

  • Tuần 3_Giáo án lớp 5 soạn theo ĐHPTNLHS_Năm học 2018 - 2019.doc
    708 KB · Lượt xem: 17
Sửa lần cuối:

Giao Vien

Moderator
Xu
0
Toán

LUYỆN TẬP

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Biết cộng, trừ, nhân, chia hỗn số và biết so sánh các hỗn số. HS làm bài 1(2 ý đầu) bài 2(a, d), bài 3.

2. Kĩ năng: Cộng, trừ, nhân, chia hỗn số và biết so sánh các hỗn số.

3. Thái độ: Yêu thích môn toán, cẩn thận chính xác. Giáo dục học sinh lòng say mê học toán.

4. Năng lực:

- Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo,

- Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hoá toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học

II- CHUẨN BỊ

1. Đồ dùng

- GV: SGK
- HS: SGK, vở viết

2. Phương pháp, kĩ thuật dạy học

- Phương pháp vấn đáp, động não, thực hành, thảo luận nhóm.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút, động não.

II. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của thầyHoạt động học của trò
1. HĐ khởi động: (5 phút)
- Cho HS tổ chức chơi trò chơi "Bắn tên" với nội dung là ôn lại các kiến thức về hỗn số, chẳng hạn:
+ Hỗn số có đặc điểm gì ?
+ Phần phân số của HS có đặc điểm gì ?
+ Muốn thực hiện các phép tính với hỗn số ta cần thực hiện như thế nào ?
- GV nhận xét
- Giới thiệu bài - Ghi bảng
- HS chơi trò chơi.






- HS nghe
- HS ghi vở
2. HĐ thực hành: (25 phút)
*Mục tiêu: Biết cộng, trừ, nhân, chia hỗn số và biết so sánh các hỗn số.
*Cách tiến hành:
Bài 1:( 2 ý đầu): HĐ cá nhân
- HS đọc yêu cầu
-Yêu cầu HS nêu lại cách chuyển và làm bài
- Giáo viên cùng học sinh nhận xét.
- Kết luận: Muốn chuyển HS thành PS ta lấy PN nhân với MS rồi cộng với TS và giữ nguyên MS.

Bài 2 (a,d): HĐ cặp đôi
- Nêu yêu cầu
- Yêu cầu học sinh suy nghĩ tìm cách so sánh 2 hỗn số
- GV nhận xét từng cách so sánh mà HS đưa ra, để thuận tiện bài tập chỉ yêu cầu các em đổi hỗn số về phân số rồi so sánh như so sánh 2 phân số







- Yêu cầu HS làm bài
- GV nhận xét chữa bài
- Kết luận: GV nêu cách so sánh hỗn số.






Bài 3: HĐ cá nhân
- Gọi HS nêu yêu cầu

- Yêu cầu HS làm bài
- GV nhận xét chữa bài
- Kết luận: Muốn thực hiện các phép tính với HS ta chuyển các hỗn số đó thành PS rồi thực hiện như đối với PS.

- Chuyển các hỗn số sau thành phân số.
- Học sinh làm bài vào vở, báo cáo kết quả

z727rcgHCvKJ-P1OCdid1xltHP4OelWhDtBB37sgrychcBTPAS0i8YG8Yv6CcyFHqxIeTHk0SDmbJpYh7TNKLeYNnHh83y5GLwkerpHguwBU9uKk5Bc_ccIc33nxxfiZ8XLhyT8


- So sánh các hỗn số
- HS làm bài cặp đôi, báo cáo kết quả
+ Cách 1: Chuyển 2 hỗn số thành phân số rồi so sánh
XsbXs1YRT-Xm0GV_FwzmxZt_8uRaicfyTp23r0ClEnFKE3rzSv2hKWvad9avUfyZ15MdasD3TRrOnVzkATTY8CwiV3Bce4mjqY431Pochh_w-AdJ2bbhSreQECnA01n1xULHEVM

ta có
cwk3YI10Mthq0GthfmwayXJwLgQ5tQjnF-s6-LSQIcH9WHPdUS0UQqrJrJiAS9hty0HpB84gIbZYEnAG9Y1uiB22VMs1cEm3rrB3d3MQQmIDcDkRvbSTsisCJuFKzWKC3kCnEOc

+ Cách 2: So sánh từng phần của hỗn số.
Phần nguyên: 3>2 nên
STyEyRpsyvYxJgxXH40uKpVdlAx7kVN99QzNeGSv7lj9un2BsO8zVTUrV-NAuXwogw2O9bcsxBYZl2pS_EK_naWqnSxcLegLnlpdxaiyRunZVz2U0-lkI8ArsBKLM7tTVWc8YEw

- Học sinh làm phần còn lại, đổi chéo vở để kiểm tra
Cc_uM8LR8feGntndEbL2mKDTfP4AmA76iDvqkV-PLJopu-5DOSr0GVH5e_yQ938RhntnK0gVF3-pur9RuWKQ5IRfAYeuLUDkxcTjrp7qbKiR_D47fLtb9N_bJf2gau5xtJdiAJQ
2b_thobJ7XBlQPm7sY8G7c9Ua0f_E-18H0CtbnCdebJ2o1YxIj8Y-PhU8vCy1JDLgSf7I5Au2KgPvkfweW3uSjH2F_rWxepdOv061JRI7wDEDtVf7gJG0EO2O8XSrqFq7kJSbJ4
vì 5>2
AHDQ5bokKzB04NUTS2AEgrU-7snDdTM7FPowQ1PFCRlf-S22_EtNxMBhnCHFupiYCGM6uR7P7xutj2eBVb1YfOOh6GthkaVWVaYR6IAjMZK61O9Keug0peq9YSaBfAUZAZBPFsk

NSJxSGSw9xAWU12T9GG0gWm2ssJThskiIwLoZ-GzputkJ0LcrBMXeRemSlht2WpDTXd7i8nU_NbhVk0q-AiAiemphIkYWoaA63OtDT1Oglk0qNjbMSB-FUtZiqse6x4q87gzZGs
F2rXopiJmzcyx7DNoW7riFr9fZ212H9JQkAcACcwObvwdcs5cgl0SuoJ2got8WKJwqsuRbYSc1xmfvLr_qn7petidvn1kMiBzeDO-ASpiFXdgWWtDsYds1L8wmwuIuoh96g0XOA
ta có
rVFbc6AYdvmsD7J2xPm_ZnKNkENhcsl9bF1JeDMhsiVjJyKi64N7L0VZ5nx7lj6lsPw1FJnrvf0bXPA2_7-8cBuORTvYUytRqohv67Aq-PAJBsmXGd6uolp60FfDFYDuXNaHjvU
86efBbUw__ldroqddSwFhOpJa0WXBcI36Z-pUvsMcE4wvNfQjmV3QixUvXkhlFHDxL74BFNoWpvgf_Xq05fSbhU2i2L4VbbqEivxHKoxFrFJAw6kgPD6XhYZUBhCltkpoDqzCgg

R307k5U-xjjC4Z-UkPUi9D61lEHiLNBz6nLs0xzjPcNZAWecnZ5zrchTxDMctiJFKGWJVOL_MCEZ6QsnohB4lh_xR795gvHtUXc37OTmcCIf_YjYfJVuTKCcPbtr3aFpGkn_WM4


- Chuyển các hỗn số sau thành phân số rồi thực hiện phép tính:
- Học sinh làm vào vở phần a,b.
JI5rrvBzeI22k2guW8HA9Yq7ifRnsTWZjnApGjD8aCAG__kpC7TnWD6W7BDdvBulelDsC7KORoT2kf9mIzb89asdAVFZYSRclGDmdfY-qdK2iX9hIYDXP_n8xBTvgU9KFrc1cxo
3. HĐ ứng dụng: (3 phút)
- Cho HS nêu lại cách chuyển đổi hỗn số thành phân số và ngược lại chuyển đổi phân số thành hỗn số. - HS nêu
4. Hoạt động sáng tạo: (2 phút)
- Tìm hiểu thêm xem cách so sánh hỗn số nào nhanh nhất.- HS nghe và thực hiện
 

Giao Vien

Moderator
Xu
0
Lịch sử

CUỘC PHẢN CÔNG Ở KINH THÀNH HUẾ

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: + Biết tên một số người lãnh đạo các cuộc khởi nghĩa lớn của phong trào Cần vương: Phạm Bành- Đinh Công Tráng( khởi nghĩa Ba Đình), Nguyễn Thiện Thuật( Bãi Sậy ), Phan Đình Phùng( Hương Khê).

+ Nêu tên một số đường phố, trường học, liên đội thiếu niên Tiền phong,... ở địa phương mang tên những nhân vật nói trên.

*HS (M3,4) phân biệt được điểm khác nhau giữa phái chủ chiến và phái chủ hoà: phái chủ hoà chủ trương thương thuyết với Pháp; phái chủ chiến chủ trương cùng nhân dân tiếp tục đánh Pháp.

2. Kĩ năng: Tường thuật được sơ lược cuộc phản công ở kinh thành Huế do Tôn Thất Thuyết và một số quan lại yêu nước tổ chức

+ Trong nội bộ triều đình Huế có hai phái: chủ hoà và chủ chiến (đại diện là Tôn Thất Thuyết)

+ Đêm mồng 4 rạng sáng mồng 5 -7 -1885, phái chủ chiến dưới sự chỉ huy của Tôn Thất thuyết chủ động tấn công quân Pháp ở kinh thành Huế.

+ Trước thế mạnh của giặc, nghĩa quân phải rút lui lên rừng núi Quảng Trị.

+ Tại vùng căn cứ vua hàm Nghi ra Chiếu Cần vương kêu gọi nhân dân đứng lên đánh Pháp.

3.Thái độ: Tự hào về truyền thống yêu nước, bất khuất của dân tộc.

4. Năng lực:

- Năng lực tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sán g tạo.

- Năng lực hiểu biết cơ bản về Lịch sử, năng lực tìm tòi và khám phá Lịch sử, năng lực vận dụng kiến thức Lịch sử vào thực tiễn

II. CHUẨN BỊ

1. Đồ dùng

- GV: + Lược đồ kinh thành Huế năm 1885.

+ Bản đồ Việt Nam, hình trong SGK

- HS: SGK

2. Phương pháp, kĩ thuật dạy học

- Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi.

- Kĩ thuật trình bày một phút

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của thầyHoạt động của trò
1. HĐ khởi động: (5 phút)
- Cho HS tổ chức thi: Nêu những đề nghị chủ yếu canh tân đất nước của Nguyền Trường Tộ.



- GV nhận xét
- Giới thiệu bài - Ghi bảng
- HS tổ chức lớp thành 2 đội thi, mỗi đội gồm 5 em. Các HS còn lại cổ vũ cho 2 đội chơi. HS chơi tiếp sức. Khi có hiệu lệnh chơi, mỗi em viết một đề nghị canh tân đất nước của NTT lên bảng. Hết thời gian, đội nào viết được đúng và nhanh hơn thì đội đó thắng.
- Lắng nghe
- HS ghi vở
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới:(25 phút)
* Mục tiêu: HS nắm được nội dung bài và trả lời được các câu hỏi theo yêu cầu.
* Cách tiến hành:
* HĐ1: Người đại diện phía chủ chiến.
- Hướng dẫn HS hoạt động nhóm theo nội dung sau:
+ Quan lại triều đình nhà Nguyễn có thái độ đối với thực dân Pháp như thế nào ?
+ Nhân dân ta phản ứng như thế nào trước sự việc triều đình kí hiệp ước với thực dân Pháp ?
* Câu hỏi dành cho học sinh M3,4: Phân biệt điểm khác nhau giữa phái chủ chiến và phái chủ hòa?





* Kết luận: Sau khi triều đình nhà Nguyễn kí hiệp ước công nhận quyền đô hộ của thực dân Pháp, nhân dân vẫn kiên quyết chiến đấu. Các quan lại nhà Nguyễn chia thành hai phái đối đầu nhau.
- Hoạt động nhóm(nhóm trưởng điều khiển): Đọc SGK phần chữ chọn lọc thông tin để hoàn thành nội dung thảo luận.
- Đại diện nhóm báo cáo, lớp theo dõi và bổ sung ý kiến (nếu cần).

- Quan lại triều đình nhà Nguyễn chia thành 2 phái :

+ Phái chủ hòa : chủ trương thương thuyết với thực dân Pháp
+ Phái chủ chiến, đại diện là Tôn Thất Thuyết, chủ trương cùng nhân dân tiếp tục chiến đấu chống thực dân Pháp...



HĐ2: Nguyên nhân, diễn biến và ý nghĩa cuộc phản công ở kinh thành Huế.
- Hướng dẫn HS thảo luận theo nội dung câu hỏi:
+ Nguyên nhân nào dẫn đến cuộc phản công ở kinh thành Huế ?
+ Hãy thuật lại cuộc phản công ở kinh thành Huế? (Cuộc phản công diễn ra khi nào? Ai là người lãnh đạo? Tinh thần phản công của quân ta như thế nào? Vì sao cuộc phản công thất bại ?)
- Nhận xét về kết quả thảo luận và kết thúc việc 2.
* Nêu vấn đề để chuyển sang việc 3.
- Thảo luận nhóm 4: Đọc nội dung SGK từ: Khi biết đến tàn phá, trao đổi và trả lời các câu hỏi.
- Một vài HS nêu ý kiến và lớp nhận xét, bổ sung.





HĐ 3: Tôn Thất Thuyết, vua Hàm Nghi và phong trào Cần Vương.
+ Sau khi cuộc phản công ở kinh thành Huế thất bại, Tôn Thất Thuyết đã làm gì ?Việc làm đó có ý nghĩa như thế nào đối với phong trào chống Pháp của nhân dân ta ?


- Gọi HS trình bày kết quả thảo luận.
- Nhận xét và hỏi thêm HS M3,4: Em hãy nêu các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu hưởng ứng chiếu Cần Vương ?
* GV kết thúc việc 3
* Chốt nội dung toàn bài.
- Hoạt động cá nhân: Đọc SGK phần còn lại, suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
- 2 HS lần lượt nêu ý kiến trước lớp.
- Lớp nhận xét và bổ sung.



-Hoạt động nhóm đôi, chia sẻ các thông tin, hình ảnh sưu tầm được(đã chuẩn bị trước)

- Nêu nội dung ghi nhớ SGK, trang 9
3. Hoạt động ứng dụng: (3 phút)
- Em biết gì về phong trào Cần Vương ? - HS nêu.
4.Hoạt động sáng tạo:(2 phút)
- Sưu tầm thêm các câu chuyện về các nhân vật của phong trào Cần Vương.- HS nghe và thực hiện
 
Lịch sử

CUỘC PHẢN CÔNG Ở KINH THÀNH HUẾ

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: + Biết tên một số người lãnh đạo các cuộc khởi nghĩa lớn của phong trào Cần vương: Phạm Bành- Đinh Công Tráng( khởi nghĩa Ba Đình), Nguyễn Thiện Thuật( Bãi Sậy ), Phan Đình Phùng( Hương Khê).

+ Nêu tên một số đường phố, trường học, liên đội thiếu niên Tiền phong,... ở địa phương mang tên những nhân vật nói trên.

*HS (M3,4) phân biệt được điểm khác nhau giữa phái chủ chiến và phái chủ hoà: phái chủ hoà chủ trương thương thuyết với Pháp; phái chủ chiến chủ trương cùng nhân dân tiếp tục đánh Pháp.

2. Kĩ năng: Tường thuật được sơ lược cuộc phản công ở kinh thành Huế do Tôn Thất Thuyết và một số quan lại yêu nước tổ chức

+ Trong nội bộ triều đình Huế có hai phái: chủ hoà và chủ chiến (đại diện là Tôn Thất Thuyết)

+ Đêm mồng 4 rạng sáng mồng 5 -7 -1885, phái chủ chiến dưới sự chỉ huy của Tôn Thất thuyết chủ động tấn công quân Pháp ở kinh thành Huế.

+ Trước thế mạnh của giặc, nghĩa quân phải rút lui lên rừng núi Quảng Trị.

+ Tại vùng căn cứ vua hàm Nghi ra Chiếu Cần vương kêu gọi nhân dân đứng lên đánh Pháp.

3.Thái độ: Tự hào về truyền thống yêu nước, bất khuất của dân tộc.

4. Năng lực:

- Năng lực tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sán g tạo.

- Năng lực hiểu biết cơ bản về Lịch sử, năng lực tìm tòi và khám phá Lịch sử, năng lực vận dụng kiến thức Lịch sử vào thực tiễn

II. CHUẨN BỊ

1. Đồ dùng

- GV: + Lược đồ kinh thành Huế năm 1885.

+ Bản đồ Việt Nam, hình trong SGK

- HS: SGK

2. Phương pháp, kĩ thuật dạy học

- Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi.

- Kĩ thuật trình bày một phút

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của thầyHoạt động của trò
1. HĐ khởi động: (5 phút)
- Cho HS tổ chức thi: Nêu những đề nghị chủ yếu canh tân đất nước của Nguyền Trường Tộ.



- GV nhận xét
- Giới thiệu bài - Ghi bảng
- HS tổ chức lớp thành 2 đội thi, mỗi đội gồm 5 em. Các HS còn lại cổ vũ cho 2 đội chơi. HS chơi tiếp sức. Khi có hiệu lệnh chơi, mỗi em viết một đề nghị canh tân đất nước của NTT lên bảng. Hết thời gian, đội nào viết được đúng và nhanh hơn thì đội đó thắng.
- Lắng nghe
- HS ghi vở
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới:(25 phút)
* Mục tiêu: HS nắm được nội dung bài và trả lời được các câu hỏi theo yêu cầu.
* Cách tiến hành:
* HĐ1: Người đại diện phía chủ chiến.
- Hướng dẫn HS hoạt động nhóm theo nội dung sau:
+ Quan lại triều đình nhà Nguyễn có thái độ đối với thực dân Pháp như thế nào ?
+ Nhân dân ta phản ứng như thế nào trước sự việc triều đình kí hiệp ước với thực dân Pháp ?
* Câu hỏi dành cho học sinh M3,4: Phân biệt điểm khác nhau giữa phái chủ chiến và phái chủ hòa?





* Kết luận: Sau khi triều đình nhà Nguyễn kí hiệp ước công nhận quyền đô hộ của thực dân Pháp, nhân dân vẫn kiên quyết chiến đấu. Các quan lại nhà Nguyễn chia thành hai phái đối đầu nhau.
- Hoạt động nhóm(nhóm trưởng điều khiển): Đọc SGK phần chữ chọn lọc thông tin để hoàn thành nội dung thảo luận.
- Đại diện nhóm báo cáo, lớp theo dõi và bổ sung ý kiến (nếu cần).

- Quan lại triều đình nhà Nguyễn chia thành 2 phái :

+ Phái chủ hòa : chủ trương thương thuyết với thực dân Pháp
+ Phái chủ chiến, đại diện là Tôn Thất Thuyết, chủ trương cùng nhân dân tiếp tục chiến đấu chống thực dân Pháp...


HĐ2: Nguyên nhân, diễn biến và ý nghĩa cuộc phản công ở kinh thành Huế.
- Hướng dẫn HS thảo luận theo nội dung câu hỏi:
+ Nguyên nhân nào dẫn đến cuộc phản công ở kinh thành Huế ?
+ Hãy thuật lại cuộc phản công ở kinh thành Huế? (Cuộc phản công diễn ra khi nào? Ai là người lãnh đạo? Tinh thần phản công của quân ta như thế nào? Vì sao cuộc phản công thất bại ?)
- Nhận xét về kết quả thảo luận và kết thúc việc 2.
* Nêu vấn đề để chuyển sang việc 3.
- Thảo luận nhóm 4: Đọc nội dung SGK từ: Khi biết đến tàn phá, trao đổi và trả lời các câu hỏi.
- Một vài HS nêu ý kiến và lớp nhận xét, bổ sung.




HĐ 3: Tôn Thất Thuyết, vua Hàm Nghi và phong trào Cần Vương.
+ Sau khi cuộc phản công ở kinh thành Huế thất bại, Tôn Thất Thuyết đã làm gì ?Việc làm đó có ý nghĩa như thế nào đối với phong trào chống Pháp của nhân dân ta ?


- Gọi HS trình bày kết quả thảo luận.
- Nhận xét và hỏi thêm HS M3,4: Em hãy nêu các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu hưởng ứng chiếu Cần Vương ?
* GV kết thúc việc 3
* Chốt nội dung toàn bài.
- Hoạt động cá nhân: Đọc SGK phần còn lại, suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
- 2 HS lần lượt nêu ý kiến trước lớp.
- Lớp nhận xét và bổ sung.



-Hoạt động nhóm đôi, chia sẻ các thông tin, hình ảnh sưu tầm được(đã chuẩn bị trước)

- Nêu nội dung ghi nhớ SGK, trang 9
3. Hoạt động ứng dụng: (3 phút)
- Em biết gì về phong trào Cần Vương ?- HS nêu.
4.Hoạt động sáng tạo:(2 phút)
- Sưu tầm thêm các câu chuyện về các nhân vật của phong trào Cần Vương.- HS nghe và thực hiện
Tôi rất thích
 

Định hướng - GAC

Diễn đàn GAC - Giáo Án Chuẩn, nơi các Giáo viên, Phhs có thể tìm kiếm và chia sẻ những tài liệu giáo dục, những câu chuyện nghề nghiệp. Và cùng nhau thảo luận các chủ đề nuôi dạy con trẻ, chăm sóc sức khỏe, kinh doanh, du lịch, cuộc sống, tình yêu, hạnh phúc gia đình,...
Shoutbox
Hãy đăng nhập để bắt đầu trò chuyện
  1. No shouts have been posted yet.
Nơi bạn có thể chia sẻ, hỏi đáp nhanh với tất cả mọi người

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.
Top