giáo án Lớp 5 tuần 30 soạn theo định hướng phát triển năng lực học sinh mới nhất

Giao Vien

Moderator
Xu
0
Giáo án lớp 5 tuần 30 được soạn theo ĐHPTNLHS đầy đủ, chi tiết và mới nhất theo đúng thông tư của BGD. Đặc biệt là giáo án lớp 5 tuần 30 được xây dựng bằng hệ thống hình ảnh minh họa giúp cho học sinh dễ hiểu và hứng thú hơn trong khi làm bài. Mục đích bài học giúp cho các em đọc trôi chảy và hiểu được nội dung ôn tập và có những kĩ năng về đo diện tích trong môn Toán học. Bên cạnh đó là tìm hiểu về nhà máy thủy điện hòa bình ở môn Lịch sử.

6631


TUẦN 30

Tập đọc

ÔN TẬP

( Thay thế cho bài Thuần phục sư tử)

- GV cho HS ôn một số bài tập đọc đã học: Thái sư Trần Thủ Độ, Cửa sông, Đất nước

- Gọi HS đọc diễn cảm, trả lời câu hỏi liên quan nội dung bài tập đọc.

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Đọc lưu loát và diễn cảm bài văn với giọng đọc phù hợp.

2. Kĩ năng: Biết đọc thể hiện đúng giọng đọc của các nhân vật trong bài.

3. Thái độ: Yêu thích môn học, cảm thụ được cái hay, cái đẹp của bài văn, bài thơ

4. Năng lực:

- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

- Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.

II. CHUẨN BỊ

1. Đồ dùng

- GV: Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK

- HS: Đọc trước bài, SGK

2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học

- Vấn đáp , thảo luận nhóm, quan sát, trò chơi…

- Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC


Hoạt động của thầyHoạt động của trò
1. Hoạt động khởi động:(5 phút)
- Cho HS chơi trò chơi "Hộp quà bí mật " với nội dung là đọc một đoạn trong bài "Một vụ đắm tàu" và trả lời câu hỏi về nội dung bài.
- Nhận xét
- Giới thiệu bài - Ghi bảng
- HS chơi trò chơi



- HS nghe
- HS ghi vở
2. Hoạt động luyện đọc: (17 phút)
* Mục tiêu:
- Rèn đọc đúng từ , đọc đúng câu, đoạn.
- Hiểu nghĩa các từ ngữ mới.
- Đọc đúng các từ khó trong bài
- Đọc lưu loát và diễn cảm bài văn với giọng phù hợp
- Biết đọc thể hiện đúng giọng đọc của các nhân vật trong bài.
* Cách tiến hành:
* Bài Thái sư Trần Thủ Độ
+ Câu chuyện ca ngợi ai? Ca ngợi về điều gì?


- Hãy nêu giọng đọc toàn bài
- Thi đọc diễn cảm đoạn 2+3

- GV nhận xét


* Bài Cửa sông
- Khổ thơ cuối, tác giả đã dùng biện pháp nghệ thuật gì? Biện pháp nghệ thuật đó được thể hiện qua những từ ngữ nào?
+ Biện pháp đó nhân hoá giúp tác giả nói lên điều gì về “tấm lòng” của cửa sông đối với cội nguồn?
- GV tổ chức cho HS đọc diễn cảm khổ thơ 4, 5:
-GV nhận xét
*Bài Đất nước
+ Ở khổ thơ 4+ 5 tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật tu từ nào nổi bật. Nó có tác dụng gì?




- Tổ chức thi đọc diễn cảm, học thuộc lòng bài thơ
- GV nhận xét
+ 1 HS đọc toàn bài
+ Truyện ca ngợi thái sư Trần Thủ Độ là người gương mẫu, nghiêm minh, công bằng, không vì tình riêng mà làm sai phép nước.
+ HS nêu
+ HS thi đọc theo cách phân vai (người dẫn chuyện, viên quan, vua, Trần Thủ Độ).
- Các nhóm cử người thi đọc phân vai lời nhân vật
+ 1 HS đọc toàn bài
+ Tác giả dùng biện pháp nghệ thuật so sánh, từ ngữ thể hiện là giáp mặt, chẳng dứt, nhớ.

+Phép nhân hoá giúp tác giả nói được “tấm lòng’’của cửa sông là không quên cội nguồn.
- HS luyện đọc, thi đọc thuộc lòng.


+ 1 HS đọc toàn bài
+Sử dụng biện pháp điệp ngữ,thể hiện qua những từ ngữ được lặp lại : trời xanh đây, núi rừng đây, là của chúng ta. Các từ ngữ được lặp đi lặp lại có tác dụng nhấn mạnh niềm tự hào, hạnh phúc về đất nước giờ đây đã tự do, đã thuộc về chúng ta…
- Học sinh nhẩm thuộc lòng từng khổ, cả bài.
- HS nghe
4. Hoạt động ứng dụng: (2 phút)
- Về nhà luyện đọc thêm các bài tập đọc khác.- HS nghe và thực hiện
5. Hoạt động sáng tạo:(1 phút)
- Kể lại câu chuyện Thái sư Trần Thủ Độ cho mọi người cùng nghe.- HS nghe và thực hiện


Trên đây là Giáo án lớp 5 tuần 30 soạn theo ĐHPTNLHS mới nhất
Tài liệu đầy đủ, chi tiết và miễn phí tải xuống tại file doc dưới đây:
Tham khảo nhiều hơn tại: https://giaoanchuan.com/
 

Đính kèm

  • Tuần 30_Giáo án lớp 5 soạn theo ĐHPTNLHS_Năm học 2018 - 2019.doc
    543.5 KB · Lượt xem: 37

Giao Vien

Moderator
Xu
0
Toán

ÔN TẬP VỀ ĐO DIỆN TÍCH

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

Biết:

- Quan hệ giữa các đơn vị đo diện tích, chuyển đổi các số đo diện tích (với các đơn vị đo thông dụng).

- Viết số đo diện tích dưới dạng số thập phân.

2. Kĩ năng: HS làm bài 1, bài 2(cột 1), bài 3(cột 1).

3. Thái độ: Yêu thích môn học

4. Năng lực:

- Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo

- Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hoá toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học

II. CHUẨN BỊ

1. Đồ dùng

- GV: SGK, bảng phụ…

- HS : SGK, bảng con, vở...

2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học

- Vấn đáp , thảo luận nhóm, quan sát, thực hành, trò chơi…

- Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC


Hoạt động của thầyHoạt động của trò
1. Hoạt động khởi động:(5phút)
- Cho HS chơi trò chơi "Bắn tên": Kể tên các đơn vị đo thời gian và mối quan hệ giữa chúng.
- GV nhận xét
- Giới thiệu bài - Ghi bảng
- HS chơi trò chơi


- HS nghe
- HS ghi vở
2. Hoạt động thực hành:(28 phút)
* Mục tiêu:cn:iết:
- Quan hệ giữa các đơn vị đo diện tích, chuyển đổi các số đo diện tích (với các đơn vị đo thông dụng).
- Viết số đo diện tích dưới dạng số thập phân.
- HS làm bài 1, bài 2(cột 1), bài 3(cột 1).
* Cách tiến hành:
Bài 1: HĐ cá nhân
- Gọi HS đọc yêu cầu
- GV treo bảng phụ.
- Yêu cầu HS làm bài
- GV nhận xét chữa bài.
- Yêu cầu HS đọc lại bảng đơn vị đo diện tích

- Viết số thích hợp vào chỗ chấm.

- HS làm bài, 1 HS lên điền vào bảng phụ, sau đó chia sẻ trước lớp
- HS đọc xuôi, ngược bảng đơn vị đo diện tích.

km2hm2dam2m2dm2cm2mm2
1 km 2
= 100hm2
1 hm 2
= 100dam2
=
L7BIb_lhjZcbzuiMHu5mawE7wiCQlaDBN5E-LDL6Y6vK5v2JxiMlZaWRqsZ4qBHHI9Psw9VcLahHlEhMJQD-RK6HJXq8BoP0rZIdUPmZJGa30ZqMdG51MnuSJansEMv0yL6QlFs
km2
1 dam 2
= 100m2
=
Niq4nsMf6ZpZoWEPL7MuzvOchECedU20_OebMtLbH1vm2qHj5iUEugxj__VevXA0UQAtqFEdtP-w6TQb-QSlPP7f9aCuitonnqK-T1m-TFlS8WjHRcZpdGWdf9lTKkkGOLuCaGk
hm2
1m 2
= 100dm2
=
OjIQxrKaI-uw50VM1e1n4-UzUCvxLDbTUeVzdCAy-6LeYIjSgNGEzPbL4_Ea84-GY_mgFWDnlggOmZfapm_ytacSLURnXvY9heTzfVfyHqRvvamfCXa-5HlAtMziGA43zhycWnY
dam2
1 dm 2
= 100cm2
=
r4pJz7jQP-5O7r5twIaLlLE7PdwEWsXA5Ug1ee5RhwHe8iXcpagovQSL3v2jnJOay2BJCI5fxunU1TJo288P8BlZo2u3Geqvx6WGLzw5dTPM0bXF7esN9HwS3LAoVqSDbdsqfeA
m2
1 cm 2
= 100mm2
=
ao0f_WCUzr2MCpTj7tWtfMmLtzJzLdTrsKa04Dn1JEJzaSNghNNqVxYvgKMO9kV-km8H6FI5G15Ob-sakfLtaDbmkArqFwTI5t2_MlFTlmF5MHRItyLmOyA6r2zpfQ7uY8m88aY
dm2
1 mm 2
=
2M3CZriCutjiGhRzGjUA_cJc_ZDFtkydHoiXyTR1OfzOPMQwOjMBgmunwvsY0Y2VKGB1bJZ1zg7z0A-FIsRvg3NQgZtILFIiRGWOOmguMFhyve6klSMGBYNdckafhjzKkf1kUew
cm2
- Hai đơn vị diện tích liền nhau hơn kém nhau bao nhiêu lần ?
Bài 2(cột 1): HĐ cá nhân
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Yêu cầu HS làm bài.
- GV nhận xét chữa bài.







Bài 3 (cột 1): HĐ cá nhân
- HS đọc yêu cầu.

- Yêu cầu HS tự làm
- GV nhận xét chữa bài.
- Yêu cầu HS chi sẻ nêu cách làm cụ thể một số câu
Bài tập chờ:
Bài 3(cột 2,3): HĐ cá nhân
- Cho HS tự làm bài
- GV nhận xét
- Hai đơn vị diện tích liền nhau hơn kém nhau 100 lần.

- Điền số thích hợp vào chỗ chấm.
- HS tự làm bài.
- 2 HS làm bài bảng lớp, chia sẻ
a.1m2 = 100dm2 = 10000cm2
1m2 = 1000000mm2
1ha = 10000 m2
1km2 = 100ha = 1000000 m2
b.1m2 = 0,01dam2
1m2 = 0,0001hm2 = 0,0001ha
1m2 = 0,000001km2

- Viết số đo sau dưới dạng số đo có đơn vị là héc-ta
- HS tự làm bài
- 2 HS lên bảng chữa bài, chia sẻ kết quả
a) 65 000 m
GEay3Ah7pJaxIGn_zgHFpsLigbux0DZVF0l-jlr9U5FSNopE6l8lCnHFO6CM-WRYH0s8tzbAi7xCsByzysjalxVKGzcuoFtKvux4vdZt9c-PgfRQMpReDuRlPxKiOud7GHTbGik
= 6,5 ha
b) 6 km
n3Qs1usyj_DtYTKjB_4kk-qMQUyryh1sgZoE0A6EzFFEAxZdQDoPiKEmu5pcu9beHZUW2_L3aMC3cv15TnKaPEr1CEzQd_TV-dpB9a4ghb2hoEYBIl7RoaIVDWfrhRlMijeXih8
= 600 ha

- HS làm bài, báo cáo kết quả cho GV
846000m2 = 84,6ha
5000m2 = 0,5ha
9,2km2 = 920ha
0,3km2 = 30ha
3.Hoạt động ứng dụng:(2 phút)
- Hai đơn vị diện tích liền nhau gấp hoặc kém nhau bao nhiêu lần ?- HS nêu
4. Hoạt động sáng tạo:(1 phút)
- Về nhà tìm hiểu thêm về các đơn vị đo diện tích khác.- HS nghe và thực hiện
- VD: sào, mẫu, công đất, a,...
 

Giao Vien

Moderator
Xu
0
Lịch sử

XÂY DỰNG NHÀ MÁY THUỶ ĐIỆN HOÀ BÌNH

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Biết Nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình là kết quả lao động gian khổ, hi sinh của cán bộ, công nhân Việt Nam và Liên Xô.

- Biết Nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình có vai trò quan trọng đối với công cuộc xây dựng đất nước: cung cấp điện, ngăn lũ,…

2. Kĩ năng: Nêu được tinh thần lao động khẩn trương, dũng cảm, trên công trường.

3. Thái độ: Giáo dục tinh thần hữu nghị, hợp tác giữa nước ta và bạn bè quốc tế.

4. Năng lực:

- Năng lực tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

- Năng lực hiểu biết cơ bản về Lịch sử, năng lực tìm tòi và khám phá Lịch sử, năng lực vận dụng kiến thức Lịch sử vào thực tiễn.

II. CHUẨN BỊ

1. Đồ dùng

- GV: SGK, bảng phụ, ảnh tư liệu, Bản đồ hành chính Việt Nam.

- HS : SGK, vở...

2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học

- Vấn đáp , thảo luận nhóm, quan sát, trò chơi…

- Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC


Hoạt động của thầyHoạt động của trò
1. Hoạt động khởi động:(5phút)
- Cho HS chơi trò chơi "Truyền điện" nêu : Quốc hội khoá VI có những quyết định trọng đại gì ?(Mỗi bạn nêu 1 ý)
- GV nhận xét
- Giới thiệu bài - Ghi vở
- HS chơi trò chơi


- HS nghe
- HS ghi vở
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới:(28phút)
* Mục tiêu:
- Biết Nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình là kết quả lao động gian khổ, hi sinh của cán bộ, công nhân Việt Nam và Liên Xô.
- Biết Nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình có vai trò quan trọng đối với công cuộc xây dựng đất nước: cung cấp điện, ngăn lũ,…
* Cách tiến hành:
Hoạt động 1: Yêu cầu cần thiết xây dựng nhà máy thuỷ điện Hoà Bình.
- Nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam sau khi thống nhất đất nước là gì?

- Nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình được xây dựng vào năm nào? Trong thời gian bao lâu?


- Ai là người cộng tác với chúng ta xây dựng nhà máy này?

- Chỉ vị trí nhà máy trên bản đồ.
Hoạt động 2: Tinh thần lao động khẩn trương, dũng cảm, trên công trường.
- Cho biết trên công trường xây dựng nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình công nhân Việt Nam và các chuyên gia Liên Xô đã làm việc như thế nào?






Hoạt động 3: Đóng góp của nhà máy thuỷ điện Hoà Bình.
- Việc làm hồ, đắp đập, ngăn nước sông Đà để xây dựng nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình có tác động như thế nào vào chống lũ lụt?

- Điện đã góp phần vào sản xuất và đời sống của nhân dân như thế nào?


- GV KL:
- Học sinh thảo luận, đọc SGK, chia sẻ trước lớp
- Cách mạng Việt Nam sau khi thống nhất đất nước có nhiệm vụ xây dựng đất nước tiến lên chủ nghĩa xã hội.
- Nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình chính thức khởi công xây dựng vào ngày 6/11/1979 tại tỉnh Hòa Bình và sau 15 năm lao động vất vả nhà máy được hoàn thành.
- Chính phủ Liên Xô là người cộng tác, giúp đỡ chúng ta. Xây dựng nhà máy này.
- Học sinh lên chỉ.
- HS thảo luận nhóm, chia sẻ trước lớp

- Trên công trường xây dựng nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình công nhân Việt Nam và các chuyên gia Liên Xô họ làm việc cần mẫn, kể cả vào ban đêm. Hơn 3 vạn người và hàng vạn xe cơ giới làm việc hối hả. Dù khó khăn thiếu thốn và có cả hi sinh nhưng …
Ngày 4/4/1994, Tổ máy số 8, tổ máy cuối cùng đã hoà vào lưới điện quốc gia.
- HĐ nhóm, báo cáo trước lớp

- Việc làm hồ, đắp đập, ngăn nước sông Đà để xây dựng nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình có tác động góp phần tích cực vào việc chống lũ lụt cho đồng bằng Bắc Bộ.
- Cung cấp điện từ Bắc vào Nam. Từ núi rừng đến Đồng bằng, nông thôn đến thành phố. Phục vụ đời sống và sản xuất của nhân dân ta.
3.Hoạt động ứng dụng:(2 phút)
- Nêu ý nghĩa của việc xây dựng thành công nhà máy thủy điện Hòa Bình ?- HS nêu:Nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình là công trình tiêu biểu đầu tiên, thể hiện thành quả của công cuộc xây dựng CNXH.
4. Hoạt động sáng tạo:(1 phút)
- Về nhà tìm hiểu thêm về các nhà máy thủy điện khác trên đất nước ta.- HS nghe và thực hiện
 

Định hướng - GAC

Diễn đàn GAC - Giáo Án Chuẩn, nơi các Giáo viên, Phhs có thể tìm kiếm và chia sẻ những tài liệu giáo dục, những câu chuyện nghề nghiệp. Và cùng nhau thảo luận các chủ đề nuôi dạy con trẻ, chăm sóc sức khỏe, kinh doanh, du lịch, cuộc sống, tình yêu, hạnh phúc gia đình,...
Shoutbox
Hãy đăng nhập để bắt đầu trò chuyện
  1. No shouts have been posted yet.
Nơi bạn có thể chia sẻ, hỏi đáp nhanh với tất cả mọi người

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.
Top