Luyện tập đưa các yếu tố tự sự, miêu tả vào bài văn nghị luận, ngữ văn 8

Văn Học

Cộng tác viên
Xu
0
Tuần 32, Tiết 121- TLV:

LUYỆN TẬP ĐƯA CÁC YẾU TỐ

TỰ SỰ, MIÊU TẢ VÀO BÀI VĂN NGHỊ LUẬN


A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức:


Giúp HS củng cố những hiểu biết về các yếu tố tự sự và miêu tả trong văn nghị luận và luyện tập đưa chúng vào bài văn nghị luận có hiệu quả .

2. Kĩ năng: Xác định hệ thống hóa luận điểm , tìm và lựa chọn yếu tố tự sự miêu tả sau đó đưa chúng vào đoạn văn nghị luận cho phù hợp .

3. Thái độ: Yêu thích bộ môn .

4. Năng lực: Tư duy sáng tạo, giải quyết vấn đề.

B. CHUẨN BỊ.

1. GV: SoẠN giáo án theo chuẩn kiến thức kĩ năng, máy chiếu, bảng phụ.

2. HS: Chuẩn bị bài .

C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:

1. ổn định tổ chức:
1’

LớpSĩ sốNgày dạyĐiều chỉnh

2. Kiểm tra kiến thức cũ: 5’

- Nêu tác dụng của yếu tố tự sự, miêu tả trong văn nghị luận ? Cách đưa những yếu tố này vào văn nghị luận ?

- Hai yếu tố yếu tố tự sự và miêu tả giúp cho việc trình bày luận cứ trong bài văn được rõ ràng, cụ thể sinh động hơn và do đó có sức thuyết phục mạnh mẽ hơn.

- Các yếu tố tự sự và miêu tả được dùng làm luận cứ phải phục vụ cho việc làm rõ luận điểm và không phá vỡ mạch lạc văn bản nghị luận của bài văn.

3. Bài mới:

Hoạt động 1: Khởi động. Thời gian: 1 phút

Giới thiệu bài: Giáo viên nhắc lại vai trò của tự sự và miêu tả trong văn nghị luận để dẫn vào tiết luyện tập.

Hoạt động 2: Luyện tập. Thời gian: 37 phút

Hoạt động của giáo viên
HĐ của HS
Nội dung
- Gọi HS nêu đề bài
H: Nhắc lại Yêu cầu phải chuẩn bị ở nhà như thế nào?
à Lập dàn ý chi tiết, tập hợp những suy nghĩ, những hình ảnh, những câu chuyện mà em đã tích luỹ được xung quanh vấn đề trang phục trong thực tế đời sống, ở ngoài nhà trường và xã hội.
- Gọi học sinh nêu yêu cầu
H: Kiểu bài của đề bài trên?
à Nghị luận (Giải thích kết hợp chứng minh)
H: Từ ngữ nào của đề bài giúp em biết điều đó?àThuyết phục
H: Vấn đề nghị luận ở đây là gì?
à Trang phục của học sinh và việc chạy đua theo mốt không phải là học sinh có văn hoá.
H: Sau khi định hướng được yêu cầu của đề bài, chúng ta phải làm gì?
- Gọi học sinh đọc yêu cầu
H: Nên đưa vào bài viết những luận điểm nào trong số các luận điểm trên?
à GV cho HS thảo lụân, trao đổi và đưa ra kết luận.
H: Vì sao em không chọn luận điểm d, vào bài viết này?
àVì luận diểm d, không phù hợp với nội dung, yêu cầu của đề bài.
H: Vậy khi chọn luận điểm ta phải chú ý điều gì?
H: Tìm được luận diểm, ta đã viết được bài luôn chưa?
H: Bước tiếp theo của việc tìm luận điểm là gì?
H: Hãy cho biết yêu cầu của việc sắp xếp các luận điểm?
-> Trong 1 bài văn nghị luận, LĐ là 1 hệ thống gồm:
+ LĐ chính: Là vấn đề cần làm sáng tỏ.
+ LĐ phụ: còn gọi là luận cứ (gồm d.chứng và lí lẽ).
-> Các LĐ trong bài văn NL phải liên kết chặt chẽ với nhau và phải được sắp xếp theo 1 trình tự hợp lí.
H: Hãy nêu cách sắp xếp của riêng mình dựa trên hệ thống các luận điểm đã có sẵn?
-> HS có thể có những cách sắp xếp ý khác nhau để đưa ra cho cả lớp xem xét, đánh giá.
- GV đưa ra cách sắp xếp đúng.
H: Sau khi sắp xếp được các luận điểm theo một trình tự hợp lí, phù hợp với vấn đề NL thì bước tiếp theo sẽ là gì? (bước 4)
-> Phát triển các LĐ đó thành các đoạn văn (Mỗi LĐ là 1 đoạn văn).
H: Mỗi đoạn văn cần có những yếu tố nào phụ trợ? -> Tự sự và miêu tả.
* Gọi HS đọc ví dụ a và b. trong SGK.(Mỗi đoạn văn trình bày 1 LĐ).
H: Hãy chỉ ra các yếu tố TS và MT trong từng đoạn văn?
-> HS thực hiện.
H: Từ việc tìm hiểu ví dụ, em thấy nếu lược bỏ các yếu tố tự sự và miêu tả thì các đoạn văn trên sẽ trở nên ntn?
H: Vậy tác dụng của yếu tố là gì?
H: Cái khác nhau của đoạn văn a, và đoạn văn b. ở phần dẫn chứng là gì?
-> Đoạn b. tập trung kể, tả lớp hài kịch cổ điển của Mô-li-e vừa học. Còn đoạn a. có những sự vật, hình ảnh được rút ra từ thực tế.
=> Dẫn chứng có thể nằm trong tác phẩm, nhưng cũng có thể trong cuộc sống hàng ngày. Việc đưa yếu tố tự sự và miêu tả vào đoạn văn và bài văn NL là rất cần thiết. Nhưng khi đưa vào, chúng ta phải chú ý đưa 1 cách có chọn lọc, phù hợp với nội dung LĐ thì mới có hiệu qủa.
- Viết đoạn văn nghị luận có yếu tố tự sự và miêu tả (Phát triển các luận điểm b, c, d, e ).
- HS viết từ 5 đến 10 phút.
- GV:Gọi một vài em trình bày.
- GV nhận xét, chữa.
HĐ chung

HĐ chung


HĐ chung


Thảo luận cặp đôi (4p)
Trình bày
HĐ chung




HĐ chung

HĐ chung

HĐ chung









Thảo luận theo bàn (3p)
Trình bày



HĐ chung




HĐ chung

Đọc

HĐ chung


HĐ chung


HĐ chung

Lắng nghe

HĐ chung

Trình bày
I,Chuẩn bị ở nhà:
Đề bài: Trang phục và văn hoá
II,Luyện tập trên lớp
1,
Đề bài:
Một số bạn đang đua đòi theo những lối ăn mạc không lành mạnh, không phù hợp với lứa tuổi học sinh, truyền thống văn hoá của dân tộc và hoàn cảnh gia đình. Em hãy viết một bài văn nghị luận để thuyết phục các bạn đó thay đổi cách ăn mặc cho đúng đắn hơn.
2, Xác lập luận điểm
a, Gần đây, cách ăn mặc của một số.......lành mạnh như trước nữa.
b, Việc chạy theo các mốt ăn mặc ấy có nhiều tác hại (làm mất thời gian.......tốn kém cho cha mẹ)
c, Việc ăn mặc phải phù hợp với thời đại nhưng cũng phải lành mạnh, phù hợp với truyền thống văn hoá của dân tộc, lứa tuổi và hoàn cảnh sống.
à Chọn luận điểm phải phù hợp với vấn đề nghị luận.
3. Sắp xếp các luận điểm
1-a. Gần đây, cách ăn mặc của một số bạn có nhiều thay đổi, không còn giản dị, lành mạnh như trước nữa.
2-c. Các bạn lầm tưởng rằng, cách ăn mặc như thế sẽ làm cho mình trở nên văn minh, lịch sự, sành điệu.
3-b. Việc chạy theo các mốt ăn như thế làm mất thời gian của các bạn, ảnh hưởng xấu đến két quả học tập và gây tốn kém cho cha mẹ.
4-e. Việc ăn mặc cần phù họp với thời đại nhưng cũng cần phải phù hợp với truyền thống văn hoá dân tộc, với lứa tuổi, với hoàn cảnh sống và nói lên...
5- KL: Các bạn cần thay đổi lại trang phục cho lành mạnh, đúng đắn.
4. Phát triển LĐ, đưa yếu tố tự sự và miêu tả vào đoạn văn, bài văn NL.
=> Các yếu tố MT và TS làm cho các luận chứng trở nên sinh động, luận điểm được CM rất cụ thể, rõ ràng.
Yếu tố BC: Làm cho LĐ sâu sắc, lay động lòng người, có sức thuyết phục cao.
5. Luyện tập:

*. Hoạt động 4: Vận dụng
- Thời gian: 2 phút
? Có nên đưa yếu tố tự sự và miêu tả vào trong quá trình lập luận của mình không? Vì sao?
Nên vận dụng hai yếu tố tự sự và miêu tả vào bài văn nghị luận vì các yếu tố tự sự, miêu tả làm cho luận chứng trở nên sinh động, luận điểm được chứng minh rõ ràng cụ thể.
*. Hoạt động 5: Tìm tòi, mở rộng
- Thời gian: 2 phút
- Hãy viết đoạn văn nghị luận (từ 8 đến 10 câu) có sử dụng yếu tố miêu tả và tự sự về chủ đề học tập? (HS có thể hoạn thiện ở nhà)
GV chốt nội dung bài, yêu cầu HS học ghi nhớ, hoàn thiện các bài tập
Chuẩn bị bài: Chương trình địa phương chữa lỗi diễn đạt
Rút kinh nghiệm:.................................................................................................................

.................................................................................................................................
 

Đính kèm

  • Luyện tập đưa các yếu tố tự sự, miêu tả vào bài văn nghị luận.docx
    25.9 KB · Lượt xem: 1

Định hướng - GAC

Diễn đàn GAC - Giáo Án Chuẩn, nơi các Giáo viên, Phhs có thể tìm kiếm và chia sẻ những tài liệu giáo dục, những câu chuyện nghề nghiệp. Và cùng nhau thảo luận các chủ đề nuôi dạy con trẻ, chăm sóc sức khỏe, kinh doanh, du lịch, cuộc sống, tình yêu, hạnh phúc gia đình,...
Shoutbox
Hãy đăng nhập để bắt đầu trò chuyện
  1. No shouts have been posted yet.
Nơi bạn có thể chia sẻ, hỏi đáp nhanh với tất cả mọi người

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.
Top