Văn Học

Cộng tác viên
Xu
0
Tiết 138, tập làm văn:
LUYỆN TẬP LÀM VĂN BẢN THÔNG BÁO
I. Mục tiêu bài học:

1. Kiến thức: Giúp HS:

- Hệ thống kiến thức về văn bản hành chính.

- Mục đích, yêu cầu, quy cách làm một văn bản thông báo.

2. Kĩ năng:

- Nhận biết thành các tình huống cần viết văn bản thông báo .

- Nắm bắt sự việc, lựa chọn các thông tin cần truyền đạt.

- Nâng cao một bước kĩ năng tạo lập văn bản thông báo và viết được một văn bản thông báo đúng quy cách.

3. Thái độ: Có ý thức trau dồi, vận dụng tốt.

4. Năng lực: Rèn năng lực tư duy, năng lực thực hành cho học sinh

II. Chuẩn bị của giỏo viờn và học sinh:

1. Giáo viên: Kế hoạch dạy học, tư liệu tham khảo về văn bản tường trỡnh.

2. Học sinh: Đọc bài và soạn bài theo câu hỏi hướng dẫn

III. Các hoạt động dạy và học:

1. Ổn định tổ chức:

Lớp​
Sĩ số​
Ngày giảng​
Điều chỉnh​
8A1​
8A2​
8A3​
2. Bài mới:

Hoạt động 1. Khởi động

- Thời gian: 2’.

(H) Khi nào cần viết VBTB? Cỏch viết một VBTB?

Nhận biết cỏc tỡnh huống cần viết văn bản thông báo, ôn tập, hệ thống lại kiến thức, luyện tập viết văn bản cụ thể là nội dung bài học hôm nay

Hoạt động 2: Hoạt động cơ bản. Thời gian: 35’.​

Hoạt động của GV
HĐ của HS
Nội dung cần đạt
H)Mục đích của văn bản thông báo tường trình là gì?
(H) Văn bản thụng bỏo và văn bản báo cáo, đề nghị có gì giống và khác nhau?
(H) Nêu bố cục phổ biến của văn bản thụng bỏo? Những mục nào không thể thiếu trong văn bản này? Phần nội dung trình bày như thế nào?
- Ai thông báo? (Xác định chủ thể).
- Thông báo cho ai? (Xác định đối tượng).
- Trong tình huống nào? (Xác định ngôn ngữ, điều kiện).
- Thông báo về việc gì? (Xác định nội dung) cần cụ thể, chính xác, rõ ràng.
? Lần lượt học sinh trả lời, học sinh khác bổ sung nhận xét.
? Sau đó giáo viên tổng kết theo bảng hệ thống.
Những tình huống cần làm các loại văn bản.


HĐ cá nhân








HĐ cá nhân


I.Luyện tập lí thuyết:
1-Tình huống cần làm VB thông báo:

-Cấp trên hoặc tổ chức cơ quan Đảng, Nhà nước,... cần thông báo cho cấp dưới hoặc nhân dân biết về một vấn đề chủ trương, chính sách, việc làm,...
2-Nội dung, thể thức của một VB thông báo:
-Nội dung thông báo: thường là những thông tin về công việc phải làm để người dưới quyền biết và thực hiện
-Thể thức của VB thông báo: là thể thức hành chính theo đúng những mẫu đã qui định (Gồm 3 phần: Thể thức mở đầu VB thông báo, nội dung thông báo, thể thức kết thúc VB thông báo)
Thông báo 1
Tường trình 2
Báo cáo 3
Cấp trên hoặc tổ chức cơ quan… báo cho cấp dưới hoặc nhân dân biết về một vấn đề chủ trương, chính sách, việc làm.

Cấp dưới, cá nhân làm rõ một vấn đề, một sự việc, một hành động, kết quả để cấp trên hoặc cơ quan, tổ chức có liên quan và trách nhiệm xem xét, kết luận


Cấp dưới, cá nhân trình bày lại quá trình và kết quả công việc, nhiệm vụ đã được giao trước cấp trên tổ chức, cơ quan có liên quan phụ trách hoặc trước nhân dân trong hội nghị, trong trường hợp định kỳ, đột xuất.
Học sinh lựa chọn và trình bày lí do lựa chọn của mình.

Hs đọc 3 trường hợp trong sgk và lựa chọn loại văn bản thích hợp trong các trường hợp trên ?

-Hs đọc thông báo trong sgk.
-Chỉ ra những chỗ sai trong VB thông báo trên và chữa lại cho đúng ?











Học sinh phát hiện những lỗi sai trong bản thông báo và chữa lại.


-Hãy nêu một số tình huống thường gặp trong nhà trường hoặc ngoài XH mà em cho là cần viết VB thông báo (không lặp lại tình huống trong sgk) ?
II. Luyện tập.
1/ a. Thông báo.

- Hiệu trưởng viết thông báo.
- Cán bộ, giáo viên, học sinh toàn trường nhận đọc thông báo.
- Nội dung kế hoạch tổ chức lễ kỷ niệm ngày sinh nhật Bác Hồ.
b. Báo cáo.
- Các chi đội viết báo cáo.
- BCH liên đội nhận báo cáo.
- Nội dung tình hình hoạt động của chi đội trong tháng.
c. Thông báo.
- Ban quản lí dự án viết thông báo.
- Bà con nông dân có đất đai, hoa màu trong phạm vi giải phóng mặt bằng của công trình dự án nhận thông báo.
- Nội dung thông báo: Chủ trương của bản dự án.
2/ a. Những lỗi sai.
- Không có số công văn, thông báo, nơi nhận, nơi lưu, viết ở góc trái phía trên và phía dưới văn bản thông báo.
- Nội dung thông báo chưa phù hợp với tên thông báo nên thông báo còn thiếu cụ thể các mục: Thời gian kiểm tra, yêu cầu kiểm tra, cách thức kiểm tra.
b. Chữa lại
- Bổ sung và sắp xếp lại các mục cho đúng với tên bản thông báo.
3. Những tình huống cụ thể cần viết thông báo.
Người thông báo
Người nhận thông báo
Nội dung thông báo.
- Giáo viên chủ nhiệm.

- Giáo viên chủ nhiệm lớp.

- Hiệu trưởng.
- Ban công an xã.
Gia đình học sinh cá biệt trong lớp.
Gia đình học sinh cá biệt trong lớp.
Giáo viên, học sinh, gia đình học sinh.
Gia đình nạn nhân
- Thu các khoản tiền đầu năm học.
- Tình hình học tập và rèn luyện của học sinh cá biệt.
- Kế hoạch tham quan thực tế Hạ Long – Quảng Ninh.
- Đến nhận đồ bị mất cắp đã tìm thấy.
Hoạt động vận dụng, mở rộng ( Hs thực hiện ở nhà) ( 2phut)
Gv giao nhiệm vụ cho học sinh:
- Tiếp tục viết văn bản thông báo về 1 t́nh huống tự chọn.
Hoạt động 5: Tìm tòi, mở rộng
- Sưu tầm tài liệu văn bản hành chính thuộc kiểu văn bản thông báo
Rút kinh nghiệm:........................................................................................................
 

Đính kèm

  • Luyện tập làm văn bản thông báo.docx
    20.1 KB · Lượt xem: 1

Định hướng - GAC

Diễn đàn GAC - Giáo Án Chuẩn, nơi các Giáo viên, Phhs có thể tìm kiếm và chia sẻ những tài liệu giáo dục, những câu chuyện nghề nghiệp. Và cùng nhau thảo luận các chủ đề nuôi dạy con trẻ, chăm sóc sức khỏe, kinh doanh, du lịch, cuộc sống, tình yêu, hạnh phúc gia đình,...
Shoutbox
Hãy đăng nhập để bắt đầu trò chuyện
  1. No shouts have been posted yet.
Nơi bạn có thể chia sẻ, hỏi đáp nhanh với tất cả mọi người

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.
Top