Luyện tập viết đoạn văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm, ngữ văn 8

Văn Học

Cộng tác viên
Xu
0
Tuần 9 - Tiết 28:

Tập làm văn:

LUYỆN TẬP VIẾT ĐOẠN VĂN TỰ SỰ KẾT HỢP VỚI MIÊU TẢ VÀ BIỂU CẢM

I. Mục tiêu bài học:

1. Kiến thức
:Thông qua thực hình biết cách vận dụng sự kết hợp giữa các yêu tố miêu tả và biểu cảm khi viết một đoạn văn tự sự.

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng viết đv TS có kết hợp MT,BC theo yêu cầu

3. Thái độ: Làm bài tập nghiêm túc, sử dụng các yêu tố miêu tả và biểu cảm khi viết một đoạn văn tự sự.

4. Năng lực: Năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo, tự học, nêu vấn đề, hợp tác .

II. Chuẩn bị:

1. GV: KHDH , đoạn văn mẫu , bảng phụ, MC, Phiếu học tập....

2. HS: Đọc, tìm hiểu và trả lời các câu hỏi phần I, II trong SGK bài Luyện tập viết đoạn văn TS kết hợp với MT, BC

Chuẩn bị trước đoạn văn cho tình huống a: Chẳng may em làm vỡ lọ hoa đẹp.

Chuẩn bị BT 1 trong SGK, phần luyện tập.

III. Các hoạt động dạy và học:

1. Ổn định lớp(1’


Lớp
Sĩ số
Ngày giảng
Điều chỉnh
8A1
18/10/2018
8A2
15/10/2018
8A3
15/10/2018
2. Kiểm tra kiến thức cũ (5’):

- Cho biết vai trò, tác dụng của yêu tố miêu tả, biểu cảm trong văn TS.

- Chữa BTVN

3.Bài mới :

* Hoạt động 1: Khởi động:

- Thời gian: 1 phút

? Tự sự, miêu tả và biểu cảm có mối quan hệ với nhau ntn?

Giới thiệu bài
.

Từ nội dung phân tích của bạn chúng ta đã thấy được tác dụng của việc kết hợp các yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm trong văn bản tự sự. Bài học hôm nay giúp chúng ta rèn luyện khả năng viết đoạn văn tự sự có kết hợp miêu tả và biểu cảm.

* Hoạt động 2: Hoạt động cơ bản

- Thời gian: 18 phút.

HĐ của GV
HĐ của HS
Nội dung
* GV yêu cầu học sinh đọc to các dữ liệu sgk
?Những yếu tố cần thiết để xây dựng đoạn văn tự sự là gì?
- sự việc được kể, người kể, ngôi kể, trình tự kể…
- Sự việc: Gồm 1 hoặc nhiều các hành vi, H/động đã xảy ra cần được kể lại 1 cách rõ ràng mạch lạc đề người khác cùng được biết.
- Nhân vật chính: Là chủ thể của hoạt động hoặc là 1 trong những người chứng kiến sự việc đã xảy ra.
? Yếu tố mtả, biểu cảm thường dùng để làm gì? (dựng lại h/ảnh,hình dáng, kích thước, màu sắc, âm thanh…-> sự việc trở nên sinh động hơn.sự?
- B/cảm làm cho lời văn tự sự trở nên gợi cảm hơn.
* Lưu ý: Các yếu tố miêu tả, biểu cảm có thể nhiều hay ít đậm hay nhạt nhưng nó chỉ có vai trò bổ trợ cho sự việc và nhân vật chính.
? Quy trình xây dựng đoạn văn tự sự gồm mấy bước? Đó là những bước nào?
Ở bước này: - có thể lựa chọn ngôi kể nào?
- xưng là gì?
+ Người kể ở ngôi thứ nhất số ít: Xưng tôi, mình, tớ, em, anh, chị
+ Người kể ngôi thứ nhất số nhiều: Xưng chúng tôi
+ Người kể ở ngôi thứ nhất số ít hoặc nhiều; Gián tiếp thường là tác giả giấu mình để cho nhân vật phát ngôn (do tác giả hư cấu, nhân hoá)

? Bước thứ ba cần phải làm gì?
? Bố cục như thế nào?

Thử dùng một vài lời cho đề 1
Gợi ý: lời mở đầu có thể là nhận xét, cảm tưởng, hành động…
HS minh hoạ: Huỵnh một cái, lọ hoa trên tay tôi vỡ tan khi tôi vấp ngã ngay bục cửa…
? Đối với đề 1, trong nội dung sự việc, ta sẽ kết hợp các yếu tố miêu tả, biểu cảm như thế nào?
- Suy nghĩ, trạng thái của nhân vật -> biểu cảm
- Tả trạng thái, hình ảnh lọ hoa, mảnh vỡ -> miêu tả.
? Ở bước 4, nếu để kể việc làm vỡ lọ hoa bằng một đoạn văn, em sẽ sử dụng yếu tố miêu tả, biểu cảm như thế nào?
TH
: Có thể sử dụng TTT ở yếu tố nào? Tác dụng?
? Bước cuối cùng?
? Ta có thể sử dụng những cách trình bày nào cho đoạn văn?

HS: Có thể sử dụng một trong 3 cách: song hành, diễn dịch, quy nạp.
GV nhấn mạnh: Viết theo cách đã chọn, chú ý các phương tiện liên kết.

- trả lời







- suy nghĩ trả lời





- trình bày









- trình bày






- trình bày
- trình bày
- trình bày
I/ Từ sự việc và nhân vật đến đoạn văn tự sự có yếu tố miêu tả và biểu cảm.











Bước 1
: Lựa chọn sự việc chính.

Bước 2
: Lựa chọn ngôi kể phù hợp với câu chuyện được kể




Bước 3
: Xác định thứ tự kể:
- khởi đầu
- diễn biến
- kết thúc.





Bước 4
: Xác định yếu tố miêu tả, biểu cảm phù hợp.

Bước 5
: viết thành đoạn văn tự sự có các yếu ố miêu tả, biểu cảm.
* Hoạt động 3: Luyện tập

- Thời gian: 10p

* Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài tập.
Bài 1: Chia 4 nhóm làm bài.
Đóng vai ông giáo ví dụ 1 đoạn văn kể lại giây phút Lão Hạc sang báo tin bán chó?
- Đoạn văn đã kết hợp các yếu tố miêu tả + biểu cảm ở chỗ nào?

'' Tôi đang ngồi nghĩ ngợi vẩn vơ về những người hàng xóm đang sống quanh tôi , trong đã có lão Hạc . Lão sống âm thầm trong cảnh túng quẫn và trong cả sự chờ đợi vô vọng đứa con trai duy nhất đã đi xa . Bỗng lão Hạc bước vào nhà tôi , lặng lẽ ngồi xuống cái ghế gỗ ọp ẹp của nhà tôi buồn bã nói :
- Cậu Vàng đi đời rồi , ông giáo ạ !
Tôi ngạc nhiên hỏi lại :
- Lão yêu qúy con Vàng lắm kia mà ?
- Thì vẫn yêu nhưng phải bán ! Cái số kiếp nó và cả tôi nữa thì có gì khác nhau đâu hả ông giáo ?
Tôi lẩm bẩm : - Không thể nào tin được !
- Tôi bán thật rồi . Họ vừa bắt nó và mang đi ............
Lão Hạc bỏ lửng câu nói , cười mà miệng méo xệch đi , nước mắt lưng tròng .... Tôi cảm thấy nghẹn ngào và chỉ muốn ôm chầm lấy lão để khóc òa lên cho vơi bớt những day dứt, bức bối trong lòng . Tôi chợt nghĩ đến cái việc tôi bán đi 5 quyển sách....

* Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài tập 2.
- Đoạn văn trong truyện ngắn “Lão Hạc” - Nam
Bài 2 : ? Chỉ ra các yêu tố miêu tả và biểu cảm trong đoạn văn ?
- Miêu tả : Tôi đang ngồi nghĩ ..... vẩn vơ ... lão Hạc bước vào ngồi xuống chiếc ghế ọp ẹp ... bỏ lửng câu nói , cười như mếu.
- Biểu cảm : Tôi cảm thấy........ trong lòng .
? Tìm đoạn văn tương ứng nội dung trên trong tác phẩm '' Lão Hạc '' của Nam Cao ?
'' Hôm sau lão Hạc ...... Lão hu hu khóc '' .
- Miêu tả : Cười như mếu , mắt lão ầng ậng nước , mặt lão đột nhiên co rúm lại , những vết nhăn xô lại , cái đầu ngoẹo về một bên , miệng móm mém như con nít . Lão hu hu khóc .
- Biểu cảm : không xót xa ... hỏi cho có chuyện .
- Sự việc : Lão Hạc báo tin bán con chó Vàng .
- Ngôi kể : tôi ( ngôi thứ nhất số ít ) .
? Những yêu tố miêu tả và biểu cảm đã giúp Nam Cao thể hiện được điều gì ?
- Khắc sâu vào lòng người đọc một hình ảnh lão Hạc khốn khổ về hình dáng bên ngoài và đặc biệt thể hiện rất sinh động sự đau đớn , quằn quại về tinh thần một con người trong giây phút ân hận , xót xa '' già bằng ngần này tuổi đầu rồi còn đánh lừa một con chó '' .
- lắng nghe
- Hoạt động theo nhóm (thời gian 6p)


- lắng nghe
























- làm bài tập


- trình bày
* Hoạt động 4: Vận dụng
- Thời gian: 6p
Viết đoạn văn kể về tâm trạng lão hạc khi phải bán con chó theo ngôi thứ nhất. ( lời của LH)
- HS viết, trình bày, gv n/xét bổ sung, chốt
* Hoạt động 5: Tìm tòi, mở rộng
- Thời gian: 4p
+HS đọc bài đọc thêm/ SGK.
+ Sưu tầm các đoàn văn có sự kết hợp của yếu tố tự sự với miêu tả và biểu cảm
HS: Hoàn thiện ở nhà
IV. Rút kinh nghiệm:

...................................................................................................................................
 

Đính kèm

  • Luyện tập viết đoạn văn tự sự.docx
    24.6 KB · Lượt xem: 0

Định hướng - GAC

Diễn đàn GAC - Giáo Án Chuẩn, nơi các Giáo viên, Phhs có thể tìm kiếm và chia sẻ những tài liệu giáo dục, những câu chuyện nghề nghiệp. Và cùng nhau thảo luận các chủ đề nuôi dạy con trẻ, chăm sóc sức khỏe, kinh doanh, du lịch, cuộc sống, tình yêu, hạnh phúc gia đình,...
Shoutbox
Hãy đăng nhập để bắt đầu trò chuyện
  1. No shouts have been posted yet.
Nơi bạn có thể chia sẻ, hỏi đáp nhanh với tất cả mọi người

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.
Top