Mẹo dạy học tích cực tăng khả năng tập trung cho học sinh tiểu học

Lê May

Thành Viên
Xu
0
Mẹo dạy học tích cực tăng khả năng tập trung cho học sinh tiểu học

Giáo dục tiểu học tuy dễ mà khó, tuy khó mà dễ đòi hỏi giáo viên phải có kinh nghiệm cũng như tính sáng tạo thì mới có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình. Mỗi giáo viên tiểu học cần phải chuẩn bị cho mình một số mẹo dạy học tích cực mới có thể tự tin đứng lớp cũng như đạt được hiệu quả cao trong việc giáo dục. Mẹo dạy học tích cực sẽ giúp học sinh phát huy được những mặt tích cực như tự giác, chủ động, sáng tạo,… Từ đó sẽ tác động đến tình cảm và đem lại hứng thú học tập ở học sinh. Bạn là một giáo viên tiểu học? Vậy bạn đã chuẩn bị cho những những phương pháp dạy học làm tăng khả năng tập trung cho học sinh tiểu học hay chưa? Những thông tin dưới đây sẽ rất hữu ích đối với bạn đấy, xem ngay nào!

Sắp xếp chỗ ngồi linh động cho học sinh

kmrBaUthCfBz4mHLkaXrK6U69uD5XY9p-TNZQPPL6DrlAq30N_1qk-8QJ8IxCoRLWLxK5o3WU1jtvjh89CSkG_mw_zvoAiTrqUxwMqtNeWNWBo7cQGA5QGpIXV-vhFxS72KvLGMS


Có thể xếp chỗ ngồi cho học sinh theo nhóm đối tượng

Việc sắp xếp chỗ ngồi trong lớp học cho học sinh là rất quan trọng bởi vì nếu không có sự phù hợp sẽ gây ra những hậu quả không mong muốn. Thông thường các giáo viên sẽ rất sợ việc học sinh thường xuyên nói chuyện riêng gây ảnh hưởng đến khả năng tập trung cùng nhiều yếu tố khác. Chính vì vậy, giáo viên cần đặc biệt quan tâm đến yếu tố phù hợp khi sắp xếp chỗ ngồi cho học sinh và dưới đây là những gợi ý cụ thể:

  • Xếp theo nhóm đối tượng: Sắp xếp học sinh ngồi thành từng dãy theo năng lực học tập. Ví dụ: học sinh giỏi ngồi cùng một dãy, học sinh khá ngồi cùng một dãy, học sinh trung bình và yếu ngồi cùng một dãy. Như vậy, giáo viên sẽ rất dễ dàng trong việc giao bài vở. Tuy nhiên, giáo viên cần lưu ý đến vấn đề dung hòa cá tính của học sinh để tránh gây mặc cảm cho những học sinh học chưa tốt nhé.
  • Xếp học sinh khá giỏi ngồi xen kẽ với trung bình yếu: Điều này giúp cho việc học của tất cả học sinh trong lớp dần đồng đều nhau, những học sinh khá giỏi sẽ chia sẻ và giúp đỡ những học sinh có năng lực học tập yếu hơn.
  • Xếp những học sinh hiếu động ngồi cùng dãy với những học sinh ngoan, trầm tính; xếp xen kẽ giữa bạn nam và bạn nữ: Điều này thể hiện mục đích bình đẳng giới và giúp hạn chế được việc học sinh làm việc riêng; dung hòa cá tính cho các em.
Như đã nói ở trên, giáo viên cần có sự linh động trong việc sắp xếp chỗ ngồi. Chúng ta có thể thay đổi chỗ ngồi theo từng tháng hoặc từng quý để tạo cho học sinh cảm giác thoải mái, mới mẻ hơn. Trong giờ học, chúng ta cũng đừng nên bắt học sinh phải quá nghiêm túc mà tạo ra những sự gò bó và cảm giác không thoải mái nhé.

Đầu tư xây dựng nội dung bài giảng hấp dẫn

0a5wmvZ5as73tqx50rQUNbmcDK5dBZsSYSetogYKKaVd8CvatCbAVLpcSYdTfuU1ik3R08nMSF4UJct5kE8ZQPwAFoXTY38mROyb643pCpQnAKnRT6fMFGwi8AHg7d5NGU3vch4-


Nội dung bài học quyết định phần lớn đến thái độ học tập của học sinh

Nội dung bài học quyết định phần lớn đến thái độ học tập của học sinh. Theo đó, nếu nội dung bài học nhàm chán sẽ khiến các em có tâm lý chán nản chỉ muốn nhanh chóng hết giờ. Khi đó, việc học học sinh nói chuyện riêng gây mất trật tự là không thể tránh khỏi. Ngược lại nếu giáo viên đầu tư xây dựng nội dung bài học thật bài bản, kết hợp được các phương pháp dạy học một cách linh hoạt thì sẽ giúp cho học sinh tập trung vào bài học hơn. Và như thế cũng sẽ giúp khắc phục được tình trạng mất tập trung, nói chuyện riêng trong giờ học một cách nhanh chóng và hiệu quả.

Giáo viên có thể áp dụng một số mẹo dạy học tích cực trong giờ học như tổ chức trò chơi, tổ chức thảo luận nhóm,… để không khí tiết học trở nên sôi nổi và gây được hưng phấn cho học sinh hơn.

Đưa các hình thức thi đua vào giờ học

zZ1lkNcE0r2nMRovIB89HX1jlA1yvHtVaYLRpt-E746u6AenRtZBpV9iXsbsaU3Ssae6YK1uJFcA05364g5nI0ajmBG_uZGyfTf46Db14isREfTOb1aVwgk_CNvMUavj_-XGz7s8


Học sinh tiểu học rất hào hứng với phần thưởng, với những lời khen, với những “cuộc đua”

Học sinh tiểu học rất hào hứng với phần thưởng, với những lời khen, với những “cuộc đua”; đó là tâm lý chung của học sinh mà giáo viên không nên xem nhẹ. Như vậy, thi đua và khen thưởng là một mẹo dạy học tích cực có thể giúp cải thiện rõ rệt sự mất tập trung, nói chuyện riêng của học sinh.

Chính vì vậy, giáo viên tiểu học lồng ghép các hình thức thi đua vào trong giờ học, ví dụ như: Cho các tổ thi đua với nhau xem tổ nào nghiêm túc nhất trong tuần trong tháng, tổ nào có thành tích học tập tốt nhất,… Và phần thưởng là điều không thể thiếu để tuyên dương cho các thành viên trong tổ nhé. Có thể thấy những hình thức thi đua như vậy sẽ vừa mang tính tập thể vừa mang tính cá nhân nên sẽ đem lại những hiệu quả rất thiết thực đấy.

Tạm kết

S3koadhUzpbUt2uLQkcp84pztjjztyYSaNrLAdqJiemZ0ZpHNlw9B698cppYUamPCRye0Tk4zFHXfkUGbTY0BC1CZEfBTJUv91wG32XCOz0nSFj_RmrVeqIpdOAj5kFG5IdpHQY7


Mẹo dạy học tích cực dành cho học sinh tiểu học

Trên đây là một số mẹo dạy học tích cực dành cho học sinh tiểu học nhằm nâng cao khả năng tập trung ở trẻ. Các giáo viên tiểu học có thể áp dụng ngay những mẹo này trong những tiết đứng lớp tiếp theo của mình để nâng cao hiệu quả học tập của học sinh. Chúng ta cũng có thể sáng tạo và lồng ghép thêm những phương pháp dạy học hiệu quả khác để giúp học sinh phát huy được những khả năng của mình một cách tốt nhất nhé.

Cảm ơn bạn đã dành thời gian theo dõi bài viết này!
 

Định hướng - GAC

Diễn đàn GAC - Giáo Án Chuẩn, nơi các Giáo viên, Phhs có thể tìm kiếm và chia sẻ những tài liệu giáo dục, những câu chuyện nghề nghiệp. Và cùng nhau thảo luận các chủ đề nuôi dạy con trẻ, chăm sóc sức khỏe, kinh doanh, du lịch, cuộc sống, tình yêu, hạnh phúc gia đình,...
Shoutbox
Hãy đăng nhập để bắt đầu trò chuyện
  1. No shouts have been posted yet.
Nơi bạn có thể chia sẻ, hỏi đáp nhanh với tất cả mọi người

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.
Top