giáo án Mĩ thuật Lớp 1, chủ đề 7: Tìm hiểu tranh theo chủ đề "Những con vật ngộ nghĩnh"

Văn Học

Cộng tác viên
Điểm
1,506
Chủ đề 7: Tìm hiểu tranh theo chủ đề: NHỮNG CON VẬT NGỘ NGHĨNH

(2 tiết)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:
HS nêu được nội dung, hình ảnh và màu sắc trên bức tranh.

2. Kĩ năng: Mô phỏng lại tác phẩm được xem hoặc thể hiện được hình ảnh con vật bằng cách thức vẽ hoặc sử dụng đất nặn.

3. Thái độ: Giới thiệu, nhận xét và nêu được cảm nhận về sản phảm của mình, của bạn.

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC

- Phương pháp: Sử dụng quy trình Vẽ cùng nhau.

- Hình thức tổ chức: Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm.

III. ĐỒ DÙNG VÀ PHƯƠNG TIỆN

1. Giáo viên:


- Sách Học Mĩ thuật lớp 1.

- Hình ảnh minh họa phù hợp với nội dung chủ đề.

2. Học sinh:

- Sách Học Mĩ thuật lớp 1.

- Giấy vẽ, giấy màu, màu vẽ, keo, kéo, đất nặn…

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU

1. Ổn định tổ chức lớp:
Cả lớp hát 1 bài.

2. Kiểm tra đồ dùng học tập:

3. Bài mới:


* Khởi động: Tổ chức trò chơi “Đây là con vật gì?”. GV dẫn dắt HS vào bài mới.

NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
TIẾT 1
HĐ 1: Tìm hiểu

- GV nêu mục tiêu bài học.
1. Xem tranh
- Tổ chức cho HS hoạt động nhóm.
- Yêu cầu HS quan sát hình 7.1.
- Câu hỏi gợi mở:
+ Em thấy trong tranh có những hình ảnh gì? Hình ảnh nào là hình ảnh chính? Hình ảnh nào là hình ảnh phụ?
+ Hình dáng và đặc điểm của các con vật được vẽ như thế nào?
+ Có những màu sắc nào được sử dụng trong bức tranh? Những màu nào là màu đậm, nhạt?
+ Nội dung của hai bức tranh là gì?
+ Em thích bức tranh nào? Vì sao?
- Phân tích, bình luận về 2 bức tranh:
+ Bức tranh 1: Hình ảnh chính là các con vật đang diễn một tiết mục xiếc…
+ Bức tranh 2: Hình ảnh chính là con trâu và con bò đang ăn cỏ trên đồng xanh mướt…
2. Câu chuyện về các con vật
- GV đọc truyện hoặc kể chuyện về các con vật cho HS nghe.
- Khuyến kích HS kể những câu chuyện mình biết về loài vật.

- HS lắng nghe.
- HS hoạt động nhóm.
- HS quan sát tranh.
- HS trả lời câu hỏi.












- HS lắng nghe.

HĐ 2: Thực hiện- Câu hỏi gợi mở:
+ Em có thể tạo hình con vật bằng cách nào?
+ Em sẽ tạo hình những con vật nào?
+ Em sẽ tạo hình bộ phận nào của con vật trước, bộ phận nào sau?
+ Các bộ phận chính của con vật có hình dạng gì?
+ Màu sắc của con vật như thế nào?
+ Em có tạo thêm các hình ảnh khác cho sản phẩm của mình thêm sinh động không? Đó là những hình ảnh gì?
- Yêu cầu HS quan sát hình 7.2 để tham khảo các bước tạo hình con vật.
- Nặn tạo khối 3 chiều
+ Nặn các bộ phận chính.
+ Nặn các chi tiết: tai, mắt, mũi…
+ Ghép các bộ phận hoàn thiện sản phẩm.
- Nặn tạo hình 2 chiều
+ Vẽ con vật vừa với phần bảng con.
+ Chọn màu đất nặn cho các bộ phận con vật.
+ Miết, đắp đất nặn dày hay mỏng theo hình vẽ.
- Vẽ
+ Vẽ các bộ phận chính trước.
+ Vẽ các chi tiết.
+ Vẽ màu theo ý thích.
- Yêu cầu HS quan sát một số sản phẩm tạo hình ở hình 7.3.
- HS trả lời câu hỏi:
+ Nặn, vẽ…

+ Con cá, con mèo…
+ Bộ phận chính trước, phụ sau.
+ Hình tròn, chữ nhật.


+ Cây, hoa…



- HS quan sát.







- HS quan sát.
HĐ 3: Thực hành- Hướng dẫn HS lựa chọn hình thức để thực hành: Vẽ, nặn.
- Mô phỏng lại 1 trong 2 bức ttranh đẽ được xem hoặc sắp xếp lại hình ảnh các con vật và vẽ màu theo ý thích.
- Lựa chọn các con vật quen thuộc, yêu thích để thể hiện.
- Nhớ lại nội dung câu chuyện hoặc hình ảnh các con vật mà cô giáo đã kể và thể hiện tạo hình con vật đó theo ý thích.
TIẾT 2
HĐ 4: Trưng bày, giới thiệu, đánh giá sản phẩm

- Hướng dẫn HS trưng bày SP.
- Hướng dẫn HS thuyết trình SP.
- Câu hỏi gợi mở:
+ Em có nhận xét gì về SP của mình?
+ Em học hỏi được điều gì từ những bức tranh em được quan sát từ đầu giờ học?
+ Vì sao em lại thích thể hiện lại bức tranh?
+ Vì sao em lại sáng tạo sản phẩm theo cách riêng của mình? Các con vật trong sản phẩm của em đang làm gì?
+ Em muốn kể câu chuyện gì về các con vật?
+ Em tưởng tượng xem các con vật tự giới thiệu về bản thân chúng như thế nào?
+ Các con vật sẽ nói gì với nhau?
+ Em thích bức tranh nào của các bạn trong lớp? Em có nhận xét gì về bức tranh của bạn?
- GV chốt lại.
- Nhận định kết quả học tập của học sinh, tuyên dương, rút kinh nghiệm...
- Hướng dẫn học sinh đánh dấu tích vào vở sau khi nghe nhận xét của GV.
- GV đánh dấu tích vào vở của học sinh.
* VẬN DỤNG SÁNG TẠO

Hướng dẫn HS làm con rối.

- HS trưng bày SP.
- HS thuyết trình về SP.










- HS lắng nghe.


- HS tích vào vở.




- HS vận dụng sáng tạo.
* Củng cố:

* Dặn dò:
Chuẩn bị đồ dùng cho Chủ đề 8: BÌNH HOA XINH XẮN.

Rút kinh nghiệm giờ dạy: ……………………………………………………......

…………………………………………………………………………………….
Nguồn: Tổng hợp.
 

Đính kèm

Xếp hạng chủ đề

Tạo
Văn Học,
Trả lời
0
Lượt xem
967

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng - GAC

Diễn đàn GAC - Giáo Án Chuẩn, nơi các Giáo viên, Phhs có thể tìm kiếm và chia sẻ những tài liệu giáo dục, những câu chuyện nghề nghiệp. Và cùng nhau thảo luận các chủ đề nuôi dạy con trẻ, chăm sóc sức khỏe, kinh doanh, du lịch, cuộc sống, tình yêu, hạnh phúc gia đình,...
Back
Top